Máy móc thiết bị đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, đó là sự thắng thế trong cạnh tranh để tồn tại và phát triển và đứng vững bằng những sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ. Máy móc thiết bị là bộ phận lớn nhất, chủ yếu nhất trong tư liệu lao động và có ý nghĩa quyết định năng lực sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Chính vì vậy công tác quản lý và sử dụng máy móc thiết bị đang là vấn đề thu hút được nhiều sự quan tâm nghiên cứu bởi thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tồn tại những lãng phí lớn trong sử dụng máy móc thiết bị .
64 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1366 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp cơ bản nhằm quản lý và sử dụng hiệu quả máy móc thiết bị tại nhà máy in Diên Hồng - Nhà xuất bản giáo dục, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Máy móc thiết bị đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, đó là sự thắng thế trong cạnh tranh để tồn tại và phát triển và đứng vững bằng những sản phẩm chất lượng cao, giá thành hạ. Máy móc thiết bị là bộ phận lớn nhất, chủ yếu nhất trong tư liệu lao động và có ý nghĩa quyết định năng lực sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Chính vì vậy công tác quản lý và sử dụng máy móc thiết bị đang là vấn đề thu hút được nhiều sự quan tâm nghiên cứu bởi thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh tồn tại những lãng phí lớn trong sử dụng máy móc thiết bị .
Trải qua nhiều năm nghiên cứu và phát triển, Nhà máy in Diên Hồng - NXBGD, hiện nay là một doanh nghiệp lớn mạnh, lực lượng lao động có tay nghề cao, trình độ kỹ thuật sản xuất tiên tiến. Đây là một thành tích to lớn, thành quả của quá trình gắn bó lao động bền bỉ của cán bộ công nhân viên nhà máy. Đồng thời sự lớn mạnh về cơ sở vật, chất kỹ thuật, trình độ quản lý kinh tế của nhà máy cũng được nâng cao. Bên cạnh đó, Nhà máy cũng còn tồn tại những hoạt động có hiệu quả chưa cao. Qua thời gian thực tập tổng hợp và thực tập tốt nghiệp tôi đã có điều kiện tìm hiểu về những vấn đề chung về nhà máy, trong đó tôi nhận thấy vấn đề quản lý và sử dụng máy móc thiết bị của nhà máy tuy đạt được thành tích cao song vẫn còn những lãng phí trong sử dụng máy móc thiết bị vì vậy tôi đã làm chuyên đề này có đề tài là “Một số biện pháp cơ bản nhằm quản lý và sử dụng hiệu quả máy móc thiết bị tại nhà máy in Diên Hồng - NXBGD”. Tôi hy vọng với chuyên đề này, tôi có thể góp phần cùng ban lãnh đạo Nhà máy tìm cách quản lý và sử dụng hiệu quả hơn máy móc thiết bị hiện có, góp phần nâng cao hiệu quả hơn nguồn vốn của nhà máy, tạo điều kiện tích luỹ, bảo toàn và phát triển nguồn vốn của Nhà máy
Nội dung chuyên đề gồm ba phần:
Phần I : Một số đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của nhà máy có ảnh hưởng tới công tác quản lý và hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị.
Phần II : Phân tích thực trạng công tác quản lý và hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị tại nhà máy.
Phần III: Một số biện pháp cơ bản nhằm tăng cường công tác quản lý và sử dụng có hiệu quả các máy móc thiết bị tại Nhà máy.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy Đỗ Văn Lư đã tận tình chỉ bảo em trong suốt quá trình hoàn thành chuyên đề này. Cháu cũng xin cám ơn cô chú phòng kế toán tài vụ, phòng kế hoạch vật tư đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho cháu trong suốt thời gian thực tập.
Phần I: Một số đặc điểm kinh tế - Kỹ thuật của nhà máy có ảnh hưởng đến công tác quản lý và sử dụng có hiệu quả máy móc thiết bị.
Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy.
