Báo cáo dưới đây được thực hiện tại tỉnh Sóc Trăng, thuộc hợp phần Văn hóa dân tộc trong
khuôn khổ Dự án nghiên cứu “Dân tộc thiểu số, đất đai và văn hóa” do ISEE chủ trì thực
hiện. Đối với hợp phần này, vấn đề cần được đưa ra xem xét là quan hệ giữa văn hóa các tộc
người thiểu số với đất đai - truyền thống và hiện đại. Quá trình đánh giá, chúng tôi dựa trên
3 tiền đề cơ bản: i) Trước khi chế độ sở hữu toàn dân về đất đai được xác lập, việc quản lý
đất đai ở EMs chủ yếu dựa vào các thôn làng - tổ chức xã hội cơ sở truyền thống - của mỗi
dân tộc; ii) Các chính sách can thiệp của người Pháp, của chính quyền Sài Gòn trước năm
1975 và của Nhà nước hiện nay đã và đang tác động sâu sắc đến quyền về đất của các dân tộc
thiểu số; và iii) Chính sách đất đai những năm gần đây đã tạo nên các xung động to lớn trong
đời sống của EMs và có những hiệu ứng ngoài sự mong đợi của Nhà nước.
Các giả thiết được đưa ra trong nghiên cứu là: i) Các truyền thống về sở hữu và quản lý các
nguồn lực tự nhiên vẫn đang tồn tại và có ý nghĩa nhất định nào đó đối với đời sống người
dân các dân tộc thiểu số. Hệ thống luật tục, tập quán liên quan đến quản lý và sử dụng đất đai
của họ có sự khác biệt đáng kể so với chính sách đất đai của nhà nước; ii) Cơ quan lập pháp
và các cơ quan quản lý Nhà nước đã không nhận thức được đầy đủ ý nghĩa và vai trò của luật
tục, của các thiết chế và truyền thống xã hội ở các dân tộc thiểu số. Vì vậy, Luật Đất đai và
việc thực hiện các chính sách đất đai của Nhà nước những năm gần đây có thể tạo nên những
mâu thuẫn với các quan hệ sở hữu truyền thống. Đây chính là một trong những nguyên nhân
làm gia tăng các xung đột về đất đai, dẫn đến tình trạng bất ổn ở một vài khu vực, có tác động
tiêu cực đến phát triển bền vững.
Các câu hỏi nghiên cứu chính tập trung vào 4 nhóm vấn đề: i) Những đặc điểm của phương
thức quản lý đất đai truyền thống; ii) Tác động của các chính sách đất đai hiện đang được vận
dụng tại địa phương; iii) Các xung đột về đất đai và cách thức giải quyết; và iv) Dự báo xu
thế của vấn đề đất đai.
39 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1681 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mối quan hệ giữa đất đai và văn hoá: Tham chiếu từ người Khmer và người hoa ở tỉnh Sóc Trăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Viện Nghiên cứu Xã hội - Kinh tế và Môi trường (ISEE)
Mai Thanh Sơn - Võ Mai Phương
1
MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẤT ĐAI VÀ VĂN HOÁ:
THAM CHIẾU TỪ NGƯỜI KHMER VÀ NGƯỜI HOA Ở TỈNH SÓC TRĂNG
Để thực hiện nghiên cứu này, chúng tôi đã nhận được sự ủng hộ
quý báu của các Sở, Ban, Ngành tỉnh Sóc Trăng; các Phòng,
Ban, Ngành của huyện Vĩnh Châu; Đảng uỷ, Chính quyền, người
dân 2 xã Vĩnh Châu và Vĩnh Tân. Chúng tôi xin được trân trọng
cảm ơn sự giúp đỡ vô giá đó.
