Đề tài Mối quan hệ giữa vàng và lạm phát tại Việt Nam

Nghiên cứu này cốgắng điều tra xem liệu vàng hay dầu là chỉbáo tốt hơn về lạm phát và cốgắng tìm ra giữa vàng và dầu, đâu là nhân tốcung cấp hàng rào chống lại lạm phát tốt hơn ởThổNhĩKỳ. Các mối quan hệlâu dài giữa giá dầu, vàng và tỷlệlạm phát đã được điều tra bằng cách sửdụng dữliệu hàng tháng về giá dầu, vàng và tỷlệlạm phát. Các dữliệu bao gồm các giai đoạn từngày 10/02/1994 đến ngày 12/02/2008. Phát hiện của nghiên cứu cho thấy rằng chỉsố CPI hiển thịmột mối tương quan cao với cảgiá vàng và giá dầu. Kết quảcũng cho thấy vàng là một chỉsốdựbáo lạm phát tốt hơn so với dầu. Nghiên cứu kết luận rằng khảnăng bảo hiểm rủi ro lạm phát của cảvàng và dầu phụthuộc vào sựtồn tại của một mối quan hệ ổn định lâu dài với tỷlệlạm phát, với lưu ý rằng vàng và CPI cũng nhưgiá dầu và CPI không có quan hệ đồng liên kết có nghĩa là không có mối quan hệlâu dài giữa tỷlệlạm phát và giá vàng, giá dầu. Sau sựsụp đổcủa hệthống Bretton Woods năm 1971, các nhà đầu tưbắt đầu tìm kiếm các loại tiền tệlàm "nơi trú ẩn an toàn". Tuy nhiên các loại tiền tệan toàn nhất lại có liên quan đến nguy cơkinh tếvà chính trị. Vào thời điểm đó đầu tưvàng hóa ra là một cách đểtựbảo hiểm rủi ro. Vàng đóng vai trò tiền tệtrong nhiều thếkỷvà không bao giờ được sửdụng trong quá trình sản xuất do đó nó đã giữsức mua của nó vềlâu dài (Jastram, 1977). Vàng khác với các tài sản khác bởi vì tiềm năng đối với vàng là tính thanh khoản cao và nó phản ứng với những thay đổi giá (Lawrence, 2003). Hơn nữa, không giống nhưcác hàng hóa khác, vàng được sản xuất đểtích lũy, tất cảsốvàng đã từng được khai thác vẫn còn tồn tại đến ngày hôm nay (Ranson và Wainwright, 2005). Bởi vì vàng không phải là đầu vào ngành công nghiệp chính, giá cảtương đối của nó không thay đổi theo chu kỳkinh doanh (Ranson và Wainwright, 2005).

pdf71 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1535 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Mối quan hệ giữa vàng và lạm phát tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang 1 CHƯƠNG 1: CÁC BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA GIÁ VÀNG VÀ LẠM PHÁT 1.1 Vàng là dấu hiệu chỉ báo và bảo hiểm chống lại lạm phát. Nghiên cứu này cố gắng điều tra xem liệu vàng hay dầu là chỉ báo tốt hơn về lạm phát và cố gắng tìm ra giữa vàng và dầu, đâu là nhân tố cung cấp hàng rào chống lại lạm phát tốt hơn ở Thổ Nhĩ Kỳ. Các mối quan hệ lâu dài giữa giá dầu, vàng và tỷ lệ lạm phát đã được điều tra bằng cách sử dụng dữ liệu hàng tháng về giá dầu, vàng và tỷ lệ lạm phát. Các dữ liệu bao gồm các giai đoạn từ ngày 10/02/1994 đến ngày 12/02/2008. Phát hiện của nghiên cứu cho thấy rằng chỉ số CPI hiển thị một mối tương quan cao với cả giá vàng và giá dầu. Kết quả cũng cho thấy vàng là một chỉ số dự báo lạm phát tốt hơn so với dầu. Nghiên cứu kết luận rằng khả năng bảo hiểm rủi ro lạm phát của cả vàng và dầu phụ thuộc vào sự tồn tại của một mối quan hệ ổn định lâu dài với tỷ lệ lạm phát, với lưu ý rằng vàng và CPI cũng như giá dầu và CPI không có quan hệ đồng liên kết có nghĩa là không có mối quan hệ lâu dài giữa tỷ lệ lạm phát và giá vàng, giá dầu. Sau sự sụp đổ của hệ thống Bretton Woods năm 1971, các nhà đầu tư bắt đầu tìm kiếm các loại tiền tệ làm "nơi trú ẩn an toàn". Tuy nhiên các loại tiền tệ an toàn nhất lại có liên quan đến nguy cơ kinh tế và chính trị. Vào thời điểm đó đầu tư vàng hóa ra là một cách để tự bảo hiểm rủi ro. Vàng đóng vai trò tiền tệ trong nhiều thế kỷ và không bao giờ được sử dụng trong quá trình sản xuất do đó nó đã giữ sức mua của nó về lâu dài (Jastram, 1977). Vàng khác với các tài sản khác bởi vì tiềm năng đối với vàng là tính thanh khoản cao và nó phản ứng với những thay đổi giá (Lawrence, 2003). Hơn nữa, không giống như các hàng hóa khác, vàng được sản xuất để tích lũy, tất cả số vàng đã từng được khai thác vẫn còn tồn tại đến ngày hôm nay (Ranson và Wainwright, 2005). Bởi vì vàng không phải là đầu vào ngành công nghiệp chính, giá cả tương đối của nó không thay đổi theo chu kỳ kinh doanh (Ranson và Wainwright, 2005). Trang 2 Hội đồng Vàng Thế giới (2005) tuyên bố vàng là một hàng rào hiệu quả chống lạm phát, có tương quan nghịch với đồng đô la Mỹ và do đó là tiền tệ trú ẩn chống lại lạm phát tốt. Nếu vàng là hàng rào hoàn hảo trong nội bộ một quốc gia thì giá vàng tính theo đồng tiền trong nước đó nên tăng ở mức tương tự như chỉ số giá trong nước. Nếu vàng là hàng rào hoàn hảo bên ngoài một quốc gia thì giá vàng tính theo đồng tiền nước đó nên tăng cùng một tỷ lệ tương tự như tỷ giá của nước đó. Vàng được coi là một hàng rào chống lại lạm phát nếu những thay đổi trong lợi nhuận trên đầu tư vàng có thể bù đắp được những thay đổi trong mức giá chung của một quốc gia cụ thể. Sherman (1986), Jaffe (1989), Chua và cộng sự (1990) đã chứng minh rằng vàng cung cấp lợi ích cho việc đa dạng hoá. Ariovich (1983), Aggarwal và cộng sự (1992), Dooley và cộng sự (1995) chỉ ra rằng vàng là một hàng rào hiệu quả chống lại lạm phát, tình trạng bất ổn chính trị và rủi ro tiền tệ. Laurent (1994) điều tra các mối quan hệ giữa giá vàng và chỉ số giá bán buôn ở Mỹ và kết luận rằng giá vàng và chỉ số giá bán buôn có quan hệ tương ứng chặt chẽ từ năm 1888 đến năm 1992. Tuy nhiên giá vàng được tìm thấy biến động hơn so với chỉ số giá bán buôn trong ngắn hạn. Garner (1995) kiểm tra các tín hiệu bước ngoặt của giá vàng trong giai đoạn 1960-1995 tại Hoa Kỳ để xem giá vàng có phải là chỉ báo tốt về lạm phát. Mahdavi và Zhou (1997) so sánh giá vàng và giá hàng hóa, đâu là chỉ số lạm phát hàng đầu bằng cách áp dụng phương pháp đồng liên kết qua các thời kỳ 1958:Q1-1994:Q4 và 1970:Q1- 1994:Q4. Kết quả nghiên cứu cho thấy giá vàng có thể là chỉ báo lạm phát tốt phụ thuộc vào khoảng thời gian kiểm tra. Harmston (1998) xây dựng sức mua của các chỉ số vàng bằng cách chia các chỉ số vàng cho các chỉ số giá bán buôn và so sánh các chỉ số này với nhau giữa các nước Mỹ, Anh, Pháp, Đức và Nhật Bản trong những khoảng thời gian khác nhau. Nghiên cứu của ông khẳng định rằng vàng là nơi trú ẩn hiệu quả chống lại lạm phát lâu dài. Gosh và cộng sự (2002) cũng kết luận rằng có một mối quan hệ lâu dài giữa giá vàng và chỉ số giá bán buôn của Mỹ bằng