Quá trình hình thành và phát triển Nhà máy
Nhà máy Diên Hồng là đơn vị thành viên của NXBGD được giao nhiệm vụ in sách giáo khoa và các tài liệu giáo dục khác phục vụ cho công tác giáo dục và chính trị của NXBGD. Nhà máy có lịch sử ra đời từ rất lâu, trải qua nhiều gia đoạn phát triển sau.
1.1. Thời kỳ 1954 -1968: Đây là thời kỳ dồn nhập các nhà in nhỏ - đấu tranh cải tạo công thương nghiệp, tư bản kinh doanh, sơ tán chốn chiến tranh.
Từ năm 1953 trở về trước Nhà máy là nhà in tư nhân của pháp chuyên in báo, trụ sở chính đóng tại 15 Hai Bà Trưng - Hà Nội .
Từ 1.10.1954, đổi tên thành Nhà máy in Kiến Thiết do nhà tư sản Việt Nam quản lý, chuyên in giấy tờ các việc vặt bằng phương pháp Typô - Trực thuộc sở Văn hoá thông tin Hà Nội.
Năm 1958 đổi tên thành Liên xưởng in 9, gồm nhiều nhà in nhỏ gộp lại. Năm 1963 sát nhập với nhà máy in á Châu và đổi tên thành nhà in Diên Hồng. Nhà in được bàn giao sang cục xuất bản Bộ Văn hoá quản lý .
Đến ngày 15.7.1967 Nhà in được Bộ văn hoá giao sang Bộ Giáo Dục theo quyết định của số 132 Ttg/vg của Thủ tướng.
1.2. Thời kỳ 1969 -1991: Quyết định của Bộ Giáo Dục về việc thành lập Nhà máy in Diên Hồng
Ngày14.1.1969 Bộ Giáo Dục ra quyết định số 39/QĐ thành lập chính thức nhà máy in Diên Hồng, chia thành 2 cơ sở sản xuất. Trong thời gian này được sự giúp đỡ của Bộ văn hoá, Nhà máy được trang bị mới một số máy móc thiết bị in, đóng sách, ảnh, ảnh kẽm của cộng hoà liên bang Đức để thay thế các máy móc cũ của các nhà tư bản trước đây.Từ đó sản lượng được nâng dần lên từ 700 triệu trang in năm 1968 lên 981 triệu trang năm 1973.
Khoảng thời gian từ năm 1069 - 1972, Nhà máy thực hiện đợt sơ tán đợt 2 thực hiện vừa sản xuất vừa chiến đấu.
Ngày 9.5.1974 Bộ Giáo Dục ra quyết định số326/QD phân hạng Nhà máy vào loại xí nghiệp hạng 4. Từ thế sản xuất ổn định nên kế hoạch sản xuất ngày một phát triển.Với quy trình Typo tiên tiến chất lượng sản phẩm cao, lúc bấy giờ Diên Hồng đã được xếp vào loại nhà in thứ hai trong số các nhà in có sách in đẹp
Sau năm 1975, Bộ Giáo Dục có chủ trương thu hẹp quy mô sản xuất của Diên Hồng. Hàng năm chỉ thực hiện in 1 sản lượng nhỏ sách giáo khoa, còn chủ yếu là in sổ sách, giấy tờ phục vụ trong ngành. Sản lượng hàng năm chỉ còn khoảng 350 - 400 triệu trang
Ngày 20-4-1991 Bộ Giáo Dục có quyết định số 1015/QĐ đưa Nhà máy về trực thuộc NXBGD. Ngày 4-6-1991, Giám đốc NXBGD ký quyết định số 55/QĐ chuyển tên Nhà máy thành Xưởng chế bản - in NXBGD
1.3. Thời kỳ 1991-1996: Thời kỳ củng cổ - xây dựng - phát triển Xưởng chế bản- in. Những vấn đề cơ bản trong thời kỳ này là:
Đã thay đổi toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất từ phương pháp in Typo sang phương pháp in Offet với các thiết bị, chế bản in và hoàn thiện sách không ngừng được đổi mới theo hướng đồng bộ và hiện đại. Số lượng CBCNV tăng dần theo tốc độ phát triển của sản xuất, từ trên 80 năm 1991đến 250 người năm 1996
Việc đầu tư thiết bị trong thời kỳ này cũng được chú trọng, các thiết bị mới của CHLB Đức, Việt Nam, Nhật, Thụy Sỹ, Trung quốc … Đều là những máy móc thiết bị hiện đại, đầu tư đồng bộ cho tất cả các phân xưởng, các bộ phận. Do vậy sản lượng của Nhà máy đã tăng lên một cách đáng kể qua các năm từ 250 triệu trang in năm 1991 lên 1143 triệu trang năm 1992 và lên 1626 triệu trang năm 1996
1.4. Thời kỳ 1996- nay: Phát huy kết quả đầu tư - tin tưởng - đoàn kết thống nhất - trách nhiệm cao - đưa Nhà máy vào thời kỳ phát triển mới.
Bộ Giáo dục và đào tạo quyết định giữ nguyên tên Nhà máy in Diên Hồng theo quyết định số 4943/GDĐT ngày 2-11-1996
Tiếp theo giám đốc NXBGD đã ký quyết định số 259/QĐ ngày 6-11-96 về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Nhà in Diên Hồng. Theo đó nhiệm vụ của Nhà máy là tổ chức in sách giáo khoa, các tài liệu dạy và học khác, các tạp chí phục vụ cho ngành Giáo khoa, các tài liệu dạy và học khác, các tài liệu dạy và học khác, các tạp chí phục vụ cho ngành Giáo dục và Đào tạo theo kế hoạch hàng năm của NXBGD.
Ngoài ra, Nhà máy còn làm gia công in sách cho 1 số đơn vị khác ngoài NXBGD. Từ năm 2000, Nhà máy có đưa vào sản xuất, tạo thêm thu nhập cho cán bộ công nhân viên. Như vậy Nhà máy thực hiện sản xuất theo đơn đặt hàng là chủ yếu, còn sản xuất theo cataloge chỉ chiếm một phần nhỏ.
Hiện nay Nhà máy vẫn trực thuộc NXBGD, có tư cách pháp nhân không đầy đủ, thực hiện hạch toán kinh tế. Có con dấu riêng được mở tài khoản tại Ngân Hàng, được quyền vay vốn và ký hợp đồng kinh tế…
Đặc điểm của cơ cấu sản xuất và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy
Cơ cấu sản xuất phản ánh bố cục về chất và tính cân đối về lượng của các quá trình sản xuất. Việc xác định 1 cơ cấu sản xuất phù hợp rất quan trọng đối với hoạt động phát triển kinh doanh của doanh nghiệp, quyết định bộ máy quản lý của doanh nghiệp. Với quy mô sản xuất vừa, Nhà máy in Diên Hồng có hai phân xưởng sản xuất chính, 3 tổ sản xuất phù trợ và 3 tổ phục vụ sản xuất. Cơ cấu sản xuất của Nhà máy được bố trí theo kiểu Doanh nghiệp - phân xưởng - nơi làm việc. Ta có thể xem sơ đồ sau:
Sơ đồ 1:Cơ cấu sản xuất của nhà máy.
Nhà máy
Bộ phận sản xuất chính
Bộ phận sản xuất
phù trợ
Bộ phận phục vụ sản xuất
Phân xưởng in ofset
Phân xưởng hoàn thiện
tổ cơ điện
Tổ cắt rọc
Tổ chế bản
Tổ bảo vệ
Tổ bôc xếp
Hệ thống kho
Phân xưởng in offset: phân xưởng này có nhiệm vụ chỉ thục hiện 1 giai đọan công nghệ là từ các maket bình bản và đưa vào in. Vì vậy mà trong phân xưởng chủ yếu được bố trí các loại máy in, đây là các máy sản xuất bản tự động, điều này tạo điều kiện đơn giản hoá công tác quản lý máy móc. Thành quả của công đoạn này chính là các bản in theo mẫu và được chuyển sang phân xưởng hoàn thiện.
