Đề tài Một số biện pháp hoàn thiện chế độ Bảo hiểm xã hội thai sản ở Việt Nam hiện nay

Trên thế giới BHXH ra đời cách đây hàng trăm năm, chính sách này ra đời, thực hiện và phát triển rất tốt ở một số nước: Đức, Anh , Pháp, Nhật Bản, Mỹ góp phần không nhỏ vào hệ thống an sinh xã hội của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, BHXH ra đời ngay sau khi nước ta giành được độc lập, BHXH hướng tới đối tượng là người lao động, người tạo ra của cải vật chất cho xã hội, chính vì thế BHXH của mỗi quốc gia được thực hiện ngày càng hoàn thiện hơn qua mỗi lần sửa đổi, bổ sung: Nghị định số: 12/CP ngày 26 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ. Nội dung chủ yếu: Điều lệ BHXH áp dụng đối với công chức, công nhân viên chức Nhà nước và mọi người lao động theo loại hình Bảo hiểm xã hội bắt buộc để thực hiện thống nhất trong cả nước. Luật BHXH: Số 71/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 với nội dung chủ yếu là: chế độ, chính sách BHXH; quyền và trách nhiệm của người lao động, của cơ quan, của tổ chức, cá nhân tham gia BHXH: tổ chức BHXH; quỹ BHXH; thủ tục thực hiện BHXH; và quản lý nhà nước về BHXH.

doc39 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1321 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp hoàn thiện chế độ Bảo hiểm xã hội thai sản ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trên thế giới BHXH ra đời cách đây hàng trăm năm, chính sách này ra đời, thực hiện và phát triển rất tốt ở một số nước: Đức, Anh , Pháp, Nhật Bản, Mỹ… góp phần không nhỏ vào hệ thống an sinh xã hội của mỗi quốc gia. Ở Việt Nam, BHXH ra đời ngay sau khi nước ta giành được độc lập, BHXH hướng tới đối tượng là người lao động, người tạo ra của cải vật chất cho xã hội, chính vì thế BHXH của mỗi quốc gia được thực hiện ngày càng hoàn thiện hơn qua mỗi lần sửa đổi, bổ sung: Nghị định số: 12/CP ngày 26 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ. Nội dung chủ yếu: Điều lệ BHXH áp dụng đối với công chức, công nhân viên chức Nhà nước và mọi người lao động theo loại hình Bảo hiểm xã hội bắt buộc để thực hiện thống nhất trong cả nước. Luật BHXH: Số 71/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006 với nội dung chủ yếu là: chế độ, chính sách BHXH; quyền và trách nhiệm của người lao động, của cơ quan, của tổ chức, cá nhân tham gia BHXH: tổ chức BHXH; quỹ BHXH; thủ tục thực hiện BHXH; và quản lý nhà nước về BHXH. Nước ta đi lên Chủ nghĩa xã hội từ chế độ phong kiến, mặc dù đã qua một thời gian dài nhưng chế độ phong kiến còn lại vẫn nặng nề, thêm vào đó Đảng và Chính phủ đã đưa ra luật bình đẳng giới: - Luật số 73/2006/QH11 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29/11/2006 Luật bình đẳng giới ra đời. - Ngày 1/07/2007 luật bình đẳng giới chính thức có hiệu lực Nhưng hiện tại ở Việt Nam việc thực hiện luật bình đẳng giới đối với người lao động nữ vẫn còn nhiều hạn chế, do đó nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động nữ. Ngoài ra chế độ thai sản trong hệ thống các chế độ BHXH ra đời nhằm góp phần thực hiện luật bình đẳng giới. Đây là một chế độ quan