Đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, xoá bỏ chế độ quan liêu bao cấp để chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động dưới sự điều tiết của Nhà nước, công cuộc đổi mới đã đem lại những kết quả rất đáng khích lệ đã làm thay đổi bộ mặt đất nước trên hầu hết các lĩnh vực: kinh tế, xã hội, văn hoá , chính trị
Tại Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ IX đã quyết định chiến lược phát triển kinh tê xã hội của đất nước 10 năm đầu thế kỷ XXI: “ Chiến lược đẩy mạnh CNH – HĐH theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp”[8]. Mục tiêu đưa đất nước ta đi lên và thoát khỏi một nước nông nghiệp để trở thành một nước công nghiệp nhằm nâng cao đời sống cho người dân. Muốn đạt được điều đó thì mục tiêu thu nhập của người dân phải được quan tâm hàng đầu.
Với chủ trương phát triển nền nông nghiệp bền vững, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích sự phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, chính sách đã tác động một cách toàn diện và sâu rộng đến đời sống kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cư nước ta. Đảng tiếp tục đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn là: “đa dạng hoá việc làm, ai giỏi nghề nào thì làm nghề ấy, trao quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho từng hộ gia đình” [8], từ đó đã tạo ra động lực cho người nông dân tự chủ trong công việc của gia đình mình, xu thế tất yếu của con người là: khi thu nhập tăng thì cùng với nó là các điều kiện sinh hoạt của con người trong gia đình ngày càng phong phú và đa dạng hơn để đáp ứng đầy đủ những đòi hỏi ngày càng cao của con người Ngôi nhà, các điều kiện sinh hoạt trong gia đình đã nói lên mức sống của gia đình đó như thế nào. Một ngôi nhà tồi tàn, cũ nát thì cũng nói lên gia đình đó có thu nhập thấp và kinh tế kém phát triển; còn một ngôi nhà sang trọng, đựơc thiết kế kiếu cách, tiện nghi sinh hoạt đắt tiền thì có thể khẳng định rằng gia đình có thu nhập khá giả. Từ đó, có thể thấy rằng thu nhập và điều kiện sinh hoạt của người dân có mối quan hệ mật thiết với nhau, khi thu nhập tăng lên thì con người sẽ cố gắng nâng cao mức sống của gia đình mình lên họ sẽ đầu tư vào xây dựng nhà cửa, mua sắm tiện nghi sinh hoạt trong gia đình.
Xã Ái Quốc thuộc tỉnh Hải Dương đang nằm trong quá trình đô thị hoá, dưới sức ép của các KCN thì điều kiện sản xuất, sinh hoạt, thu nhập của người dân đã có sự thay đổi nhanh chóng. Vì vậy đời sống, điều kiện sinh hoạt của người dân nơi đây đã và đang chuyển mình cho phù hợp với mức thu nhập của gia đình mình. Điều kiện vật chất và tinh thần thay đổi như thế nào? Thông qua phân tích mối quan hệ giữa thu nhập và điều kiện sinh hoạt của người dân nơi đây sẽ cho chúng ta cách nhìn tổng quan hơn về vấn đề này, đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài: “Mối quan hệ giữa thu nhập và điều kiện sinh hoạt của người dân nông thôn” ở xã Ái Quốc - huyện Nam Sách - tỉnh Hải Dương.
54 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1785 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mối quan hệ giữa thu nhập và điều kiện sinh hoạt của người dân nông thôn ở xã Ái Quốc - Huyện Nam Sách - tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mối quan hệ giữa thu nhập và điều kiện sinh hoạt của người dân nông thôn” ở xã Ái Quốc - huyện Nam Sách - tỉnh Hải Dương
PHẦN I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
1.Lời nói đầu.
Đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, xoá bỏ chế độ quan liêu bao cấp để chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động dưới sự điều tiết của Nhà nước, công cuộc đổi mới đã đem lại những kết quả rất đáng khích lệ đã làm thay đổi bộ mặt đất nước trên hầu hết các lĩnh vực: kinh tế, xã hội, văn hoá , chính trị …
Tại Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ IX đã quyết định chiến lược phát triển kinh tê xã hội của đất nước 10 năm đầu thế kỷ XXI: “ Chiến lược đẩy mạnh CNH – HĐH theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp”[8]. Mục tiêu đưa đất nước ta đi lên và thoát khỏi một nước nông nghiệp để trở thành một nước công nghiệp nhằm nâng cao đời sống cho người dân. Muốn đạt được điều đó thì mục tiêu thu nhập của người dân phải được quan tâm hàng đầu.