Phân xưởng hoàn thiện: phân xưởng có nhiệm vụ là đóng quyển các sản phẩm in từ phân xưởng ofset. Tuy nhiên việc hoàn thiện cũng có nhiều quy trình: gấp máy hay gấp tay, khâu chỉ máy vào bìa, máy đóng ghim, khâu thép … Vì vậy mà thiết bị ở đây được bố trí tương đối đa dạng. Gồm máy gấp, máy khâu chỉ, máy vào bìa, máy đóng ghim, máy ép sách .. . Do vậy mà ở đây việc theo dõi quản lý các máy có phức tạp hơn, việc huy động công suất của các máy không được đồng bộ.
Tổ cắt rọc: Bộ phận sản xuất phù trợ được hoạch toán độc lập chuyên cắt rọc giấy từ cuộn ra khổ giấy theo yêu cầu. Do vậy ở đây được bố trí 2 máy cắt, và 2 xe nâng hàng.
Tổ chế bản: có nhiệm vụ sửa chữa làm maket bình bản để làm mẫu cho việc in. Trong tổ được bố trí 1 máy công tắc phin, 1 máy chụp 3 máy phơi bản, 2 máy sấy, máy sửa bản, máy vi tính.
Các bộ phận phục vụ sản xuất có nhiệm vụ vận chuyển vật liệu tới các phân xưởng
Mỗi đơn vị dù ở bộ phận sản xuất chính, hay sản xuất phụ trợ, phục vụ sản xuất đều có trách nhiệm quản lý máy móc thiết bị thuộc đơn vị mình, bảo quản sửa chữa máy thông thường. Như vậy mỗi bộ phận sản xuất đều quyết định tới vấn đề sử dụng có hiệu quả máy móc thiết bị.
Bộ máy quản lý của Nhà máy được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng. Theo mô hình này mỗi bộ phận chỉ nhận pháp lệnh từ một cấp trên trực tiếp, các phòng ban chức năng tham mưu cho Giám đốc về nghiệp vụ chức năng của mình. Với mô hình này cơ cấu đơn giản, dễ vận hành dễ theo dõi kiểm tra. Bộ máy được phân thành 4 phòng chức năng, 2 phân xưởng sản xuất chịu sự quản lý trực tiếp của Giám đốc và 2 Phó Giám đốc:
Dưới đây ta có thể xem sơ đồ:
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức quản lý của Nhà máy.
Giám đốc
PGĐ
sản xuất
kỹ thuật
PGĐ
Tài chính
Hậu cần
P.
Kế toán - tài vụ
Phân xưởng hoàn thiện
P.
HC - LĐ - TL
Phân xưởng in Offset
P.
Kế hoạch - vật tư
Tổ
Cơ điện
Tổ
cắt rọc
Tổ
chế bản
Tổ
bảo vệ
P.
Kinh doanh tiếp thị
: Quan hệ chỉ đạo điều hành.
: Quan hệ phối hợp.
Ban Giám đốc:
- Giám đốc: Là người đứng đầu Nhà máy, có quyền cao nhất quyết định, chỉ đạo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy và chịu trách nhiệm trước Nhà máy, NXBGD và trước pháp luật.
- Phó Giám đốc sản xuất kỹ thuật: Điều hành về kỹ thuật sản xuất, là người chịu trách nhiệm về sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực liên quan.
- Phó Giám đốc Tài chính hậu cần: Điều hành về sản xuất và đời sống, là người chịu trách nhiệm về công tác cán bộ, tổ chức, tổ chức lao động.
Các phòng ban gồm có:
- Phòng kế toán tài vụ: Làm nhiệm vụ tổ chức ghi chép, tính toán, phản ánh chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ sự thành vận động của toàn bộ tài sản. Trực tiếp giúp giám đốc trong việc thẩm định các loại vật tư, hàng hoá trước khi mua. Phối hợp với các phòng ban chức năng khác lập báo cáo tài chính và chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc.