trọng của nhà nước tuy nhiên, việc thực hiện chế độ thai sản ở nước ta vẫn còn nhiều vướng mắc. Trước thực trạng trên em quyết định nghiên cứu đề tài : “Một số biện pháp hoàn thiện chế độ Bảo hiểm xã hội thai sản ở Việt Nam hiện nay” nhằm phân tích tình hình thực hiện chế độ thai sản ở Việt Nam hiện nay và các điều kiện thực hiện nó ở Việt Nam có gì khó khăn, từ đó có những giải pháp thích hợp kịp thời điều chỉnh nhằm hoàn thiện chế độ thai sản ở Việt Nam hiện nay. Em xin chân thành cảm ơn Th.S Nguyễn Thị Lệ Huyền đã hướng dẫn em thực hiện đề tài này. Bài làm đã được nghiên cứu rất cẩn thận, tuy nhiên không tránh khỏi những thiếu xót mong thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để đề án hoàn thiện hơn. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ BHXH VÀ CHẾ ĐỘ THAI SẢN TRONG HỆ THỐNG CÁC CHẾ ĐỘ BHXH. I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BHXH 1. Sự cần thiết khách quan và vai trò của BHXH 1.1. Sự cần thiết khách quan của BHXH Trong cuộc sống của con người cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh thường gặp nhiều rủi ro và sự kiện ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người(ốm, bệnh tật, mất việc…) và ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ quá trình sản xuất, tất cả những rủi ro này không ai tránh khỏi. Khi gặp những rủi ro đó nhu cầu của con người không những không mất đi mà còn tăng lên rất nhiều, vì vậy cuộc sống của con người trở lên khó khăn hơn, sản xuất bị đình đốn. Sản xuất hàng hóa ra đời, xã hội xuất hiện sự phân công lao động ngày càng rõ nét hơn và cụ thể, dần hình thành hai giới chủ và thợ. Hai giới này lúc đầu dễ hòa hợp (cả hai giới đều có những nhu cầu riêng của mình và đều được đáp ứng: chủ: xây xưởng, cần lao động, thợ: cần lao động, lương…), tuy nhiên trong một thời gian ngắn( đầu thế kỷ XIX) phát sinh mâu thuẫn giữa hai giới: Tiền công, tiền lương; Giờ, thời gian làm việc; Cường độ làm việc; Đối xử tệ bạt khi công nhân gặp ốm đau, bệnh tật, đặc biệt là đối với gia đình người lao động đông con hoặc gặp hoàn cảnh khó khăn; Nơi ăn ở không có; Ngoài ra còn một số mâu thuẫn đồng loạt phát sinh: mâu thuẫn giai tầng xã hội, mâu thuẫn mầu da, mâu thuẫn chủng tộc… Khi tất cả các mâu thuẫn đó phát sinh cũng là lúc xuất hiện đấu tranh đòi quyền lợi, nhưng những cuộc đấu tranh này chỉ lẻ tẻ, tự phát, mang tính tức thời. Bên cạnh các cuộc đấu tranh lẻ tẻ thì thợ đã biết tập hợp nhau lại để giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn, hoạn nạn và đã bắt đầu hình thành hội” tương hỗ”. Những hội này lúc đầu chỉ được hình thành một cách tự phát nhưng hiệu quả về xã hội lớn cho nên từ năm 1950 đến những năm cuối của thế kỷ 19, hội tương hỗ đã được thành lập phổ biến ở Châu Âu. Mặc dù các hội tương hỗ ra đời đóng vai trò hiệu quả giúp thợ khắc phục khó khăn, bản thân giới thợ lúc đó cũng nhận thức được ba vấn đề: + Việc tương hỗ chỉ mang tính chất tức thời, không giải quyết triệt để. + Tiền bạc, vật phẩm hỗ trợ nhau vẫn là của bản thân giới thợ + Trong thời gian nghỉ việc do ốm đau, tai nạn, giới chủ không những không quan