cách sử dụng dữ liệu hàng tháng 1976-1999 với kỹ thuật Trang 3 đồng liên kết. Ranson và Wainright (2005) áp dụng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) để xem liệu dầu hay giá vàng là chỉ báo tốt hơn về lạm phát và lãi suất không dự kiến trước được. Nghiên cứu kết luận rằng giá vàng tốt hơn so với giá dầu trong vai trò là yếu tố dự báo lạm phát năm tới. Dữ liệu sử dụng trong phân tích được lấy từ tháng 01/1996 đến tháng 02/2008 với 146 quan sát. Dữ liệu bao gồm các quan sát hàng tháng của giá vàng, giá dầu và tỷ lệ lạm phát dựa trên chỉ số giá tiêu dùng thu được từ Istanbul Gold Exchange, Ngân hàng Trung ương của nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ và Reuters. Để đánh giá độ mạnh của mối quan hệ giữa giá vàng và tỷ lệ lạm phát, dầu và tỷ lệ lạm phát, phương pháp đơn giản nhất là nhìn vào cấu trúc tương quan của các nhân tố được đo bằng hệ số tương quan. Kiểm định nghiệm đơn vị và tiêu chuẩn ADF được áp dụng cho chuỗi số liệu giá vàng, giá dầu và chỉ số giá tiêu dùng để xem xét các thuộc tính tĩnh của chúng. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy CPI có liên quan chặt chẽ với cả giá vàng và giá dầu với thực tế là vàng có tương quan với chỉ số CPI nhiều hơn so với giá dầu. Các khả năng bảo hiểm rủi ro lạm phát của vàng và dầu phụ thuộc vào sự tồn tại của một mối quan hệ ổn định lâu dài giữa tỷ lệ lạm phát và giá vàng, giá dầu. Tuy nhiên, kiểm định đồng liên kết khẳng định rằng giá vàng và CPI cũng như giá dầu và CPI không có quan hệ đồng liên kết, có nghĩa là không có mối quan hệ lâu dài giữa tỷ lệ lạm phát và giá vàng, giá dầu. 1.2 Lạm phát gây nên sự tăng giá của vàng. Điểm mới của bài nghiên cứu này là tiến hành phân tích về mối quan hệ đồng liên kết và đồng bộ hoá giữa thị trường vàng và dầu giao ngay cũng như giao sau. Tác giả đưa ra khung khái niệm rằng khi giá dầu tăng, tạo sức ép làm tăng lạm phát, điều này thúc giục các nhà đầu tư đầu tư vào vàng để chống lại lạm phát. Bài nghiên cứu cũng kiểm tra mối liên hệ dài hạn giữa giá vàng và giá dầu trên thị trường giao sau ở các kỳ hạn thanh toán khác nhau và chứng cứ làm sáng tỏ mối quan hệ đồng liên kết. Điều này hàm ý rằng: (a) các nhà đầu tư sử dụng thị trường vàng làm công cụ chống lại lạm phát, và (b) thị trường dầu có Trang 4 thể được sử dụng để dự đoán giá thị trường vàng, vì vậy hai thị trường này đều cùng không hiệu quả. Các tài liệu về thị trường vàng, bao gồm cả thị trường vàng giao sau, đã bao phủ một số lĩnh vực nghiên cứu khác nhau. Ball và đồng sự (1985) kiểm tra các hành vi giá hội tụ trên thị trường vàng giao sau và họ đã tìm thấy sự tồn tại của hội tụ giá. Bertus và Stanhouse (2001) tìm kiếm bong bóng giá trong giá vàng tương lai và sử dụng phân tích nhân tố năng động, đã không thể tìm thấy chứng cứ của bong bóng đầu cơ hợp lý. Cai và đồng sự (2001) xem xét các yếu tố trong biến động lợi nhuận hằng ngày của các hợp đồng vàng giao sau và thấy rằng trong số 23 thông báo về kinh tế vĩ mô của Mỹ, báo cáo việc làm, GDP, CPI, và thu nhập cá nhân có tác động lớn đến biến động lợi nhuận của vàng. Ciner (2001) xem xét các mối