- Phòng hành chính lao động tiền lương: xây dựng kế hoạch và biên chế lao động hàng năm và từng thời kì. tổ chức về lao động, tiền lương, và tiền thưởng. Tham mưu cho ban lãnh đạo trong việc thành lập, giải thể các phòng ban, phân xưởng, tổ sản xuất. Bổ nhiệm vầ miễn nhiệm các chức vụ quản lý ...
- Phòng kế hoạch vật tư: xây dựng kế hoạch sản xuất, kỹ thuật, tài chính hàng năm trên cơ sở các nguồn lực hiện có. Tổ chức mua sắm quản lý sử dụng các loại vật tư, thiết bị, phụ tùng đảm bảo cho sản xuất, chủ động liên hệ với NXBGD và các đơn vị khác trong việc nhận in tài liệu và giao sản phẩm. Phối hợp với các phòng, ban, phân xưởng, và chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo.
- Phòng kinh doanh tiếp thị : làm nhiệm vụ tìm kiếm thị trường, tiêu thụ sản phẩm mà chủ yếu là vở viết học sinh chất lượng cao. Thông qua nghiên cứu thị trường tìm kiếm nhu cầu mà tham mưu cho ban lãnh đạo trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh.
- Tổ bảo vệ: chịu sự quản lý trực tiếp của phòn HC - LĐ - TL, có nhiệm vụ trông coi tài sản của Nhà máy, quản lý việc ra vào tại Nhà máy.
Các bộ phận sản xuất gồm có:
- Phân xưởng in Ofset, phân xưởng hoàn thiện: có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sản xuất định kì. Tổ chức thực hiện lệnh của giám đốc thông qua phiếu sản xuất. Chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ tài sản, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, bán thành phẩm…trong phạm vi phân xưởng. Phối hợp với các bộ phận khác lập và gửi kịp thời các báo cáo thống kê sản lượng cho ban lãnh đạo và các phòng ban liên quan.
Ngoài các bộ phận sản xuất trên còn có tổ cơ điện, tổ chế bản và tổ cắt rọc. Các tổ chức đoàn thể của Nhà máy cũng phát triển mạnh góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần công nhân viên Nhà máy. Các phân xưởng sản xuất không có bộ máy quản lý riêng, quản đốc phân xưởng chịu trách nhiệm tổ chức sản xuất và trực tiếp điều hành quản lý lao động, vật tư sản phẩm, thiết bị … chịu trách nhiệm trước Giám đốc về chất lượng sản phẩm và mọi hoạt động của phân xưởng.
Một số đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Nhà máy có ảnh hưởng đến công tác quản lý và hiệu quả sử dụng
máy móc thiết bị.
1. Đặc điểm về tính chất nhiệm vụ sản xuất
Nhà máy in Diên Hồng là 1 đơn vị thành viên của NXBGD, từ khi thành lập Nhà máy có nhiệm vụ in các giấy tờ, việc vặt, bằng phương pháp in Tygô.
Hiện nay nhà máy có nhiệm vụ là:
Tổ chức in sách giáo khoa, các tài liệu dạy học khác, các tạp chí phục vụ cho ngành Giáo dục và Đào tạo theo kế hoạch hàng năm của NXBGD.
Tổ chức in gia công cho các đơn vị khác để tận dụng công suất máy móc thiết bị để tạo thêm thu nhập cho công nhân viên chức.
Thực hiện sản xuất kinh doanh vở học sinh chất lượng cao từ năm 2000.
