Theo quy định tại khoản 1, Điều 6 Luật Thương mại: Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoat động thương mại một cách dộc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
Thương nhân có các đặc điểm như:
Thương nhân bao gồm hai đối tượng chính là cá nhân kinh doanh và tổ chức kinh doanh. Trong đó tổ chức kinh doanh bao gồm các loại: Doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, Công Ty Trách Nhiệm Hữu hạn, Công ty cổ phần, hợp tác xã.
- Theo quy định tại khoản 1, Điều 4 Luật Doanh Nghiệp: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trủ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
5 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2013 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Mọi chủ thể kinh doanh đều phải đăng ký kinh doanh trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Đề bài
TM1.T1 - 1. Nêu nhận xét về các khẳng định sau:
1. Mọi thương nhân đều là doanh nghiệp.
2. Mọi chủ thể kinh doanh đều phải đăng ký kinh doanh trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh.
II.Trả Lời :
1, Mọi thương nhân đều là doanh nghiệp.
Khẳng định trên là sai.
Vì:
- Theo quy định tại khoản 1, Điều 6 Luật Thương mại: Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoat động thương mại một cách dộc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
Thương nhân có các đặc điểm như:
Thương nhân bao gồm hai đối tượng chính là cá nhân kinh doanh và tổ chức kinh doanh. Trong đó tổ chức kinh doanh bao gồm các loại: Doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, Công Ty Trách Nhiệm Hữu hạn, Công ty cổ phần, hợp tác xã.
- Theo quy định tại khoản 1, Điều 4 Luật Doanh Nghiệp: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trủ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
Như vậy, từ hai định nghĩa trên ta có thể khẳng định mọi doanh nghiệp đều là thương nhân vì đều có đăng ký kinh doanh. Nhưng không phải mọi thương nhân đều là doanh nghiệp vì không thỏa mãm một số đặc điểm để trở thành doanh nghiệp....
Một số thương nhân không phải là daonh nghiệp như: Hộ kinh daonh, hợp tác xã...
2. Mọi chủ thể kinh doanh đều phải đăng ký kinh doanh trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh.
Khẳng định nêu trên là sai vì:
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm về kinh doanh hay hoạt động kinh doanh. Nhưng dưới góc độ pháp lý thì kinh doanh được hiểu là: " Việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi" (Theo khoản 2 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005). Hoạt đông kinh doanh trong một số trường hợp được hiểu như hoạt động thương mại, khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005 giải thích.
Theo Nghị Định của chính phủ số 39/2007/ ND-CP ngày 16 tháng 3 năm 2007 về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh daonh.
“ Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân" theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.”
Như vậy, không phải mọi chủ thể đều phải đăng ký kinh doanh trước khi kinh doanh mà chỉ có nhưng hoạt động kinh doanh mà nhà nước bắt buộc phải đang ký kinh doanh trước khi thực hiện kinh doanh thì phải đăng ký kinh doanh trước. Như: Hộ kinh doanh, Doanh nghiệp tư nhân, thương nhân và một số nghành nghề khác mà pháp luật quy định.
III. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Giáo trình Luật Thương Mại Tập 1, NXB Công An Nhân Dân, 2008
2, Hỏi và đáp Luật Thương mại, NXB Chính Trị hành Chính, 2011
3, Luật Thương mại, Nxb Lao động.
4, Luật doanh nghiệp 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009.
I. Đề Ra :………………………………………………………………………1
II.Trả Lời :……………………………………………………………………2
1, Mọi thương nhân đều là doanh nghiệp......................................................2
2. Mọi chủ thể kinh doanh đều phải đăng ký kinh doanh trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh………………………………………………………..2
III. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................4