quan hệ dài hạn giữa giá vàng và giá bạc và không tìm thấy mối quan hệ trong dài hạn giữa giá của hai kim loại này. Phát hiện của ông mâu thuẫn với những nghiên cứu trước đó của Adrangi và đồng sự (2002), Wahab và đồng sự (1994), Escribano và Granger (1998), tất cả những người này đều tìm thấy quan hệ đồng liên kết giữa giá vàng và bạc giao sau. Bailey (1998) nghiên cứu tác động của cung tiền đối với sự bất ổn của thị trường vàng và thấy rằng sự biến động của vàng gia tăng khi tốc độ tăng trưởng của cung tiền cao hơn mong đợi. Cùng mạch suy nghĩ, Christie – David và đồng sự (2000) phân tích tác động của các tin tức vĩ mô phát ra đối với giá vàng và giá bạc, và họ thấy rằng giá vàng phản ứng khá mạnh đối với tin CPI. Thị trường vàng đã có sự tăng giá khá vững chắc trong suốt thập kỷ qua. Điển hình trong suốt giai đoạn 2002 – 2008 mức tăng giá của vàng trung bình hàng năm khoảng 18.5%. Cùng trong thời gian đó, giá dầu cũng tăng khá mạnh, ở mức trung bình 53.9%. Điều này đưa ra câu hỏi: phải chăng thị trường dầu đang dẫn dắt thị trường vàng? Nếu điều này xảy ra, có nghĩa là giá dầu có thể được sử dụng để dự đoán giá của thị trường vàng và ngược lại. Điều này cũng có nghĩa là có sự không hiệu quả trong cả hai thị trường. Trang 5 Mối liên hệ giữa thị trường vàng và dầu có thể giải thích tốt nhất thông qua các kênh lạm phát. Khi giá dầu tăng cao thì mức giá chung cũng tăng (xem thêm Hunt, 2006; Hooker, 2002). Khi mức giá chung (hay lạm phát) tăng, giá vàng cũng tăng do vàng cũng là một loại hàng hoá. Điều này mở ra khả năng là vàng có thể được sử dụng để chống lại lạm phát (xem thêm Jaffe, 1989). Melvin và Sultan (1990) cho rằng có một kênh khác để thiết lập mối quan hệ giữa thị trường vàng và dầu. Luận điểm chính của họ là giá dầu tác động tới giá vàng thông qua kênh doanh thu xuất khẩu. Về cơ bản vàng là một phần của kênh đầu tư dự trữ quốc tế của một vài quốc gia bao gồm cả các quốc gia xuất khẩu dầu, họ lập luận rằng nếu có một cú sốc dẫn tới mong đợi việc mua vàng thì dự kiến trong tương lai giá vàng sẽ tăng lên. Khi giá dầu tăng, những nhà xuất khẩu dầu thu lợi từ việc dầu tăng, Melvin và Sultan (1990) lập luận rằng điều này sẽ có thể tác động đến giá vàng, miễn là vàng bao gồm một phần quan trọng trong danh mục đầu tư tài sản của những nhà xuất khẩu dầu (liên quan đến các quốc gia khác) và họ sẽ mua vàng tương ứng với sự giàu có của mình. Điều này sẽ dẫn đến sự gia tăng nhu cầu về vàng và vàng sẽ tăng giá. Do đó giá dầu tăng cao kéo theo sự tăng giá của vàng. Bài nghiên cứu đưa ra ba giả thuyết: Giả thuyết 1: sự tăng giá của dầu gây ra lạm phát Giả thuyết 2: lạm phát gây nên sự tăng giá của vàng Giả thuyết 3: nếu giả thuyết 2 là đúng thì sự tăng giá dầu gây ra sự tăng giá của vàng. Dữ liệu được sử dụng là giá vàng và giá dầu giao ngay hàng năm trong giai đoạn 1963-2008 đối với nước Mỹ. Giá dầu là trung bình giá xăng dầu của thế giới, trong khi giá vàng được đo lường bởi đơn vị tính USD/Oz. Tỷ lệ lạm phát được tính toán từ tốc độ tăng trưởng của chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Ba dữ liệu này cụ thể là giá