Nợcông đang gia tăng ởcác quốc gia trên toàn thếgiới do ảnh hưởng trầm trọng
của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Sựgia tăng trong nợcông đã làm tăng thêm
những lo ngại liệu rằng nợcông sẽtác động nhưthếnào đến tăng trưởng kinh tế? Cơchế
tác động của nó? Cơsởnào đểxác định sựtác động đó? Và có những bằng chứng lịch sử
giúp củng cốnhững quan điểm đã đưa ra không?
Chúng tôi xem xét rất nhiều các quan điểm vềmối quan hệgiữa nợcông và tăng
trưởng kinh tếvà tiến hành thu thập bằng chứng thực nghiệm qua các nước, nhóm quốc
gia khác nhau. Chúng tôi đã rút ra được những kết luận quan trọng. Thứnhất,các nước
có bối cảnh kinh tếkhác nhau sẽcó ngưỡng nợcông khác nhau thông qua tìm hiểu nợ
công của Nigeria và Nam Phi. Thứhai, nợcông tác động phi tuyến đến tăng trưởng kinh
tế. Nhóm 20 nước phát triển và 24 nước đang phát triển mà chúng tôi đềcập đến trong
bài nghiên cứu đều có ngưỡng nợlà 90% GDP. Khi nợdưới ngưỡng 90% GDP thì nợ
càng tăng, tốc độtăng trưởng kinh tếcàng tăng. Khi nợtrên ngưỡng này, tốc độtăng
trưởng kinh tếgiảm khi nợtăng, cụthểlà ởcác nước phát triển, tốc độtăng trưởng bình
quân giảm đột ngột từ5% xuống thấp hơn 0%; ởnhóm nước mới nổi, tốc độtăng trưởng
bình quân giảm từ4% xuống còn 1%. Kết quảngưỡng nợ90% GDP của các nước Khu
vực Đồng tiền chung Châu Âu củng cốthêm một cách vững chắc cho mối quan hệphi
tuyến giữa nợcông và tăng trưởng kinh tế. Thứba,trần nợlà chỉtiêu quản lý nợtốt hơn
ngưỡng nợ. Chúng tôi cũng tìm hiểu ngưỡng nợcủa Ấn Độvà thấy rằng Ấn Độ đang
chịu gánh nặng nợlớn 78% GDP 2008/2009 và Ấn Độ đềnghị4 kịch bản để đưa nợcông
về“trần nợ” thận trọng 60 – 65% GDP. Tuy nhiên, ngưỡng nợmà IMF khuyến nghịcho
các nền kinh tếmới nổi trong đó có Việt Nam lại là 35-40% GDP đểcó thểtạo ra được
một khoảng trống tiếp nhận các rủi ro tiềm ẩn và không thể đo lường hết.
Nợcông tác động đến tăng trưởng kinh tếthông qua một sốkênh truyền dẫn, trong
đó chúng tôi nghiên cứu 4 kênh sau: tiết kiệm tư, đầu tưcông, lãi suất dài hạn và thuế.
Lưu ý rằng, nợcông tác động lên lãi suất dài hạn là không rõ ràng.
