Ngày nay, xu hướng tự do kinh tế trước hết là tự do hoá thương mại và đầu tư đang có sức hấp dẫn và ngày càng được các quốc gia đón nhận. Điều này khiến cho quá trình hội nhập kinh tế giữa các quốc gia diễn ra với qui mô ngày càng lớn, tốc độ ngày càng tăng làm cho nền kinh tế thế giới dần trở nên một chỉnh thể thống nhất.
57 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1246 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Nhà in Đại học quốc gia Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Ngày nay, xu hướng tự do kinh tế trước hết là tự do hoá thương mại và đầu tư đang có sức hấp dẫn và ngày càng được các quốc gia đón nhận. Điều này khiến cho quá trình hội nhập kinh tế giữa các quốc gia diễn ra với qui mô ngày càng lớn, tốc độ ngày càng tăng làm cho nền kinh tế thế giới dần trở nên một chỉnh thể thống nhất. Nước ta đang trong quá trình tiếp tục đổi mới và chuẩn bị gia nhập tổ chức WTO trong thời gian sắp tới. Đây là cơ hội cũng là thách thức rất lớn đối với nền kinh tế nước ta, đòi hỏi sự nỗ lực vươn lên đổi mới về nhiều mặt của mọi thành phần kinh tế. Trước hết là đổi mới công nghệ sản xuất và quản lý, nắm bắt các nhu cầu thị trường một cách chính xác, nhanh nhạy để có những biện pháp tác động hợp lý tới sản xuất - kinh doanh cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. Nói cách khác, chuyển sang nền kinh tế hội nhập, các doanh nghiệp phải luôn luôn tự khẳng định mình nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh, ổn định và phát triển. Chỉ có những doanh nghiệp tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả mới có thể tồn tại và phát triển được trong môi trường cạnh tranh quốc tế.
Nâng cao hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp là mục tiêu cơ bản của quản lý. Hiệu quả kinh doanh là thước đo chất lượng phản ánh trình độ tổ chức, quản lý kinh doanh và là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn tại của các doanh nghiệp. Vì vậy nghiên cứu thực trạng hiệu quả kinh doanh của các đơn vị sản xuất kinh doanh để tìm ra biện pháp nâng cao hiệu quả đó là vấn đề quan trọng hiện nay.
Qua quá trình tìm hiểu thực tế tại Nhà in ĐHQG Hà nội, với sự giúp đỡ tạo điều kiện của Ban Giám đốc, Phòng Tài vụ, Phòng kế hoạch- Tổng hợp cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của Thạc sĩ Trần Đức Hiệp tôi đã nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Nhà in ĐHQG Hà nội”.
Với thời gian có hạn cũng như khả năng còn hạn chế, khoá luận này tập trung nghiên cứu những vấn đề có tính cơ bản đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Nhà in ĐHQG Hà Nội.
Khoá luận gồm 3 phần sau :
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh của Nhà in ĐHQG Hà nội .
Chương 3: Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Nhà in ĐHQG Hà nội
CHƯƠNG 1:
Một số vấ n đề cơ bản về hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp.
1.1. Doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp :
1.1.1 - Các khái niệm cơ bản :
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh, nhằm cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ thoả mãn nhu cầu của thị trường và thu về cho mình một khoản lợi nhuận nhất định. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là hoạt động đưa ra những sản phẩm hay dịch vụ để bán, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và của xã hội, được thực hiện với chi phí ít nhất, sao cho sản phẩm làm ra có thể tiêu thụ được với giá cả mà thị trường có thể chấp nhận, bảo đảm thu nhập bù đắp được chi phí và có lợi nhuận.
Như vậy kinh doanh là một quá trình bao gồm từ khâu nghiên cứu khảo sát nhu cầu thị trường để quyết định sản xuất, tổ chức quá trình sản xuất ra hàng hóa đáp ứng được nhu cầu thị trường đồng thời tiến hành việc tiêu thụ những hàng hóa đó nhằm thu được nhiều lợi nhuận.
Khi đề cập đến vấn đề hiệu quả,người ta có thể đứng trên các khía cạnh khác nhau để xem xét. Nếu hiểu theo mục đích cuối cùng, hiệu quả kinh tế là hệ số giữa kết quả thu về và chi phí bỏ ra để đạt kết quả đó. Hiệu quả kinh doanh cao hay thấp tùy thuộc vào trình độ tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý trong các doanh nghiệp.
