Trong xu thế của nền kinh tế thị trường, hiện nay nước ta đang từng bước mở cửa hội nhập vào nền kinh tế, quốc tế dần trở thành một mắt xích quan trọng thể chế hoá thực hiện đường lối của đảng, đây là nỗ lực to lớn của chính phủ trong đó phải nói đến vai trò kinh doanh của các doanh nghiệp.
Nỗ lực của chính phủ trong các cuộc đàm phán để nước ta ra nhập vào tổ chức thương mại thế giới (WTO) nhằm mở ra một xu thế mới cho nền kinh tế Việt Nam dẫn tới thành công đó là điều kiện thuận lợi rất lớn cho sự phát triển kinh tế, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia vào thị trường quốc tế và thể hiện được vị thế của mình trên thương trường thế giới.
37 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1396 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng và đào tạo nhân lực tại Công ty Cổ phần xây dựng số1( VINACONEX1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Trong xu thế của nền kinh tế thị trường, hiện nay nước ta đang từng bước mở cửa hội nhập vào nền kinh tế, quốc tế dần trở thành một mắt xích quan trọng thể chế hoá thực hiện đường lối của đảng, đây là nỗ lực to lớn của chính phủ trong đó phải nói đến vai trò kinh doanh của các doanh nghiệp.
Nỗ lực của chính phủ trong các cuộc đàm phán để nước ta ra nhập vào tổ chức thương mại thế giới (WTO) nhằm mở ra một xu thế mới cho nền kinh tế Việt Nam dẫn tới thành công đó là điều kiện thuận lợi rất lớn cho sự phát triển kinh tế, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia vào thị trường quốc tế và thể hiện được vị thế của mình trên thương trường thế giới.
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, con người luôn là một yếu tố rất quan trọng và được coi là nguôn lực quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp, nó quyết định các nguồn lực khác. Ngày nay với sự phát triển của nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì trước hết cần phải có một đội ngũ cán bộ công nhân viên có đủ phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và có sự am hiểu sâu sắc trong lĩnh vực nhằm đáp ứng những yêu cầu mà hoạt động sản xuất kinh doanh đề ra. Do đó công tác quản trị nhân sự trong các doanh nghiệp nước ta trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, nhất là khi nước ta chuẩn bị gia nhập vào WTO thì càng là vấn đề mà các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Bởi vì công tác tuyển dụng và đào tạo nhân lực sẽ giúp doanh nghiệp không những củng cố đội ngũ lao động, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho cán bộ và công nhân để hoàn thành tốt công việc, mang lại hiêu quả cao trong sản xuất kinh doanh.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác tuyển dụng và đào tạo nhân lực, qua thời gian thực tập tại công ty Công ty Cổ phần xây dựng số1( VINACONEX1), sau khi tìm hiểu về công tác tuyển dụng và đào tạo nhân lực tại công ty, em nhận thấy còn nhiều vấn đề bất cập chưa thực sự đáp ứng được yâu cầu, nhiệm vụ trong nền kinh tế thị trường hiện nay; đòi hỏi phải tìm ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyển dụng và đào tạo nhân lực của công ty.
Được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo: TS.Từ Quang Phương em đã đi sâu nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng và đào tạo nhân lực tại Công ty Cổ phần xây dựng số1( VINACONEX1)”.
Kết cấu luận văn: Ngoài lời mở đầu, kết luận bao gồm 3 chương.
Chương I: Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần xây dựng số1 (VINACONEX1)
Chương II: Thực trạng công tác tuyển dụng và đào tạo nhân lực tại Công ty Cổ phần xây dựng số1( VINACONEX1).
Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng và đào tạo nhân lực tại Công ty Cổ phần xây dựng số1( VINACONEX1).
Do đề tài có phạm vi nghiên cứu rộng, thời gian nghiên cứu và trình độ kiến thức còn hạn chế, hơn nữa đây lại là vấn đề phức tạp mang nhiều tính biến động, nên bài luận văn của em không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được những ý kiến của các thầy, cô trong khoa Quản lý doanh nghiệp cũng như các cán bộ của Công ty Cổ phần xây dựng số1(VINACONEX1) để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các cô chú trong công ty và đặc biệt là thầy giáo TS. Từ Quang Phương đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo em nghiên cứu và hoàn thành bài viết này.