133 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1970 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mối quan hệ giữa ngưỡng nợ và tăng trưởng kinh tế– vấn đề quản lý nợ công ởViệt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
-----------------
CÔNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
“NHÀ KINH TẾ TRẺ – NĂM 2011”
TÊN CÔNG TRÌNH:
MỐI QUAN HỆ GIỮA NGƯỠNG NỢ VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ – VẤN ĐỀ
QUẢN LÝ NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM
THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC KINH TẾ
ii
Contents
DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ .............................................................................IV
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................... V
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................VII
CHƯƠNG 1. TÁC ĐỘNG CỦA NỢ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ – Ý
NGHĨA CỦA NGƯỠNG NỢ VÀ TRẦN NỢ QUỐC GIA............................................ 1
1.1. TÁC ĐỘNG CỦA NỢ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ - BẰNG
CHỨNG THỰC NGHIỆM.............................................................................................. 1
1.1.1. Năm quan điểm về tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế............... 1
1.1.2. Môi trường kinh tế dẫn đến sự tác động khác nhau của nợ công đối với
tăng trưởng kinh tế: so sánh giữa Nigeria và Nam Phi ............................................ 7
1.1.3. Nợ công vượt ngưỡng 90% GDP thì tăng trưởng kinh tế giảm – Bằng chứng ở
các nước phát triển, mới nổi và nhóm nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu. ...... 13
1.2 QUẢN LÝ NỢ CÔNG THEO TRẦN NỢ THÔNG QUA THAM KHẢO NGƯỠNG
NỢ CỦA MỖI QUỐC GIA – BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI ẤN ĐỘ ............ 18
1.2.1. Trần nợ –cách xác định trần nợ....................................................................... 18
1.2.2. Quản lý nợ công theo trần nợ 60 – 65% GDP của Ấn Độ............................... 21
1.3. IMF KHUYẾN NGHỊ MỨC TRẦN NỢ CÔNG 35-40% GDP CHO CÁC NỀN
KINH TẾ MỚI NỔI, TRONG ĐÓ CÓ VIỆT NAM....................................................... 23
CHƯƠNG 2: NHỮNG KÊNH TRUYỀN DẪN TRUNG GIAN CỦA NỢ CÔNG
ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ.......................................................................... 26
2.1. CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA NỢ CÔNG LÊN TĂNG TRƯỞNG THÔNG QUA
NHỮNG KÊNH TRUYỀN DẪN TRUNG GIAN......................................................... 26
2.1.1. Nợ công vượt ngưỡng 82 – 91% GDP, tiết kiệm tư nhân sẽ chững lại ........... 27
2.1.2. Nợ công vượt ngưỡng 45% - 68% GDP, tỷ lệ đầu tư công giảm dần ............. 29
2.1.3. Mối quan hệ giữa nợ công và lãi suất là không rõ ràng ................................. 30
2.1.4. Nợ công tăng cao gây áp lực tăng thuế trong tương lai để ổn định nợ ........... 32
2.2. ĐIỂM KHÁC BIỆT Ở VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NỢ CÔNG ĐẾN TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ THÔNG QUA KÊNH TIẾT KIỆM TRONG NƯỚC VÀ THUẾ -
THỐNG KÊ MÔ TẢ GIAI ĐOẠN 1990-2009 .............................................................. 34
2.2.1. Nợ nước ngoài và tiết kiệm trong nước có mối quan hệ ngược chiều – giai
đoạn 1990-2009 ......................................................................................................... 35
2.2.2. Nợ nước ngoài và thuế có mối quan hệ ngược chiều – giai đoạn 1990-2009.37
CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NỢ CÔNG CỦA
INDONESIA, BRAZIL, TRUNG QUỐC VÀ PHILIPPINES – THẤT BẠI VÀ
THÀNH CÔNG TỪ SỰ KHÁC NHAU VỀ QUAN ĐIỂM QUẢN LÝ...................... 40
3.1. THÀNH CÔNG TRONG VIỆC ĐÀM PHÁN GIÃN NỢ VÀ THIẾT LẬP SÁU