Với chủ trương phát triển nền nông nghiệp bền vững, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích sự phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn, chính sách đã tác động một cách toàn diện và sâu rộng đến đời sống kinh tế - xã hội của cộng đồng dân cư nước ta. Đảng tiếp tục đẩy mạnh quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn là: “đa dạng hoá việc làm, ai giỏi nghề nào thì làm nghề ấy, trao quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho từng hộ gia đình” [8], từ đó đã tạo ra động lực cho người nông dân tự chủ trong công việc của gia đình mình, xu thế tất yếu của con người là: khi thu nhập tăng thì cùng với nó là các điều kiện sinh hoạt của con người trong gia đình ngày càng phong phú và đa dạng hơn để đáp ứng đầy đủ những đòi hỏi ngày càng cao của con người… Ngôi nhà, các điều kiện sinh hoạt trong gia đình đã nói lên mức sống của gia đình đó như thế nào. Một ngôi nhà tồi tàn, cũ nát thì cũng nói lên gia đình đó có thu nhập thấp và kinh tế kém phát triển; còn một ngôi nhà sang trọng, đựơc thiết kế kiếu cách, tiện nghi sinh hoạt đắt tiền thì có thể khẳng định rằng gia đình có thu nhập khá giả. Từ đó, có thể thấy rằng thu nhập và điều kiện sinh hoạt của người dân có mối quan hệ mật thiết với nhau, khi thu nhập tăng lên thì con người sẽ cố gắng nâng cao mức sống của gia đình mình lên họ sẽ đầu tư vào xây dựng nhà cửa, mua sắm tiện nghi sinh hoạt… trong gia đình.
Xã Ái Quốc thuộc tỉnh Hải Dương đang nằm trong quá trình đô thị hoá, dưới sức ép của các KCN thì điều kiện sản xuất, sinh hoạt, thu nhập của người dân đã có sự thay đổi nhanh chóng. Vì vậy đời sống, điều kiện sinh hoạt của người dân nơi đây đã và đang chuyển mình cho phù hợp với mức thu nhập của gia đình mình. Điều kiện vật chất và tinh thần thay đổi như thế nào? Thông qua phân tích mối quan hệ giữa thu nhập và điều kiện sinh hoạt của người dân nơi đây sẽ cho chúng ta cách nhìn tổng quan hơn về vấn đề này, đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài: “Mối quan hệ giữa thu nhập và điều kiện sinh hoạt của người dân nông thôn” ở xã Ái Quốc - huyện Nam Sách - tỉnh Hải Dương.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Để thực hiện nội dung nghiên cứu liên quan đến việc tìm hiểu mối quan hệ giữa thu nhập và điều kiện sinh hoạt của người dân, tôi đặt ra một số mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Thứ nhất, tìm hiểu mối quan hệ giữa thu nhập và điều kiện sinh hoạt của người dân.
Thứ hai, tìm hiểu sự đầu tư cho điều kiện sinh hoạt của hộ gia đình có mức thu nhập khác nhau thì có sự khác nhau như thế nào.
Thứ ba, từ đó đưa ra một số kết luận và khuyến nghị.
3 . Đối tượng, khách thể, phạm vị và mẫu nghiên cứu:
3.1 Đối tượng nghiên cứu.
Trên cơ sở đưa ra tính cấp thiết của đề tài nêu ở trên, đối tượng của đề tài được xác định đó là việc chỉ ra mối quan hệ giữa thu nhập và điều kiện sinh hoạt của người dân nông thôn.
3.2 Khách thể nghiên cứu:
Các hộ gia đình nông thôn tại xã Ái Quốc- huyện Nam Sách - tỉnh Hải Dương.
3.3 Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi thời gian:
Cuộc khảo sát về thay đổi đời sống kinh tế - xã hội của người dân nông thôn ở xã Ái Quốc( tháng 5- 2007)
3.3.2 Phạm vi không gian:
Tại xã Ái Quốc - huyện Nam Sách - tỉnh Hải Dương.