NXBGD có 4 đơn vị thành viên trong đó có 2 đơn vị ở miền Bắc là Nhà máy in Diên Hồng và Nhà máy in Đông Anh. Nhà máy in Diên Hồng có năng lực sản xuất bằng nửa năng lực sản xuất của nhà máy in Đông An. Hàng năm nhà máy in được NXBGD giao chỉ tiêu chiếm khoảng 70% sản lượng trang in, đặc biệt năm 2002 lên tới 90%. Việc giao chỉ tiêu cho Nhà máy được thực hiện thông qua việc ký kết hợp đồng kinh tế, tuỳ thuộc vào năng lực sản xuất và khả năng đáp ứng các chỉ tiêu sản lượng của Nhà máy, điều này tạo điều kiện cho Nhà máy ổn định sản xuất và tận dụng năng lực sản xuất của máy móc thiết bị. Tuy nhiên việc giao sản lượng không được thực hiện đều qua các thời kỳ, mà có những lúc sản xuất phải đi vào cao điểm, có những lúc thong thả cầm chừng. Việc giao chỉ tiêu không cân đối về cơ cấu màu trang in (Trang in 1 màu, trang in 2 màu, trang in 4 màu) gây lãng phí cho việc sử dụng máy (máy in 2 màu phải sử dụng vào in 1 màu).
Để tận dụng công suất còn lại của mình, Nhà máy thực hiện in gia công cho các đơn vị khác. Tuy nhiên trong công tác này Nhà máy không có quan hệ ổn định lâu dài với 1 đơn vị nào khác, do vậy không tạo được thế chủ động cho Nhà máy, đôi khi vẫn không tận dụng hết năng lực sản xuất của mình. Từ năm 2000 Nhà máy đưa vào sản xuất kinh doanh vở học sinh chất lượng cao, và sản phẩm hiện nay được thị trường chấp nhận, tạo điều kiện tận dụng thời gian và công suất máy trong những thời điểm sản xuất nhàn rỗi, góp phần nâng cao hiệu qủa sản xuất kinh doanh cho Nhà máy.
Với những nhiệm vụ trên, hệ thống máy móc thiết bị của Nhà máy cũng không hiện đại lắm, tất cả sản phẩm in của Nhà máy cũng chỉ cần có 1 quy trình công nghệ duy nhất. Vì vậy nó tạo ra điều kiện để đơn giản hoá công tác quản lý máy móc thiết bị, đồng thời số lượng và chủng loại máy móc thiết bị cũng đòi hỏi ít hơn.
2. Đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật
Nhân tố này phản ánh khả năng tiếp nhận và vận dụng thành công việc đưa máy móc thiết bị vào sản xuất. Điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật quyết định việc bố trí hệ thống máy móc thiết bị, cho phép đưa máy móc thiết bị vào áp dụng trên cơ sở vừa đảm bảo theo xu hướng phát triển đồng thời có thể tận dụng được một cách tối đa cơ sở vật chất hiện có. Đồng thời cũng tạo điều kiện cho công tác phục vụ việc vận hành máy móc thiết bị
Kể từ khi thành lập đến nay Nhà máy đã thực hiện nhiều lần di chuyển địa điểm sản xuất cho phù hợp. Nhà máy cũng đã thực hiện nhiều cuộc thay đổi lớn về đầu tư máy móc thiết bị mới tiến, hiện đại. Đặc biệt năm 1991, Nhà máy đã thay đổi toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất từ phương pháp in Typô sang phương pháp in offset. Các thiết bị mới của cộng hoà liên bang Đức, Việt Nam, Nhật, Thuỵ sỹ, Trung Quốc … đều là máy móc thiết bị hiện đại. Các máy móc thiết bị được đầu tư đồng bộ cho các phân xưởng, các bộ phận. Các thiết bị phục vụ cho công nghệ chế bản, in hoàn thiện sách đều là máy móc tân tiến, có năng suất chất lượng cao và là những máy móc bán tự động. Các máy móc chủ yếu phục vụ cho công việc in và hoàn thiện sách gồm có : máy tính, máy in, in laze, máy chụp, máy phơi bản, máy tráng, máy sấy, máy con tắc, film, máy in, máy dao xén, máy cắt rọc… hầu hết là các máy móc thiết bị chuyên dùng. Toàn nhà máy có 2 phân xưởng, và 3 tổ, mỗi bộ phận này được trang bị một số máy móc thiết bị để thực hiện một hoặc một số các giai đoạn của công nghệ in và hoàn thiện sách. Đòi hỏi việc quản lý máy móc thiết bị phải được cụ thể hoá cho từng bộ phận. Nhà máy có một khu 5 tầng để phục vụ công tác quản lý nói chung và được trang bị những trang thiết bị cần thiết để phục vụ văn phòng…
Ta có thể xem xét tình hình cơ sở vật chất, kỹ thuật của Nhà máy.
