Trong công cuộc đổi mới của Việt Nam, Đại hội VII (1991), Hội nghị Trung ương 3 ( khoá VII ) và Đại hội VIII(1996) của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã liên tiếp đề ra và phát triển đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá với phương châm “ Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển” nhằm mục tiêu “ giữ vững hoà bình, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”.
19 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1439 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Mở rộng kinh tế đối ngoại theo hướng nâng cao sức cạnh tranh và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Trong công cuộc đổi mới của Việt Nam, Đại hội VII (1991), Hội nghị Trung ương 3 ( khoá VII ) và Đại hội VIII(1996) của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã liên tiếp đề ra và phát triển đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá với phương châm “ Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển” nhằm mục tiêu “ giữ vững hoà bình, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội”.
Trong gần 20 năm thực hiện việc đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu nổi bật về đối ngoại, đưa đất nước ra khỏi tình trạng bị bao vây cô lập, mở rộng hơn bao giờ hết quan hệ quốc tế cả về chính trị lẫn kinh tế, không ngừng nâng cao vị thế ở khu vực và trên thế giới, tạo ra môi trường thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.Tuy nhiên bên cạnh những thắng lợi đó vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, đòi hỏi cần phải tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ hơn nữa vấn đề này.
Trên cơ sở đó, sau khi học tập môn Kinh tế chính trị, để có những nhận thức đúng đắn về chính sách đối ngoại của nước ta hiện nay, tác giả chọn đề tài : “Mở rộng kinh tế đối ngoại theo hướng nâng cao sức cạnh tranh và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay” để nghiên cứu làm đề án môn học Kinh tế chính trị.
Nội dung
I. Những vấn đề cơ bản về kinh tế đối ngoại.
1.1-Tính tất yếu mở rộng kinh tế đối ngoại theo hướng nâng cao sức cạnh tranh và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay:
1.1.1-Khái niệm kinh tế đối ngoại:
“Kinh tế đối ngoại của một quốc gia là một bộ phận của kinh tế quốc tế, là tổng thể các quan hệ kinh tế, khoa học, kỹ thuật, công nghệ của một quốc gia nhất định với các quốc gia khác còn lại hoặc với các tổ chức kinh tế quốc tế khác, được thực hiện dưới nhiều hình thức, hình thành và phát triển trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động quốc tế”.
Mặc dù kinh tế đối ngoại và kinh tế quốc tế là hai khái niệm có mối quan hệ với nhau, song không nên đồng nhất chúng với nhau. Kinh tế đối ngoại là quan hệ kinh tế mà chủ thể của nó là một quốc gia với bên ngoài -với nước khác hoặc với tổ chức kinh tế quốc tế khác. Còn kinh tế quốc tế là mối quan hệ kinh tế với nhau giữa hai hoặc nhiều nước, là tổng thể quan hệ kinh tế của cộng đồng quốc tế.
1.1.2-Tính khách quan phải mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại:
1.1.2.1-Vai trò của kinh tế đối ngoại:
Góp phần nối liền sản xuất và trao đổi trong nước với sản xuất và trao đổi quốc tế, nối liền thị trường trong nước với thị trường thế giới và khu vực.
Hoạt động kinh tế đối ngoại góp phần thu hút vốn đầu tư trực tiếp (FDI) và vốn viện trợ chính thức từ các chính phủ và tổ chức tiền tệ quốc tế (ODA), thu hút khoa học, kỹ thuật, công nghệ, khai thác và ứng dụng những kinh nghiệm xây dựng và quản lý nền kinh tế hiện đại vào nước ta.
Góp phần tích luỹ vốn phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đưa nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu lên nước công nghiệp tiên tiến hiện đại.
Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra nhiều công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Tất nhiên những vai trò to lớn của kinh tế đối ngoại chỉ đạt được khi hoạt động kinh tế đối ngoại vượt qua được những thách thức của toàn cầu hoá và giữ đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.
