Data warehouse là một công cụ hữu hiệu giúp cho doanh nghiệp có được cái nhìn đầy đủ và tổng quát về doanh nghiệp của mình, ngoài ra người dùng còn có thể dùa và data warehouse để chạy các ứng dụng nhằm thu được những thông tin rất hữu Ých cho việc phát triển công ty trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh và biến động.
69 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3910 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mô hình xây dựng Data Warehouse, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Lời cảm ơn 1
PHẦN I. KHÁI NIỆM DATA WAREHOUSE 2
Chương 1. Lịch sử phát triển của data warehouse 4 4
1.1. Thời kì tiền sử - trước năm 1980 7
1.2. Thời kì trung đại - từ giữa những năm 80 đến cuối những năm 80 8
1.3. Cuộc cách mạng dữ liệu - những năm đầu thập kỉ 90 10
1.4. Kỉ nguyên của quản lý dùa trên thông tin - tới những
năm của thế kỉ 21 11 11
1.5. Kết luận 13
Chương 2. Những khái niệm về data warehouse 15 15
2.1. Data warehouse là gì 15
2.2. Kiến trúc của data warehouse 18
2.2.1. Kiến trúc cơ bản18 18
2.2.2. Kiến trúc data warehouse có thêm
líp data mart và bước đệm xử lý20 20
Chương 3. Kiến trúc dữ liệu của data warehouse 29 29
3.1. Hệ thống thông tin và hệ thống tác nghiệp 29
3.2. Kiến trúc dữ liệu của data warehouse 32
3.2.1 Mô hình dữ liệu đa chiều (multidimensional data)32 32
3.2.2. Mô hình dữ liệu thực tế của data warehouse35 35
PHẦN II. XÂY DỰNG DATA WAREHOUSE CHO CHỦ ĐỀ "HỢP ĐỒNG
KHAI THÁC" CHO CÔNG TY BẢO VIỆT NHÂN THỌ 39
Chương 4. Tìm hiểu vấn đề 41
4.1. Đặc điểm của công ty Bảo Việt Nhân Thọ 41
4.2. Hệ thống dữ liệu hiện nay 45
Chương 5. Mô hình xây dựng Data Warehouse
cho chủ đề "Hợp đồng khai thác" 47
5.1. Mô hình tổng quát 47
5.2. Mô hình chi tiết 48
Chương 6. Triển khai mô hình và kết quả 56
6.1. Mô hình dữ liệu 56
6.1.1. Mô hình dữ liệu data source57 57
6.1.2. Mô hình dữ liệu data warehouse58 58
6.1.3. Mô hình dữ liệu staging area61 61
6.2. Chương trình triển khai 63
6.3. Kết quả 69
Kết luận 71
Tài liệu tham khảo 72
LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn PSG-TS Nguyễn Việt Hương, cô đã hướng dẫn em hoàn thành bản đồ án tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Thành Quang, trưởng phòng tin học Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam đã hết sức tạo điều kiện làm việc cho em trong quá trình thực tập tại phòng tin học Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam.
Xin chân thành cảm ơn anh Lê Minh, người đã giúp đỡ và hướng dẫn em trong quá trình thực tập tại phòng tin học Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam.
Xin cảm ơn các anh, chị tại phòng tin học Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập.
Cuối cùng, xin cảm ơn tất cả bạn bè, những người đã có những ý kiến đóng góp quý báu đối với em trong quá trình thực hiện bản đồ án tốt nghiệp này.
PHẦN I. KHÁI NIỆM DATA WAREHOUSE
Data warehouse là một công cụ hữu hiệu giúp cho doanh nghiệp có được cái nhìn đầy đủ và tổng quát về doanh nghiệp của mình, ngoài ra người dùng còn có thể dùa và data warehouse để chạy các ứng dụng nhằm thu được những thông tin rất hữu Ých cho việc phát triển công ty trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh và biến động.
Tuy nhiên, việc xây dựng data warehouse cho doanh nghiệp là một công việc không hề đơn giản. Để có thể xây dựng data warehouse thì trước tiên chúng ta cần phải biết được những khái niệm căn bản nhất về vấn đề này. Ba chương đầu tiên của bản đồ án này sẽ giúp các bạn điều đó.
Chương 1. Lịch sử phát triển của data warehouse : chương này mô tả những lợi Ých mà data warehouse mang lại cho người dùng cuối, nhờ vậy ta có thể hiểu được điều gì đã khiến các doanh nghiệp tìm đến với công nghệ này.