tâm mà họ còn tìm cách sa thải để tuyên truyền những người khác. Cuộc đấu tranh của công nhân trong thời gian này đã trở thành một phong trào rộng lớn vì họ nhận thức được cần phải đấu tranh, khi phong trào lan rộng hầu như ở những nước Châu Âu, buộc một số chính phủ một số nước phải đứng ra thiệp và giải quyết mâu thuẫn này, chính phủ các nước can thiệp bằng cách yêu cầu giới chủ: Tăng lương, giảm giờ làm, giảm cường độ lao động; Có trách nhiệm đối với người lao động khi họ bị tai nạn, ốm đau; Yêu cầu giới thợ không lãng công, biểu tình, đập phá máy móc để đảm bảo sản xuất ổn định; Yêu cầu giới thợ phải làm việc theo nội quy của giới chủ và pháp luật của nhà nước. Tất cả những can thiệp này không được giới chủ chấp nhận. Khi thấy giới chủ không chấp nhận thì phong trào đấu tranh trở thành cao trào lan ra toàn bộ Châu Âu và Bắc Mỹ, nhà nước các nước đứng ra can thiệp lần hai bằng cách: Yêu cầu các giới chủ trích từ lợi nhuận của mình để đóng góp thành một quỹ chung, đồng thời yêu cầu thợ trích từ tiền lương, công và nhà nước cũng tham gia đóng góp quỹ khi không may bị tai nạn, ốm đau, gia cảnh thiếu thốn và nhà nước là người tham gia quản lý quỹ, để đảm bảo tính khách quan, tính công bằng, chính xác.Việc gợi ý này được cả hai bên chấp nhậ và cả hai bên cam kết. Lý do khiến giới chủ đồng ý với cách giải quyết thứ hai này là: +Làm mọi cuộc đấu tranh của công nhân giảm xuống + Tích cực tham gia lao động hơn, không đập phá nhà máy +Chủ thấy mình có lợi: sản xuất diễn ra liên tục, sau khi chấp nhận người làm thuê gắn bó với mình hơn và năng suất tăng, nhà nước tham gia đóng góp nên sử dụng công bằng cho mọi ông chủ. Bài học + Hạnh phúc là đấu tranh + Mọi cái phải diễn ra heo xu thế hòa bình mới phát triển Từ những vấn đề nêu trên thế giới quan niệm, việc hình thành nguồn quỹ đó chính là để Bảo hiểm xã hội cho người lao động trong trường hợp ốm đau, gia cảnh người lao động gặp khó khăn. Như vậy, BHXH ra đời là cần thiết khách quan, đây là một loại hình bảo hiểm có đối tượng tham gia rộng và không phải các nước ngày nay đều thực hiện chế độ BHXH cho người lao động. 1.2. Vai trò của BHXH BHXH ra đời và phát triển có vai trò lớn đối với mọi tầng lớp trong xã hội. Thứ nhất, Đối với người lao động: + Trực tiếp góp phần ổn định cuộc sống cho người lao động và gia đình họ, khi người lao động gặp phải rủi ro hoặc sự kiện bảo hiểm. + Tạo ra một tâm lý ổn định, yên tâm làm việc để từ đó người lao động nâng cao năng suất cá nhân của mình, nâng cao thu nhập của họ trong tương lai. + Thông qua BHXH góp phần đoàn kết những người lao động trong nội bộ các cơ quan, doanh nghiệp, kích thích những người chưa tham gia BHXH hăng hái tham gia. Thứ hai, Đối với người sử dụng lao động, mặc dù phải dóng góp vào quỹ BHXH một khoản tiền nhất định trích từ quỹ của mình nhưng xét về lâu dài quỹ BHXH có vai trò rất lớn đối với người sử dụng lao động: +Người lao động làm thuê cho mình sẽ phấn khởi hơn, gắn bó với cơ quan doanh nghiệp mình hơn. + Nếu chính sách BHXH được thực hiện tốt sẽ góp phần thực hiện tốt đình công, bãi công làm việc sản xuất diễn ra