1.1.2.2-Sự cần thiết của việc phát triển kinh tế đối ngoại:
Phát triển kinh tế đối ngoại là một tất yếu khách quan nhằm phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thế giới ngày nay là một thể thống nhất, trong đó các quốc gia là những đơn vị độc lập, tự chủ, nhưng phụ thuộc vào nhau về kinh tế và khoa học-công nghệ.Sự phụ thuộc giữa các quốc gia bắt nguồn từ những yếu tố khách quan. Nhiều nhà kinh tế học cho rằng đối với bất kỳ quốc gia nào sự phát triển kinh tế đòi hỏi có 16 sản phẩm cơ bản như: Năng lượng, than, dầu khô, khí đốt, sắt, đồng, chì, kẽm, nhôm, niken, gỗ, lương thực, thiết bị kỹ thuật...
Do điều kiện địa lý, do sự phân bố không đều tài nguyên thiên nhiên, không một quốc gia nào có khả năng tự bảo đảm các sản phẩm cơ bản nói trên. Mọi quốc gia đều phụ thuộc vào nước ngoài với mức độ khác nhau về các sản phẩm đó.
Mặt khác, sự phụ thuộc giữa các quốc gia còn bắt nguồn từ sự phát triển của lực lượng sản xuất và cuộc cách mạng khoa học-công nghệ trên thế giới.
Lịch sử thế giới chứng minh không có quốc gia nào có thể phát triển nếu thực hiện chính sách tự cấp tự túc. Ngược lại, những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đều là những nước dựa vào kinh tế đối ngoại để thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển, biết sử dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ để hiện đại hoá nền sản xuất, biết khai thác những nguồn lực ngoài nước để phát huy các nguồn lực trong nước.
Đối với nước ta là một nước nghèo và kém phát triển, nông nghiệp lạc hậu, trang bị kỹ thuật và kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội còn thấp, nhưng có nhiều tiềm năng chưa được khai thác, để đảm bảo đường lối xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển ngoại thương, mở rộng hợp tác kinh tế, khoa học-công nghệ với bên ngoài là một tất yếu khách quan và là một yêu cầu cấp bách.
1.2- Nội dung, hình thức của kinh tế đối ngoại :
1.2.1-Nội dung của kinh tế đối ngoại :
Nội dung của lĩnh vực kinh tế đối ngoại rất rộng bao gồm :
Lĩnh vực ngoại thương: đó là quan hệ mua bán hàng hóa với các quốc gia khác trên thế giới bao gồm hàng hoá vô hình và hữu hình.
Lĩnh vực dịch vụ quốc tế như : du lịch quốc tế, giao thông vận tải quốc tế, dịch vụ bảo hiểm quốc tế, dịch vụ xây dựng quốc tế v.v..
Lĩnh vực đầu tư quốc tế : đầu tư trực tiếp, đầu tư gián tiếp và tín dụng quốc tế.
Lĩnh vực tài chính : vay nợ, thanh toán quốc tế.
Lĩnh vực chuyển giao công nghệ, kỹ thuật quốc tế và nhiều lĩnh vực kinh tế khác.
1.2.2-Hình thức của kinh tế đối ngoại :
Kinh tế đối ngoại có nhiều hình thức, trong đó các hình thức kinh tế đối ngoại : ngoại thương, đầu tư quốc tế và dịch vụ thu ngoại tệ là những hình thức chủ yếu và có hiệu quả nhất cần coi trọng.
** Ngoại thương
Ngoại thương, hay còn gọi là thương mại quốc tế, là sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ (hàng hóa hữu hình và vô hình) giữa các quốc gia thông qua hoạt động xuất nhập khẩu.
Trong các hoạt động kinh tế đối ngoại, ngoại thương giữ vị trí trung tâm và có tác dụng to lớn.
** Đầu tư quốc tế
Đầu tư quốc tế là một hình thức cơ bản của quan hệ kinh tế đối ngoại. Nó là quá trình trong đó hai hay nhiều bên (có quốc tịch khác nhau) cùng góp vốn để xây dựng và triển khai một dự án đầu tư quốc tế nhằm mục đích sinh lời.
Có hai loại hình đầu tư quốc tế : đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.