Chương này cũng sẽ điểm qua toàn bộ lịch sử phát triển của ngành công nghệ thông tin theo hướng xuất hiện data warehouse. Phần này sẽ nhìn ngược trở về lịch sử phát triển, như vậy ta có thể thấy được logic phát triển của công nghệ data warehouse.
Mặc dù trong chương này chúng ta không đề cập chi tiết và đưa ra những định nghĩa chặt chẽ về bất cứ một khái niệm mới nào, tuy nhiên chúng ta sẽ được làm quen với hầu hết các khái niệm mới.
Chương 2. Những khái niệm về data warehouse : chương này sẽ trình bày định nghĩa và kiến trúc logic của data warehouse nhằm làm cho người đọc có được một cái nhìn tổng quan về data warehouse.
Trong phần đầu chương ta sẽ tìm hiểu các khái niệm về data warehouse. Chóng ta sẽ thấy được phần nào sự phức tạp của data warehouse trong định nghĩa của nó. Việc hiểu rõ định nghĩa của data warehouse sẽ giúp chúng ta một định hướng rõ ràng hơn khi tìm hiểu về kiến trúc của hệ thống sử dụng data warehouse.
Phần tiếp theo sẽ là kiến trúc logic của data warehouse. Phần này mô tả cho ta thấy các thành phần trong một hệ thống sử dụng data warehouse và các tiến trình cần có để tổ hợp dữ liệu vào data warehouse.
Chương 3. Kiến trúc dữ liệu của data warehouse : chương này mô tả kiến trúc cụ thể của data warehouse và cho thấy sự khác biệt của nó với kiến trúc dữ liệu thông thường (kiến trúc dữ liệu quan hệ).
Ta sẽ tìm hiểu sự khác nhau giữa hệ thống thông tin và hệ thống tác nghiệp, từ đó chúng ta sẽ hiểu được data warehouse cung cấp thông tin cho người dùng cuối như thế nào.
Phần tiếp theo sẽ mô tả kiến trúc dữ liệu của data warehouse, nó sẽ giúp người đọc làm quen với 2 mô hình dữ liệu phổ biến nhất là dạng sao và dạng bông tuyết.
CHƯƠNG 1
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA DATA WAREHOUSE
Trên thế giới có rất nhiều tổ chức hay công ty có những kho dữ liệu khổng lồ. Trong quá trình hoạt động, do yêu cầu của công việc nên những tổ chức hay công ty này phải lưu lại dữ liệu của khách hàng, sản phẩm, hóa đơn, ... Theo nghiên cứu thì cứ khoảng sau 5 năm khối lượng dữ liệu của doanh nghiệp lại tăng lên gấp đôi. Tuy nhiên việc làm thế nào để có thể khai thác được những kho dữ liệu khổng lồ này lại là một vấn đề nan giải bởi dữ liệu thường không nhất quán và không được thiết kế với mục đích hỗ trợ quyết định. Vì vậy cái mà các tổ chức và công ty này cần là một công cụ cho phép họ tổng hợp dữ liệu một cách hiệu quả.
Sù ra đời của data warehouse bắt nguồn từ sự kết hợp của hai nhân tố kinh tế và kĩ thuật. Các công ty, đặc biệt là các công ty lớn có nhiều chi nhánh khác nhau, rất muốn có được những thông tin tổng quan trên phạm vi toàn công ty, từ đó có thể giúp cho lãnh đạo của công ty ra quyết định. Tuy nhiên, các hệ thống dữ liệu tác nghiệp trước đây không thể hoàn thành được công việc này vì chúng được thiết kế với mục đích là phục vụ công việc nghiệp vụ hàng ngày, vì vậy cần phải có một công nghệ dữ liệu khác. Chính sự phát triển của công nghệ được sự thúc đẩy mạnh mẽ của nhu cầu của các doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh đầy cạnh tranh đã tạo nên data warehouse.
Data warehouse ra đời đã mang lại một số lợi Ých nhất định cho các nhà kinh doanh :
Cho phép các nhà kinh doanh theo dõi được sự biến động của môi trường kinh doanh : ở một khía cạnh nào đó, data warehouse có thể xem như là những "ảnh chụp" liên tiếp tình trạng kinh doanh của công ty, vì vậy nó cho phép người dùng cuối thấy được môi trường kinh doanh của công ty qua các thời kì.