3.3.3. Mẫu nghiên cứu:
Báo cáo được lấy một phần để nghiên cứu từ kết quả khảo sát thực tế với 819 hộ gia đình nông thôn tại xã Ái Quốc - huyện Nam Sách - tỉnh Hải Dương của k49 xã hội học, với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.
4. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn:
. Ý nghĩa khoa học:
Trong nghiên cứu này tôi đã sử dụng một số khái niệm, thuật ngữ , lý thuyết của xã hội học, qua kết quả nghiên cứu tôi hy vọng góp phần khẳng định thêm các lý thuyết xã hội học, nhất là lý thuyết xã hội học kinh tế, lý thuyết xã hội học gia đình, lý thuyết xã hội học nông thôn…
Tìm hiểu về mối quan hệ giữa thu nhập và điều kiện sinh hoạt của người dân sẽ giúp cho chúng ta thấy được sự thay đổi đời sống của người dân nông thôn khi thu nhập tăng lên, vì vậy mà điều kiện sinh hoạt của người dân theo đó cũng ngày càng được tăng lên.
4.2.Ý nghĩa thực tiễn.
Trên cơ sở xem xét và phân tích những kết quả thu được sau thời gian nghiên cứu đã cho chúng tôi có cái nhìn tổng quát về thu nhập cũng như điều kiện sinh hoạt của người dân nơi đây, để từ đó tôi có thể đánh giá được mức sống của người dân nơi đây, có cái nhìn khách quan hơn về nguồn thu nhập của người dân ở xã Ái Quốc và cho chúng ta biết được mức đầu tư cho sinh hoạt của các hộ gia đình có sự khác nhau. Từ đó cho chúng ta cái nhìn chính xác về cơ cấu nguồn thu nhập của các hộ gia đình ở nông thôn và sự đầu tư cho điều kiện sinh hoạt cho của các hộ gia đình nông thôn nói chung và các hộ gia đình ở xã Ái Quốc nói riêng.
5. Phương pháp nghiên cứu.
5.1 Phương pháp nghiên cứu cụ thể.
5.1.1. Phương pháp phân tích tài liệu.
Để thấy được mối liên hệ giữa thu nhập và điều kiện sinh hoạt của các hộ gia đình ở xã Ái Quốc. Thu nhập là vấn đề rộng lớn nó bao quát lên nhiều vấn đề khác nữa trong đó có điều kiện sinh hoạt, vì vậy tôi đã sủ dụng phương pháp phân tích tài liệu nhằm mang lại hiệu quả cao trong nghiên cứu.
-Báo cáo đã sử dụng tài liệu sau:
+Báo cáo tình hình kinh tế xã hội, văn hoá giáo dục, y tế củ UBND xã Ái Quốc - Nam Sách - Hải Dương.
+Một số báo cáo thực tập của sinh viên khoa xã hội học các khoá trước.
+Các tạp chí xã hội học liên quan.
+Số liệu đã xử lý của 819 bảng hỏi do tập thể sinh viên k49 khoa xã hội học đã điều tra tại xã Ái Quốc.
5.1.2 Phương pháp phỏng vấn.
5.1.2.1. Phỏng vấn bằng bảng hỏi.
Báo cáo thực tập này được lấy một phần từ kết quả nghiên cứu của tập thể k49 xã hội học qua khảo sát thực tế tại xã Ái Quốc - Nam Sách - Hải Dương.
5.1.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu.
Được tiến hành phỏng vấn với 5 hộ gia đình tại xã Ái Quốc – Nam Sách - Hải Dương. Phỏng vấn sâu nhằm có thêm thông tin sâu hơn mà ở trong bảng hỏi chưa khai thác được nhằm phục vụ cho đề tài. Khi phỏng vấn sâu tôi có tiến hành so sánh giữa các hộ gia đình ở trong xóm và các hộ ngoài mặt đường về thu nhập, nguồn thu nhập, điều kiện sinh hoạt của họ có khác nhau không, những gia đình có nghề nghiệp khác nhau thì mức thu nhập của họ khác nhau như thế nào và sự đầu tư cho điều kiện sinh hoạt trong gia đình họ có sự khác nhau ra sao. Đồng thời tôi cũng sử dụng các phỏng vấn sâu của các bạn cùng lớp khi có liên quan đến đề tài nghiên cứu này.