liên tục và ổn định. + Người sử dụng lao động không phải bỏ ra những khoản tiền lớn cùng một lúc để giải quyết hậu quả của những vụ tai nạn mang tính tập thể. + Thông qua chính sách BHXH người lao động thể hiện được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với người lao động và đối với xã hội, sự thể hiện này là công khai, minh bạch và được pháp luật thừa nhận, làm cho người lao động tin tưởng hơn vào giới chủ và đôi với nhà nước Thứ ba, Đối với nền kinh tế: + Góp phần gắn bó giới chủ và giới thợ làm cho mối quan hệ trên thị trường lao động phát triển bền vững và lành mạnh, đặc biệt là mâu thuẫn giữa chủ và thợ được giải quyết và đây là tiền đề rất quan trọng giúp người lao động nâng cai năng suất lao động phát huy sáng tạo làm sản xuất ngày càng phát triển. +Nhờ có chính sách BHXH được hình thành và tồn tích theo thời gian. Bắt đầu từ những năm 60 của thế kỷ XX, quỹ BHXH( đặc biệt là những nước phát triển đã trở thành khâu tài chính trung gian cực kỳ quan trọng góp phần đầu tư, phát triển, tăng trưởng kinh tế cho đất nước. Thứ tư, Đối với xã hội: +Người tham gia BHXH nhằm mục đích mang lại quyền lợi trực tiếp cho mình và gia đình mình. Nhưng đồng thời cũng là trách nhiệm của mình đối với toàn cộng đồng xã hội. +Người lao động tham gia BHXH trước hết là vì quyền lợi đối với người lao động nhưng gián tiếp là bảo vệ quyền lợi cho chính mình và giúp mình phát triển ổn định, bền vững. + Nhà nước tham gia BHXH góp phần ổn định cuộc sống cho các thành viên trong xã hội đảm bảo công bằng, nhưng cũng là trách nhiệm quản lý xã hội của nhà nước. 2. Bản chất của BHXH 2.1. Khái niệm Nếu xét về yếu tố lịch sử thì BHXH được hình thành từ những năm 50 của thế kỉ 19 (giai đoạn đầu của nền công nghiệp), đặc biệt sau chiến tranh thế giới thứ II, BHXH có quy mô hoạt động rất rộng và ngay lập tức được hơn 100 nước trên thế giới tổ chức thực hiện. Mà sau chiến tranh thế giới thứ II được phê chuẩn nhiều công ước liên quan đến BHXH và các chính sách an sinh xã hội. Tuy nhiên, cho đến lúc này chưa có một khái niệm chuẩn mực về BHXH vì các nhà khoa học và các nhà quản lý còn nhiều những quan điểm khác nhau khi nghiên cứu vấn đề này, chính vì vậy người ta bắt đầu lần lại từ đó và liên hệ với thực tế của thế giới tư bản lúc đó để đưa ra một khái niệm hoàn chỉnh về BHXH, cụ thể: + Để phản ánh nội hàm của BHXH người ta nghiên cứu luận điểm của C.Mac. Mác cho rằng BHXH được ghép lại từ hai từ Bảo hiểm và xã hội. Theo Mac quá trình tái sản xuất xã hộ là quá trình tái sản xuất vật chất và quá trình này diễn ra trong khuôn khổ của quan hệ sản xuất nhất định, quan hệ này là quan hệ giữa người với người, người với tự nhiên. Toàn bộ quan hệ đó hợp thành xã hội. Bởi vậy phạm trù xã hội nhìn nhận góc độ cơ cấu kinh tế rất rộng và rất cơ bản. Từ bảo hiểm cũng xuất phát từ quan hệ sản xuất mà ra: Cụ thể: với tư cách là thu nhập, với tư cách là thu nhập, với tư cách là những thành phần giá trị rơi vào tay những nhà tư bản và công nhân nhưng không được dùng hết mà phải tích lũy lại để lấp đầy những lỗ hổng của quá trình tái sản xuất, do những yếu tố