Chương I
Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần xây dựng số1 (VINACONEX1)
I. Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty Vinaconex 1 được thành lập năm 1973 tại Việt Nam được thành lập lại theo quyết định số 1734/BXD-TCLĐ ngày 5/5/1993 của Bộ Xây Dựng với tên gọi Xí Nghiệp liên hợp xây dựng số1 .
Sau hai năm hoạt động đổi tên theo quyết định số 704/BXD- TCLĐ ngày 19/7/1995 của Bộ Xây Dựng với tên gọi Công ty xây dựng số1(Vinaconex1).
Cổ phần hoá theo quyết định số 1173/QĐ-BXD ngày 29/8/2003 của Bộ Xây Dựng với tên gọi: Công ty cổ phần xây dựng số1(Vinaconex1).
Công ty cổ phần xây dựng số1 (Vinaconex1 ) là doanh nghiệp loại 1 thành viên của Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam – Vinaconex
Tên giao dịch :
Công ty Cổ Phần Xây Dựng Số 1 (Vinaconex1)
Tên giao dịch quốc tế :
CONTRUCTION JOINT STOCK COMPANY NO.1
Tên viết tắt : VINACONEX NO.1 JSC
Trụ sở chính :
Nhà D9- Đường Khuất-Duy Tiến – Thanh Xuân Bắc – Thanh Xuân – Hà Nội
Điện thoại : 04-8543813\ 8543206 \ 8544057 \ 8543205
Fax : 04-8541679
E-mail : Vinaconex1@saigonnet.vn
+ Công ty được thành lập năm 1973 với tên gọi ban đầu là Công ty xây dựng Mộc Châu trực thuộc Bộ xây dựng có nhiệm vụ xây dựng toàn bộ khu công nghiệp Mộc Châu – tỉnh Sơn La.
+ Từ năm 1977 đến năm 1981 được đổi tên là Công ty xây dựng số 11 trực thuộc Bộ xây dựng, trụ sở đóng tại Xuân Mai – Hà Sơn Bình có nhiệm xây dựng Nhà máy bê tông Xuân Mai và tham gia xây dựng Nhà máy thủy điện Hoà Bình.
+ Cuối năm 1981 Công ty được Bộ xây dựng cho chuyển trụ sở về Hà Nội và được Nhà Nước giao nhiệm vụ xây dựng khu nhà ở lắp ghép tấm lớn Thanh Xuân- Hà Nội.
+ Năm 1984 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã ký quyết định số 196/CT đổi tên Công ty xây dựng số 11 thành Liên hợp xây dựng nhà tấm lớn số 1 trực thuộc Bộ xây dựng với nhiệm vụ chính là xây dựng nhà ở cho nhân dân Thủ đô
+ Năm 1993 Liên hợp xây dựng nhà ở tấm lớn số1 được Bộ xây dựng cho phép đổi tên thành: Liên hợp xây dựng số 1 trực thuộc Bộ xây dựng với nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp.
+ Ngày 15/4/1995 Bộ xây dựng ra quyết định sáp nhập Liên hợp xây dựng số 1 vào Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam – Vinaconex và từ đó mang tên mới là: Công ty xây dựng số 1- Vinaconex1.
+ Theo chủ trương đổi mới các doanh nghiệp Nhà nước ngày 29/8/2003 Bộ xây dựng ra quyết định số 1173/QĐ- BXD về việc chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước: Công ty xây dựng số 1 trực thuộc Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam thành công ty cổ phần và mang tên mới là : Công Ty cổ phần xây dựng số 1(Vinaconex1 ).
+ Công ty cổ phần xây dựng số 1 (Vinaconex1 ) là công ty cổ phần có vốn góp của nhà nước chi phối( 51%): do đó Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam làm đại diện, công ty cổ phần xây dựng số 1 là thành viên Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (Vinaconex).
II. Các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh:
- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp hạ tầng, đường dây, trạm biến thế và xây dựng khác.
- Sản xuất vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông. Sản xuất ống cấp thoát nước, phụ tùng, phụ kiện …
- Kinh doanh nhà ở, khách sạn và vật liệu xây dựng.
- Tư vấn đầu tư, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, lập dự án, tư vấn đấu thầu, tư vấn giám sát, quản lý dự án.
- Kinh doanh khách sạn, du lịch lữ hành.
- Đại lý cho các hãng trong và ngoài nước kinh doanh các mặt hàng phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng.
- Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, xuất khẩu xây dựng.
- Thiết kế tổng mặt bằng kiến trúc, nội thất và ngoại thất đối với các công trình dân dụng và công nghiệp.
- Thiết kế hệ thống cấp thoát nước khu đô thị và nông thôn, xử lý nước thải và nước sinh hoạt.
- Thiết kế kết cấu đối với công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, kỹ thuật hạ tầng khu đô thị, khu công nghiệp.
- Thi công xây dựng cầu đường.
- Đo đạc, khảo sát địa hình, địa chất, thuỷ văn phục vụ cho thiết kế công trình, lập dự án đầu tư…
III. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
P.kỹ thuật thi công
Hội đồng quản trị
Giám đốc công ty
Ban kiểm soát
P. Giám đốc kỹ thuật
P.giám đốc tài chính
Các đội xây dựng trực thuộc
P.tổ chức hành chính
P.tài chính kế toán
P.kinh tế thị trường và đầu tư
P.thiết bị vật tư
Các ban chủ nhiệm công trình
P.Giám đốc kinh doanh
Các chi nhánh
2. Chức năng và nhiệm vụ mỗi phòng ban .
Hội Đồng quản trị:
Quyết định cơ cấu bộ máy quản lý và điều hành, chiến lược phát triển của công ty. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử lý sai phạm của cán bộ quản lý trong công ty.
Ban kiểm soát :
Kiểm tra tính hợp lý hợp pháp trong quản lý và diều hành trong hoạt đông sản xuất kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính của Công ty
Thường xuyên báo cáo với Hội Đồng Quản Trị về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Giám đốc công ty :
Là người đứng đầu Công ty và chịu hoàn toàn về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, Phụ trách chung và trực tiếp phụ trách điều hành các công việc.
Phó giám đốc Công ty :
Có trách nhiệm báo cáo: Giám đốc công ty
Trình độ năng lực cần có: Kỹ sư xây dựng có kinh nghiệm trong các công tác chỉ đạo thi công.
Nhiệm vụ và quyền hạn:
Chỉ đạo việc lập và giám sát thực hiện các biện pháp tổ chức thi công, đảm bảo thi công trình đạt chất lượng cao, đúng tiến độ, an toàn và hiệu quả kinh tế.
Phòng tổ chức hành chính :
Là phòng tổng hợp có chức năng tham mưu giúp việc giám đốc công ty trong các lĩnh vực: tổ chức bộ máy quản lý nhân lực và có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng công nhân viên.
Phòng tài chính kế toán:
Tổ chức, sắp xếp bộ máy kế toán phù hợp với sản xuất kinh doanh của công ty và đơn vị.
Ghi chép, phản ánh các dữ liệu kế toán.
Phân tích hoạt động tài chính để đánh giá kết quả kinh doanh.
Phòng kinh tế thị trường:
Công tác tiếp thị:
Đề ra chiến lược tiếp thị ngắn hạn và dài hạn.
Công tác đấu thầu:
Lập hồ sơ dự thầu tất cả các công trình công ty dự thầu.
Tiếp xúc với chủ đầu tư hoặc cơ quan tư vấn để có những thông tin cho việc đấu thầu.
Công tác quản lý hợp đồng xây lắp:
Theo dõi và quản lý việc thực hiện hợp đồng xây lắp.
Thanh lý hợp đồng xây lắp.
Công tác quản lý kinh tế:
Xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật, thanh quyết toán các công trình.
Phòng thiết bị vật tư:
Lập và quản lý hồ sơ xe máy thiết bị theo dõi tình trạng làm việc, hỏng hóc, kết hợp với phòng tài chính kế toán khấu hao tài sản cố định.
Điều động xe cho máy thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Công ty.
Quản lý nguồn vật tư, thiết bị, hệ thống kho của Công ty.
Phòng đầu tư :
Tham mưu cho giám đốc và trực tiếp quản lý công tác đầu tư của Công ty.
Lập các báo cáo nghiên cứu khả thi cho các dự án đầu tư.
Thực hiện và quản lý các dự án đầu tư.
Phòng kỹ thuật thi công:
Công tác quản lý kỹ thuật chất lượng.
Kiểm tra và trình duyệt các biện pháp thi công tiên tiến nhằm giảm chi phí và nâng cao chất lượng công trình.
Quản lý khối lượng thi công xây lắp.
