Trên thế giới, các nhà khoa học nghiên cứu và phát hiện ra mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận đã tác động không nhỏ tới nền kinh tế. Tư duy trong việc thực hiện chi phí giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí và đạt tối đa hóa lợi nhuận là điều cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp tổ chức và cá nhân trong xã hội. Nó không chỉ đánh giá được việc quản lý hiệu quả của doanh nghiệp,
54 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1846 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mối quan hệ giữa lợi nhuận và chi phí của sản phẩm in ấn của công ty TNHH Quảng cáo và Thương Mại An Khánh. Giải pháp tối đa hóa lợi nhuận cho công ty trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM KẾT
Tên đề tài: “Mối quan hệ giữa lợi nhuận và chi phí của sản phẩm in ấn của công ty TNHH Quảng cáo và Thương Mại An Khánh. Giải pháp tối đa hóa lợi nhuận cho công ty trong thời gian tới”
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Phùng Danh Thắng
Bộ môn: Kinh tế học vi mô
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Tuyên
Lớp: K42F5 – Khoa kinh tế - Trường Đại học Thương Mại
Số điện thoại: 01674553509
Email: trantuyenk42f5@gmail.com
Ngày nộp báo cáo tốt nghiệp: ngày 5 tháng 5 năm 2010
Lời cam kết:
Tôi xin cam đoan bài chuyên đề tôi viết là công trình do chính tôi nghiên cứu soạn thảo. Tôi không sao chép từ bất kỳ một bài viết nào đã được công bố mà không trích dẫn nguồn gốc. Nếu có bất kỳ một sự vi phạm nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
Ngày…..Tháng……Năm 2010
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Tuyên
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Thạc sỹ Phùng Danh Thắng – Bộ môn kinh tế học vi mô, thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giải đáp và tháo gỡ những khó khăn cho em trong suốt thời gian thực tập và hoàn thiện chuyên đề tốt nghiệp này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và toàn thể các cô các chú và các anh các chị đang làm việc tại công ty TNHH Quảng cáo và Thương mại An Khánh, đặc biệt cô Lưu Minh Hà - Giám đốc công ty TNHH Quảng cáo và thương mại An Khánh đã nhiệt tình giúp đỡ em, tạo điều kiện cho em thực tập cũng như làm quen với môi trường làm việc thực tế trước khi em tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ
Hình 1.1 Đồ thị các đường tổng chi phí, tổng chi phí cố định, tổng chi phí biến đổi 6
Hình 1.2 Các đường chi phí bình quân, chi phí cố định bình quân, chi phí biến đổi bình quân 7
Hình 1.3 Đồ thị đường chi phí cận biên 8
Hình 1.4 Mối quan hệ giữa các đường chi phí 8
Hình 1.5 Hình biểu diễn điều kiện tối đa hóa lợi nhuận. 12
Bảng 2.1 Sơ đồ tổ chức của công ty - 1 -
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu 2.2: Tình hình thực hiện doanh thu lợi nhuận của công ty sản phẩm in ấn. - 2 -
Biểu 2.3 Cơ cấu chi phí biến đổi và chi phí cố định sản phẩm in ấn. - 3 -
Biểu 2.4. Tình hình chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong ba năm - 4 -
Biểu 2.5 Tổng hợp từng loại chi phí biến đổi và chi phí cố định. - 5 -
Biểu 2.6 Biểu đồ sự thay đổi từng loại chi phí biến đổi trong ba năm - 6 -
Biểu 2.7 Biểu đồ chi phí cố định thay đổi qua các năm 2007 đến 2009 - 6 -
Biểu 2.8: Tỷ suất lợi nhuận H của công ty trong giai đoạn 2007-2009 18
Biểu 2.9 bảng số liệu về chi phí biến đổi bình quân - 7 -
Biểu 2.10 Bảng số liệu về hàm cầu sản phẩm in ấn của công ty - 8 -
Bảng 2.11Kết quả phân tích hàm chi phí biến đổi bình quân 21
Bảng 2.12 kết quả phân tích hàm cầu 22
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AFC: Chi phí cố định bình quân
ATC: Tổng chi phí bình quân
AVC: Chi phí biến đổi bình quân
BHXH: Bảo hiểm xã hội
BHYT: Bảo hiểm y tế
TC: Tổng chi phí
TFC: Tổng chi phí cố định
TVC: Tổng chi phí biến đổi
MC: Chi phí cận biên
TR: Tổng doanh thu
MR: Doanh thu cận biên
Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.