Nếu xem xét ở từng yếu tố riêng lẻ, hiệu quả là sự thể hiện trình độ và khả năng sử dụng các yếu tố trong quá trình sản xuất và kinh doanh.
Hiệu quả là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố trong quá trình sản xuất.
Trong điều kiện kinh tế hiện nay hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế có tính chất định lượng về tình hình phát triển của các hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó phản ánh sự phát triển kinh tế theo chiều sâu của các chủ thể kinh tế, đồng thời phản ánh trình độ khai thác và sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp và của nền kinh tế quốc dân trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế.
Khi nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau rất mạnh mẽ trong việc sử dụng các nguồn lực để thỏa mãn các nhu cầu ngày càng tăng của xã hội. Các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường muốn dành được lợi thế trong cạnh tranh phải đặt hiệu quả kinh tế lên hàng đầu Doanh nghiệp nào có hiệu quả kinh doanh thấp sẽ có nguy cơ bị loại khỏi thị trường, còn doanh nghiệp nào có hiệu quả kinh doanh cao sẽ tồn tại và phát triển.
1.1.2 - Phân loại hiệu quả kinh doanh :
1.1.2.1 Hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp :
Khi nói tới doanh nghiệp người ta thường quan tâm nhất đó là hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp vì các doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động kinh doanh đều với động cơ tìm kiếm lợi nhuận.
-Hiệu quả kinh tế tổng hợp :
Hiệu quả kinh tế tổng hợp là phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
Hiệu quả kinh tế tổng hợp là thước đo hết sức quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cho việc đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
- Hiệu quả kinh tế của từng yếu tố :
Hiệu quả kinh tế của từng yếu tố, là sự thể hiện trình độ và khả năng sử dụng các yếu tố đó trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó là thước đo quan trọng của sự tăng trưởng từng yếu tố và cùng với hiệu quả kinh tế tổng hợp làm cơ sở để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp.
1.1.2.2. Hiệu quả kinh tế - xã hội:
Hiệu quả kinh tế - xã hội là hiệu quả mà doanh nghiệp đem lại cho xã hội và nền kinh tế quốc dân. Nó thể hiện qua việc tăng thu ngân sách cho Nhà nước, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống của người lao động và tái phân phối lợi tức xã hội.
Tóm lại trong quản lý kinh doanh, phạm trù hiệu quả kinh tế được biểu hiện ở các loại khác nhau. Việc phân loại hiệu quả kinh tế là cơ sở để xác định các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, phân tích hiệu quả kinh tế và xác định những biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế.
1.1.3 - Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh :
Hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp liên quan tới tất cả các mặt trong hoạt động kinh doanh, do đó nó chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau:
* Môi trường vĩ mô: Mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước có tác động đến mọi hoạt động của nền kinh tế quốc dân, từ đó ảnh hưởng gián tiếp đến hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Các chính sách của Nhà nước nhằm hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp trong nước phát triển, tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài góp phần tăng hiệu quả kinh doanh.
* Môi trường vi mô:
- Nhân tố nguồn vốn kinh doanh: Doanh nghiệp muốn thực hiện được phương án kinh doanh đã đề ra cần phải có vốn để mua nguyên vật liệu, mua sắm các máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất...
- Nhân tố thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của doanh nghiệp: Thị trường các yếu tố đầu vào có ý nghĩa quyết định đến quá trình sản xuất đồng thời ảnh hưởng tới tính liên tục và tính hiệu quả của sản xuất. Thị trường đầu ra quyết định hiệu quả trong kinh doanh.
- Nhân tố kỹ thuật và công nghệ: Nhân tố này cho phép các doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, nhờ đó mà tăng khả năng cạnh tranh, tăng vòng quay của vốn lưu động, tăng lợi nhuận, bảo đảm thực hiện yêu cầu quy luật tái sản xuất mở rộng.
- Nhân tố về tổ chức sản xuất : Trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp, nhân tố này đảm bảo cho dây chuyền sản xuất cân đối, cho phép doanh nghiệp khai thác tới mức tối đa các yếu tố vật chất trong sản xuất. Nhờ đó mà góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Nhân tố về quản lý : Nhân tố này tạo điều kiện cho doanh nghiệp sử dụng hợp lý và tiết kiệm các yếu tố vật chất trong quá trình kinh doanh, giúp lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra những quyết định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp chính xác, kịp thời, tạo ra những động lực to lớn để khuyến khích sản xuất phát triển.