Quản lý khối lượng trong dự toán theo hợp đồng.
Công tác thống kê – kế hoạch.
Thông tin cho giám đốc về các số liệu thống kê để đưa ra những quyết định kịp thời trong quản lý.
IV: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh công ty qua 3 năm 2003-2005
Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2003 – 2005
STT
Các chỉ tiêu chủ yếu
Đơn vị tính
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
So sánh tăng, giảm 2004/2003
So sánh tăng, giảm 2005/2004
Số tuyệt đối
%
Số tuyệt đối
%
1
Giá trị tổng sản lượng
Tr. đồng
265.000
335.339
304.977
51.439
26,54
-30.362
-9,05
2
Doanh thu
Tr .đồng
200.208
251.701
247.446
51.493
25,72
-4,225
-1,69
3
Tổng nguồn vốn
Tr. đồng
228.906
218.842
256.650
-10.014
-43,75
46.808
21,39
3a. Vốn cố định bình quân
Tr .đồng
22.238
32.407
31.841
10,17
45,73
-566
-17,75
3b. Vốn lưu động bình quân
Tr .đồng
206.668
186.435
233.809
-20.233
-9,79
52.374
28,09
4
Tổng số lao động
Người
2.000
2.144
2.308
144
7,2
164
7,65
5
Lợi nhuận trước thuế
Tr .đồng
3.899
7.822
5.864
3.923
0,62
-1.958
-25,03
6
Thuế
Tr .đồng
1.233
0
0
-1.233
-100
0
0
7
Lợi nhuận sau thuế
Tr .đồng
2.666
7.822
5.864
5.156
1,93
-1.958
-25,03
8
Thu nhập /người/tháng
triệu
1,314
1,403
1,718
89
6,77
3,5
24,7
9
Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu(7/2)
%
1,33
3,1
2,37
1,77
133,08
-0,73
-23,54
10
Tỷ suất lợi nhuận/vốn KD (7/3)
%
0,12
3,57
2,11
3,45
28,75
-1,36
-38,09
12
Số vòng quay vốn lưu động (2/3b)
vòng
0,96
1,35
1,04
0,39
40,63
-0,31
-22,96
(Nguồn : Phòng Tài chính – kế toán)
Doanh thu thuần: năm 2004 so với năm 2003 tăng với tỷ tỷ lệ là 25,72% tương đương với 51.493 triệu đồng điều này đạt được là do công ty được cô phần hoá cho nên công ty tham gia nhiều dự án lớn, đồng thời nguồn vốn của công ty cũng được tăng lên tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh dẫn tới doanh thu thuần tăng lên. Đến năm 2005 so với năm 2004 doanh thu thuần lại giảm xuống một chút. Để xảy ra điều này là do công ty đã để lỏng lẻo trong khâu quản lý làm thất thoát về tài chính, đồng thời các hoạt động về xây lắp cũng như xây dựng nhà ở cũng giảm xuống trong những năm gần đây dẫn tới doanh thu thuần giảm xuống.
Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2003 là 2.666 triệu đồng trước đó công ty phải đóng thuế cho Nhà nước là 1.233 triệu đồng. Đến năm 2004 lợi nhuận sau thuế là 7.822 triệu đồng tăng lên 5.156 triệu đồng tương đương với 1,93%. Hết năm 2003 công ty được cổ phần hoá cho nên từ năm 2004 công ty được miễn thuế thu nhâp doanh nghiệp trong hai năm 2004 và 2005.
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh phụ thuộc vào lợi nhuận gộp của công ty tăng hay giảm mà lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng hay giảm theo lợi nhuận gộp.
Chi phí quản lý doanh nghiệp. Qua bảng số liệu về kêt quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cho ta thấy chi phí quản lý doanh nghiệp tăng đều qua các năm. Năm 2003 là 6.755 triệu đồng năm 2004 là 6.974 triệu đồng tăng lên 0.22 triệu đòng tương đương với 3,25% đến năm 2005 là 7.063 triệu đồng. Qua đây ta thấy trong khi đó doanh hu của công ty năm 2004 và 2005 giảm xuông trong khi đó chi phí quản lý lại tăng lên qua đây việc cần làm bây giờ là công ty phải điều chỉnh lại khâu quản lý sao cho có hiệu quả hơn nhằm giảm chi phí xuống mức thấp nhất, khi đó thu nhập của cán bộ công nhân viên cũng tăng lên làm cải thiện cuộc sống của công nhân.