1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài.
Trên thế giới, các nhà khoa học nghiên cứu và phát hiện ra mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận đã tác động không nhỏ tới nền kinh tế. Tư duy trong việc thực hiện chi phí giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí và đạt tối đa hóa lợi nhuận là điều cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp tổ chức và cá nhân trong xã hội. Nó không chỉ đánh giá được việc quản lý hiệu quả của doanh nghiệp, tổ chức mà còn giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định nhanh chóng dựa vào việc thực hiện chi phí và lợi nhuận hiệu quả. Hơn nữa việc thực hiện chi phí và lợi nhuận không chỉ là mối quan tâm của chủ thể trong doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm của đơn vị chủ thể ngoài doanh nghiệp. Thực hiện tốt chi phí và lợi nhuận sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện tốt chi phí tài chính trong doanh nghiệp, lưu động vốn trong doanh nghiệp, đảm bảo với các chủ thể quan tâm về khả năng chi trả tài của doanh nghiệp. Đảm bảo uy tín của doanh nghiệp với khách hàng và tổ chức, doanh nghiệp liên quan.
Công ty TNHH Quảng cáo và Thương mại An Khánh thực hiện việc quản lý chi phí và lợi nhuận trong suốt thời gian từ năm 2006 đến năm 2009 và tiếp tục thực hiện trong thời gian tới để đạt được mục đích của mình trong sản xuất kinh doanh. Mặc dù với nỗ lực của toàn bộ công nhân viên và ban lãnh đạo trong công ty luôn cố gắng đạt hiểu quả tối ưu. Nhưng doanh nghiệp cũng không gặp ít khó khăn trong việc giảm chi phí để giảm giá thành sản phẩm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Giá cả mặt hàng, nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất kinh doanh ngày càng tăng cao cộng với việc ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh. Việc thực hiện chi phí biến đổi của doanh nghiệp có xu hướng tăng nhanh hơn so với chi phí cố định. Hơn nữa doanh nghiệp muốn cạnh tranh với doanh nghiệp khác với giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh. Doanh thu và lợi nhuận của công ty tăng lên không đáng kể so với chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra nhất là năm 2009 so với năm 2008. Vì vậy vấn đề đặt ra với doanh nghiệp hiện nay cần phải nghiên cứu mối quan hệ giữa lợi nhuận và chi phí sản phẩm in, tìm ra giải pháp tối đa hóa lợi nhuận.
1.2 Xác lập và tuyên bố
Nhận thức từ việc nghiên cứu lợi nhuận và chi phí của doanh nghiệp, thấy được tính cấp thiết cần phải nghiên cứu để đưa ra giải pháp cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, em đã chọn đề tài nghiên cứu sau: “Mối quan hệ giữa lợi nhuận và chi phí của sản phẩm in ấn của công ty TNHH Quảng cáo và Thương Mại An Khánh. Giải pháp tối đa hóa lợi nhuận cho công ty trong thời gian tới” làm đề tài nghiên cứu.
Đề tài thực hiện nghiên cứu những vấn đề: Thực trạng thực hiện chi phí lợi nhuận trong ba năm từ năm 2007 đến năm 2009. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất kinh doanh và lợi nhuận, sử dụng mô hình kinh tế lượng để phân tích làm rõ hơn về mối quan hệ giữa lợi nhuận và chi phí. Đưa ra những giải pháp kiến nghị để giảm thiểu chi phí tối đa hóa lợi nhuận, và đưa ra những giải pháp nhằm làm tăng lợi nhuận của công ty.
Vấn đề đặt ra với đề tài sẽ nghiên cứu chi phí và lợi nhuận của công ty có mối quan hệ như thế nào? Và biện pháp nào sau khi nghiên cứu mối quan hệ đó để làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên và đạt tối đa.
1.3 Công trình nghiên cứu liên quan.
Trước khi thực hiện nghiên cứu đề tài tác giả đã nghiên cứu những đề tài khoa học có liên quan nhằm làm rõ được vấn đề của đề tài, có sự so sánh mục đích nghiên cứu với các đề tài khác và tham khảo những nghiên cứu đó.