5.1.3. Phương pháp quan sát.
Tôi tiến hành quan sát về nhà cửa, tiện nghi sinh hoạt … của các hộ gia đình.
Sử dụng phương pháp quan sát làm cho kết quả nghiên cứu được sát thực và thu được thông tin đa dạng hơn.
5.1.4. Phương pháp so sánh.
So sánh về thu nhập, các mức thu nhập của các hộ gia đình làm nghề nghiệp khác nhau có sự khác nhau như thế nào, điều kiện sinh hoạt của người dân ở những gia đình có thu nhập cao và những gia đình có thu nhập thấp.
6. Giả thuyết nghiên cứu.
Trang thiết bị, tiện nghi sinh hoạt của các hộ gia đình phụ thuộc chặt chẽ vào mức thu nhập của họ.
7.Khung lý thuyết.
PHẦN II. NỘI DUNG CHÍNH
I. cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài.
1. Cơ sở lý luận.
1.1. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng ( CNDVLS và CNDVBC).
CNDVLS và CNDVBC là cơ sở lý luận cơ bản và là nguyên tắc chung cho mọi khoa học nói chung cũng như khoa học xã hội học nói riêng. Vận dụng tổng hợp những lý luận này chúng tôi tuân theo các nguyên tắc sau.
-Những hiện tượng xã hội phải được xem xét trong quan hệ biện chứng với nhau.
-Vận dụng cách tiếp cận của chủ nghĩa duy vật lịch sử để xem xét các vấn đề xã hội, cũng như hiện tượng nghiên cứu trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể của từng địa phương. Theo quan điểm này cần phải xem xét giữa thu nhập và điều kiện sinh hoạt có mối quan hệ như thế nào trong bối cảnh cụ thể của từng địa phương.
Phương pháp luận duy vật biện chứng xem xét các sự vật, hiện tượng không chỉ dừng lại ở bên ngoài mà còn đi sâu vào bản chất bên trong. Trong bài làm này tôi không chỉ nghiên cứu xem thu nhập của người dân nơi đây như thế nào, tiện nghi sinh hoạt trong gia đình họ có đầy đủ không, tôi còn đi tìm hiểu xem thu nhập có quyết định gì đến điều kiện sinh hoạt của người dân nơi đây
-Đồng thời cũng cho thấy nguyên nhân dẫn đến sự phân tầng xã hội.
1.2. Các lý thuyết áp dụng.
*Thuyết chức năng cấu trúc của Rorbert Merton
Merton đã phát triển khái niệm sự cân bằng mạng lưới(net balance), ông đã giúp trả lời câu hỏi rằng chức năng tích cực có nhiều tác dụng hơn các phản chức năng không, hoặc ngược lại. [8]
Ông muốn nói đến kết quả hoạt động có thể đo được, có sự hợp lý không?
Merton đã giới thiệu khái niệm về các chức năng biển hiện(manifest) và chức năng tiềm ẩn( latent), hiểu một cách đơn giản các chức năng biểu hiện là các chức năng được dự tính, còn chức năng tiềm ẩn là các chức năng không được dự tính, phân tích xã hội học phải vén mở ra các hệ quả ngoài dự kiến – đó là một vấn đề cơ bản của xã hội học.Vì vậy, khi phân tích mối quan hệ giữa thu nhập và điều kiện sinh hoạt của người dân sẽ cho ta thấy được sự đầu tư của những hộ gia đình vào điều kiện sinh sống của gia đình mình có phù hợp hay không?
*Cách tiếp cận lý thuyết phân tầng xã hội của Max Weber.