** Các hình thức thu ngoại tệ, du lịch quốc tế.
Các dịch vụ thu ngoại tệ là một bộ phận quan trọng của kinh tế đối ngoại Một số hình thức dịch vụ thu ngoại tệ chủ yếu:
Du lịch quốc tế.
Vận tải quốc tế.
Xuất khẩu ra nước ngoài và tại chỗ.
Các hoạt động dịch vụ thu ngoại tệ khác.
II. Thực trạng kinh tế đối ngoại của Việt Nam
2.1-Một số thành tựu :
2.1.1-Hoạt động xuất nhập khẩu
2.1.1.1-Xuất khẩu :
Trong bối cảnh phải đối mặt với nhiều khó khăn trong nước và từ thị trường thế giới như giá cả hàng hoá và nguyên, nhiên liệu nhập khẩu, sản xuất công nghiệp tăng chậm trong những tháng đầu năm, thiếu điện do hạn hán, dịch cúm gia cầm... xuất khẩu đã tạo được sự bứt phá kể từ tháng 5/2005, tăng cả về quy mô, tốc độ và thị trường để đạt được một kết quả ấn tượng được thế giới công nhận.
Năm 2005, xuất khẩu đã góp phần nâng tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá giai đoạn 2001-2005 đạt khoảng 101, 6 tỉ USD, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt 17, 4%, cao hơn so với mục tiêu đặt ra trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 2001-2005 là 1, 3%. Quy mô xuất khẩu 5 năm 2001-2005 gấp hơn 2 lần so với 5 năm 1996-2000 (đạt 51, 824 tỷ USD). Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao là nhân tố quan trọng góp phần vào kết quả tăng trưởng GDP 8, 4% của cả nước.
Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu đều đạt tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu cao. Đặc biệt một số mặt hàng đạt tốc độ tăng kim ngạch ấn tượng như gạo(+49%), rau quả(+36, 1%), cao su(+25, 2%), dầu thô(+35%)...Riêng mặt hàng may mặc, mặc dù phải chịu sức ép cạnh tranh rất lớn trên thị trường thế giới do việc bãi bỏ hạn ngạch dệt may đối với các thành viên WTO nhưng xuất khẩu mặt hàng này đã vượt qua những tháng đầu năm khó khăn, về đích với tốc độ tăng khoảng 10% so với năm 2004.
Cơ cấu xuất khẩu tiếp tục đạt được những tiến bộ : tăng các mặt hàng chế biến, giảm tỷ trọng các sản phẩm thô, tạo một số mặt hàng có khối lượng lớn và thị trường tương đối ổn định. Chất lượng hàng xuất khẩu từng bước được nâng lên, năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu từng bước được cải thiện, thể hiện ở chỗ các doanh nghiệp Việt Nam có thể đáp ứng được các đơn hàng lớn, đồng thời hàng hoá Việt Nam đã vươn tới nhiều thị trường mới.Tính bình quân 5 năm 2001-2005, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, có sự dịch chuyển tích cực : nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản tăng 16, 8% và chiếm tỷ trọng 34, 2 tổng kim ngạch xuất khẩu, nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp tăng 21% chiếm tỷ trọng 40, 7%, nhóm hàng nông lâm thuỷ sản tăng 12%, chiếm tỷ trọng 25, 1%.
2.1.1.2-Nhập khẩu :
Trong năm 2002, nhập khẩu đã phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất, xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Đặc biệt, mặc dù cung cầu và giá cả của một số mặt hàng chiến lược có biến động mạnh trên thị trường thế giới nhưng nhập khẩu vẫn đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu trong nước và không để xảy ra các cơn sốt giá trên thị trường trong nước.