Đề tài 1. “Kích cầu sản phẩm in ấn và quảng cáo ở thị trường Hà nội của công ty TNHH Luckhouse thực trạng và giải pháp”. Nguyễn Văn Chung K41f1. (2009). Chuyên đề tốt nghiệp, trường Đại học Thương Mại.
Đối với đề tài này mới chỉ nghiên cứu để đưa ra giải pháp kích cầu cho sản phẩm in mà chưa nghiên cứu về chi phí và lợi nhuận nhằm giúp doanh nghiệp thực hiện mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận trong doanh nghiệp.
Đề tài 2. Mối quan hệ giữa lợi nhuận và chi phí và một số giả pháp tối đa hóa lợi nhuận trong kinh doanh thiết bị văn phòng của CTCP Đức Lân trong giai đoạn hiện nay. Nguyễn THị Thanh Tiếp k41F3. (2009). Luận văn tốt nghiệp, trường đại học Thương mại.
Đối với đề tài này cùng nghiên cứu mối quan hệ chi phí và lợi nhuận nhưng mới chỉ nghiên cứu mặt hàng thiết bị văn phòng nghiên cứu về sản phẩm in ấn.
Đề tài 3. Đánh giá mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí và một số giải pháp tăng doanh thu tại thị trường Nam Định của công ty cổ phần bia ong Xuân Thủy. (2009) luận văn tốt nghiệp, trường Đại học Thương Mại.
Đề tài này chủ yếu nghiên cứu về doanh thu và chi phí mà chưa có nghiên cứu và đưa ra giải pháp để tăng lợi nhuận, chỉ chú trọng tới vấn đề tăng doanh thu mà thực chất chưa biết được nó có làm tăng lợi nhuận của công ty hay không?
Như vậy, chưa có đề tài nào nghiên cứu về mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận của sản phẩm in ấn và giải pháp tối đa hóa lợi nhuận đối với sản phẩm in ấn mà chỉ liên quan tới một phần lĩnh vực nghiên cứu của đề tài.
1.4 Mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu lý luận: hệ thống hóa một số lý thuyết về chi phí, lợi nhuận và mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận. Phân tích ý nghĩa của việc thực hiện chi phí và lợi nhuận, các nhân tố làm tăng lợi nhuận.
Mục tiêu thực tiễn: dựa trên số liệu và sự nghiên cứu thực tiễn của công ty đưa ra mô hình phân tích tình hình thực tế trong doanh nghiệp. Dựa trên việc thu thập, sử lý, phân tích số liệu của tình hình thực hiện chi phí và lợi nhuận của công ty. Đưa ra mô hình đánh giá việc thực hiện chi phí lợi nhuận của công ty. Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp nhằm tối đa hóa lợi nhuận trong thời gian tới, loại trừ các chi phí không cần thiết cho công ty.
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.5.1 Đối tượng nghiên cứu
Công ty sản xuất và tiêu thụ sản phẩm in ấn và các sản phẩm liên quan đến in ấn và quảng cáo của công ty trách nhiệm hữu hạn quảng cáo và thương mại An Khánh. Sản phẩm chính của công ty là các sản phẩm về in ấn: danh thiếp, giấy tiêu đề, bao thư, tờ rơi, poster, thực đơn, coupon, bằng khen, thiệp chúc mừng, thiệp mời, lịch.... vì vậy đối tượng nghiên cứu của đề tài những con số về chi phí, lợi nhuận của sản phẩm in ấn và ý nghĩa của nó, mối q;uan hệ giữa chi phí và lợi nhuận của sản phẩm in ấn của công ty TNHH Quảng cáo và Thương mại An Khánh.
1.5.2 Phạm vi nghiên cứu.
Không gian: đề tài nghiên cứu chi phí và lợi nhuận, mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận trong công ty TNHH Quảng cáo và Thương mại An Khánh, tại địa bàn Hà Nội.
Thời gian: Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra từ đầu năm 2006 đến nay. Vì vậy phạm vi nghiên cứu cửa đề tài đề cập đến những vấn đề liên quan được lấy từ đầu năm 2007 đến cuối năm 2009, do năm 2006 doanh nghiệp mới thành lập nên việc hoạt động sản xuất kinh doanh còn nhỏ và chưa ổn định.
