Đề tài Mở rộng và nâng cao hiệu quả của việc hình thành xây dựng phát triển và quản lý khu công nghiệp

Mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá thu hút vốn đầu tư nước ngoài, những năm gần đây chính phủ đã có những chủ trương thành lập các khu công nghiệp đưa phần lớn các xí nghiệp, công nghiệp tập trung vào nơi được xây dựng sẵn để đảm bảo cho chúng được hoạt động tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Để các khu công nghiệp phát triển tốt, cần thiết lập các môi trường đầu tư thuận lợi. Trong đó môi trường pháp lý là một trong các môi trường đóng vai trò quyết định. Mục tiêu của đề tài: Nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả của việc hình thành xây dựng phát triển và quản lý khu công nghiệp.

doc20 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1151 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Mở rộng và nâng cao hiệu quả của việc hình thành xây dựng phát triển và quản lý khu công nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá thu hút vốn đầu tư nước ngoài, những năm gần đây chính phủ đã có những chủ trương thành lập các khu công nghiệp đưa phần lớn các xí nghiệp, công nghiệp tập trung vào nơi được xây dựng sẵn để đảm bảo cho chúng được hoạt động tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Để các khu công nghiệp phát triển tốt, cần thiết lập các môi trường đầu tư thuận lợi. Trong đó môi trường pháp lý là một trong các môi trường đóng vai trò quyết định. Mục tiêu của đề tài: Nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả của việc hình thành xây dựng phát triển và quản lý khu công nghiệp. Nội dung I. Khái niệm và vai trò về khu công nghiệp. 1. Khái niệm, đặc điểm và các loại khu công nghiệp. Khu công nghiệp là khu tập trung chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Trong khu công nghiệp có thể có doanh nghiệp chế xuất. Khu chế xuất là khu công nghiệp tập trung các doanh nghiệp chế xuất chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất, giới địa xác định, không có dân cư sinh sống, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Khu công nghiệp cao là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao và các đơn vị hoạt động phục vụ cho phát triển công nghệ cao gồm nghiên cứu - triển khai khoa học-công nghệ, đào tạo và các dịch vụ liên quan, có ranh giới địa lý xác định, do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Trong khu công nghệ cao có thể có doanh nghiệp chế xuất. Doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ chuyên cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất nhập khẩu, được thành lập và hoạt động theo quy chế này. Doanh nghiệp khu công nghiệp là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu công nghiệp gồm doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp dịch vụ. Doanh nghiệp sản xuất khu công nghiệp là doanh nghiệp sản xuất hàng công nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu công nghiệp. Doanh nghiệp dịch vụ khu công nghiệp là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu công nghiệp, thực hiện dịch vụ các công trình kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, dịch vụ sản xuất công nghiệp. Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh (trừ trường hợp có quy định riêng cho từng loại ban quản lý) là cơ quan quản lý trực tiếp các khu công nghiệp, khu chế xuất trong phạm vi địa lý hành chính của một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc ban quản lý trên địa bàn liên tỉnh hoặc ban quản lý khu công nghiệp (trường hợp các biệt) hoặc ban quản lý khu công nghệ cao do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Trong khu công nghiệp có các loại doanh nghiệp sau đây: Doanh nghiệp Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. 