BƯƠC QUẢN LÝ NỢ CÔNG HIỆU QUẢ CỦA INDONESIA ................................... 41
iii
3.2 THÀNH CÔNG TRONG VIỆC PHÁT HÀNH CÁC LOẠI TRÁI PHIẾU CHÍNH
PHỦ NỘI ĐỊA CỦA BRAZIL ....................................................................................... 46
3.3 CHÚ TRỌNG PHÁT TRIỂN FDI VÀ HỆ THỐNG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG
CHẶT CHẼ CỦA TRUNG QUỐC................................................................................ 50
3.4 KHÔNG CÓ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NỢ CÔNG DÀI HẠN VÀ KẾ HOẠCH
TRẢ NỢ HIỆU QUẢ DẪN ĐẾN KHỦNG HOẢNG NỢ Ở PHILIPPINES DƯỚI ẢNH
HƯỞNG CỦA KHỦNG HOẢNG DẦU MỎ Ở MEXICO............................................ 52
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM VÀ KHUYẾN
NGHỊ GIẢI PHÁP........................................................................................................... 54
4.1. GIẢI PHÁP THUỘC VỀ KỸ THUẬT QUẢN LÝ NỢ: QUY TRÌNH QUẢN LÝ
NỢ CÔNG VIỆT NAM CẦN ĐƯỢC KIỂM SOÁT CHẶT CHẼ VÀ CÓ SỰ THAM
GIA CỦA LĨNH VỰC TƯ NHÂN................................................................................. 54
4.2 QUẢN LÝ NỢ CÔNG VỀ MẶT THỂ CHẾ BAO GỒM HOÀN THIỆN HỆ
THỐNG PHÁP LUẬT, NÂNG CÁO TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ, KẾT
HỢP CÁC CHÍNH SÁCH VÀ PHÂN NHIỆM CHỨC NĂNG QUẢN LÝ PHÙ HỢP 71
4.2.1. Hoàn thiện hệ thống luật pháp, nâng cao vấn đề đạo đức và chuyên môn
nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ cán bộ ....................................................................... 71
4.2.2 Chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá cần có sự phối hợp hiệu quả để tác
động tích cực đến tăng trưởng kinh tế ....................................................................... 73
4.2.3 Chức năng và nhiệm vụ của cơ quan quản lý nợ công ..................................... 74
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 77
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 79
PHỤ LỤC A1: THỐNG KÊ THEO THỜI GIAN VỀ DIỄN BIẾN CỦA TĂNG
TRƯỞNG KINH TẾ KHI NỢ CÔNG THAY ĐỔI ....................................................... 79
PHỤ LỤC A2: NHỮNG KẾT QUẢ THU ĐƯỢC TỪ ƯỚC LƯỢNG MÔ HÌNH HỒI
QUY SỰ TÁC ĐỘNG CỦA NỢ CÔNG ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA
NIGERIA VÀ NAM PHI. .............................................................................................. 81
PHỤ LỤC A3: MỐI QUAN HỆ TRỰC TIẾP GIỮA NỢ VÀ TĂNG TRƯỞNG GDP
THEO ĐẦU NGƯỜI ..................................................................................................... 82
PHỤ LỤC A4: QUẢN LÝ NỢ CÔNG THEO TRẦN NỢ 60-65% GDP CỦA ẤN ĐỘ 89
PHỤ LỤC A5: SỰ KHÔNG KHOAN NHƯỢNG CỦA NỢ-TRƯỜNG HỢP ẤN ĐỘ.91
PHỤ LỤC A6: STRESS TEST ...................................................................................... 97
PHỤ LỤC A7: PHÂN TÍCH CỦA CÁC KÊNH TRUYỀN DẪN THÔNG QUA ĐÓ NỢ
CÔNG CÓ THỂ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ ............................. 99
PHỤ LỤC A8: MỐI QUAN HỆ GIỮA NỢ CÔNG VÀ LÃI SUẤT – BÀI NGHIÊN
CỨU CỦA LUIGI MARATTIN VÀ SIMONE SALOTTI (7/2006) ........................... 103
PHỤ LỤC A9: SỰ KHÁC BIỆT TRONG ĐỊNH NGHĨA NỢ CÔNG CỦA VIỆT NAM
VÀ IMF........................................................................................................................ 107
PHỤ LỤC A10: CÂU LẠC BỘ PARIS VÀ CÂU LẠC BỘ LUÂN ĐÔN................... 111
PHỤ LỤC A11: BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ ................................................................................................112
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................122
iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Nợ công, tăng trưởng: những nền kinh tế phát triển chọn lọc, 1946-2009.
Hình 1.2: Nợ công, tăng trưởng và lạm phát: những thị trường mới nổi được chọn lọc,
1946-2009.