Bảng 01: Cơ cấu tài sản cố định của Nhà máy theo giá trị tuyệt đối.
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu.
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
NG
GTCL
NG
GTCL
NG
GTCL
1. TSCĐ đang dùng.
- Nhà cửa, vật chất kiến trúc.
- Máy móc thiết bị.
- Phương tiện vận chuyển truyền dẫn.
- Thiết bị dụng cụ quản lý.
17649,93
1636,53
15133,28
408,99
471,13
8516,8
935,98
7069.1
203,66
308,05
18850
2682
15197,5
708,99
561,5
7794,3
1964
5344,6
165,75
319,94
18895,6
2682
15.226
408,99
578,43
6376,2
1835
4133,6
129
278,6
2. Tài sản cố địng không dùng .
0
0
0
0
0
0
3. Tài sản cố định chờ thanh lý.
8,45
7,29
0
0
0
0
Tổng:
17658,4
8524,1
18850
7794,3
18895,6
6379,2
Nguồn: Phòng kế hoạch - vật tư.
Nhìn vào bảng trên ta thấy TSCĐ đang dùng của nhà máy ngày càng tăng lên và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, TSCĐ không dùng và TSCĐ chờ thanh lý đã không có đó là do kế hoạch của Nhà máy. Theo đó giá trị của máy móc thiết bị chiếm trong tổng TSCD của nhà máy luôn chiếm một tỷ trọng lớn khoảng 80%- 85% theo nguyên giá và 70 - 83% theo giá trị còn lại. Đòi hỏi trong công tác quản lý TSCĐ tại Nhà máy, thì phải coi trọng quản lý máy móc thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất.
Năm 1999 và năm 2000 theo chỉ đạo của NXBGD, các phân xưởng sản xuất, nhà văn phòng làm việc… của nhà máy được di chuyển, quy hoạch và sửa chữa và cải tạo thuận lợi trong việc bố trí dây chuyền sản xuất khoa học, hợp lý, tạo điều kiện làm việc được cải thiện hơn. Tuy nhiên từ năm 1991 trở lại đây, Nhà máy chưa thực hiện 1 cuộc đầu tư đổi mới thiết bị máy móc có quy mô lớn nào, do vậy phần lớn các máy móc sản xuất chính, thực hiện các công việc hiện đã cũ và lạc hậu, cơ cấu máy móc không đồng bộ… làm cho việc khai thác, tận dụng công suất gặp nhiều khó khăn và công tác sửa chữa, bảo dưỡng cũng phải được coi trọng để kịp thời phát hiện sự cố, sửa chữa kịp thời tránh để máy móc phải dừng hoạt động lâu. Đồng thời là hệ thống kho bãi, nhà xưởng của Nhà máy hiện nay đang tận dụng hết về mặt không gian do vậy gây khó khăn cho việc mua sắm thêm máy móc thiết bị.
3. Đặc điểm về lao động
Hiện nay, Nhà máy có số lao động có tay nghề tương đối cao, được đào tạo, có trình phù hợp với công nghệ sản xuất của nhà máy. Hàng năm nhà máy đều có kế hoạch đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý cho nhân viên quản lý, kỹ sư, đào tạo về chính trị về chính trị. Đồng thời cũng tổ chức học, kiểm tra thi nâng bậc cho công nhân sản xuất đến thời hạn nâng bậc, bồi dưỡng nâng cao trình độ chung toàn Nhà máy tăng lên, làm tăng khả năng quản lý Nhà máy nói chung, khả năng quản lý và sử