2. Vai trò của việc xây dựng khu công nghiệp trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Xu hướng đô thị hoá cùng với quá trình phát triển các khu công nghiệp có tính phổ biến ở các quốc gia tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các khu công nghiệp hinh thành tạo ra các cửa mở hội nhập với thế giới, tạo động lực tăng trưởng cho vùng và cả nước. Để thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nước muốn tiếp nhận vốn đầu tư đều phải tìm cách tạo môi trường đầu tư thuận lợi, trong đó bao gồm cả môi trường pháp lý ngày càng hoàn thiện đi đôi với môi trường kinh doanh thuận lợi. Kinh nghiệm các nước đang phát triển chỉ ra mô hình khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung đã đáp ứng được nhu cầu cải thiện môi trường đầu tư trong một thời gian tương đối ngắn, nhờ đó đã thu hút được một lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn vào trong nước, tập trung sức cho quá trình tăng trưởng nền kinh tế. Phân tích sự chuyển dịch của dòng vốn đầu tư tực tiếp nước ngoài trên thế giới, các nhà kinh tế đều đi đến khẳng định rằng đồng vốn chỉ đổ về nơi nào có khả năng làm cho nó sinh lời, nhờ đó đồng vốn được bảo toàn và đem lại lợi nhuận cần thiết cho chủ đầu tư. Chính quy luật đó đã quy định dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới trong mấy thập kỷ qua, phần lớn đã đổ dồn về các nước tư bản phát triển gây nên tình trạng thiếu vốn đầu tư ở ác nước đang phát triển. Vì vậy sự cạnh tranh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho nhu cầu tăng trưởng nền kinh tế ở các nước đang phát triển càng thêm gay gắt. Các nước châu á và tiếp theo là các nước ASEAN đã sớm nhận ra và tìm cách khắc phục mâu thuẫn đó. Đồng vốn muốn vận động sinh lời cần phải có một môi trường đầu tư thuận lợi, bao gồm môi trường pháp lý hoàn thiện và môi trường kinh doanh thuận lợi. Về môi trường pháp lý: nếu như sự ổn định về chính trị - xã hội trong nước là yếu tố đầu tiên đảm bảo thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào trong nước thì môi trường pháp lý là một bộ phận quan trọng không thể thiếu của môi trường đầu tư. Môi trường pháp lý lành mạnh tiến bộ, phù hợp với thônglệ quốc tế... là một tiêu chí để nhà đầu tư lựa chọn, quyết định đầu tư. Bởi đồng vốn bỏ ra mà thậm chí còn nhiều rắc rối có khi liên quan đến tính mạng của người đầu tư và gia đình họ do sự khác biệt về ngôn ngữ, tập quán, văn hoá và thái độ chính trị ở nước nhận đầu tư. Mặt khác, các nhà đầu tư nước ngoài từ các nước tư bản phát triển, quen sống trong một môi trường pháp lý tương đối hoàn chỉnh sẽ rất khó xử khi có những sự cố xaỷ ra nếu như không dựa vào pháp luật để điều chỉnh. Vậy môi trường pháp lý cho hoạt động đầu tư phải bao hàm cả một hệ thống luật pháp đầy đủ, đồng bộ vận hành có hiệu quả. Nó là một trong những yếu tố quyết định, trên cơ sở đó sẽ tạo lập nên một một môi trường kinh doanh có hiệu quả. Môi trường pháp lý đó phải có định hướng rõ ràng, hỗ trợ cho các nhà đầu tư nước ngoài hoạt động ở nước sở tại một cách dễ dàng, thuận lợi nhất. Về môi trường kinh doanh: được coi là thuận lợi khi ít nhất phải hội tụ đủ các yếu tố như kết cấu hạ tầng tương đối hiện đại, hệ thống luật pháp và tư pháp tốt, hệ thống tài chính và tiền tệ tương đối ổn định, có hiệu quả, an ninh kinh tế và an toàn xã hội được bảo đảm... Hai nhân tố trên được coi là điều kiện cần thiết có ý nghĩa tiên quyết cho việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Song, chính nó cũng là hai lỗ hổng hay hai điển yếu ở tất cả các nước đang phát triển đều mắc phải, không dễ gì khắc phục nhanh chóng do nguyên nhân khách quan và cả nguyên nhân chủ quan. Các nước đang phát triển chưa có một hệ thống pháp luật hoàn hảocùng với một môi trường kinh doanh thuận lợi, nên việc đáp ứng ngay những yêu cầu trên cho nhà đầu tư nước ngoài không thể trong một thời gian ngắn do chính quá trình nhận thức của cả cộng đồng, cư dân trong xã hội cũng như chính hạn chế về vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng bao gồm cả kết cấu hạ tầng “cứng” và kết cấu hạ tầng “mềm”. Giải pháp để khắc phục mâu thuẫn trên được nhiều nước lựa chọn là xây dựng khu chế xuất - khu công nghiệp và các hình thức tương tự để qua đó thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong khi chưa tạo được môi trường đầu tư hoànchỉnh trên phạm vi cả nước. II.Quy chế thành lập và quản lý khu công nghiệp. 