1.6 Nguồn số liệu nghiên cứu.
Nguồn số liệu của sản phẩm in ấn sử dụng chủ yếu là số liệu thứ cấp bao gồm: báo cáo tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2006 đến năm 2009, bảng lương, tình hình nhân sự trong công ty TNHH Quảng cáo và Thương mại An Khánh.
1.7 Kết cấu đề tài.
Bao gồm: ngoài lời cam kết, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, tài liệu tham khảo thì đề tài gồm có ba chương nội dung.
Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.
Chương 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHI PHÍ, LỢI NHUẬN VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TNHH QUẢNG CÁO VÀ THƯƠNG MẠI AN KHÁNH.
1.8 Một số khái niệm và nội dung cơ sở nghiên cứu.
1.8.1 Lý luận chung về chi phí
1.8.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất:
Chi phí là khái niệm cơ bản trong kinh tế học, là sự hao phí về nguồn lực để các doanh nghiệp đạt được mục tiêu cụ thể. Tức là số tiền phải trả để thực hiện các hoạt động kinh tế như sản xuất, giao dich… nhằm mua được các loại hàng hóa dịch vụ cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh.
Chi phí sản xuất là số tiền mà một nhà sản xuất hay doanh nghiệp phải chi để mua các yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất hàng hóa nhằm mục đích thu lợi nhuận. Bộ giáo dục và đào tạo(2006) Giáo trình kinh tế học vi mô, NXB GD
1.8.1.2 Phân loại chi phí sản xuất.
* Theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm sản xuất.
TFC - Chi phí cố định: là những chi phí không phụ thuộc trực tiếp vào số lượng và cơ cấu hàng hóa tiêu thụ. Trong thực tế đó là những chi phí khấu hao, tiến hành thuê nhà và tài sản, lương hành chính, bảo hiểm… Phạm Công Đoàn Nguyễn Cảnh Lịch (2004), giáo trình kinh tế doanh nghiệp thương mại NXBTK
TVC – Chi phí biến đổi: là những chi phí phụ thuộc trực tiếp vào số lượng và cơ cấu hàng hóa tiêu thụ.2
MC – Chi phí cận biên, là mức tăng tổng chi phí khi sản lượng tiêu thụ tăng thêm một đơn vị. Điều đó cho thấy nếu giá bán một đơn vị sản phẩm cao hơn chi phí biên thì việc tăng sản lượng hàng hóa là có lợi nhuận.2
Tổng chi phí: là tổng chi phí cố định và chi phí biến đổi.2
* Theo tiêu thức tiếp cận chi phí:
Chi phí kinh tế: Là giá trị toàn bộ các chi phí để sử dụng các yếu tố đầu vào một phần các chi phí cơ hội tiềm ẩn. Phạm Văn Minh (2007), kinh tế học vi mô 2 trường KTQD,NXB LĐ XH
Chi phí kế toán: là những khoản chi phí mà doanh nghiệp phải thực sự bỏ ra để sản xuất hàng hóa và dịch vụ trong một thời kỳ được thể hiện trên sổ sách kế toán.3
Chi phí cơ hội: là những khoản chi phí bị mất đi do không sử dụng nguồn lựa chọn theo phương án tối ưu.3
* Theo công dụng kinh tế:
Chi phí sản xuất chung: phản ánh chi phí sản xuất chung của nhà máy, phân xưởng trong doanh nghiệp bao gồm lương công nhân quản lý nhà máy, phân xưởng, các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất, khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của nhà máy, phân xưởng và những chi phí khác liên quan đến hoạt động của phân xưởng, nhà máy sản xuất. Ngô thế chi, Trương Thị Thủy 2008. kế toán tài chính, nxb tài chính
Chi phí bán hàng: gồm toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến công việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ trong kỳ.4
Chi phí quản lý doanh nghiệp: gồm toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến quản trị kinh doanh và quản trị hành chính trong phạm vi toàn doanh nghiệp mà không tách được cho bất cứ hoạt động của phân xưởng hay nhà máy nào. Ngô thế chi, Trương Thị Thủy 2008. kế toán tài chính, nxb tài chính
1.8.1.3 Chỉ tiêu phân tích.
a. Tổng chi phí (TC)
Là tổng tất cả các loại chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất ra mức sản lượng Q trong một thời kỳ nhất định. Bộ giáo dục đào tạo (2006), giáo trình kinh tế học vi mô, nxb GD
Công thức: TC = TFC + TVC
Trong đó: TFC: tổng chi phí biến đổi
TVC: tổng chi phí biến đổi
Đồ thị
Hình 1.1 Đồ thị các đường tổng chi phí, tổng chi phí cố định, tổng chi phí biến đổi
Nhận xét: hai đường TC và TVC song song với nhau vì sản xuất thêm một đơn vị sản lượng thì tổng chi phí và tổng chi phí biến đổi cũng tăng lên một lượng là như nhau, khoảng cách giữa TC và TVC đúng bằng TFC.