Hình 1.3: Nợ công định giá bằng đồng nội tệ, 2004 – 2009
Hình 2.1: Nợ nước ngoài, tiết kiệm trong nước và tăng trưởng kinh tế Việt Nam (1999-
2009)
Hình 2.2: Nợ nước ngoài, thuế và tăng trưởng kinh tế Việt Nam (1999-2009)
Hình 3.1: Tỷ lệ nợ ròng/GDP của Brazil
Hình 3.2: Nợ trong nước và nước ngoài do khu vực công nắm giữ
Hình 3.3: Cơ cấu nợ công nước ngoài theo đồng tiền
Hình 3.4: DPMFi (Nợ nội địa) nắm giữ bởi khu vực công
Hình 4.1: Dư nợ nước ngoài của Chính Phủ và được Chính Phủ bảo lãnh (2005-2009)
Hình 4.2: Xu hướng nợ công và các loại nợ công Việt Nam, Cơ cấu nợ công Việt Nam
2009.
Hình 4.3: Nợ của Doanh nghiệp Nhà nước và Chính phủ năm 2008 và 2009
Hình 4.4: Tỷ lệ các loại tiền định danh các khoản nợ công của Việt Nam
v
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu Tên Tiếng Anh Tên Tiếng Việt
ADB Asia Development Bank Ngân hàng phát triển Châu Á
EMU European Monetary Union Liên minh Tiền tệ Châu Âu
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP Gross Domestic product Tổng sản phẩm quốc nội
GNP Gross National Product Tổng sản lượng quốc gia
GNI Gross National Income Tổng thu nhập quốc dân
GoI Government of Indonesia Chính phủ của Indonesia
INDRA Indonesian Debt Restructuring
Agency
Tái cấu trúc nợ Indonesia
IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ quốc tế
JITF Jakarta Initiative Task Force Lực lượng hỗ trợ nhiệm vụ của
Jakarta
OECD Organization for Economic Co-
operation and Development
Tổ chức hợp tác và phát triển
kinh tế
vi
PPG Public and Publicly Guaranteed Nợ nước ngoài được bảo lãnh
SOEs State owned Enterprises Doanh nghiệp nhà nước
VDB VietNam Development Bank Ngân hàng phát triển Việt Nam
TABMIS Treasury and Budget
Management Information System
Hệ thống thông tin quản lý về
kho bạc và ngân sách
TFP Total factor Productivity Tổng năng suất các yếu tố
UNDP United Nations Development
Programme
Chương trình Phát triển Liên hiệp
quốc
VECM Vector Error Correction Model Mô hình vecto tự hồi quy
WB World Bank Ngân hàng thế giới
vii
LỜI MỞ ĐẦU
Nợ công đang gia tăng ở các quốc gia trên toàn thế giới do ảnh hưởng trầm trọng
của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Sự gia tăng trong nợ công đã làm tăng thêm
những lo ngại liệu rằng nợ công sẽ tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế? Cơ chế
tác động của nó? Cơ sở nào để xác định sự tác động đó? Và có những bằng chứng lịch sử
giúp củng cố những quan điểm đã đưa ra không?
Chúng tôi xem xét rất nhiều các quan điểm về mối quan hệ giữa nợ công và tăng
trưởng kinh tế và tiến hành thu thập bằng chứng thực nghiệm qua các nước, nhóm quốc
gia khác nhau. Chúng tôi đã rút ra được những kết luận quan trọng. Thứ nhất, các nước
có bối cảnh kinh tế khác nhau sẽ có ngưỡng nợ công khác nhau thông qua tìm hiểu nợ
công của Nigeria và Nam Phi. Thứ hai, nợ công tác động phi tuyến đến tăng trưởng kinh
tế. Nhóm 20 nước phát triển và 24 nước đang phát triển mà chúng tôi đề cập đến trong
bài nghiên cứu đều có ngưỡng nợ là 90% GDP. Khi nợ dưới ngưỡng 90% GDP thì nợ
càng tăng, tốc độ tăng trưởng kinh tế càng tăng. Khi nợ trên ngưỡng này, tốc độ tăng
trưởng kinh tế giảm khi nợ tăng, cụ thể là ở các nước phát triển, tốc độ tăng trưởng bình
quân giảm đột ngột từ 5% xuống thấp hơn 0%; ở nhóm nước mới nổi, tốc độ tăng trưởng
bình quân giảm từ 4% xuống còn 1%. Kết quả ngưỡng nợ 90% GDP của các nước Khu
vực Đồng tiền chung Châu Âu củng cố thêm một cách vững chắc cho mối quan hệ phi
tuyến giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế. Thứ ba, trần nợ là chỉ tiêu quản lý nợ tốt hơn
ngưỡng nợ. Chúng tôi cũng tìm hiểu ngưỡng nợ của Ấn Độ và thấy rằng Ấn Độ đang
chịu gánh nặng nợ lớn 78% GDP 2008/2009 và Ấn Độ đề nghị 4 kịch bản để đưa nợ công
về “trần nợ” thận trọng 60 – 65% GDP. Tuy nhiên, ngưỡng nợ mà IMF khuyến nghị cho
các nền kinh tế mới nổi trong đó có Việt Nam lại là 35-40% GDP để có thể tạo ra được
một khoảng trống tiếp nhận các rủi ro tiềm ẩn và không thể đo lường hết.