Tập thể tác giả
A. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Một số vấn đề về phương pháp và hệ quy chiếu
Báo cáo dưới đây được thực hiện tại tỉnh Sóc Trăng, thuộc hợp phần Văn hóa dân tộc trong
khuôn khổ Dự án nghiên cứu “Dân tộc thiểu số, đất đai và văn hóa” do ISEE chủ trì thực
hiện. Đối với hợp phần này, vấn đề cần được đưa ra xem xét là quan hệ giữa văn hóa các tộc
người thiểu số với đất đai - truyền thống và hiện đại. Quá trình đánh giá, chúng tôi dựa trên
3 tiền đề cơ bản: i) Trước khi chế độ sở hữu toàn dân về đất đai được xác lập, việc quản lý
đất đai ở EMs chủ yếu dựa vào các thôn làng - tổ chức xã hội cơ sở truyền thống - của mỗi
dân tộc; ii) Các chính sách can thiệp của người Pháp, của chính quyền Sài Gòn trước năm
1975 và của Nhà nước hiện nay đã và đang tác động sâu sắc đến quyền về đất của các dân tộc
thiểu số; và iii) Chính sách đất đai những năm gần đây đã tạo nên các xung động to lớn trong
đời sống của EMs và có những hiệu ứng ngoài sự mong đợi của Nhà nước.
Các giả thiết được đưa ra trong nghiên cứu là: i) Các truyền thống về sở hữu và quản lý các
nguồn lực tự nhiên vẫn đang tồn tại và có ý nghĩa nhất định nào đó đối với đời sống người
dân các dân tộc thiểu số. Hệ thống luật tục, tập quán liên quan đến quản lý và sử dụng đất đai
của họ có sự khác biệt đáng kể so với chính sách đất đai của nhà nước; ii) Cơ quan lập pháp
và các cơ quan quản lý Nhà nước đã không nhận thức được đầy đủ ý nghĩa và vai trò của luật
tục, của các thiết chế và truyền thống xã hội ở các dân tộc thiểu số. Vì vậy, Luật Đất đai và
việc thực hiện các chính sách đất đai của Nhà nước những năm gần đây có thể tạo nên những
mâu thuẫn với các quan hệ sở hữu truyền thống. Đây chính là một trong những nguyên nhân
làm gia tăng các xung đột về đất đai, dẫn đến tình trạng bất ổn ở một vài khu vực, có tác động
tiêu cực đến phát triển bền vững.
Các câu hỏi nghiên cứu chính tập trung vào 4 nhóm vấn đề: i) Những đặc điểm của phương
thức quản lý đất đai truyền thống; ii) Tác động của các chính sách đất đai hiện đang được vận
dụng tại địa phương; iii) Các xung đột về đất đai và cách thức giải quyết; và iv) Dự báo xu
thế của vấn đề đất đai.
Nghiên cứu được tiến hành dựa trên nhiều quan điểm tiếp cận: i) Chủ nghĩa Mác - Lênin và
tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc; ii) Tiếp cận sinh thái học văn hoá, iii) Tiếp cận
tương đối văn hoá. Đặc biệt, trong và phân tích những ngữ cảnh cụ thểnghiên cứu này chúng
tôi còn vận dụng lý thuyết về các điểm tựa văn hóa để xem xét. Ba phương pháp nghiên cứu
chính được sử dụng là phân tích các nguồn tài liệu thứ cấp, tham vấn chuyên gia và điền dã
nhân học - dân tộc học (phương pháp tham dự). Trong quá trình thực hiện, nhóm nghiên cứu
luôn tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước đối với công tác quản lý khoa học và đề
cao 2 nguyên tắc cơ bản: Thượng tôn dân tộc/quốc gia và khách quan - khoa học.