b. Chi phí bình quân (ATC)
Chi phí bình quân là chi phí sản xuất cho một đơn vị sản phẩm. Chi phí trung bình là chỉ tiêu quan tâm cơ bản của người sản xuất.Nicholson, Intetmediate microconomics
Công thức:
ATC = AFC + AVC
hoặc: ATC =
Trong đó: AFC là chi phí cố định bình quân
AVC là chi phí biến đổi bình quân
Đồ thị minh họa:
Hình 1.2 Các đường chi phí bình quân, chi phí cố định bình quân, chi phí biến đổi bình quân
c. Chi phí cận biên (MC)
Khái niệm chi phí cận biên là phần tăng lên về chi phí chí ở sản phẩm biên. 7
Công thức:
Với: rTC = TC1 – TC2
r= Q1 – Q2
Trong đó: TC1: Tổng chi phí sản xuất ở sản lượng Q1
TC2: Tổng chi phí sản xuất ở sản lượng Q2
TC’(Q): Đạo hàm bậc nhất của TC theo Q
Đồ thị:
Hình 1.3 Đồ thị đường chi phí cận biên
d. Mối quan hệ giữa các đường chi phí.
* Đồ thị:
Hình 1.4 Mối quan hệ giữa các đường chi phí
* Mối quan hệ giữa các đường chi phí
Khi chi phí biên thấp hơn tổng chi phí trung bình (MC < AC) thì nó kéo chi phí trung bình xuống, làm cho đường chi phí trung bình dốc xuống.
Khi chi phí biên vừa bằng với chi phí trung bình (MC = AC) thì chi phí trung bình không giảm nữa và lúc đó chi phí trung bình đạt cực tiểu. Đường MC và AC giao nhau tại điểm cực tiểu của AC.
Khi MC trên đường AC (MC > AC) Q tăng thì chi phí bình quân tăng lên, đường AC dốc lên.
MC đạt cực tiểu trước AC và AVC, AVC đạt cực tiểu trước khi AC đạt cực tiểu. Đường MC đi qua điểm cực tiểu của AVC và AC.
1.8.1.4 Nhân tố ảnh hưởng tới chi phí sản xuất.
a. Nhân tố khách quan:
Giá cả yếu tố đầu vào: lao động, vốn, nguyên liệu, vật liệu… Ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Giá đầu vào tăng sẽ khiến chi phí của doanh nghiệp tăng nhanh, giá thành tăng lên làm doanh nghiệp giảm khẳ năng tiêu thụ sản phẩm, làm giảm doanh thu của doanh nghiệp. Và ngược lại với chi phí đầu vào giảm…
Cơ chế quản lý; Hiện nay cơ chế quản lý đối với doanh nghiệp ngày càng thông thoáng tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh theo pháp luật. Giảm chi phí trong các trường hợp không đáng có giảm xuống đáng kể. Cơ chế thì được minh bạch hóa.
Hệ thống cơ sở hạ tầng: giao thông vận tải, viễn thông ngày càng tác động lớn đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Chi phí vẩn tải tác động không nhỏ tới giá thành sản phẩm.
Khoa học kỹ thuật: gia nhập WTO là một trong những mục tiêu nhằm ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nền công nghiệp, tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Tình hình dân cư: mức sống của người dân tăng lên đòi hỏi thu nhập của họ ngày càng phải được cải thiện. Chính vì vậy chi phí cho lao động ngày nay càng quan trọng đối với việc quản lý tình hình nhân sự của công ty một cách chặt chẽ.
b. Nhân tố chủ quan:
Khả năng tổ chức quản lý doanh nghiệp: việc tổ chức công ty hợp lý sẽ giúp cho việc quản lý hiệu quả. Huy động mọi nguồn lực cho mục tiêu của doanh nghiệp đạt hiểu quả cao. Quản lý tốt cũng giúp doanh nghiệp tránh được thất thoát tổn thất cho doanh nghiệp.