Nợ công tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua một số kênh truyền dẫn, trong
đó chúng tôi nghiên cứu 4 kênh sau: tiết kiệm tư, đầu tư công, lãi suất dài hạn và thuế.
Lưu ý rằng, nợ công tác động lên lãi suất dài hạn là không rõ ràng.
viii
Sự tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế cần được kiểm soát trong một
môi trường quản lý nợ công hiệu quả, do đó, chúng tôi xem xét kinh nghiệm quản lý nợ
công của Indonesia, Brazil, Trung Quốc và Philippines. Đồng thời phân tích tình trạng nợ
công Việt Nam hiện tại để đề xuất những khuyến nghị về quản lý nợ công cho Chính
Phủ, cụ thể hơn là cho Bộ Tài Chính để nợ công thật sự là một công cụ tài chính tốt giúp
phát triển đất nước.
Đối với bài nghiên cứu này, chúng tôi sẽ thiết kế nội dung thành 4 chương lớn,
không tuân theo khuôn mẫu những bài nghiên cứu truyền thống với 3 chương chủ đạo, lý
thuyết, thực trạng và giải pháp, mà trong bài viết này, với mỗi chương, chúng tôi bố cục
theo dạng giải quyết sáng tỏ từng vấn đề, trong đó, bao gồm lý thuyết tổng quan về vấn
đề được đưa ra, những bằng chứng thực nghiệm trên thế giới và liên hệ ngay đến Việt
Nam.
Chương 1: Chúng tôi tiến hành dẫn chứng những quan điểm của nhiều nhà kinh tế
học và những phương pháp tính toán khác nhau để minh chứng cho một nhận định
chung: nợ công thực sự tác động đến tăng trưởng kinh tế. Với mỗi quốc gia, nhóm quốc
gia, kể cả Việt Nam, chúng tôi sẽ trình bày lý thuyết, phương pháp đo lường sự tác động
và kết quả thu được để làm bằng chứng thực nghiệm cho nhận định sự tác động của nợ
công đến tăng trưởng kinh tế thông qua:
- Nigeria và Nam Phi.
- Nhóm nước phát triển và đang phát triển.
- Khu vực sử dụng đồng tiền chung Châu Âu.
Đồng thời, chương 1 còn đưa ra lý thuyết xoay quanh vấn đề ngưỡng nợ và trần nợ
phù hợp của một quốc gia.
- Minh chứng cụ thể từ Ấn Độ.
- Liên hệ Việt Nam về ảnh hưởng của nợ công và mức trần nợ khuyến nghị của
IMF.
Chương 2: Chúng tôi trình bày những nghiên cứu về cơ chế tác động của nợ công
đến tăng trưởng kinh tế thông qua các kênh truyền dẫn trung gian: tiết kiệm tư, đầu tư
ix
công, lãi suất dài hạn và thuế, bằng chứng thực nghiệm thu được từ các nước trên thế
giới và liên hệ Việt Nam.
- Khu vực sử dụng đồng tiền chung Châu Âu.
- Thống kê mô tả đối với Việt Nam.