Cơ cấu và tỷ trọng mặt hàng nhập khẩu tập trung chủ yếu vào việc phục vụ sản xuất và đầu tư : nhóm máy móc thiết bị(14, 3%), nguyên vật liệu phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu(15, 7%), nhiên liệu(10, 4%), phân bón, hoá chất (10%), hàng tiêu dùng chỉ chiếm 2, 7% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Thị trường nhập khẩu năm 2005 tập trung chủ yếu vào Châu á.Theo số liệu về thị trường nhập khẩu 11 tháng đầu năm, nhập khẩu từ châu á chiếm tới 80%(trong đó ASEAN chiếm 25%) tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Nhập khẩu năm 2005 tập trung vào khu vực châu á là do cước phí vận tải tăng mạnh, việc nhập khẩu nguyên, nhiên liệu có xu hướng tập trung ở các nước trong khu vực để tiết kiệm chi phí vận chuyển.
Nhập siêu năm 2005 đạt khoảng 4, 6 tỷ USD năm 2003 và 5, 45 năm 2004. Tỷ lệ giữa giá trị nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu sau khi đạt mức cao nhất trong năm 2003 đã giảm dần, năm 2005 là 15, 6%(thời kỳ 2001-2005 tỷ lệ này khoảng 17, 6%). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc giá trị nhập siêu cao:Thứ nhất, do kinh tế nước ta tiếp tục tăng trưởng trong năm nay, dẫn đến nhu cầu nhập khẩu tư liệu sản xuất tăng mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế.Thứ hai, giá nguyên, nhiên liệu tăng mạnh so với năm trước và những năm gần đây, đặc biệt là các mặt hàng chiến lược mà nước ta phải nhập khẩu với khối lượng lớn, đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến giá trị nhập siêu cao. Bên cạnh đó, việc thực hiện các cam kết trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến nhập siêu.
2.1.2-Hợp tác quốc tế với các nước trong khu vực và thế giới:
Sau khi phá được thế bị bao vây, cấm vận, quan hệ Việt Nam với tất cả các nước và tổ chức quốc tế được thúc đẩy, mở rộng và từng bước đi vào chiều sâu, vừa tạo điều kiện bảo vệ vững chắc an ninh Tổ quốc, vừa tranh thủ và thúc đẩy hợp tác, nhất là trong lĩnh vực kinh tế - thương mại với các đối tác, phục vụ trực tiếp cho nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trước hết, chúng ta đã tạo được khuôn khổ quan hệ hợp tác hữu nghị, ổn định lâu dài và đan xen lợi ích với tất cả các nước láng giềng, khu vực, góp phần củng cố môi trường hòa bình và hợp tác xung quanh ta.
Chúng ta đã thúc đẩy quan hệ hợp đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện với Lào. Quan hệ với Cam-pu-chia được đổi mới theo phương châm: “Hợp tác láng giềng tốt đẹp, đoàn kết hữu nghị truyền thống, ổn định lâu dài”. Nhiều cơ chế và hình thức hợp tác giữa 3 nước được hình thành và mang lại hiệu quả thiết thực.
Quan hệ hữu nghị, hợp tác với Trung Quốc được thúc đẩy toàn diện theo khuôn khổ 16 chữ: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và phương châm “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Lần đầu tiên trong lịch sử, hai bên đã ký Hiệp ước biên giới trên đất liền và đang tiến hành phân giới, cắm mốc, ký kết và thực hiện Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ, duy trì diễn đàn đàm phán về vấn đề Biển Đông.
Quan hệ với các nước ASEAN được đẩy mạnh theo hướng ổn định, đi vào chiều sâu, tăng tinh cậy và hiểu biết lẫn nhau trong khi đã nâng lên tầm cao mới quan hệ với các nước Hàn Quốc, Ô-xtrây-lia, Niu Di-lân. Quan hệ với các nước bạn bè truyền thống và các nước khác đã được củng cố và có bước phát triển mới. Việt Nam tiếp tục củng cố mối quan hệ đoàn kết, hợp tác, thủy chung, ủng hộ mạnh mẽ Cu-Ba trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, khắc phục khó khăn kinh tế, đồng thời tích cực tìm kiếm những phương thức hợp tác mới hai bên cùng có lợi.