Câu trả lời cho các câu hỏi truy vấn dữ liệu có tính thương mại. Các nhà kinh doanh muốn rằng những câu hỏi họ đặt ra trong lĩnh vực kinh doanh sẽ được trả lời theo dạng mà họ có thể hiểu được.
Cung cấp công cụ truy xuất dữ liệu nhằm mục đích phân tích và hỗ trợ quyết định. Trong những hệ thống cơ sở dữ liệu tác nghiệp trước đây thì điều này rất khó thực hiện ngay cả khi dữ liệu là đầy đủ và sẵn sàng, lÝ do đơn giản là vì hệ thống cơ sở dữ liệu tác nghiệp được thiết kế ra với mục đích phục vụ công việc tác nghiệp thường ngày chứ không phải được thiết kế ra với mục đích hỗ trợ quyết định.
Thống nhất được dạng và cấu trúc dữ liệu phù hợp với yêu cầu của người dùng cuối. Đối với các công ty có nhiều chi nhánh khác nhau thì có thể dữ liệu được lưu trữ dưới các dạng khác nhau, ví dụ như cùng là đơn vị đo chiều dài nhưng có nơi dùng đơn vị là cm, có nơi dùng đơn vị là inch, ... do vậy gây khó khăn cho việc phân tích dữ liệu để hỗ trợ quyết định.
Quản trị dễ dàng. Sau khi được xây dựng, người quản trị có thể lên kế hoạch để hệ thống vận hành tự động. Người quản trị chỉ có nhiệm vụ theo dõi, chỉnh sửa và nâng cấp khi có yêu cầu hoặc sự cố.
Lợi Ých của data warehouse đối với người dùng cuối và doanh nghiệp là khá rõ ràng. Data warehouse đã được chứng minh là công nghệ mang lại hiệu quả đầu tư cao. Một nghiên cứu của công ty Dữ liệu Quốc tế (IDC : International Data Corporation) trên 62 data warehouse cho biết tỉ lệ hiệu quả đầu tư trung bình cho data warehouse là 321% và kết quả thu được có thể thấy sau một vài năm.
Lý thuyết hoàn chỉnh về data warehouse được ra đời vào năm 1992 với sự xuất bản cuốn sách "Building the data warehouse" của W. H. Inmon và Inmon được coi là cha đẻ của data warehouse. Tuy nhiên trước đó data warehouse hay một phần của nó đã xuất hiện dưới dạng này hay dạng khác.
Giữa thập kỉ 90 của thế kỉ 20, data warehouse đã trở thành một trong những từ thông dụng nhất được sử dụng trong công nghiệp máy tính. Tuy nhiên cần phải nhấn mạnh rằng data warehouse không thể phát triển theo hướng của các nhà sản xuất, trái lại nó phải được phát triển bởi các công ty nhằm thỏa mãn nhu cầu kinh doanh của các công ty đó. Vì vậy, data warehouse không phải là một sản phẩm hàng loạt, nó không phải được sản xuất ra một lần rồi đem bán hay áp dụng cho nhiều đơn vị khác nhau. Data warehouse là một sản phẩm đơn chiếc, nó được sáng tạo một lần và được phát triển liên tục theo thời gian nhằm đáp ứng đầy đủ những nhu cầu của người sử dụng. Nó chỉ thích hợp cho một đơn vị và phải bám sát đặc điểm kinh doanh hay sản xuất của đơn vị đó.
Phần tiếp theo sẽ mô tả từng bước phát triển của ngành công nghệ thông tin theo chiều hướng tiến đến sự ra đời của data warehouse.
1.1. THỜI KÌ TIỀN SỬ - TRƯỚC NĂM 1980 :
Thời kì trước những năm giữa thập kỉ 70 được coi là thời kì của các máy tính. Sự phát triển của các máy vi tính (sau này được gọi là PC) và của các phần mềm đã giúp cho người dùng cuối có thể thao tác, điều khiển trực tiếp với dữ liệu của họ.
Mét trong những cột mốc quan trọng của giai đoạn này là sự ra đời của công nghệ dữ liệu quan hệ vào đầu thập kỉ 70 của Boyce/Codd. Theo sau nó là sự ra đời của hàng loạt các sản phẩm, công cụ quản lí và giao tiếp với cơ sở dữ liệu quan hệ. Đặc biệt sự ra đời của ngôn ngữ truy vấn dữ liệu có cấu trúc (SQL : Structured Query Language) rất gần gũi với con người đã cho phép người dùng cuối có thể thao tác với dữ liệu quan hệ một cách dễ dàng, vì vậy nó được chuẩn hóa và sử dụng rất rộng rãi. Hiện nay tất cả các hãng sản xuất phần mềm quản trị dữ liệu đều hỗ trợ ngôn ngữ này.