Kết quả thu được từ việc phân tích các tài liệu thứ cấp và ý kiến của các chuyên gia vừa được
coi là tư liệu để viết báo cáo, vừa được coi là một trong các cơ sở tham chiếu cho quá trình
đánh giá tại thực địa. Trong quá trình làm việc tại địa phương, nhóm nghiên cứu nhân học -
Viện Nghiên cứu Xã hội - Kinh tế và Môi trường (ISEE)
Mai Thanh Sơn - Võ Mai Phương
2
dân tộc học đã gặp gỡ các bên liên quan ở tỉnh Sóc Trăng (Sở Tài nguyên - Môi trường, Sở
Nông nghiệp PTNT, Ban Dân tộc tỉnh; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch); huyện Vĩnh Châu
(Đại diện UBND huyện, cán bộ chuyên trách công tác dân tộc thuộc Văn phòng UBND
huyện, Phòng Tài nguyên - Môi trường, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng
Thống kê); tập thể cán bộ các Ban/Ngành/Đoàn thể và người dân hai xã Vĩnh Châu, Vĩnh
Tân. Việc tham vấn người dân (người Hoa và người Khmer) chủ yếu thực hiện ở 2 ấp: Nô
Puôl (xã Vĩnh Tân) và Vĩnh Bình (xã Vĩnh Châu). Nhóm nghiên cứu đã gặp gỡ và làm việc
với hơn 150 lượt người dân bằng hai công cụ chính là PRA và phỏng vấn sâu.
Hệ thống văn bản pháp luật được dùng để tham chiếu bao gồm: Hiến pháp nước Cộng hoà xã
hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2001, Luật Đất đai năm 2003, Luật Di sản văn hóa năm 2001,
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 và Luật Dân sự năm 2005.
2. Mấy nét khái quát về các dân tộc Khmer và Hoa ở đồng bằng sông Cửu Long
2.1. Lịch sử khai khẩn đồng bằng sông Cửu Long
Đồng bằng sông Cửu Long vốn là vùng đất có nhiều biến động, từng có nhiều lớp cư dân
thay nhau phân bố và khai phá. Những phát hiện khảo cổ học gần đây cho thấy những cư dân
đầu tiên trên lãnh thổ miền Nam là người Veda. Ước tính, họ có mặt ở đây vào khoảng
15,000 năm cách ngày nay. Khoảng từ 10,000 đến 8,000 năm cách ngày nay, những người
Melanesien bắt đầu du nhập. Đó là một chủng người có nguồn gốc từ châu Đại Dương, thời
cổ đại phân bố từ tây Thái Bình Dương đến biển Arafura và đông bắc Úc. Về đặc điểm nhân
chủng, họ có nước da đen, tóc quăn, dáng thấp. Về sinh kế, họ sống dựa chủ yếu vào nghề hái
lượm và khai thác các sản vật tự nhiên. Khoảng từ 4.000 đến 2.500 năm cách ngày nay, các
sắc dân Indonesien di cư từ miền tây Ấn Độ cũng đến lập nghiệp. Giữa các nhóm dân này đã
có sự giao thoa văn hoá và hoà quyện với nhau, trở thành những sắc dân mang đậm dấu ấn
Indonesien. Địa bàn cư trú của họ là những vùng đất cao, xa biển, có nhiều rừng và sông
ngòi. Dấu vết người Indonesien được tìm thấy nhiều nhất tại tỉnh Đồng Nai và Kiên Giang,
với những dụng cụ bằng đá và sắt [Nguyễn Văn Huy, 2006].