Theo Maxr Weber, ông đưa ra quan điểm 3 chiều về sự phân tầng: Giai cấp, quyền lực, Đảng phái.[10]
Sự phân chia giai cấp bắt nguồn không chỉ từ sự kiểm soát hay không có quyền kiểm soát tự liệu sản xuất mà còn có từ những khác biệt không liên quan trực tiếp gì với tài sản. Những nguồn lực đó bao gồm kỹ năng, kỹ sảo và bằng cấp, tức trình độ chuyên môn và tác động mạnh đến các loại công việc mà người ta có thể kiếm được. Cái mà Weber gọi là “ cơ may cuộc đời
” cá nhân tức là cơ may có được những gì đang muốn, tránh cái không đáng muốn. Trong các nhóm xã hội về uy tín mà họ có với những người khác. Vi thể biểu hiện qua phong cách sống của con người. Tất cả những dấu mốc và biểu trưng vi thể như nhà cửa, quần áo, nghề nghiệp…để góp phần tạo lên vi thể xã hội của cá nhân trong mắt người khác. Những người có cùng vị thế tạo lên một cộng đồng trong đó người ta có ý thức mạnh mẽ về bản sắc chung. Thường thì việc có tài sản tạo ra vi thể cao nhưng điều đó không phải bao giờ cũng đúng mà có nhiều ngoại lệ. Công trình của Weber cho thấy ngoài giai cấp, nhiều chiều cạch khác của sự phân tầng cũng ảnh hưởng rất mạnh mẽ tới cuộc sống con người. Ông chú ý đến sự tác động qua lại phức giữa giai cấp, vị thế và đảng phái với tư cách là những khía cạch riêng của sự phân tầng.
Như vậy với lý thuyết này chúng ta sẽ kiểm soát xem các yếu tố vốn kinh tế, nghề nghiệp ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của người dân như thế nào? khả năng tạo ra sự khác biệt của những nhóm có thu nhập khác nhau và khả năng tạo ra sự khác biệt địa vị kinh tế và sự đầu tư cho điều kiện sinh hoạt của các hộ gia đình có thu nhập khác nhau như thế nào như thế nào?
*Theo lý thuyết của Max và Anghen về quy luật tích luỹ.
“Quy luật tích luỹ sẽ dẫn đến hiện tượng tích luỹ giữa người giàu và người nghèo trong xã hội” [3]
Người nghèo vốn ít, năng lực kém, tư liệu sản xuất ít dẫn đến quản lý kém, sản xuất kém hiệu quả, thua lỗ do đó không thu hút được tư liệu sản xuất nên sự đầu tư cho phương tiện sinh hoạt trong gia đình chưa được đầy đủ.
Người giàu có vốn, có kiến thức, kinh nghiệm, biết cách quản lý, có tư liệu sản xuất nên có hiệu quả do đó thu hút được nhiều tư liệu tư liệu sản xuất nên việc đầu tư cho các phương tiện sinh hoạt đầy đủ hơn, phong phú hơn.
*Lý thuyết biến đổi xã hội.(BĐXH)
-Lý thuyết BĐXH chỉ ra rằng, mọi xã hội cũng giống như tự nhiên không ngừng biến đổi. Sự ổn định của xã hội chỉ là sự ổn định bên ngoài, còn trên thực tế nó không ngừng biến đổi ở bên trong bản thân nó.Do đó, bất cứ xã hội nào trong bất cứ nền văn hoá nào thì nó luôn biến đổi. Mọi sự biến đổi trong xã hội ngày nay càng được thể hiện rộng hơn.
-Con người xã hội – là một đơn vị cơ bản của xã hội, với tư cách là chủ thể hành động xã hội, nó luôn biến đổi từ khi sinh ra cho đến lúc mất đi.
-Các nhà xã hội học đã đưa ra định nghĩa khác nhau về biến đổi xã hội: “Đó là một quá trình qua đó những khuôn mẫu hành vi xã hội, quan hệ xã hội, các thiết chế xã hội và các hệ thống phân tầng xã hội được biến đổi theo thời gian”. [10]
T ốc độ biến đổi xã hội được xem như tiêu chuẩn để phân loại xã hội. Có những biến đổi xã hội diễn ra trong thời gian ngắn, nhưng cũng có những biến đổi xã hội diễn ra trong thời gian dài.
2. Cơ sở thực tiễn.
2.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Có thể khẳng định rằng nghiên cứu về vấn đề thu nhập có rất nhiều nhà nghiên cứu và các tổ chức xã hội quan tâm, đồng thời nó cũng là đối tượng quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu xã hội học. Ở nước ta từ khi mở cửa nền kinh tế thị trường thì vấn đề nghề nghiệp đang có sự chuyển biến lớn: Nghề nghiệp được đa dạng thì dẫn đến thu nhập của các hộ gia đình có sự khác nhau, từ thu nhập khác nhau mà từ đó dẫn đến mức sống của các hộ gia đình cũng khác nhau, điều đó cũng cho ta thấy sự phân tầng xã hội diễn ra ngày càng sâu sắc.