Chương 3: Bài học kinh nghiệm quản lý nợ công của Indonesia, Brazil, Trung
Quốc và Philippines – thất bại và thành công từ sự khác nhau về quan điểm quản lý.
Hầu hết những thành công đều xuất phát từ việc phát triển thị trường trái phiếu
Chính Phủ, gia tăng huy động đầu tư trực tiếp FDI, và hệ thống kiểm soát tài chính quốc
gia chặt chẽ.
Bên cạnh đó, sự thất bại trong việc quản lý nợ công xảy ra, điển hình với
Philippines là do không có chính sách vay mượn và kế hoạch trả nợ phù hợp, dẫn đến
vượt ngoài khả năng kiểm soát.
Chương 4: Khuyến nghị giải pháp đối với Chính Phủ Việt Nam trong việc quản lý
nợ công và chính sách tài chính công nói chung.
Trong chương này, chúng tôi trình bày thực trạng nợ công và quản lý nợ công tại
Việt Nam. Thông qua việc phân tích thực trạng đã nêu trên và nghiên cứu kinh nghiệm
các nước, chúng tôi khuyến nghị các giải pháp quản lý nợ công cho Việt Nam.
1
CHƯƠNG 1. TÁC ĐỘNG CỦA NỢ CÔNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ – Ý
NGHĨA CỦA NGƯỠNG NỢ VÀ TRẦN NỢ QUỐC GIA
“Nợ công là một trong những nguồn cần thiết của cấu trúc vốn mỗi quốc gia. Nó
góp phần tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn, nhưng lại gây tổn
hại cho nền kinh tế trong dài hạn, do gánh nặng thực hiện nghĩa vụ nợ cả vốn gốc và lãi.
Theo tính toán của những nhà kinh tế học, khi vay nợ tăng vượt ngưỡng 90-100% GDP,
tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ suy giảm với tất cả các nhóm nước, nhóm nước phát triển,
mới nổi và cả khu vực sử dụng đồng tiền chung Châu Âu. Tuy nhiên, môi trường kinh tế
khác nhau lại đưa ra kết quả tác động khác nhau của nợ công đối với tăng trưởng kinh
tế, minh chứng cụ thể với Nigeria và Nam Phi. Do đó, quản lý nợ công của mỗi quốc gia
đòi hỏi phải dựa trên trần nợ hợp lý, tạo khoảng trống bù đắp những rủi ro tiềm ẩn phát
sinh thông qua tham khảo ngưỡng nợ tính toán được phù hợp cho mỗi quốc gia. Mức
trần nợ này được IMF khuyến nghị là khoảng 35-40% GDP đối với những nước mới nổi
và trong đó có Việt Nam.”
1.1. Tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm
1.1.1. Năm quan điểm về tác động của nợ công đến tăng trưởng kinh tế
Khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 diễn ra đưa đến những hậu quả rất nặng nề
cho nền kinh tế thế giới, theo đó, nhiều vấn đề về quản trị tài chính quốc gia được lật lại
nhưng nổi trội hơn hẳn là vấn đề nợ công. Những câu hỏi liên tục được đặt ra: Sức mạnh
của nợ công và ảnh hưởng của nó đến tăng trưởng kinh tế là gì? Chính Phủ cần phải lưu ý
những vấn đề gì trong chính sách quản lý nợ công nói riêng và tài chính công nói chung?
Với mục tiêu trọng tâm hướng về chính sách quản lý nợ công của các quốc gia trên thế
giới và từ đó đưa ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, phần đầu tiên trong bài
nghiên cứu, chúng tôi sẽ trình bày mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế -
nguyên nhân giúp Chính Phủ nhận thấy cần phải có một chính sách quản lý nợ công phù
hợp để đảm bảo tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế.
Qua nghiên cứu và tìm hiểu những quan điểm của các nhà kinh tế học trên thế
giới, chúng tôi tìm ra được năm quan điểm như sau:
2
Thứ nhất, nợ công là một nguồn rất cần thiết thuộc cấu trúc vốn tài chính của các
quốc gia, đặc biệt là những quốc gia đang phát triển, góp phần vào sự phát triển kinh tế
đất nước trong ngắn hạn, nhưng trong dài hạn có nguy cơ gây tổn hại cho nền kinh tế bởi
những yêu cầu thanh toán cả vốn gốc và lãi của nó.