vàng, giá dầu trung bình và CPI được lấy từ thống kê tài chính quốc tế, được xuất bản bởi quỹ tiền tệ quốc tế. Trang 6 Đồ thị 1.1: Tốc độ tăng của giá vàng, giá dầu và tỷ lệ lạm phát của Mỹ trong giai đoạn 1963-2008 Các quan sát chính là tốc độ tăng trưởng của giá dầu và giá vàng giao ngay di chuyển rất chặt chẽ với nhau, trong khi lạm phát ổn định mà không có sự chênh lệch đáng kể so với tốc độ tăng của giá vàng và giá dầu. Vì vậy, mối quan hệ giữa lạm phát và giá dầu; lạm phát và giá vàng rõ ràng không phải là đồ hoạ. Tác giả xác nhận điều này dựa vào kinh nghiệm sau đó bằng cách tiếp cận phương pháp bình phương nhỏ nhất. Liên quan đến ba giả thuyết thảo luận ở trên, bài nghiên cứu đưa ra ba mô hình hồi quy tương ứng với từng giả thuyết như sau: Giả thuyết 1: πt = α0 + α1goilt + εt Giả thuyết 2: ggoldt = β0 + β1πt + µt Giả thuyết 3: ggoldt = θ0 + θ1goilt + ωt Trang 7 Trong đó π, goil, ggold là tốc độ tăng trưởng của CPI (lạm phát), bình quân giá dầu, và giá vàng. Số dư của những mô hình này được xác định tương ứng là ε, µ, và ω. Kết quả của phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất (OLS) tương ứng với ba giả thuyết như sau: πt = 0.039 + 0.041goilt + εt (10.759) (3.358) ggoldt = -0.064 + 3.119πt + µt (-1.162) (2.870) ggoldt = 0.039 + 0.365goilt + ωt (1.430) (3.842) Kết quả thực nghiệm trong ngắn hạn hỗ trợ cho những giả thuyết thảo luận trên về mối quan hệ giữa giá vàng và giá dầu; nói cách khác, kết quả tìm thấy sự hỗ trợ cho cả ba giả thuyết. Tóm lại: (a) sự gia tăng giá dầu gây ra lạm phát, (b) sự gia tăng lạm phát dẫn đến sự tăng giá của vàng, và (c) sự tăng giá của dầu làm cho vàng tăng giá. Một vài nghiên cứu đã kiểm tra mối quan hệ giữa giá vàng và các biến kinh tế vĩ mô khác, ví dụ như lạm phát cũng được tìm thấy có ý nghĩa thống kê đáng kể và có mối quan hệ cùng chiều với giá vàng. Một nghiên cứu khác của Jaffe (1989) nghiên cứu về mối quan hệ giữa lạm phát và lợi nhuận của vàng sử dụng số liệu hàng tháng trong giai đoạn từ tháng 9/1971 đến tháng 6/1987. Dựa trên phương pháp ước lượng bình quân nhỏ nhất (OLS), ông thấy rằng trung bình chỉ số giá tăng 1% kéo theo giá vàng thay đổi khoảng 2.95%. Kết quả của bài nghiên cứu này cũng tương tự - tác giả tìm thấy sự tác động khoảng 3.1% - mặc dù cỡ mẫu được sử dụng trong hai nghiên cứu khác nhau hoàn toàn. Cỡ mẫu bài nghiên cứu sử dụng là từ năm 1963 – 2008 cũng là cỡ mẫu mới nhất và được xem xét trong giai đoạn gần đây về sự tăng giá đáng kể của giá vàng. Bài nghiên cứu này đóng góp thêm vào nghiên cứu thị trường giao sau bằng cách kiểm tra các mối quan hệ dài hạn giữa giá dầu và giá vàng giao ngay và Trang 8 giao sau ở các kỳ hạn khác nhau. Các lý thuyết động lực cho mối quan hệ này bắt nguồn từ việc các nhà đầu tư sử dụng thị trường vàng để chống lại lạm phát. Sử dụng phương pháp đồng liên kết, nghiên cứu cho thấy thị trường vàng và thị trường dầu giao ngay cũng như là giao sau có sự liên kết chặt chẽ trong kỳ hạn 10 tháng. Phát hiện này hàm ý rằng các nhà đầu tư sử dụng thị trường vàng như một hàng rào chống lại lạm phát. Nó cũng ngụ ý rằng thị trường dầu có thể được