Trong cuốn “ Vài nét về thực trạng và cơ cấu xã hội lao động nghề nghiệp ở đồng bằng Bắc Bộ trong thời kỳ mới” của tác giả Lê Phương - Tạp chí xã hội họ số 4 năm 1996 cũng đã nói lên nghề nghiệp khác nhau thì dẫn đến nguồn thu nhập cũng khác nhau.
Trong cuốn “ Vấn đề tạo việc làm tăng thu nhập nâng cao địa vị người phụ nữ hiện nay” của tác giả Lê Thi - NXBKHXH 1991, cũng nói đến sự biến đổi nguồn thu nhập thay đổi khi việc làm thay đổi và diễn đến mức sống của người dân cũng thay đổi.
Đề tài này tôi nhằm đi sâu tìm hiểu nghiên cứu về mối quan hệ giữa thu nhập và điều kiện sinh hoạt của các hộ gia đình nông thôn. Xem mối quan hệ giữa thu nhập và điều kiện sinh hoạt của người có sự khác nhau như thế nào giữa những hộ gia đình làm những nghề nghiệp khác nhau có điều kiện sinh hoạt khác nhau như thế nào.Từ đó đưa ra những kết luận và những khuyến nghị cho vấn đề nghiên cứu này.
2.2. Các khái niệm công cụ.
2.2.1.Gia đình
Gia đình là một nhóm xã hội có đặc điểm cư trú chung và giống nhau về huyết thống, mỗi gia đình đều có một hoạt động kinh tế chung là nhằm thoả mãn nhu cầu và phúc lợi vật chất cho các thành viên trong gia đình nhằm tái tạo sức lao động cũng như thoả mãn những nhu cầu văn hoá tinh thần của gia đình và chi phí sản xuất. [6]
( Tống Văn Chung – XHH nông thôn, tr 227)
2.2.2. Hộ gia đình
Hộ gia đình là một khái niệm chỉ một hình thức tồn tại của một nhóm xã hội lấy gia đình làm nền tảng,là một tổ chức kinh tế, là một đơn vị hành chính địa lý. Nói một cách khác, hộ gia đình bao gồm những người có quan hệ hôn nhân hay ruột thịt, có quỹ chi chung. [6]
*Ở nông thôn,theo tiêu chí nghề nghiệp có thể chia ra thành 3 loại:
+ Hộ gia đình thuần nông: là những hộ gia đình có thu nhập từ lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, ngoài ra họ không có nguồn thu nào từ những nghành nghề khác.
+ Hộ gia đình phi nông nghiệp: là những hộ gia đình nền kinh tế chủ yếu dựa vào các khoản thu không từ nông nghiệp.
+ Hộ gia đình hỗn hợp: là những hộ gia đình nguồn thu từ nông nghiệp còn có nguồn thu khác không từ nông nghiệp.
(Th.S Tống Văn Chung- NXB HN 1998)
2.2.3 Nông thôn:
Nông thôn là một phân hệ xã hội có lãnh thổ xác định hình thành từ lâu trong lịch sử có đăc trưng là sự thống nhất của môi trường nhân tạo với các điều kiện địa lý - tự nhiên ưu trội, với kiểu loại xã hội phân tán về mặt không gian. Ở nông thôn loại hình hoạt động lao động kém đa dạng so với đô thị, tính thuần nhất về nghề nghiệp và xã hội cao hơn. Nông thôn và đô thị hợp lại thành chỉnh thể xã hội và lãnh thổ của cơ cấu xã hội. [6]
( Tống Văn Chung – XHH nông thôn,tr 115)
22.4.Thu nhập:
Theo “Đại từ điển kinh tế thị trường” thì “ Thu nhập của người lao động được biểu hiện bằng số tiền tệ ( tiền, hiện vật, hoặc dưới các dạng khác được quy ra tiền) của người lao động thu nhập được bình quân trong một khoảng thời gian nhất định( ngày, tháng, năm)”.