Vào đầu công nguyên, ở vùng địa đầu miền nam Việt Nam - phía tây Nam bộ, giáp biên giới
Campuchia hiện nay - các nhóm Indonesien và người Môn đã kết hợp lại cùng nhau xây dựng
vương quốc Phù Nam. Di chỉ Óc Eo (An Giang ngày nay) là một chứng tích của nền văn hoá
Phù Nam, từng một thời phát triển khá rực rỡ. Theo một tài liệu chính sử, “các vua Phù Nam
bắt đầu đời thứ V là Phạm Mạn đã liên tục thôn tính hơn 10 nước, mở rộng lãnh thổ đến 5, 6
nghìn dặm bao gồm các nước Đô Côn, Cửu Trì, Đốn Tốn, Xích Thổ, Bàn Bàn, Đan Đan…
Những tiểu quốc này đều nằm trên bán đảo Mã Lai và một phần khu vực hạ du sông Mê
Nam. Mức độ phụ thuộc của các tiểu quốc này không giống nhau, được gọi là thuộc quốc, ki
mi (ràng buộc lỏng lẻo) hoặc chi nhánh của Phù Nam” [Vũ Minh Giang - 2008]. Bị hấp dẫn
bởi sự phồn vinh của Phù Nam, nhiều nhóm Malayo-Polynesien (Nam Đảo) từ vùng biển
phía nam đã đổ bộ lên vịnh Hà Tiên sinh sống, truyền bá văn hóa và tổ chức xã hội theo
khuôn mẫu Ấn Độ mà họ đã hấp thụ. Từ thế kỷ thứ V, Phù Nam bắt đầu suy yếu; đến giữa
thế kỷ thứ VII, Phù Nam bị các nhóm Khmer tràn xuống tiêu diệt và sát nhập vào vương quốc
Chân Lạp. Chân Lạp vốn là một vương quốc do người Khmer xây dựng, lúc bấy giờ ở vùng
cao nguyên Korat, trung lưu sông Mê Kông và khu vực phía bắc Biển Hồ, lấy nông nghiệp là
nghề sống chính. Khi Phù Nam còn là một vương triều cường thịnh, Chân Lạp chỉ là một
thuộc quốc. Nhưng Chân Lạp đã nhanh chóng phát triển thành một vương quốc độc lập vào
thế kỷ VI và nhân sự suy yếu của Phù Nam đã tấn công chiếm lấy một phần lãnh thổ của đế
chế này vào đầu thế kỷ VII [Nguyễn Văn Huy, 2006].
Khoảng đầu thế kỷ XVII, những lưu dân người Việt từ miền Bắc và bắc Trung bộ bắt đầu tìm
đến khai khẩn vùng đất Nam bộ. Cũng trong thời gian đó, vì nhiều lý do khác nhau, các lưu
Viện Nghiên cứu Xã hội - Kinh tế và Môi trường (ISEE)
Mai Thanh Sơn - Võ Mai Phương
3
dân người Hoa cũng bắt đầu có mặt ngày càng đông. Phần lớn trong số họ đến từ Quảng
Đông, Quảng Tây, Phúc Kiến và đảo Hải Nam. Mạc Cửu - một thủ lĩnh của người Hoa, đến
từ Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông - đã biến toàn bộ vùng đất Hà Tiên, Long Xuyên, Bạc Liêu,
Cà Mau (gọi chung là Hà Tiên) thành khu vực cát cứ của dòng họ mình, ít chịu lệ thuộc vào
nhà nước Chân Lạp. Một bộ phận người Chăm theo đạo Hồi cũng từ hải đảo nhập cư qua
đường Campuchia vào sinh sống ở vùng đất do Mạc Cửu cai trị. Năm 1698, Nguyễn Hữu
Cảnh theo lệnh của chúa Nguyễn đến vùng Đông Nam bộ, xác lập cơ cấu hành chính và hệ
thống quản lý vùng đất phía Nam. Trước tình hình phát triển hết sức nhanh chóng của khu
vực Gia Định dưới quyền quản lý của chính quyền chúa Nguyễn, Mạc Cửu càng ngày càng
nhận thấy không thể không dựa vào chính quyền chúa Nguyễn nếu muốn tiếp tục củng cố và
mở rộng thế lực trên vùng đất này, nên năm 1714 đã đem toàn bộ vùng đất đang cai quản về
với chúa Nguyễn. Năm 1757, để tìm kiếm chỗ dựa và củng cố quyền lực, vua Chân Lạp lúc
bấy giờ là Préah Outey II quyết định cắt đất Bassac (bao gồm cả tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu
hiện nay) dâng tặng chúa Nguyễn. Từ đó, miền Tây Nam bộ về cơ bản mới chính thức trở
thành phần lãnh thổ thuộc Việt Nam. Sau hơn ba thế kỷ khai khẩn vùng ĐBSCL, cộng đồng
người Việt ngày thêm đông đúc, hiện diện hầu khắp đồng bằng cho đến biên giới, hải đảo.