sử dụng để dự đoán giá thị trường vàng và ngược lại, do đó cả hai thị trường này cùng không hiệu quả. 1.3 Sự tác động của giá vàng đối với lạm phát Sử dụng dữ liệu của 14 quốc gia trong giai đoạn 1994-2005, nghiên cứu tìm thấy giá vàng đem lại thông tin đáng kể cho việc dự báo lạm phát trong tương lai đối với một số nước, đặc biệt là những nước đã áp dụng chính sách lạm phát mục tiêu chính thức. Một số chỉ số hàng đầu được theo dõi bởi các ngân hàng trung ương và các cơ quan khác trong nền kinh tế để dự báo tỷ lệ lạm phát. Giá các tài sản tài chính cũng được tìm thấy hữu ích đối với thuộc tính chỉ báo hàng đầu của lạm phát vì tỷ suất sinh lợi của chúng đã tính đến lạm phát kỳ vọng, nhưng sức mạnh dự đoán của các tài sản tài chính chỉ được tìm thấy trong một số giai đoạn và đối với một số nước nhất định, xem thêm khảo sát của Stock và Watson (2003). Trong số tài sản tài chính đó, có thể kế đến giá vàng. Trong thực tế, vàng thường được phân tích với vai trò là hàng hoá, nhưng không giống các hàng hóa thông thường khác, vàng có sự khác biệt lịch sử, vàng đã và đang được sử dụng để bảo tồn giá trị và là nơi trú ẩn để chống lại lạm phát. Nếu xem vàng là một loại tài sản tài chính, vàng có thể được kỳ vọng để xác định là nhân tố dự báo hàng đầu cho lạm phát. Các nghiên cứu gần đây đã kiểm tra các chỉ báo hàng đầu khác nhau cho lạm phát, như là nghiên cứu của Stock và Watson (1999), Cecchetti, Chu và Steindel (2000), Boivin và Ng (2006) và Banerjee và Marcellino (2006) đã không xem là giá vàng như là một ứng cử viên của chỉ báo hàng đầu. Tuy nhiên, với sự đồng thuận chung đang nổi lên từ những nghiên cứu này cho thấy Trang 9 rằng rất khó khăn để tìm một chỉ số hàng đầu cho lạm phát mà có thể thể hiện tốt bước ngẫu nhiên (random walk), nên việc xem xét giá vàng tại thời điểm này có thể là một quyết định đáng giá. Vàng là một tài sản đặc biệt, vì vàng vừa là một loại hàng hóa, ví dụ trong việc sản xuất đồ trang sức và các thiết bị công nghiệp, vừa là tài sản tài chính, nơi nó có thể được sử dụng như để bảo tồn giá trị. Vàng không có đối thủ trong việc làm tài sản để bảo tồn giá trị sau cùng, vì nó có một lợi thế tâm lý hơn các tài sản khác xuất phát từ việc sử dụng nó cho mục đích này bao trùm nhiều thế kỷ qua. Bài nghiên cứu này mong muốn thiết lập được với những chuyển động trong giá vàng, với một mức độ nào đó, có thể dự báo được mức độ lạm phát trong tương lai. Về lý thuyết, sự gia tăng kỳ vọng lạm phát làm giảm sức mua của đồng tiền, do đó, sẽ có tâm lý tìm đến vàng để bảo tồn giá trị. Điều này sẽ làm tăng nhu cầu vàng, khiến giá vàng tăng cao, do đó, giá vàng càng cao là tín hiệu cho thấy tỷ lệ lạm phát cao hơn trong tương lai. Lưu ý rằng, đối với bất kỳ quốc gia cụ thể, tỷ lệ lạm phát được tính bằng cách sử dụng giá trị đồng nội tệ. Vì là một nơi trú ẩn chống lại lạm phát, các nhà đầu tư phải xem xét tỉ lệ lợi nhuận từ vàng thể hiện bằng đơn vị đồng nội tệ. Bởi vì giá vàng được xác định tại các thị trường thế giới và được định giá bằng USD, nên giá vàng trước hết phải được nhân bởi tỷ giá hối đoái hiện hành trước khi tính toán tỷ suất