Theo quan điểm của Folorunso S. Ayadi và Felix O. Ayadi (2008)1, nợ là một trong
những nguồn thuộc cấu trúc vốn tài chính của bất kỳ một nền kinh tế nào, đặc biệt, đối
với những đất nước đang phát triển thuộc Châu Phi, Châu Á, Châu Mỹ La Tinh, đặc
trưng bởi một cấu trúc vốn nội bộ không thỏa đáng, do đó, luôn gặp phải vòng luẩn quẩn
của năng suất thấp do thiếu nguồn vốn đầu tư nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng, cập
nhật công nghệ kỹ thuật, rồi dẫn đến thu nhập thấp, kéo theo là tiết kiệm cũng thấp và
tiếp tục quay lại với cấu trúc vốn nội bộ thiếu thốn. Vì vậy, lúc này, những kiến thức
thuộc về chuyên môn, bộ máy quản lý tài chính quốc gia và sự hỗ trợ tài chính từ những
nước Phương Tây để khắc phục sự khó khăn về nguồn lực là điều trở nên rất cần thiết.
Mặt khác, nợ nước ngoài như là một sự ràng buộc chính yếu đến cấu trúc vốn của những
quốc gia đang phát triển. Trong hầu hết các trường hợp, nợ dồn tích lại bởi vì những yêu
cầu thanh toán cả vốn gốc và lãi của nó, do đó, nợ dần trở nên không góp phần một cách
đáng kể cho sự phát triển kinh tế tại những đất nước đang phát triển trong dài hạn. Phát
triển những ý tưởng trên, theo Elmendorf và Mankiw (1999)2, nợ công có ảnh hưởng quan
trọng đến nền kinh tế cả trong ngắn và dài hạn. Các khoản nợ (phản ánh tài trợ thâm hụt)
có thể kích thích tổng cầu và sản lượng trong ngắn hạn do lượng vốn cung cấp cho nền
kinh tế tăng cao, đáp ứng nhu cầu huy động vốn của những cá nhân và tổ chức trong nền
kinh tế, nhưng chèn lấn vốn đầu tư và làm giảm sản lượng trong dài hạn. Nợ công cao có
thể ảnh hưởng bất lợi đến tích lũy vốn và tăng trưởng thông qua lãi suất dài hạn cao hơn,
bóp méo hệ thống thuế trong tương lai cao hơn, lạm phát và sự không chắc chắn cao hơn
về các triển vọng và chính sách.
1 Folorunso S. Ayadi, University of Lagos; Felix O. Ayadi; Texas Southern University; “The impact of external
debt on economic growth: A comparative study of Nigeria and South Africa”; 2008.
2 Manmohan S. Kumar và Jaejoon Woo, “Public Debt and Growth”, 2010, IMF Working Paper Fiscal Affairs
Department.
3
Có thể nói rằng: trong ngắn hạn, nợ công tác động tích cực lên tăng trưởng kinh tế
bởi cung cấp một lượng vốn thiết yếu đối với chi tiêu cho đầu tư phát triển của quốc gia,
nâng cao năng suất nhưng kèm theo đó là những nghĩa vụ nợ phải thực hiện trong tương
lai, dẫn đến những ảnh hưởng bất lợi đến tích lũy vốn và tăng trưởng kinh tế dài hạn nếu
không có một chính sách quản lý nợ công phù hợp và hữu hiệu.
Thứ hai, đối với những quốc gia phát triển và những nền kinh tế thị trường mới
nổi, mối quan hệ giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế biểu hiện rõ nhất khi nợ vượt mức
90-100% GDP; lúc này, nợ càng tăng, tăng trưởng kinh tế giảm đáng kể.
Theo M. Reinhart và S. Rogoff3, hai nhà kinh tế học nổi tiếng về nghiên cứu lĩnh vực nợ
công, đã xem xét mối quan hệ giữa nợ công và t