2.2.5. Mức thu nhập:
Mức là cái được xác định về mặt nhiều hoặc ít làm căn cứ để đạt tới trong hành động, để làm chuẩn đánh giá so sánh.
Như vậy, có thể hiểu mức thu nhập là các khoản thu nhập được định mức, quy đổi ra tiền tệ hoặc sản phẩm so sánh lẫn nhau. Mức thu nhập thường được đánh giá cao hay thấp.
II. Kết quả nghiên cứu
Tổng quan về địa bàn nghiên cứu.
1.1. Vị trí địa lý
Xã Ái Quốc là một xã đồng bằng nằm ở phía Đông Nam huyện Nam Sách tỉnh Hải Dương. Ái Quốc có diện tích đất tự nhiên là 818,9 ha trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 450 ha, đất canh tác dành cho khu công nghiệp là 133,1 ha. Trên địa bàn có 1 khu công nghiệp Nam Sách và 1 cụm công nghiệp Ba Hàng, nơi có quốc lộ 5 tuyến Hà Nội – Hải Phòng đi qua và quốc lộ 183 đi Quảng Ninh. Địa bàn xã nằm giữa tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. [1]
Phía Đông giáp xã Lai Vu huyện Kim Thành, phía Tây giáp xã Quyết Thắng huyện Thanh Hà, phía Nam giáp thành phố Hải Dương và phía Bắc giáp xã Đồng Lạc huyện Nam Sách.
Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, cán bộ và nhân dân xã Ái Quốc đã viết lên một trang sử hào hùng, trong lịch sử chống giặc ngoại xâm ở 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ là một vị trí chiến lược quan trọng và trụ thép kiên cường vì đó ngày 31 tháng 5 năm 1957 xã Ái Quốc vinh dự được đón Bác Hộ về thăm và ngày 3 tháng 9 năm 1973 được Chính phủ phong tặng danh hiệu “anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân “. Là một xã đầu tiên được Bác Hồ về thăm và Chính phủ phong tặng danh hiệu “anh hùng lực lượng vũ trang” [1] sớm nhất tỉnh Hải Dương cũ, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước xã có 1650 thanh niên lên đường bảo vệ Tổ quốc có 205 liệt sĩ đã hy sinh, 145 thương bệnh binh và 6 bà mẹ Việt Nam anh hùng.
1.2. Về giáo dục:
Xã có 4 trường học mầm non, cấp I cấp II cấp III đều có phòng học kiên cố cao tầng, riêng trường cấp I và cấp II đã đạt danh hiệu chuẩn quốc gia về giáo dục giai đoạn 2000-2006 đảm bảo dạy và học tốt cho con em địa phương.
1.3. Về y tế :
Trạm y tế xã đã có bác sĩ làm trạm trưởng, trạm đã thực hiện đủ tiêu chuẩn. Năm 2006 vừa qua trạm y tế xã Ái Quốc đã được công nhận trạm chuẩn quốc gia về y tế đảm bảo tốt công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân , chủ động tuyên truyền và phòng chống dịch có hiệu quả cao, đảm bảo các chương trình y tế quốc gia.
1.4. Về sản xuất nông nghiệp:
Bình quân năng suất lúa đạt 127 tạ/ha lương thực bình quân đầu người là 495kg/người/năm.
1.5. Về văn hóa:
xã đã thực hiện tốt chế độ xã hội hóa văn hóa ở các khu dân cư, thúc đẩy phong trào văn hóa, văn nghệ thể dục, thể thao phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa, gia đình văn hóa, làng văn hóa, hiện xã có 3/10 thôn được danh hiệu làng văn hóa.
1.6. Về dân số:
Xã đã thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình, hạ thấp tỷ lệ sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3, năm 2006 chỉ còn 0,8% hộ gia đình sinh con thứ 3, hàng năm đều hoàn thành chỉ tiêu cấp trên giao.
1.7. Về lao động tại khu công nghiệp:
Hiện xã có 1760 nhân khẩu lao động trong khu công nghiệp, độ tuổi từ 18 đến 36, thu nhập bình quân đầu người 12.600.000đ/người/năm, tổng thu nhập năm 2006 bình quân là 22 tỷ 176 triệu đồng.
1.8.