Cho tới giữa những năm 70, do sự phức tạp của phần cứng và phần mềm máy tính ngày càng tăng, vì vậy số người dùng cuối có khả năng thao tác, điều khiển trực tiếp dữ liệu ngày càng giảm. Lúc này, họ cần phải tìm kiếm một chuyên gia xử lý dữ liệu (data processing expert) có thể thao tác với dữ liệu để cung cấp cho họ những thông tin cần thiết giúp họ ra quyết định. Những chuyên gia xử lý dữ liệu này, vì đòi hỏi của công việc, phải tập trung toàn bộ tâm trí và sức lực vào việc nắm bắt kĩ thuật thao tác với máy tính và dữ liệu. Điều này có nghĩa là đã có một khoảng cách khá lớn giữa người dùng cuối và kĩ thuật lấy thông tin mà họ cần.
Khoảng giữa thập kỉ 80, khoảng cách này đã giảm đi một cách đáng kể. Người dùng cuối vừa có khả năng kinh doanh vừa có thể tự mình khai thác dữ liệu. Điều này được thực hiện bởi sự đơn giản hóa các kĩ thuật xử lý dữ liệu. Thời kì này máy tính cá nhân (PC : Personal Computer) cũng phát triển mạnh mẽ và được sử dụng rộng rãi, nhờ nó mà công nghệ thông tin đã đạt được một bước tiến dài.
1.2. THỜI KÌ TRUNG ĐẠI - TỪ GIỮA NHỮNG NĂM 80 ĐẾN CUỐI NHỮNG NĂM 80 :
Nếu thời kì trước đặc trưng bởi những sự đổi mới về công nghệ dẫn tới sự ra đời của người dùng cuối thì tới thời kì này được coi là thời kì của những người dùng cuối. Người dùng cuối càng phát triển thì nhu cầu của người dùng cuối lại càng cao và càng phong phú. Những kiến trúc dữ liệu trước đây trở nên không thể đáp ứng nổi với nhu cầu của người dùng cuối trong việc hỗ trợ ra quyết định, vì vậy đã dẫn tới sự tiến triển lên một giai đoạn tiếp theo của công nghệ dữ liệu, đó là sự ra đời của data warehouse ứng dụng cho từng công ty riêng rẽ.
Khi người dùng cuối cần có những thông tin toàn cảnh về công ty thì một trong những vấn đề khó khăn nhất là tích hợp các phần dữ liệu lại với nhau. Do các phần dữ liệu này mang tính độc lập với nhau khá cao nên không thể tích hợp chúng một cách dễ dàng. Vì vậy các dữ liệu cần phải được tiền xử lý trước khi tích hợp lại.
Data warehouse lần đầu tiên được nhắc tới trong giai đoạn những năm 1984 tới 1988. Nó có sự tiến triển khác nhau trong các công ty. Các bước tiến quan trọng của data warehouse diễn ra khi người ta hiểu được tầm quan trọng của kiến trúc dữ liệu khi phải cung cấp dữ liệu tới người dùng cuối. Các công ty nhận ra sù quan trọng của việc mô hình hóa dữ liệu và xây dựng giao diện với người dùng cuối.Tuy nhiên trong thời kì này vẫn tồn tại nhiều sự hiểu sai về khái niệm data warehouse và những những lợi Ých mà data warehouse đem lại cũng như quy mô của các công ty nên triển khai data warehouse. Cùng với thời gian, những sự nhầm lẫn này cũng dần dần được xóa bỏ. Cho tới cuối thời kì này, những công ty đã thử nghiệm data warehouse nhận ra rằng data warehouse chính là chìa khóa phát triển và mở rộng ứng dụng cho người dùng cuối, vì vậy họ tiếp tục tìm kiếm những cách thức để triển khai data warehouse dùa trên nền tảng lý thuyết đã có.
Cuối thời kì này cũng đánh dấu sự định nghĩa về kiến trúc data warehouse lần đầu tiên xuất hiện rộng rãi. Một trong những bài báo đầu tiên đã mô tả về kiến trúc của data warehouse là bài báo của Devlin và Murphy vào năm 1988. Bài báo này trình bày các công việc được thực hiện để thiết kế data warehouse cho công ty IBM châu Âu. Sau này IBM vẫn được coi là công ty đầu tiên đưa ra khái niệm data warehouse.