1. Các điều kiệncần thiết cần được xem xét khi quyết định thành lập khu công nghiệp-khu chế xuất. Ngày 24-4-1997, Chính phủ đã có Nghị định 36/CP ban hành quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao thay thế quy chế khu chế xuất ban hành kèm theo Nghị định số 322-HĐBT ngày 18-10-1991 và quy chế khu công nghiệp ban hành kèm theo Nghị định 192/CP ngày 28-12-1994 của Chính phủ. Cho đến nay, đã có 30 khu công nghiệp, khu chế xuất được thành lập trên phạm vi cả nước với tổng diện tích đất xấp xỉ 4700 ha. Việc thành lập khu công nghiệp, khu chế xuất này là trên cơ sở dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng được phê duyệt theo một hay hai hình thức: doanh nghiệp Việt Nam tự đầu tư hoặc thành lập doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài để đầu tư.. Trong số các khu công nghiệp đó, cá biệt có một khu công nghiệp do doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng. Hiện nay ở nhiều địa phương trong cả nước có xu hướng thành lập và phát triển khu các khu công nghiệp với quy mô và hình thức khác nhau. Việc phát triển các khu công nghiệp là việc làm tất yếu và cần thiết trong quá trình công nghiệp hoá đất nước. Các điều kiện bắt buộc phải xét đến khi quyết định thành lập một khu công nghiệp là: Sự phù hợp của khu công nghiệp đó với quy hoạch phát triển hệ thống khu công nghiệp trong phạm vị cả nước, kế hoạch phát triển ngành kinh tế-kỹ thuật cũng như quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương Quy hoạch phát triển khu công nghiệp trong phạm vi cả nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định 519/TTg ngày 8-6-1996. Khi xây dựng khu công nghiệp cần xem xét phương hướng mặt hàng, sản phẩm chủ yếu trong khu công nghiệp đó có phù hợp với định hướng phát triển ngành kinh tế - kỹ thuật tương ứng hay không. Vai trò, vị trí của khu công nghiệp trong quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương là hết sức quan trọng khi quyết định thành lập, bao gồm việc tạo ra năng lực sản xuất mới ở địa phương, hình thành các khu dân cư mới và yêu cầu giải quyết các vấn đề phát sinh. Việc thành lập các khu công nghiệp phải phù hợp với định hướng phát triển công nghệ của các ngành kinh tế - kỹ thuật, kể cả yêu cầu áp dụng dụng công nghệ kỹ thuật cao, hiện đại đối với một số ngành mũi nhọn. Các dự án thành lập khu công nghiệp phải thể hiện đầy đủ yêu cầu và có giải pháp khả thi trong việc phát triển và kinh doanh cơ sở hạ tầng, trước hết là cơ sở hạ tầng kỹ thuật, như giao thông cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc, thoát nước và xử lý nước thải... Khi xem xét cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, cần tính toán đầy đủ khả năng cung cấp từ bên ngoài các đầu nối kỹ thuật, nhu cầu đầu tư và khả năng thực hiện. Trong các dự án phát triển khu công nghiệp, yếu tố này thường bị bỏ qua hoặc bị xem xét sơ sài trong khi nó đóng vai trò hết sức quan trọng nhiều khi là quyết định trong việc đảm bảo cơ sở hạ tầng tối thiểu cho hoạt động khu công nghiệp. Bao trùm lên toàn bộ vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng khu công nghiệp là phải xác định được tổng nhu cầu vốn đầu tư và phương thức tổ chức thực hiện. Doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, dù đó là doanh nghiệp Việt Nam hay doanh nghiệp nước ngoài, phải đóng vai trò chủ đạo trong việc khâu nối đồng bộ hoá các khâu có liên quan để đảm bảo vận hành khu công nghiệp có hiệu quả. Yếu tố cực kỳ quan trọng, quyết định nhất khi xem xét thành lập các khu công nghiệp là kế hoạch vận động các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào khu công nghiệp. Một thực tế đặt ra đối với chúng ta là, trong số 30 khu công nghiệp được quyết định thành lập như nói trên, một số khu công nghiệp, kể cả khu công nghiệp liên doanh với nước ngoài đã xây dựng cơ sở hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, đồng bộ và tương đối hiện đại song vẫn chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư vào. Điều này ngoài các yếu tố chung của môi trường đầu tư của đất nước, còn có phần chủ quan của doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng và nếu kéo dài tình trạng không thu hút được các nhà đầu tư thì sẽ gây thiệt hại cho doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng nói riêng và đất nước nói chung. Trong nhiều trường hợp doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầngđưa ra giá cho thuê lại đất quá cao so với mức giá của các dự án ngoài khu công nghiệp ở gần đó. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, họ còn áp dụng phương thức trả tiền thuê lại đất một lần cho thời gian quá dài thậm chí đến 50 năm nên làm cho nhiều nhà đầu tư ngần ngại khi quyết định đầu tư vào khu công nghiệp. Vậy việc thành lập khu công nghiệp mà mục đích cuối cùng là các xí nghiệp sản xuất công nghiệp cùng với cơ sở hạ tầng hiện đại, bảo vệ môi trường trong sạch là quá trình lâu dài, phức tạp. Khi ra quyết định thành lập các khu công nghiệp đó, nếu xét kỹ các vấn đề nêu trên thì cơ bản sẽ tránh được nhiều rủi ro, tránh được lãng phí đầu tư có thể xảy ra. 2. Chế độ thành lập khu công nghiệp. Như định nghĩa đã nêu ở phần trên, khu công nghiệp là do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Việc phát triển khu công nghiệp phải tuân theo quy hoạch tổng thể đã được Chính phủ phê duyệt. Trường hợp muốn hình thành khu công nghiệp đã có thì trong quy hoạch tổng thể thì Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) chỉ đạo việc lập báo cáo nghiên cứu khả thi thành lập khu công nghiệp và trình duyệt quy định hiện hành. Trường hợp muốn hình thành khu công nghiệp chưa có trong quy hoạch tổng thể thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Công nghiệp, Bộ Xây dựng, Ban quản lý các khu công nghiệp Việt Nam và các cơ quan lien quan trên cơ sở đề nghị của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định chủ trương hình thành khu công nghiệp đó. Khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc thành lập khu công nghiệp, cơ quan xem xét, thẩm định dự án làm rõ các vấn đề sau: Có hoặc chưa có trong quy định tổng thể đã được Chính phủ phê duyệt. Trường hợp chưa có trong quy hoạch tổng thể thì phải làm rõ sự cần thiết phải điều chỉnh, bổ sung vào quy hoạch tổng thể. Việc đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng trong và ngoài khu công nghiệp, có tính đến các đầu nối kỹ thuật ngoài khu công nghiệp, khu dân cư phục vụ công nhân, lao động làm việc tại khu công nghiệp, các trường học, cơ sở khám và chữa bệnh phục vụ khu công nghiệp. Các giải pháp về nguồn vốn, cấp điện, cấp thoát nước, giao thông, thông tin môi trường, lao động để đảm bảo tính khả thi của khu công nghiệp. Ngành nghề sản xuất công nghiệp trong khu công nghiệp. Phương án vận động đầu tư vào khu công nghiệp. Về khu công nghiệp cũng giống như khu chế xuất. Về cơ bản, khu công nghiệp cũng là địa bàn sản xuất công nghiệp mà phần lớn là công nghiệp tiêu dùng đều gồm các xí nghiệp vừa và nhỏ, đều là khu vực không có dân cu sinh sống. Tuy vậy, sự khác nhau về cơ bản giữa khu công nghiệp và khu chế xuất là ở chỗ: khu chế xuất được lập ra để sản xuất chủ yếu, phục vụ cho xuất khẩu, còn khu công nghiệp có phạm vi không gian rộng hơn, sản phẩm làm ra vừa được xuất khẩu vừa được phép tiêu dùng nội địa, thay thế hàng nhập khẩu. Một số khu công nghiệp ở Việt Nam còn quy định nếu xuất khẩu 100% sản phẩm làm ra thì được hưởng quy chế ưu đãi như quy chế khu chế xuất. Trong năm 1998, hoạt động xây dựng và phát triển khu công nghiệp ở nước ta thể hiện rõ thành tựu nổi bật như sau: phát triển và phân bố rộng các khu công nghiệp trên các vùng kinh tế có lợi thế. Năm 1998, trên phạm vi cả nước đã có 64 khu công nghiệp trong đó gồm 3 khu chế xuất, 60 khu công nghiệp, 1 khu công nghệ cao với tổng diện tích đất theo quy hoạch được phê duyệt trên 10.000 ha trong giai đoạn 1 chiếm 71% tổng số khu công nghiệp dự kiến trong quy hoạch đến năm 2000. Trong 64 khu công nghiệp này có 21 khu công nghiệp mới và hiện đại trong đó 13 khu công nghiệp hợp tác với nước ngoài để phát triển hạ tầng. 3. Quản lý Nhà nước hoạt động khu công nghiệp. Cơ chế quản lý “một cửa” đối với khu công nghiệp được quy định lần đầu tiên trong quy chế khu công nghiệp và được áp dụng thực tế đối với việc ra đời và phát triển của khu chế xuất Tân Thuận. Sau những năm vận hành đã chứng tỏ đó là một cơ chế đúng đắn và đến nay tiếp tục được phát huy. Mục tiêu của cơ chế quản lý “một cửa” tại chỗ là tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện quyền tự chủ sản xuất kinh doanh trong khuôn khổ của pháp luật, giảm bớt các thủ tục hành chính “xin - cho”, đồng thời bảo đảm sự quản lý của Nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, hạn chế bớt phiền hà, quan liêu tiêu cực trong thực thi nền quản lý Nhà nước. Việc thực hiện cơ chế quản lý tại chỗ được thực hiện thông qua cơ chế uỷ quyền của các ngành Trung ương và Uỷ ban nhân dân thành phố cho ban quản