Sử dụng công nghệ tiên tiến: giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí thuê thêm nhân công.
1.8.2 Lý luận chung về lợi nhuận
1.8.2.1 Khái niệm:
Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí. Là mục tiêu kinh tế cao nhất, là điều kiện tồn tại và phát triển cảu doanh nghiệp. Động cơ lợi nhuận là một bộ phận hợp thành quyết định tạo ra sự hoạt động thắng lợi của thị trường hàng hóa và dịch vụ. Công thức xác định: Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí
= TR – TC hoặc = (P – AC) x Q
1.8.2.2 Phân loại:
Lợi nhuận kế toán: Được xác định bằng cách lấy doanh thu trừ đi chi phí tính toán. Đó là khoản chi phí không tính đến những chi phí tiềm ẩn hay chi phí cơ hội.
Lợi nhuận kinh tế: được xác định bằng tổng doanh thu trừ đi chi phí kinh tế. So với lợi nhuận tính toán, lợi nhuận kinh tế nhỏ hơn do khi tính toán ta phải trừ đi những khoản chi phí tiềm ẩn hay chi phí cơ hội của doanh nghiệp mất đi khi thực hiện dự án kinh doanh này.
1.8.2.3 Các nhân tố tác động tới lợi nhuận.
Doanh thu và chi phí tác động trực tiếp tác động tới lợi nhuận. Doanh thu tăng, chi phí giảm sẽ làm lợi nhuận tăng lên. Còn doanh thu giảm, chi phí tăng sẽ làm lợi nhuận giảm. Nói cách khác, doanh thu có mối quan hệ tỉ lệ thuận với lợi nhuận, còn chi phí có mối quan hệ tỉ lệ nghịch với lợi nhuận.
Tỷ lệ giữa lao động và vốn thay đổi làm tác động đến sản lượng thu được, ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành và chất lượng, vì vậy nó ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp.
Các biện pháp xúc tiến sản phẩm: marketing, PR, xúc tiến bán… các biện pháp nhằm kích cầu tiêu dùng của khách hàng, làm cho khách hàng hướng đến tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp. Cầu tăng thì sẽ làm cho doanh thu tăng cuối cùng là lợi nhuận sẽ tăng theo.
Giá cả và chất lượng của các đầu vào và phương pháp kết hợp các đầu vào trong quá trình sản xuất kinh doanh. Giá bán hàng hóa và dịch vụ cùng toàn bộ hoạt động nhằm thúc đẩy nhanh quá trình tiêu thụ và thu hồi vốn, đặc biệt là hoạt động xúc tiến thương mại và hoạt động marketing, công tác tài chính.
1.8.2.4 Ý nghĩa kinh tế của lợi nhuận
Là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh toàn bộ kết quả và hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh.
Là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Đáp ứng được nhu cầu tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp. Lợi nhuận là tiền thưởng cho việc chịu mạo hiểm là phần thu nhập bảo hiểm khi vỡ nợ, phá sản, sản xuất không ổn định.
1.8.3 Mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận.
1.8.3.1 Doanh thu và doanh thu cận biên.
Doanh thu: là tổng số tiền mà doanh nghiệp thu được sau khi bán được các hàng hóa hoặc dịch vụ trên thị trường.
Công thức: TR = P(Q) x Q = aQ – bQ2
Doanh thu cận biên: là mức doanh thu tăng thêm khi bán thêm được một đơn vị hàng hóa hoặc dịch vụ
Công thức: MR = rTR/rQ = TR’(Q)
1.8.3.2 Điều kiện tối đa hóa lợi nhuận.
Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp chọn mức sản lượng mà tại đó chênh lệch giữa doanh thu và chi phí là lớn nhất. Điều này có thể đạt được khi đạo hàm bậc nhất của hàm lợi nhuận bằng không.
Do vậy để tối đa hóa lợi nhuận doanh nghiệp sẽ chọn mức sản lượng q*, tại đó doanh thu biên bằng chi phí biên và MR trên đường MC. Hình vẽ minh họa.
Tại điểm MR giao với MC, mức sản lượng doanh nghiệp đ