sinh lợi của nó. Trong nghiên cứu này sử dụng dữ liệu hàng tháng kéo dài trong giai đoạn từ tháng 09/1994 đến tháng 12/2005 của 14 quốc gia. Dữ liệu giá vàng được sử dụng là giá vàng hàng tháng được tính trung bình từ giá hàng ngày với đơn vị tính USD/Oz. Tỷ lệ lạm phát được tính bằng sử dụng chỉ số giá tiêu dùng của các nước. Tỷ giá hối đoái được lấy từ nguồn dữ liệu thống kê tài chính quốc tế của IMF. Kết quả thực nghiệm của nghiên cứu cho thấy giá vàng có thể dự báo tốt cho lạm phát đối với nhiều nước với khoảng thời gian lên đến hai năm. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Trang 10 - Giá vàng là một chỉ số thống kê đáng kể nhất đối với các nước OECD đã thông qua chính sách lạm phát mục tiêu. Cụ thể nếu giá vàng thế giới tăng 10% thời gian này, tỷ lệ lạm phát tại Canada sẽ tăng 0,25% trong 12 tháng kế tiếp. Tại New Zealand, quốc gia đầu tiên đã thực hiện chính sách lạm phát mục tiêu, 10% gia tăng của giá vàng thế giới sẽ dẫn đến một sự gia tăng 1,1% trong tỷ lệ lạm phát trong 24 tháng tới, nếu tỷ giá vẫn không đổi. - Đối với các nước OECD không thông qua chính sách lạm phát mục tiêu chính thức, như Nhật Bản và Mỹ, nghiên cứu cho thấy sức mạnh giải thích của vàng đối với lạm phát nói chung là yếu hơn. Vàng là một yếu tố dự báo quan trọng của lạm phát ở Mỹ trong vòng một năm mặc dù mức độ phù hợp của phương trình này là tương đối khiêm tốn. Vàng không cho thấy được yếu tố dự báo đối với lạm phát tại Nhật Bản. - Đối với các nước ngoài nhóm OECD, vàng là dấu hiệu chính xác cho lạm phát tại Trung Quốc trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến 1 năm. Cụ thể vàng tăng giá 10% sẽ kéo theo tỷ lệ lạm phát tại Trung Quốc tăng 1.2% trong 12 tháng tiếp theo; tuy nhiên, chất lượng của các dự báo này có thể bị ảnh hưởng bởi tỷ giá hối đoái của Trung Quốc, được cố định trong suốt phần lớn của mẫu thời gian nghiên cứu. Một so sánh sâu hơn của giá vàng với các chỉ số lạm phát khác cho Canada chứng tỏ vàng vẫn còn ý nghĩa thống kê khi được ghép đôi với các biến khác, chẳng hạn như tiền, khoảng cách sản lượng, lạm phát của Mỹ hoặc giá dầu. 1.4 Tác động của sự thay đổi trong lạm phát kỳ vọng đến giá vàng. Bài nghiên cứu này xem xét những thay đổi trong lạm phát kỳ vọng tác động đến giá vàng giao ngay như thế nào. Các bài báo tài chính thường đề cập đến việc giá vàng chịu ảnh hưởng bởi những thay đổi trong lạm phát kỳ vọng. Bài nghiên cứu này xem xét và kiểm tra thực nghiệm lý thuyết trên cơ sở mối quan hệ giả thuyết. Nó cũng cho thấy rằng cơ sở lý thuyết cho mối quan hệ này là không rõ ràng. Những người ủng hộ lý thuyết hiệu ứng lạm phát kỳ vọng lập luận rằng nếu lạm phát kỳ vọng tăng lên, các nhà đầu tư sẽ mua vàng để đầu cơ Trang 11 trên sự tăng giá của vàng hoặc để chống lại sự mất giá của đồng tiền pháp định. Dù bằng cách nào các áp lực mua vàng sẽ gây ra một sự gia tăng giá vàng ngay lập tức. Bài nghiên cứu này cũng xem xét tác động của lạm phát đến lãi suất và chi phí của việc giữ vàng. Sự gia tăng trong lạm phát kỳ vọng sẽ làm giá vàng tăng cao hơn, tuy nhiên nó cũng làm cho lãi suất tăng lên và
Tài liệu liên quan