Đặc biệt thời kì này người ta cũng đã phân biệt được rõ ràng hệ thống tác nghiệp và hệ thống thông tin. Hệ thống tác nghiệp là hệ thống phục vụ cho công việc kinh doanh hàng ngày, vì vậy nó cần có phản ứng gần như tức thì đối với các yêu cầu kinh doanh, các sự kiện trong hệ thống thường có phạm vi ảnh hưởng nhỏ. Hệ thống tác nghiệp được cấu trúc tối ưu sao cho nó có thể đạt được tốc độ nhanh nhất, nó thường được sử dụng bởi những người dùng phải giao tiếp với khách hàng, sản phẩm, ... Trong khi đó, các đặc điểm của hệ thống thông tin lại khác hẳn : nã được sử dụng để quản lí và điều khiển công việc kinh doanh, nó được coi là các "ảnh chụp" liên tiếp tình trạng kinh doanh của công ty, do đó nó cho ta thấy tình trạng của công ty tại từng thời điểm hay trong một thời kì. Hệ thống thông tin được kiến trúc tối ưu cho việc trả lời các câu hỏi chứ không phải cho việc cập nhật dữ liệu, các yêu cầu đối với hệ thống thông tin là rất rộng và khó đoán trước, nó được sử dụng bởi các nhà quản lý và người dùng cuối như là một phương tiện cung cấp cho họ những thông tin cần thiết trong việc hỗ trợ ra quyết định.
1.3. CUỘC CÁCH MẠNG DỮ LIỆU - NHỮNG NĂM ĐẦU THẬP KỈ 90 :
Đến đầu những năm 90 thì máy tính cá nhân đã trở thành công cụ không thể thiếu được trong các doanh nghiệp. Giá rẻ và được chuẩn hóa tốt đã giúp cho chúng chiếm lĩnh được thị trường công nghệ thông tin. Nhờ đó mà các sản phẩm chạy trên PC cũng được phát triển mạnh mẽ. Thời kì này hệ thống dữ liệu quan hệ chiếm lĩnh toàn bộ thị trường nhờ được chuẩn hóa cao và cấu trúc chặt chẽ. Tuy nhiên nó cũng vấp phải một vần đề khó khăn, đó là tốc độ truy vấn không cao khi có một câu hỏi ở mức tổng thể đòi hỏi phải duyệt qua nhiều bảng mới trả lời được.
Nhờ những thành công bước đầu trong quá trình triển khai data warehouse ở giai đoạn trước, những người quản lý hệ thống thông tin đã cố gắng thuyết phục người dùng tin tưởng vào những lợi nhuận và cơ hội mà data warehouse sẽ mang lại cho họ trong tương lai.
Sự chấp nhận data warehouse chỉ lan rộng trong cộng đồng doanh nghiệp khi mà họ nhận ra rằng họ cần phải có một cái nhìn tổng quan hơn về doanh nghiệp và nhiều khi điều đó là rất có giá trị. Họ nhìn thấy được khả năng tiềm tàng trong việc khai thác những dữ liệu đã có hơn là chỉ thao tác và cập nhật dữ liệu. Khi khai thác những kho dữ liệu khổng lồ, họ có thể lấy được những thông tin đáng giá phục vụ cho việc marketing hoặc tăng sức cạnh tranh.
Cũng vào đầu thời kì này, chính những biến động to lớn về chính trị và kinh tế khiến nhiều doanh nghiệp thấy cần phải có một sự thay đổi mạnh mẽ trong việc kinh doanh để có thể tăng cường cạnh tranh. Ví dụ như trong ngành công nghiệp hàng không, việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng quyết liệt. Một trong những hãng hàng không đạt được thành công là nhờ những thay đổi đáng kể trong chiến dịch marketing. Họ đã cố gắng tìm ra sự liên hệ giữa những khách hàng thường xuyên của hãng với dữ liệu về vé mà hãng đang có để đề ra một chiến dịch marketing mới. Kết quả tìm kiếm cho thấy những khách hàng thường xuyên nhất là những doanh nhân, những người thường ngồi khoang hạng nhất, đặt vé muộn và muốn có được sự linh hoạt cao. Sự liên kết dữ liệu về những người thường xuyên đi máy bay của hãng với dữ liệu của hệ thống bán vé đã cho ra đời một chiến dịch marketing mới và rất có hiệu quả nhằm vào tầng líp doanh nhân, điều này không những làm cho hãng có được một số lượng lớn khách hàng trung thành mà còn giúp cho hãng thu hót thêm được nhiều khách hàng mới.