- Nhân tố về lực lượng lao động : Trong doanh nghiệp, lực lượng lao động tác động trực tiếp đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bằng lao động sáng tạo của con người có thể tạo ra công nghệ mới, thiết bị máy móc mới, nguyên vật liệu mới... có hiệu quả hơn hoặc cải tiến kỹ thuật nâng cao năng suất hiệu quả kinh tế so với trước. Trong thực tế máy móc hiện đại đến đâu nếu không có con người sử dụng thì cũng không thể phát huy được tác dụng. Ngược lại, nếu có máy móc hiện đại mà con người không có trình độ sử dụng, trình độ kỹ thuật và trình độ tổ chức quản lý thì không những không tăng được hiệu quả kinh doanh mà còn tốn kém chi phí bảo dưỡng, sửa chữa vì những sai lầm, hỏng hóc do không biết sử dụng gây ra.
- Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin : Thông tin được coi là đối tượng lao động của các nhà quản trị và nền kinh tế. Để kinh doanh thành công được trong điều kiện cạnh tranh gay gắt ở cả trong nước và quốc tế, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm bắt được nhiều thông tin chính xác, kịp thời như : Thông tin về người mua, người bán, đối thủ cạnh tranh, giá cả trên thị trường... Từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh sao cho có hiệu quả nhất.
1.2- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh:.
1.2.1- Các quan điểm cơ bản trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh :
Hiệu quả kinh doanh không những là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp liên quan tới nhiều yếu tố mà còn phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố đó. Do đó, khi đánh giá hiệu quả kinh doanh phải tuân thủ các quan điểm sau :
- Đảm bảo sự thống nhất giữa nhiệm vụ chính trị và kinh doanh trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh phải xuất phát từ mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước. Mỗi doanh nghiệp phải quyết định việc sản xuất và bán hàng hóa - dịch vụ mà thị trường cần, nền kinh tế cần chứ không bán những sản phẩm hàng hóa mà bản thân doanh nghiệp có sẵn. Đó là điều kiện để bảo đảm sự phát triển cân đối của nền kinh tế quốc dân.
- Đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa 3 lợi ích : Lợi ích xã hội, lợi ích tập thể và lợi ích người lao động. Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh phải xuất phát và thỏa mãn những mối quan hệ lợi ích trên. Trong đó lợi ích của người lao động là nhân tố quyết định đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, kết quả đem lại phải thoả mãn những nhu cầu của người lao động, của tập thể, của nền kinh tế trên cơ sở căn cứ vào chi phí để đạt được mức hiệu quả đó.
- Bảo đảm tính toàn diện và hệ thống trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Việc nâng cao hiệu quả của nền kinh tế, của ngành, của địa phương từ đó đảm bảo yêu cầu nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Trong từng đơn vị kinh doanh khi đánh giá, xem xét hiệu quả kinh doanh phải coi trọng tất cả các mặt hoạt động kinh doanh, các lĩnh vực, các khâu của quá trình đó. Xem xét một cách đầy đủ các mối quan hệ tác động qua lại của các tổ chức, các lĩnh vực trong một hệ thống theo những mục tiêu đã xác định.
- Bảo đảm tính thực tiễn trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Khi đánh giá, xác định mục tiêu, biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh phải xuất phát từ đặc điểm điều kiện kinh tế xã hội của ngành, địa phương và của chính doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Điều này mới có đủ cơ sở thực tế để đảm bảo chắc chắn lòng tin cho người lao động, hạn chế được rủi ro tổn thất trong kinh doanh.
- Phải căn cứ vào kết quả cuối cùng cả về hiện vật và giá trị để đánh giá hiệu quả kinh doanh: Khi tính toán và đánh giá hiệu quả kinh doanh, một mặt phải căn cứ vào kết quả sản lượng hàng hóa đã thực hiện, mặt khác phải tính đúng, tính đủ các chi phí đã bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ những mặt hàng đó. Căn cứ vào kết quả cuối cùng về cả mặt hiện vật và giá trị là yêu cầu tất yếu buộc các nhà kinh doanh phải tính toán đúng đắn, hợp lý các yếu tố cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh tiếp theo. Từ đó sẽ cho phép đánh giá đúng khả năng thỏa mãn nhu cầu của thị trường về hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp theo cả hai mặt hiện vật và giá trị.