Hiện nay, Nam bộ là vùng đất cư trú của nhiều dân tộc: Người Kinh, người Khmer, người
Hoa và bộ phận người Chăm theo đạo Hồi… Những năm gần đây, một vài dân tộc thiểu số ở
phía bắc cũng đã có mặt [Xem thêm, Nguyễn Văn Huy, 2006 và Vũ Minh Giang, 2008].
2.2. Người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long
Hiện tại, có ít nhất 2 luồng ý kiến khác nhau về nguồn gốc và đặc điểm nhân chủng của người
Khmer Nam bộ. Một số học giả cho rằng, người Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL) có mối quan hệ trực tiếp và duy nhất (về nguồn cội và văn hoá) với người Khmer ở
Campuchia. Hiện nay, người Khmer được chia thành 3 nhóm: Khmer Krom sống ở Việt Nam,
Khmer Leu sống ở các tỉnh đông nam Thái Lan và Khmer Kandal sống ở Campuchia. Trong
tiếng Khmer, "Krom" có nghĩa là “Dưới”, "Leu" có nghĩa là "Trên" và “Kandal” có nghĩa là
“Trung tâm”. Một số học giả khác lại cho rằng, người Khmer ở ĐBSCL có gốc gác là tộc
người Văh Năh (Phù Nam), vốn là cư dân bản địa, từ cuối thế kỷ VI trở đi đã bị tộc người
Tchenla (Campuchia hoặc Chân Lạp) thống trị và đồng hóa dần trong vòng 12 thế kỷ (từ thế
kỷ VII – XVIII). Điều đó cũng có nghĩa là, người Khmer hiện nay ở Nam bộ rất có thể là sản
phẩm của quá trình hoà huyết và giao lưu văn hoá giữa người Khmer chính thống với các
nhóm Malayo-Polinesien, vốn là chủ nhân của vương quốc Phù Nam xưa.(1)
Người Khmer là cư dân nông nghiệp trồng lúa nước, thường cư trú trên các giồng đất cao;
khác với người Việt cư trú ở vùng thấp ven lộ và sông, rạch; cũng khác với người Hoa
thường sống ở các vùng cửa sông, thuận tiện cho việc giao thương, buôn bán. Nhà cửa của
người Khmer thường được xây cất đơn giản, chủ yếu được làm bằng tranh tre nứa lá. Tổ chức
xã hội cơ sở của người Khmer ở ĐBSCL là “Phum” và “Sóc” (Sroc). “Phum” là một kiểu
cụm dân cư và hình thái ban đầu luôn gắn với quan hệ huyết thống. “Phum” trong tiếng
Khmer có nghĩa là "Vườn". Mỗi phum thường chỉ có 4-5 gia đình cùng huyết thống (tính theo
(1). Về sự có mặt của người Khmer ở ĐBSCL, một số nhà khoa học đưa ra ý kiến: Ngay cả khi ở vào giai đoạn
đỉnh cao của mình (thế kỷ VII – XVI), người Khmer vẫn chưa có mặt nhiều ở khu vực Nam bộ Việt Nam. Họ
đưa ra giả thuyết, vào thời trung đại, phía đông và phía nam đồng bằng sông Cửu Long ngày nay có lẽ vẫn là
một vùng đất hoang. Căn cứ chính của giả thuyết này là: Cho tới nay, các nhà khảo cổ vẫn chưa tìm thấy những
dấu vết sớm của người Khmer ở ĐBSCL. Hầu hết các kiến trúc tôn giáo Khmer đều có niên đại sau thế kỷ
XVII, muộn hơn rất nhiều so với những công trình được xây dựng ở trung tâm văn minh Ăngkor (Ăngkor Vath,
Ăngkor Thom…). Chỉ từ khi các chúa Nguyễn tiến hành khai khẩn Nam bộ (khoảng từ đầu thế kỷ XVII), người
Khmer mới theo chân người Việt mở rộng dần địa bàn sinh sống. Họ bắt đầu chịu ảnh hưởng mạnh hơn của văn
hoá Việt và giờ đây đã trở thành một thành viên quan trọng trong cộng đồng dân tộc/quốc gia Việt Nam
[Nguyễn Văn Huy, 2006].