Ví dụ trên cho thấy những nhu cầu kinh doanh mới đã dẫn tới cuộc cách mạng dữ liệu. Các doanh nghiệp cần một cái nhìn mới để hiểu được công ty hoạt động như thế nào - mét cái nhìn có thể bao quát được những khía cạnh kinh doanh riêng lẻ trước đây, và để đáp ứng được điều này thì công nghệ dữ liệu cũng cần phải có những thay đổi phù hợp.
Có thể nói sự phát triển về công nghệ dữ liệu trong thời kì này là sự phát triển về nhận thức. Mặc dù tăng trưởng về số lượng là không nhiều, trong thời kì này mô hình dữ liệu quan hệ vẫn phát triển mạnh mẽ, nhưng nhận thức về data warehouse đã thay đổi theo hướng tiếp cận với người dùng. Nó tạo ra mét xu thế phát triển mới là lấy người dùng làm trung tâm thay vì lấy yêu cầu của công việc làm trung tâm như trước kia. Mục đích xây dựng hệ thống data warehouse cũng trở nên rõ ràng, đó là hướng vào kinh doanh. Data warehouse đã được chọn lùa để trở thành công cụ cung cấp thông tin kinh doanh và phục vụ công cuộc chiếm lĩnh thị trường của các doanh nghiệp.
1.4. KỈ NGUYÊN CỦA QUẢN LÝ DÙA TRÊN THÔNG TIN - TỚI NHỮNG NĂM CỦA THẾ KỈ 21 :
Trong suốt thập kỉ 80 đến nửa đầu thập kỉ 90, lý thuyết và việc triển khai data warehouse được thực hiện tương đối chậm chạp vì vẫn còn tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau về data warehouse. Tuy nhiên những định nghĩa này cũng có một số điểm chung về những nhu cầu trong kinh doanh cũng như những hướng mà kĩ thuật cần phải hỗ trợ trong việc triển khai data warehouse, và mặc dù xuất hiện vào đầu những năm 80 nhưng cho tới giê thì chúng vẫn được nhìn nhận là những yếu tố cơ bản trong lý thuyết xây dựng data warehouse.
Mét trong những chiều hướng kinh doanh trong tương lai sẽ là quản lý dùa vào thông tin, điều đó có nghĩa là những thông tin hỗ trợ quyết định sẽ được chuyển tải tới người dùng cuối. Quá trình này có thể được thể hiện như sau :
Một nguồn thông tin duy nhất : dữ liệu cần tích hợp có thể tới từ rất nhiều nguồn, cả từ trong và ngoài công ty và tồn tại dưới rất nhiều dạng, từ loại dữ liệu có cấu trúc truyền thống tới loại dữ liệu phi cấu trúc như văn bản hay phim ảnh. Trước khi được đưa tới người dùng cuối, chúng cần được làm sạch và thống nhất để đảm bảo chất lượng và tính toàn vẹn.
Phân phối thông tin : việc quản lý dùa vào thông tin không chỉ là công việc của bộ phận đầu não của công ty mà nó còn là công việc của rất nhiều bộ phận khác. Ví dụ một công ty có nhiều chi nhánh ở các vùng địa lý khác nhau thì các chi nhánh này cũng cần có thông tin để quản lý.
Thông tin trong ngữ cảnh kinh doanh : người dùng chỉ có thể hiểu và sử dụng thông tin một cách hữu Ých khi mà thông tin được đặt trong ngữ cảnh của các hoạt động kinh doanh của người dùng. Vì vậy các định nghĩa dữ liệu cung cấp bởi các chuyên gia kinh doanh trở thành các quy chuẩn và cần phải có một bộ phận thông tin chứa các định nghĩa này.
Phân phối thông tin tự động : khi dữ liệu chuyển thành thông tin và luân chuyển trong hoặc giữa các tổ chức với nhau thì các công cụ phân phối tự động trở nên cần thiết. Sự tự động không chỉ đòi hỏi tiến trình phân phối phải tự động mà còn đòi hỏi cả những định nghĩa về cá