ngẫu nhiên chi phối, vấn đề này còn ngay cả khi CNTB không còn tồn tại loài người vẫn phải làm. Hiện tượng này C.Mac gọi là bảo hiểm cho loài người trước sự biến động của dữ dội của tự nhiên tác động đến quan hệ giữa người với người và giữa những tầng lớp người trong xã hội. Với ý nghĩa đó BHXH có hai phần: + Phần 1: BHXH cho những lỗ hổng cho những quá trình tái sản xuất + Phần 2: Bảo hiểm cho những lỗ hổng trong đời sống của loài người Phân rõ 2 ngành BHXH và BHTM. Với luận điểm của C.Mac đã liên hệ với thực tiễn hơn 100 năm đặc biệt là trong thời kỳ CNTB phát triển đi đến kết luận quan trọng: +Phải chăng thực hiện BHXH phải lấy từ những nhà tư bản, công nhân để hình thành quỹ, dùng những quỹ này để lấp những lỗ hổng trong đời sống xã hội. + Muốn lấy được nguồn thu nhập của hai giới nhất quyết phải có nhà nước can thiệp bởi vì cứ để hai giới ngồi bàn bạc về vấn đề này thì không có hồi kết + Nguồn quỹ để lấp đầy lỗ hổng mà các bên đóng góp ngày càng lớn vì nó được tồn tích lại qua nhiều năm, nhiều thế hệ, cho nên phải được tổ chức quản lý chặt chẽ. + Việc lấp lỗ hổng trong đời sống kinh tế xã hội phải được thực hiện theo một cơ chế thống nhất, nếu không làm được như vậy những người tham gia những người tham gia hình thành quỹ sẽ không tin tưởng và dẫn tới vỡ quỹ. + Nguồn quỹ này phải được sử dụng rõ ràng, minh bạch, mục đích chung cũng là mục đích cơ bản nhất là góp phần ổn định cuộc sống cho gia đình và họ, ổn định kinh doanh cho giới chủ. Mặc dù những kết luận đã được rút ra như vậy nhưng thế nào là BHXH lại có rất nhiều khái niệm khác nhau, cụ thể: + Nếu đứng trên góc độ của tài chính công: BHXH là quá trình san sẻ rủi ro, san sẻ tài chính giữa các bên tham gia, theo một quy định thống nhất của pháp luật nhà nước. + Nếu đứng trên góc độ pháp lý: Bảo hiểm là một chế độ pháp định bảo hộ người lao động và gia đình họ thông qua việc sử dụng tiền đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động được nhà nước bảo trợ. Để trợ cấp vật chất cho người lao động tham gia bảo hiểm và gia đình họ khi người lao động gặp rủi ro. + Mặc dù 2 khái niệm về BHXH đã đề cập đến những vấn đề cơ bản liên quan đến BHXH, tuy nhiên với 5 kết luận ở trên đồng thời liên hệ với thực tế ngày nay là chưa thật sự đầy đủ và hoàn thiện, ngày nay đưa ra khái niệm thứ 3. * BHXH là tổng thể mối quan hệ kinh tế xã hội giữa những người lao động và người sử dụng lao động trên cơ sở hình thành quỹ tiền tệ tập trung để trợ cấp cho người lao động và gia đình họ. Khi người lao động tham gia BHXH gặp phải những rủi ro hoặc sự kiện bảo hiểm dẫn đến bị giảm, mất thu nhập, hoặc mất việc làm nhằm góp phần đảm bảo cuộc sống cho người lao động và gia đình họ, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Tất cả các vấn đề liên quan BHXH đã được nhiều nước đề cập và nhiều nhà kinh tế xã hội lỗi lạc trên thế giới đề cập( Thủ tướng Đức). 