Viện Nghiên cứu Xã hội - Kinh tế và Môi trường (ISEE)
Mai Thanh Sơn - Võ Mai Phương
4
dòng mẹ) cư trú. Bên ngoài các “Vườn” như vậy luôn có hàng rào hoặc kênh rạch bao quanh;
bên trong là nhà ở, chuồng gia súc gia cầm, đất vườn hay rẫy. Xét về mặt logic lịch sử, có thể
phum là tổ chức xã hội thứ phát, được hình thành sau quá trình tan rã của đại gia đình mẫu hệ
Khmer. Nhiều phum hợp lại thành một sóc. Trong ngôn ngữ của người Khmer, “Sroc” được
hiểu theo nhiều nghĩa rộng hẹp khác nhau: Có thể hiểu là “Vùng”, là “Xứ”, là “Nước/Quốc
gia”; cũng có thể hiểu là “Làng”. Theo quan niệm hiện nay, “Sroc” được hiểu là “Làng”,
thường được đọc là “Sóc”. Cũng cần nói thêm rằng, về mặt hình thức, các phum của người
Khmer không hoàn toàn giống các ngõ xóm của người Việt (Kinh) ở đồng bằng Bắc bộ. Các
ngõ xóm ở làng Việt ở Bắc bộ dựa trên mối quan hệ láng giềng, còn quan hệ trong các phum
của người Khmer lại dựa vào huyết tộc tính theo dòng mẹ. Các ngõ xóm của người Việt ở
đồng bằng Bắc bộ không có người đứng đầu; ngược lại, mỗi phum của người Khmer đều có
người chủ trì, điều hành mọi công việc lớn nhỏ, từ phân chia đất ở, đất canh tác đến việc duy
trì các truyền thống xã hội khác như tang ma, cưới hỏi… Người đứng đầu phum được gọi là
meh phum (mẹ phum). Ảnh hưởng của người đứng đầu mỗi phum (meh phum) là rất lớn.
Người đứng đầu sóc được gọi là meh Sóc (mẹ Sóc). Tính cộng đồng của Sóc thể hiện ở các
đặc điểm hình thức cư trú, văn hóa và tôn giáo. Mỗi sóc của người Khmer đều có ít nhất một
ngôi chùa. Đó là trung tâm tôn giáo - tín ngưỡng, giáo dục và sinh hoạt văn hóa truyền thống
của người Khmer.
Đối với người Khmer, nét đặc trưng văn hoá nổi trội, dễ nhận thấy nhất chính là sự ảnh
hưởng sâu sắc của Phật giáo Tiểu thừa, hệ phái Nam tông (vốn được truyền vào từ Ấn Độ).
Ngôi chùa là bộ mặt xã hội, là trung tâm tôn giáo, văn hóa của các sóc Khmer. Các vị sư sãi
(lục thum) có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, văn hóa và tinh thần của người dân.