lý cấp tỉnh thực hiện thực hiện một số nhiệm vụ quản lý Nhà nước về dầu tư xây dựng, thương mại, lao động... Thời gian qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Thương mại đã có quyền sâu và rộng cho ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước thuộc thẩm quyền của Bộ. Một số nội dung quản lý thuộc lĩnh vực chuyên ngành như hải quan, công an, thuế đã thực hiện theo phương thức cơ quan này đặt cơ quan đại diện đủ thẩm quyền giải quyết trực tiếp công việc tại từng khu công nghiệp, hoặc xoá bỏ dần cơ chế xét từng trường hợp cụ thể đối với một số thủ tục như: Điều lệ quản lý khu công nghiệp, điều lệ quản lý xây dựng cấp phép xây dựng, giấy phép xuất nhập khẩu chuyến. Quy định mềm dẻo hơn đối với vệc hình thành, quản lý khu chế xuất, trong khu công nghiệp có thể có khu chế xuất và doanh nghiệp chế xuất và thúc đẩy hoạt động khu chế xuất và doanh nghiệp chế xuất đối vơí hoạt động kinh tế trong thị trường nội địa. Song song với việc uỷ quyền, các cơ quan quản lý Nhà nước đối với khu công nghiệp chuyển sang tập trung làm tốt công tác quy hoạch ngành,vùng và lãnh thổ, xây dựng các quy trình, quy phạm, các định mức kinh tế, kỹ thuật, tăng cường công tác hướng dẫn, tổ chức tập huấn, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm và giám sát các ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước được uỷ quyền. Ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh đã được trao quyền quyết định nhiều hơn trong quản lý khu công nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý Nhà nước, rút ngắn hơn thời gian thực hiện thủ tục hành chính. Nhưng đã xuất hiện hiện tượng chưa thông suốt giữa ban quản lý với các sở chức năng của tỉnh, thành phố. Hiện tượng coi khu công nghiệp là của Trung ương trên địa bàn tỉnh không phải là không còn tồn tại cho đủ theo quy chế khu công nghiệp thì ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh chịu sự lãnh đạo song trùng của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố và các ngành Trung ương, từ đó coi nhẹ vai trò quản lý của uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố. Vẫn còn hạn chế trong việc thực hiện cơ chế quản lý “một cửa” tại vì dự án lớn tiêu thụ trong nước vẫn phải xin ý kiến các cơ quan trung ương. Việc thẩm định thiết kế do sở xây dựng thực hiện. Hồ sơ xin đăng ký chế độ kế toán nước ngoài của doanh nghiệp khu công nghiệp phải lên Bộ Tài chính để giaỉ quyết. Muốn vay vốn của ngân hàng nước ngoài phải xin phép thống đốc ngân hàng nhà nước. Việc quy định sở lao động uỷ quyền cho ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh cấp giấy phép lao động nước ngoài có thời hạn lao động dưới 3 tháng là chưa đúng thẩm quyền. Việc cấp giấy phép lao động có thời hạn trên 3 tháng phải do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thực hiện. Về tổ chức bộ máy quản lý, các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về khu công nghiệp theo chức năng và thẩm quyền đã được quy định trong Nghị định ban hành quy chế khu công nghiệp và các văn bản pháp quy khác. Ban quản lý các khu công nghiệp Việt Nam được thành lập cuối năm 1996, là cơ quan đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ để giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc chuẩn bị xây dựng, phát triển và quản lý các khu công nghiệp đã được quy hoạch và phê duyệt. Ban quản ly các khu công nghiệp Việt Nam là đầu nối tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ giải quyết các vấn đề liên quan đến khu công nghiệp, đầu mối phối hợp với các Bộ, ngành và UBND cấp tỉnh giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển khu công nghiệp. Đến nay theo quy định tại Nghị định ban hành quy chế khu công nghiệp Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định thành lập 21 ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh. Việc thành lập các ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh được thực hiện bởi ban tổ chức cán bộ chính phủ. Hoạt động của các ban quản lý khu công nghiệp cấp tỉnh bước đầu đáp ứng nhu cầu phát triển khu công nghiệp, tổ chức thực hiện cơ chế quản lý “một cửa tại chỗ” phù hợp với đặc thù của khu công nghiệp được các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài ghi nhận đã góp phần tăng hiệu lực quản lý
Tài liệu liên quan