2.2. Bản chất của BHXH Có nhiều cách khác nhau về BHXH nhưng dù định nghĩa như thế nào đi chăng nữa thì bản chất của BHXH cũng được thể hiện bời những nội dung sau: Mối quan hệ giữa các bên tham gia BHXH xuất phát trên cơ sở lao động và quan hệ quản lý xã hội, bao gồm ba bên sau: + Bên tham gia BHXH( đóng góp BHXH) có thể bao gồm : cà người lao động, người sử dụng lao động và nhà nước + Thu nhập của người lao động bị giảm hay mất đi khi gặp rủi ro bảo hiểm sẽ được quỹ tài chính BHXH bù đắp hoặc thay thế, nhưng mức độ bù đắp, thay thế luôn thấp hơn thu nhập của họ khi đang làm việc. Sở dĩ cơ chế này phải làm khi phải được quán triệt khi làm chế độ chính sách BHXH vì kích người lao động tham gia lao động sản xuất, tìm kiếm việc làm, khắc phục tình trạng ỷ lại hoặc chuộc lợi BHXH. Mục đích chính của BHXH là thỏa mãn nhu cầu thiết yếu của người lao động và gia đình họ trong các trường hợp người lao động bị giảm thu nhập, mất việc làm mục đích này được tổ chức quốc tế cụ thể hóa như sau: Đền bù cho người lao động một khoản thu nhập bị mất đi để đảm bảo nhu sinh sống thiết yếu của họ; Chăm sóc sức khỏe, chống lại bệnh tật; Xây dựng điều kiện sống đáp ứng đúng yêu cầu của dân cư, nhu cầu đặc biệt của người già, người tàn tật và trẻ em. Tất cả những mục đích nói trên thế giới ngày nay đều thừa nhận và góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho từng nước và toàn thế giới. 3. Quỹ BHXH_Hạt nhân của tài chính BHXH 3.1. Quỹ BHXH và sử dụng quỹ BHXH Sau khi xác định được rủi ro cũng như tổn thất mà người lao động tham gia BHXH gặp phải, cơ quan BHXH sẽ tiến hành kiểm tra và lên kế hoạch chi trả cho những trường hợp không may cũng như bị tổn hại về con người và kinh tế. Để làm được điều này BHXH cần có một nguồn tài chính sẵn sàng đáp ứng nhu cầu đó của người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH. Nguồn tài chính này không những phải đủ để chi trả cho người lao động mà còn đủ để trang trải các chi phí quản lý bộ máy từ trung ương đến địa phương. Không những thế còn phải luôn đảm bảo một nguồn dự trự đủ lớn để có thể ứng phó và xử lý những trường hợp đột xuất ngoài ý muốn. Vì vậy quỹ BHXH là tập hợp những đóng góp bằng tiền của các bên tham gia BHXH nhằm đảm bảo chi trả đầy đủ cho người lao động cũng như duy trì hoạt động của cả bộ máy BH. Mục tiêu lâu dài của quỹ là đảm bảo chi trả theo chính sách BHXH cho toàn bộ người lao động Việt Nam. Bảo toàn và phát triển quỹ BHXH trong khuôn khổ pháp luật, đảm bảo cho sự tăng trưởng của quỹ là góp phần làm yên lòng dân, ổn định đời sống xã hội, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân của Đảng và nhà nước, làm cho đất nước ngày càng phát triển. Từ những năm 1987 trở vể trước, quỹ BHXH được hình thành từ 2 nguồn: Các xí nghiệp sản xuất vật chất đóng góp 4.7% quỹ lương của xí nghiệp, phần còn lại do NSNN tài trợ. Thực chất là không tồn tại quỹ BHXH độc lập. Từ năm 1988 đến nay quỹ BHXH được hình thành từ những nguồn sau: -Người sử dụng lao động đóng bằng 15% so với tổng quỹ lương của những người tham gia BHXH trong đơn vị. Trong đó 10% để chi trả các chế độ hưu trí, tử tuất và 5% để chi trả các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. - Người lao động đóng 5% tiền lương tháng để chi cho các chế độ hưu trí và tử tuất. - Nhà nước hỗ trợ thêm để đảm bảo các chế