Đặc điểm về nguồn vốn và vốn kinh doanh.
Vốn là yếu tố quyết định trong kinh doanh và nó có vị trí số 1. Vốn chỉ phát huy hết sức mạnh khi và chỉ khi nó được sử dụng hợp lý và đúng lúc.
Công ty cổ phần xây dựng số1 có nguồn vốn kinh doanh khá lớn. Nguồn vốn để thành lập ban đầu và tạo cơ sở nền tảng đầu tiên của công ty chủ yếu là vốn của nhà nước, vốn vay ngân hàng, vốn vay dài hạn mà công ty vay được từ các quỹ tín dụng, quỹ hỗ trợ đầu tư phát triển, tuy nhiên do hoạt đông kinh doanh có hiệu quả cho nên vốn của công ty ngày càng được tích luỹ nhiều hơn thông qua lợi nhuận sau thuế trích ra làm quỹ phát triển và vốn góp từ các cổ đông khi công ty được cổ phần hoá cho nên vốn của công ty ngày càng tăng lên qua các năm.
Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn Công ty cổ phần xây dựng số1
Đơn vị tính: Triệu đồng
Các chỉ tiêu
Năm 2003
Năm2004
Năm2005
So sánh tăng giảm 04/03
So sánh tăng giảm 05/04
Số lượng
Tỉ trọng
Số lượng
Tỉ trọng
Số lượng
Tỉ trọng
Tuyệt đối
%
Tuyệt đối
%
Tổng vốn
228.906
100
218.842
100
265.650
100
-10,064
-4,4
46.808
21,39
Chia theo sở hữu
-Vốn chủ sở hữu
18.325
8
18.087
8,26
22.338
8,4
-0,238
-1,3
4.251
23,5
-Vốn vay
210.581
92
200.755
91,74
243.312
91,6
-9.826
-4,67
42.557
21,2
Chia theo tính chất
-Vốn cố định
22.238
9,71
32.407
14,8
31.841
11,98
10.169
45,73
-0,566
-1,75
-Vốn lưu động
206.668
90,29
186.435
85,2
233.809
88,02
-20.233
-9,79
47.374
25,41
Nguồn: (Phòng tài - chính kế toán)
Qua bảng về cơ cấu nguồn vốn cho ta thấy tình hình vốn kinh doanh của công ty có sự biến động qua các năm. Tổng nguồn vốn năm 2004 là 218.864 triệu đồng so với năm 2003 là 228.906 triệu đồng như vậy nguồn vốn năm 2004 giảm xuống so với năm 2003 là 10.064 triệu đồng tương đương với 4,4% như vậy tới năm 2005 tổng nguồn vốn 265.650 triệu đồng như vậy so với năm 2004 nguồn vốn của ông ty tăng lên 46.808 triệu đồng tương đương với 21,39%. Điều này chứng tỏ công ty đã có biến chuyển trong sản xuât kinh doanh
Cụ thể: Về vốn cố định năm 2004 so với năm 2003 tăng lên 10.169 triệu đồng tương đương với 45,73%. Vốn lưu động năm 2004 so với năm 2003 giảm xuống một ít là 20.233 triệu đồng tương đương với 97,9%. Nhưng đến năm 2005 vốn lưu động lại tăng lên so với năm 2004 là 47.374 triệu đồng tương đương với 25,41%. Nếu xét về tỷ lệ tăng vốn cố định và vốn lưu động thì từ năm 2003 đến 2005 vốn lưu động tăng hơn so với vốn cố định như năm 2003 vốn cố định chiếm 9,71% trong tổng nguồn vốn, trong đó vốn lưu động chiếm 90,29% trong tổng nguồn vốn của công ty. Đến hai năm 2004 và 2005 vốn lưu động vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn vốn cố định với tỷ lệ 85,2% và 88,02% trong cơ cấu nguồn vốn. Điều này chứng tỏ Công ty cổ phần xây dựng số 1(VINACONEX1) là công ty hoạt động sản xuất kinh doanh về xây dựng là chủ yếu vì vậy vốn lưu động luôn chiếm tỷ lệ cao hơn vốn cố định. Cũng qua bảng về cơ cấu nguồn vốn cho ta thấy vốn sở hữu năm 2004 là 18.078 triệu đồng chiếm 8,26% trong tổng, nhưng tới năm 2005 vốn chủ sở hữu tăng lên 4.251 triệu đồng tương đương với 23,25% so với năm 2004. Điều này là một tín hiệu đáng mừng vì công ty đã vượt qua khó khăn trong nền kinh tế đầy sự cạnh tranh khốc liệt này, đồng thời ta thấy vốn vay của công ty cũng tăng qua các năm chứng tỏ công ty bị tồn đọng vốn khá nhiều dẫn tới tình trạng công ty bị thiếu vốn kinh doanh, trong thời gian tới công ty cần có biện pháp đẩy nhanh công tác thu hồi vốn nhanh để tránh tình trạng làm giảm tốc độ quay vòng vốn làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chương II