1.2.2- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh :
1.2.2.1. Các chỉ tiêu kinh tế
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng hợp:
+ Tỷ suất lợi nhuận theo giá thành:
Tỷ suất lợi nhuận
=
Tổng lợi nhuận của doanh nghiệp
theo giá thành
Tổng giá thành
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả của doanh nghiệp từ một đồng giá thành sản phẩm hàng hóa tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này có ý nghĩa khuyến khích các doanh nghiệp tìm ra biện pháp hạ giá thành sản phẩm để tăng lợi nhuận.
+ Tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh được xác định bằng tổng số lợi nhuận so với vốn sản xuất đã bỏ ra bao gồm vốn cố định và vốn lưu động:
Tỷ suất lợi nhuận
=
Tổng lợi nhuận của doanh nghiệp
theo vốn kinh doanh
Tổng vốn kinh doanh
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp: Một đồng vốn kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, do đó nó có tác dụng khuyến khích việc quản lý chặt chẽ vốn, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả vốn trong các khâu của quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Tỷ suất vốn kinh doanh được xác định bằng giá trị lãi suất so với vốn kinh doanh :
Tỷ suất vốn
=
Tổng giá trị sản xuất
kinh doanh
Tổng vốn kinh doanh
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn sản xuất tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.
+ Tỷ suất doanh thu theo vốn kinh doanh được tính bằng mức doanh thu trên vốn kinh doanh :
Tỷ suất doanh thu
=
Tổng doanh thu
theo vốn kinh doanh
Tổng vốn kinh doanh
Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh của doanh nghiệp :
- Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động trong quá trình kinh doanh :
+Mức năng suất lao động bình quân được xác định bởi tổng giá trị kinh doanh trên tổng số lao động bình quân.
Mức năng suất
=
Tổng giá trị kinh doanh
lao động bình quân
Tổng số lượng lao động bình quân
Chỉ tiêu này cho biết một lao động sẽ tạo ra bao nhiêu giá trị kinh doanh cho doanh nghiệp.
+Mức doanh thu bình quân của mỗi lao động được tính bằng tổng doanh thu trên tổng số lao động bình quân :
Mức doanh thu bình
=
Tổng doanh thu
quân mỗi lao động
Tổng số lao động bình quân
Điều này cho biết mỗi lao động sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu của doanh nghiệp.
+Mức lợi nhuận bình quân mỗi lao động : Được tính bằng tổng lợi nhuận trên tổng số lao động bình quân.
Mức lợi nhuận của
=
Tổng lợi nhuận
mỗi lao động
Tổng số lao động bình quân
Hệ số sử dụng
=
Tổng lao động sử dụng
lao động
Tổng lao động hiện có
Thông qua chỉ tiêu này mà ta biết được tình hình sử dụng lao động, số lao động hiện có của doanh nghiệp đã được sử dụng hết chưa, từ đó mà xác định các giải pháp phù hợp để sử dụng có hiệu quả lao động.
Hệ số sử dụng
=
Tổng lao động thực tế
thời gian lao động
Tổng thời gian định mức
Chỉ tiêu này phản ánh thời gian lao động thực tế so với thời gian định mức, nó cho biết tình hình sử dụng thời gian lao động trong doanh nghiệp.
- Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản cố định và vốn cố định :
Hệ số sử dụng
=
Tổng TSCĐ được huy động
tài sản cố định
Tổng TSCĐ hiện có
Chỉ tiêu này cho biết tình hình sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp :
Hệ số sử dụng thời gian
=
Tổng thời gian làm việc thực tế của TSCĐ
hoạt động của TSCĐ
Tổng thời gian định mức
Hệ số sử dụng
=
Tổng công suất thực tế
công suất thiết bị
Tổng công suất thiết kế
Hệ số đổi mới
=
Tổng giá trị TSCĐ được đổi mới
tài sản cố định
Tổng giá trị TSCĐ hiện có
Sức sản xuất của
=
Giá trị tổng sản lượng (doanh thu)
tài sản cố định
Tổng nguyên giá bình quân TSCĐ
Sức sinh lợi của
=
Tổng lợi nhuận
tài sản cố định
Tổng nguyên giá bình quân TSCĐ
Hiệu quả sử dụng
=
Giá trị tổng sản lượng (doanh thu)
vốn cố định
Tổng số vốn cố định
- Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản lưu động và vốn lưu động.