độ BHXH đối với người lao động. - Các nguồn khác. Quỹ BHXH được sử dụng với mục đích: - Chi trả trợ cấp cho người lao động hưởng các chế độ BHXH. - Chi trả cho sự nghiệp quản lý BHXH Khái niệm Quỹ BHXH Quỹ BHXH là quỹ tài chính độc lập, tập trung nằm ngoài ngân sách Nhà nước. Quỹ có mục đích và chủ thể riêng. Mục đích tạo lập quỹ BHXH là dùng để chi trả cho người lao động, giúp họ ổn định cuộc sống khi gặp các biến cố hoặc rủi ro. Chủ thể của quỹ BHXH chính là những người tham gia đóng góp để hình thành nên quỹ, do đó có thể bao gồm cả: Người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước. 3.2. Đặc điểm quỹ BHXH * Quỹ BHXH có những đặc điểm chủ yếu sau: - Quỹ ra đời và phát triển gắn với mục đích đảm bảo ổn định cuộc sống cho người lao động và gia đình họ khi gặp các biến cố, rủi ro làm giảm hoặc mất thu nhập từ lao động. Hoạt động của quỹ không nhằm mục tiêu lợi nhuận. Vì vậy, nguyên tắc quản lý quỹ BHXH là cân bằng thu - chi. - Phân phối quỹ BHXH vừa mang tính chất hoàn trả vừa mang tính chất không hoàn trả. Tính chất hoàn trả thể hiện ở chỗ: người lao động là đối tượng tham gia và đóng góp BHXH đồng thời họ cũng là đối tượng được nhận trợ cấp , được chi trả từ quỹ BHXH cho dù chế độ, thời gian trợ cấp và mức trợ cấp của mỗi người khác nhau, tùy thuộc vào những biến cố hoặc rủi ro mà họ gặp phải, cũng như mức đóng góp và thời gian đóng góp BHXH của họ. Tính không hoàn trả thể hiện ở chỗ: cùng tham gia và đóng góp BHXH nhưng có người được hưởng trợ cấp nhiều lần và nhiều chế độ khác nhau, nhưng cũng có người được ít lần hơn, thậm chí không được hưởng. Chính vì vậy, một số đối tượng được hưởng trợ cấp nhiều hơn so với mức đóng góp của họ và ngược lại. Điều đó thể hiện tính chất xã hội của toàn bộ hoạt động BHXH. - Quá trình tích lũy để bảo tồn giá trị và bảo đảm an toàn về tài chính đối với quỹ BHXH là một vấn đề mang tính nguyên tắc. - Quỹ BHXH là hạt nhân, là nội dung vật chất của tài chính BHXH. Nó là khâu tài chính trung gian cùng với ngân sách Nhà nước và tài chính doanh nghiệp hình thành nên hệ thống tài chính quốc gia. Tuy nhiên mỗi khâu tài chính được tạo lập, sử dụng cho một mục đích riêng và gắn với một chủ thể nhất định, vì vậy chúng luôn độc lập với nhau trong quản lý và sử dụng. Nhưng tài chính BHXH, Ngân sách Nhà nước và tài chính doanh nghiệp lại có quan hệ chặt chẽ với nhau và đều chịu sự chi phối của pháp luật. - Sự ra đời, tồn tại và phát triển quỹ BHXH phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội của từng quốc gia và điều kiện lịch sử trong từng thời kỳ nhất định của đất nước. 3.3. Nguồn hình thành * Quỹ BHXH được hình thành chủ yếu từ các nguồn sau đây: - Người sử dụng lao động đóng góp - Người lao động đóng góp - Nhà nước đóng và hỗ trợ thêm - Các nguồn khác (như cá nhân và các tổ chức từ thiện ủng hộ, lãi do đầu tư phần quỹ nhàn rỗi). Phần lớn các nước trên thế giới, quỹ BHXH đều được hình thành từ các nguồn nêu trên. Tuy nhiên, phương thức đóng góp và mức đóng góp của các bên tham gia BHXH có khác nhau. Về phương thức đóng góp BHXH của người lao động và ng
Tài liệu liên quan