Thực trạng công tác tuyển dụng và Đào tạo nhân lực ở công ty cổ phần xây dựng số 1
1. Thực trạng cơ cấu nhân lực của công ty Cổ phần xây dựng số 1:
Qua bảng số liệu về cơ cấu nhân sự ta thấy số lao động của Công ty đều tăng qua các năm. Năm 2003 tổng số lao động của Công ty là 2.000 người, năm 2004 tăng thêm 144 người tăng khoảng 7,2% nhưng đến năm 2005 tăng lên 7,1% tức là số lao động trong công ty là 2.308 người. Các chỉ tiêu về nhân sự công ty phản ánh việc phân chia cơ cấu nhân sự là khá rõ ràng, cơ cấu nhân sự của công ty chủ yếu là lao động trực tiếp và đều nằm trong độ tuổi lao động, đặc biệt là độ tuổi từ 25 đến 45 là chiếm phần lớn trong cơ cấu lao động, điều này cho ta thấy lực lượng lao động rất phù hợp với ngành xây dựng cần những lao động trẻ và có sức khoẻ, cụ thể là: Lao động trực tiếp chiếm 94,45% năm 2003 trong tổng số lao động của Công ty, năm 2004 là 94,78% và tới năm 2005 tăng hơn so với năm 2004 và lên đến 94,98%. Đặc biệt là công ty có lực lượng lao động với trình độ đại học và trên đại học là khá nhiều: Năm 2003 là 286 người chiếm 14,3% trong tổng số lao động công ty và số lượng lao động này ngày càng tăng trong những năm tiếp theo đến năm 2004 là 309 người chiếm 14.38% và tới năm 2005 là 327 người chiếm 14,17%. Đây cũng là một điểm mạnh của công ty, đồng thời cũng là lợi thế khi tham gia dự thầu các công trình có quy mô lớn, khi mà trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều công ty xây dựng có quy mô và công nghệ mới hơn.
Nhìn vào bảng ta thấy số lao động hợp đồng theo thời vụ chiếm tỷ lệ nhiều hơn so với những hợp đồng dài hạn như năm 2003 tỷ lệ là 44,95 % tương đương với 899 người, năm 2004 là 43,24% tương đương với 927 người và đến năm 2005 là 41,38% tương đương với 955 người. Đặc biệt số lao động nam chiếm tỷ lện cao hơn so với lao động nữ và năm sau tỷ lệ càng tăng lên để đáp ưng nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty thể hiện năm 2003 lao động nam chiếm 96,15%, năm 2004 lao động nam chiếm 96,13% và năm 2005 lao động nam chiếm 96,23%. Năm 2004 so với năm 2003 lao động nam tăng thêm 138 người tương đương với 7,17% do tính chất công việc cần lao động nam, đến năm 2005 so với năm 2004 tăng thêm 160 người tương đương với 7,76%. Nếu như ở các ngành khác thì ta thấy tỷ lệ này là không hợp lý, nhưng tỷ lệ này lại là tỷ lệ của công ty xây dựng thì đây là một tỷ lệ hợp lý. Vì sản phẩm của Công ty là các công trình xây dựng năm ở mọi nơi trên khắp đất nước, các công trình không tập trung vì vậy khi Công ty thi công công trình ở đâu thì thường thuê lao động theo thời vụ ở nơi thi công.
1.1 Công tác tuyển dụng:
Tuyển dụng nhân lực được hiểu là quá trình tìm kiếm và lựa chọn những người có đủ năng lực, phẩm chất cần thiết để tham gia vào quá trình kinh doanh của công ty nhằm đáp ứng số lượng, chất lượng và nhu cầu về lao động của doanh nghiệp t