Họ không chỉ lo việc tôn giáo mà còn tham gia quản lý phum sóc. Mỗi người Khmer vừa là
một thành viên của phum sóc vừa là một tín đồ Phật giáo. Tuy nhiên, các hình thức tôn giáo
sơ khai vẫn có ảnh hưởng sâu rộng và vì thế, bên cạnh việc thờ Phật, người Khmer còn thờ
nhiều vị thần khác. Ví dụ: Thần mưa (Têvôda), Thần Mặt trời (Saurya), cúng Neak Ta (thần
bảo hộ cho các phum sóc), cúng Arak, Rea-hu, cúng tổ tiên, v.v… Các nghi lễ tín ngưỡng
liên quan đến nông nghiệp được người Khmer bảo lưu từ nhiều đời và là một trong những
đặc trưng văn hoá rất quan trọng của dân tộc này, được biểu hiện thông qua các sự kiện hàng
năm như: Ăn tết vào năm mới (Chol chnam thmây, tổ chức vào tháng “chet” tức đầu tháng 4
Dương lịch), lễ cầu an, lễ Óc om bok (Lễ cúng trăng). Trong những ngày Tết còn diễn ra
nhiều trò chơi: ném banh (Chol chhung), đấu khắm (Leăk Kânsèng), rồng rắn (Chôk chéay),
hát đối đáp (Ayai) và biểu diễn văn nghệ. Ngoài ý nghĩa vui chơi giải trí, những trò chơi, các
hình thức sinh hoạt nam nữ trong ngày đầu năm còn mang ý nghĩa phồn thực, cầu mong sự
sinh sôi nảy nở gia tăng trong sản xuất.
Về lĩnh vực văn học, từ lâu người Khmer đã sử dụng chữ viết để ghi chép những sự kiện lịch
sử xã hội và văn hóa tôn giáo mà đến nay chứng tích còn tồn tại trên bia đá, trên lá buông
(gọi là sa tra), trên giấy xếp (gọi là Kơ răng) hoặc trên những tấm da thô. Kho tàng văn học
dân gian Khmer phong phú cả về thể loại lẫn đề tài. Về thể loại, văn học dân gian có tục ngữ,
dân ca và nhiều loại truyện dân gian khác nhau. Có thể kể một số loại như: Rương asti tiếp là
những truyện thần thoại, Rương pơ ri đích (truyện ma quỷ hoang đường), Rương tê vok tha
(tiên thoại), Rương pa pắc căm (tôn giáo thoại), Rương Sấc sa na (truyện dã sử kể về tiểu sử
các vị bồ tát của Phật Thích ca)... Ngoài ra còn có truyện cười, được chia làm hai loại là
Rương Kòm phleng tức truyện trào phúng và Rương Rao xà bay tức truyện khôi hài…
Âm nhạc truyền thống của người Khmer ĐBSCL tương đối phong phú, thường lấy cảm hứng,
chất liệu từ văn học dân gian. Về các điệu hát thì gồm có: Hò (Bon tô bót), hát hành nghề, hát
nghề nông, hát phong tục và lễ nghi, hát trữ tình và sinh hoạt, đọc tụng. Giàn nhạc của người
Khmer có 2 loại: giàn nhạc dân gian và giàn nhạc lễ. Giàn nhạc dân gian gồm có các nhạc cụ
như: Trô sô lea (nhị giọng trung, hộp cộng hưởng âm bằng gáo dừa), Trô sô (nhị trầm giống
Viện Nghiên cứu Xã hội - Kinh tế và Môi trường (ISEE)
Mai Thanh Sơn - Võ Mai Phương
5
kiểu hồ của người Việt), Sôkô phlèng (trống cổ bồng bịt da trăn), Khưm (giống đàn nguyệt
của người Việt), Krap (cặp phách bằng tre), Khlui (sáo trúc). Dàn nhạc lễ gồm: Runet êk,
Runet thung (loại mộc cầm bằng gỗ cứng, giọng nam trầm), Kông thom và Kông tôết (cồng
lớn và cồng nhỏ) v.v... Đáng kể nhất là sân khấu Rom Rôbăm, Dù kê và Dì kê. Rô băm là hình
thức sân khấu cổ nhất mà người Khmer ĐBSCL còn bảo lưu được. Hình thức sân khấu này
lấy múa làm ngôn ngữ chính, nhưng vở diễn lại luôn có kết cấu của kịch hát truyền thống,
theo lối kể chuyện, tự sự. Niềm tự hào của nghệ thuật diễn xướng Khmer ĐBSCL chính là
sân khấu Dù kê.