Trong khi ưu tiên phát triển quan hệ với các nước láng giềng, nước ta đã chủ động thúc đẩy thiết lập khuôn khổ quan hệ hợp tác với các nước lớn và các trung tâm chính trị-kinh tế lớn. Với Mỹ, ta đã có những bước chủ động thúc đẩy quan hệ hai nước, đặc biệt qua chuyến thăm Mỹ chính thức của Thủ tướng Phan Văn Khải (6/2005), duy trì và mở rộng sự hợp tác với Mỹ trên nhiều lĩnh vực. Mặt khác, Việt Nam cũng tích cực chủ động có nhiều biện pháp đấu tranh linh hoạt và khôn khéo trên các vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, sắc tộc...Quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt với Nga tiếp tục được tăng cường. Với Nhật Bản, quan hệ hai nước được phát triển theo phương châm “Đối tác tin cậy, ổn định lâu dài”, viện trợ phát triển chính thức ODA và đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI cho Việt Nam vẫn tiếp tục được duy trì ở mức cao và Nhật Bản là bạn hàng lớn của Việt Nam.
Với các nước Liên minh châu Âu (EU), ta đã tăng cường quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực, chú trọng các đối tác quan trọng và đẩy nhanh quan hệ với một số đối tác mới có tiềm năng. Nhìn chung quan hệ kinh tế-thương mại, đầu tư và viện trợ của EU với Việt Nam ổn định và tiếp tục mở rộng. EU trở thành đối tác hàng đầu của ta về thương mại, đầu tư, viện trợ ODA.
Cú thể núi năm 2005 cũng là năm hoạt động ngoại giao đa phương diễn ra sụi động và cú hiệu quả. Cỏc đồng chớ lónh đạo éảng, Nhà nước, Chớnh phủ và Quốc hội ta đó tham gia rất nhiều diễn đàn, hội nghị quốc tế và khu vực quan trọng như : Hội nghị Cấp cao Á – Phi, kỷ niệm 50 năm Hội nghị Bangdung tại Indonesia, Hội nghị cấp cao APEC 13 ở Hàn Quốc, Hội nghị Cấp cao ASEAN 11 và cấp cao éụng Á lần thứ nhất tại Malaysia, Hội nghị cấp cao ASEAN đặc biệt về súng thần tại Indonesia, Hội nghị cấp cao Tiểu vựng Mờ-cụng mở rộng (GMS) lần 2 tại Trung Quốc, Hội nghị cấp cao cỏc nhà lónh đạo Nghị viện tại New York, Hội nghị AIPO lần thứ 26 tại Lào, Hội nghị cấp cao kiểm điểm thực hiện Mục tiờu phỏt triển Thiờn niờn kỷ và Hội nghị cấp cao ASEAN - Liờn Hợp quốc tại New York...
Sự tham gia tớch cực của Việt Nam đó gúp phần vào thành cụng của cỏc diễn đàn, hội nghị và qua đú, chỳng ta cú thể chia sẻ, học hỏi từ bạn bố thế giới về những kinh nghiệm phỏt triển. Dự cỏc hội nghị quốc tế với sự tham gia của nhiều nhà lónh đạo cỏc nước cũng là dịp để lónh đạo ta cú nhiều cuộc tiếp xỳc song phương với lónh đạo cỏc nước, bàn những biện phỏp cụ thể thỳc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tỏc với cỏc nước.
2.2-Hạn chế:
Khó khăn lớn và rõ nét nhất là sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam còn yếu trên thị trường thế giới. Sự yếu kém này không chỉ về chất lượng và giá cả mà còn ở phương thức giao hàng, phương thức thanh toán, ở các dịch vụ sau bán hàng...Theo diễn đàn kinh tế thế giới(WEF) năng lực cạnh tranh của toàn bộ nền kinh tế việt nam vẫn xếp ở hạng rất thấp và bấp bênh trên thế giới. Nền kinh tế Việt nam năm 1977 xếp thứ 49 trên tổng 53 nước xếp hạng, năm 1998 tăng lên vị trí 39 do các nước khác bị khủng hoảng nhưng năm 1999 lại tụt xuống 48. Đến năm 2000 vị trí của Việt nam là 52 trên 59 nước. Đằng sau năng lực cạnh tranh là trình độ công nghệ và trình độ quản lý của các doanh nghiệp còn yếu kém, là sự phối hợp thiếu đồng bộ giữa quản lý vi mô và quản lý vĩ mô. Trong khi đó uy tín kinh doanh còn chưa rõ nét, chưa có những sản phẩm, những nhãn hiệu hàng hoá mang đặc trưng Việt Nam giữ vị trí đáng kể trên thị trường thế giới.