Sức sinh lợi của
=
Tổng lợi nhuận
vốn lưu động
Tổng vốn lưu động
Hệ số đảm nhận
=
Tổng số vốn lưu động định mức
của vốn lưu động
Tổng doanh thu bán hàng – thuế
Vốn lưu động luôn luôn vận động, bảo đảm cho quá trình tái sản xuất. Do đó đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn, đồng thời nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Số vòng quay của
=
Tổng (Doanh thu – Thuế doanh thu)
vốn lưu động
Tổng vốn lưu động
Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ kinh doanh. Tốc độ của vòng quay càng tăng nhanh thì hiệu quả sử dụng vốn càng tăng và ngược lại.
Thời gian của một
=
Thời gian kỳ kinh doanh
vòng luân chuyển
Số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ
Chỉ tiêu cho biết số ngày cần thiết để cho vốn lưu động quay được một vòng. Thời gian một vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển càng lớn, hiệu quả sử dụng vốn càng tăng.
Nhóm chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của từng biện pháp thúc đẩy quá trình kinh doanh :
+ Chuẩn bị sản xuất và tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm hàng hoá đảm bảo quá trình kinh doanh được tiến hành một cách cân đối, nhịp nhàng, liên tục.
+ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và hạ giá thành.
+Tiêu thụ hàng hóa đảm bảo cho quá trình tái sản xuất.
+ Kích thích người lao động phát huy tính chủ động sáng tạo trong quá trình sản xuất kinh doanh.
+ Không ngừng đổi mới quản lý và nâng cao năng lực cán bộ công nhân viên.
Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của từng thương vụ:
Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.
Thời gian thu hồi vốn của hợp đồng.
1.2.2.2. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội.
Để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài việc đánh giá hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp còn phải đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu sau :
- Tăng thu ngân sách Nhà nước:
Mọi doanh nghiệp công nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải có nhiệm vụ nộp cho ngân sách Nhà nước dưới hình thức là các loại thuế như thuế doanh thu, thuế đất, thuế lợi tức, thuế xuất khẩu (với các đơn vị xuất khẩu), thuế tiêu thụ đặc biệt... Nhà nước sẽ sử dụng những khoản thu này cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và ở các lĩnh vực phi sản xuất, góp phần phân phối lại thu nhập quốc dân.
- Tạo thêm công ăn, việc làm cho người lao động:
Nước ta cũng giống như các nước đang phát triển, hầu hết là các nước nghèo, tình trạng yếu kém về kỹ thuật sản xuất và nạn thất nghiệp còn phổ biến. Để tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động và nhanh chóng thoát khỏi đói nghèo lạc hậu, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự tìm tòi đưa ra những biện pháp nâng cao hoạt động kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động…
- Nâng cao mức sống của người lao động:
Ngoài việc tạo công ăn việc làm cho người lao động đòi hỏi các doanh nghiệp phải làm ăn có hiệu quả để góp phần nâng cao mức sống của người lao động.
Xét trên phương diện kinh tế, việc nâng cao mức sống của người dân được thể hiện qua các chỉ tiêu như gia tăng thu nhập quốc doanh bình quân trên đầu người, gia tăng đầu tư xã hội, mức tăng trưởng phúc lợi xã hội ...
Theo quan điểm hiện nay của các nhà kinh tế, hiệu quả kinh tế xã hội còn thể hiện qua các chỉ tiêu như: Bảo vệ nguồn lợi môi trường, hạn chế gây ô nhiễm môi trường, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
1.3 . Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh :
Trong cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước: Nền kinh tế càng phát triển thì môi trường cạnh tranh càng trở nên gay gắt và khốc liệt. Để tồn tại được đòi hỏi các doanh nghiệp phải chấp nhận cạnh tranh và dành được lợi thế trong cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Muốn như thế doanh nghiệp phải nâng cao được hiệu quả trong kinh doanh. Do đó nâng cao hiệu quả kinh doanh là một tất yếu.
Đối với bản thân doanh nghiệp muốn tham g