2.3. Người Hoa ở miền Tây Nam bộ
Vào thế kỷ XVII và những thế kỷ tiếp theo, còn có một luồng di cư khá đông đảo của người
Hán ở duyên hải phía nam và đông nam Trung Quốc tìm đến lập nghiệp ở miền nam Việt
Nam. Họ đã được chính quyền phong kiến đương thời do các chúa Nguyễn cai trị cho phép
đến định cư và sinh sống ở Nam bộ, trong đó có vùng ĐBSCL. Ở khu vực miền Đông Nam
bộ, đó là nhóm người Hán do Trần Thượng Xuyên (tổng binh các quận Cao-Lôi-Liêm, tỉnh
Quảng Đông) thống lĩnh đến cù lao Phố (Nông Nại đại phố, hay Đồng Nai đại phố), Bàn Lân
(Biên Hòa) và Đề Ngạn (Gia Định cũ) lập nghiệp. Ở miền tây Nam bộ, các tài liệu thư tịch
thường nhắc đến cuộc thiên di của nhóm người Hán do Mạc Cửu (quê gốc ở Lôi Châu, tỉnh
Quảng Đông) thống lĩnh đến khai khẩn vùng Hà Tiên và các địa phương kế cận. Ngoài ra,
còn có một nhóm khác do Dương Ngạn Địch (quê gốc ở Long Môn, Quảng Tây) thống lĩnh
đến định cư ở vùng đất Mỹ Tho, Cần Thơ ngày nay. Đa phần những di dân Trung Hoa đầu
tiên đến ĐBSCL đều là binh lính và quan lại cùng gia đình không chịu thần phục nhà Thanh
vừa thay thế nhà Minh bên cố quốc. Họ hy vọng vùng đất Nam bộ là nơi có thể nương náu
chờ ngày ''phản Thanh phục Minh''. Trong các giai đoạn tiếp theo, thành phần dân di cư phần
lớn là nông dân và thợ thủ công. Họ rời bỏ đất nước vì nhiều lý do, nhưng chủ yếu là do
nghèo đói, loạn lạc, dịch bệnh...
Khi mới đến lập nghiệp, người Hán ở miền Nam Việt Nam được hưởng nhiều quy chế ưu đãi
từ phía các chúa Nguyễn (1592 - 1771) và sau đó là triều đình nhà Nguyễn (giai đoạn 1802 -
1830): Họ được hưởng quyền công dân như người Việt Nam (nếu có nguyện vọng sinh sống
lâu dài), không phải làm nghĩa vụ quân dịch và lao động công ích, được trao quyền tự thu
thuế đối với những người giỏi nghề buôn bán và thủ công. Ngoài ra, họ còn được hưởng
nhiều chính sách ưu đãi khác trong lĩnh vực kinh tế… Nhà Nguyễn cũng cho phép người Hán
được lập nên những Bang hội truyền thống của họ. Tổ chức đồng hương (Bang) của người
Hoa đầu tiên được thành lập ở Việt Nam vào năm 1787. Vào năm 1814, dưới thời vua Gia
Long (1802 - 1819), tổ chức Bang được chính thức hóa về mặt pháp lý. Bang được thành lập
dựa trên cơ sở đồng hương, đồng phương ngữ, nhằm mục đích bảo vệ sự an toàn tính mạng,
của cải vật chất của người Hán di cư trên đất khách quê người. Mặt khác, thông qua các
Bang, nhà Nguyễn có thể quản lý việc làm ăn, sinh hoạt và đi lại của người Hán một cách dễ
dàng hơn [xem thêm: Tống Thị Quỳnh Hương, 2008].
Những người Hán ban đầu đến Nam bộ với tư cách