Nguy cơ tụt hậu của nền kinh tế Việt Nam so với nền kinh tế các nước trong khu vực và nền kinh tế thế giới là một thách thức đáng kể đối với chúng ta.Thu nhập bỡnh quõn đầu người của nước ta khoảng 450 USD, với mức tăng trưởng GDP năm 2002 là 7, 2% chia đều cho mỗi người, mỗi người sẽ được thờm 32 USD. Trong khi đú, thu nhập bỡnh quõn đầu người của Thỏi Lan là 2.200 USD, với mức tăng trưởng của Thỏi Lan năm 2002 là 4, 8%, mỗi người dõn Thỏi Lan sẽ được thờm 132 USD. Như vậy dự tốc độ tăng trưởng của ta hơn Thỏi Lan đến khoảng gần 50% năm 2002, bỡnh quõn người dõn Thỏi Lan vẫn “giàu” thờm hơn ta gấp 3 lần. Sự tụt hậu ở đây không những về trình độ phát triển thể hiện ở chỉ tiêu GDP bình quân đầu người mà điều quan trọng là ở sự thấp kém về trình độ công nghệ, sự lạc hậu về cơ cấu kinh tế, sự chậm trễ về trình độ quản lý, sự bất cập của hệ thống luật pháp và một nền hành chính kém hiệu quả...
Xu hướng tự do hoá thương mại đang diễn ra mạnh mẽ nhưng xu hướng bảo hộ mậu dịch cũng hết sức dày đặc với những công cụ bảo hộ mới. Các nước đi sau như Việt Nam vừa phải chịu sức ép của quá trình hội nhập quốc tế, của việc mở cửa tham gia vào các tổ chức mậu dịch quốc tế đa phương với sự cạnh tranh gay gắt, vừa phải đối phó với hàng rào bảo hộ mậu dịch tinh vi thông qua các tiêu chuẩn kỹ thuật của các nước phát triển. Điều này làm cho việc gia nhập các tổ chức thương mại đa phương trở thành thách thức lớn đối với các nước đang phát triển như Việt Nam.
Sự mất ổn định của môi trường kinh tế-tài chính-tiền tệ khu vực và toàn cầu, sự cạnh tranh giữa các cường quốc và trung tâm kinh tế quốc tế lớn, sự cạnh tranh gay gắt trong việc thu hút đầu tư nước ngoài..., sự đổ vỡ của một số mô hình phát triển hướng ngoại gây khó khăn trong việc chủ động tham gia vào phân công lao động quốc tế, khó khăn cho việc lựa chọn mô hình và chính sách phát triển cho các nước đi sau trong đó có Việt Nam.
iII-Giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại
3.1-Mục tiêu, phương hướng, nguyên tắc cơ bản nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại.
3.1.1-Mục tiêu:
Đối với nước ta, việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại phải nhằm từng bước thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Trong thời gian trước mắt việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại nhằm thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước-nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ. Mục tiêu đó phải được quán triệt đối với mọi ngành, mọi cấp trong hoạt động kinh tế đối ngoại cũng như phải được quán triệt trong mọi lĩnh vực của kinh tế đối ngoại.
3.1.2-Phương hướng cơ bản nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, phát triển kinh tế đối ngoại:
Xuất phát từ quan điểm của Đảng: “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”, phương hướng cơ bản nhằm phát triển kinh tế đối ngoại trong thời kỳ quá độ là:
Đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế với mọi quốc gia, mọi tổ chức kinh tế không phân biệt chế độ chính trị trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi. Củng cố và tăng cường vị trí của Việt Nam ở các thị trường quen thuộc và với bạn hà