Đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các đại diện bán hàng góp phần thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm ở công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex

Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp muốn hoạt động có hiệu quả thì một trong những vấn đề có vai trò quyết định là phải xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm tốt. Hệ thống phân phối mà mỗi tổ chức kinh doanh lựa chọn bao gồm các kênh phân phối phụ thuộc vào đặc điểm của sản phẩm, của doanh nghiệp, thị trường. Qua hệ thống phân phối hợp lý, sản phẩm của doanh nghiệp mới có thể đến được đúng đối tượng khách hàng.

doc78 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1714 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các đại diện bán hàng góp phần thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm ở công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu I. ý nghĩa thực tiễn của đề tài Trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp muốn hoạt động có hiệu quả thì một trong những vấn đề có vai trò quyết định là phải xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm tốt. Hệ thống phân phối mà mỗi tổ chức kinh doanh lựa chọn bao gồm các kênh phân phối phụ thuộc vào đặc điểm của sản phẩm, của doanh nghiệp, thị trường... Qua hệ thống phân phối hợp lý, sản phẩm của doanh nghiệp mới có thể đến được đúng đối tượng khách hàng. Nền kinh tế ngày càng phát triển thì địa bàn hoạt động của các doanh nghiệp không chỉ dừng lại trong một phạm vi nhỏ hẹp mà nó vươn xa ra nhiều vùng, nhiều khu vực. Đại diện thương mại là một kênh phân phối quan trọng giúp doanh nghiệp có thể đưa được sản phẩm của mình tới những thị trường khác nhau, để sản phẩm có mặt trên khắp mọi miền đất nước. Qua một thời gian thực tập tại công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex (CPTBXD Petrolimex), em đã có cơ hội tìm hiểu về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nói chung và hoạt động phân phối sản phẩm nói riêng của công ty. Công ty kinh doanh sản phẩm thiết bị xăng dầu, là loại sản phẩm tư liệu sản xuất vì vậy tiêu thụ sản phẩm thông qua các đại diện bán hàng là chủ yếu và quan trọng nhất, quyết định tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Phát triển các đại diện bán hàng tại các khu vực trên đất nước chính là mở rộng và hoàn thiện hệ thống tiêu thụ sản phẩm, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ của công ty. Do vai trò rất quan trọng của các đại diện bán hàng trong hoạt động kinh doanh, em quyết định chọn và nghiên cứu đề tài: "Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các đại diện bán hàng góp phần thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm ở công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex" II. Mục tiêu của đề tài Mục tiêu của việc nghiên cứu đề tài là em có điều kiện tìm hiểu và đánh giá hiệu quả của đại diện bán hàng. Qua việc áp dụng các kiến thức, những hiểu biết đã có về đại diện bán hàng vào nghiên cứu tình hình thực tế tại công ty cổ phần thiết bị xăng dầu, em có thể biết được những gì mà công ty đã thực hiện được trong công tác xây dựng các đại diện bán hàng cũng như tìm hiểu những tồn tại và nguyên nhân tồn tại đối với kênh phân phối này của công ty. Từ đó, em đưa ra một số giải pháp để khắc phục những tồn tại và nâng cao hiệu quả hoạt động của các đại diện bán hàng. III. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là hoạt động tiêu thụ nói chung và hoạt động của các đại diện bán hàng nói riêng ở công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex. Hiệu quả của hoạt động tiêu thụ được quyết định bởi chính hoạt động của các đại diện bán hàng của công ty. IV. Kết cấu của luận văn Kết cấu của luận văn bao gồm hai phần chính: Chương 1: Thực trạng hoạt động, hiệu quả hoạt động của các đại diện bán hàng Nội dung của chương này bao gồm các vấn đề: Đặc điểm kinh tế kĩ thuật của công ty Thực trạng và hiệu quả hoạt động của các đại diện bán hàng của công ty CPTBXD Petrolimex Những tồn tại trong hoạt động của các đại diện bán hàng Chương 2: Những phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các đại diện bán hàng. Nội dung của chương này bao gồm: Phương hướng cần tập trung giải quyết đối với hoạt động của đại diện bán hàng Những biện pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả hoạt động Một số kiến nghị nhằm tạo điều kiện thực hiện các biện pháp đã nêu ra. V. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện luận văn này, em đã sử dụng các kiến thức kinh tế đã được trang bị trong suốt những năm học vừa qua, đặc biệt là những kiến thức chuyên ngành “Quản trị kinh doanh công nghiệp và xây dựng” làm định hướng để qua đó có thể nhìn nhận tổng quát hoạt động kinh doanh của công ty cũng như đi sâu tìm hiểu vấn đề về đại diện bán hàng. Em cũng tham khảo tài liệu, sách báo, giáo trình liên quan và các báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, qua đó có những cách tiếp cận vấn đề cần nghiên cứu một cách đúng đắn. Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp, em đã được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú tại công ty CPTBXD Petrolimex, đặc biệt là sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của thầy giáo hướng dẫn, PGS.TS Vũ Phán. Em xin chân thành cảm ơn thầy và các cô chú trong công ty CPTBXD Petrolimex. Chương 1 : Thực trạng hoạt động và hiệu quả hoạt động của các đại diện bán hàng ở Công Ty CPTBXD petrolimex 1.1 Đặc điểm kinh tế kĩ thuật của công ty CPTBXD Petrolimex 1.1.1 Quá trình hình thành, phát triển và phương hướng kinh doanh của công ty ĐCPTBX Petrolimex. 1.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty CPTBXD Petrolinex Như chúng ta đã biết trong thời kì kinh tế kế hoạch hoá tập trung, nền kinh tế nước ta chưa phát triển, hàng hoá không lưu thông được, không đủ cung cấp cho thị trường trong nước. Do có mối quan hệ tốt với các nườc XHCN ở Đông Âu ( đặc biệt là Liên Xô ) mà nước ta được giúp đỡ rất nhiều về mặt khoa học kĩ thuật, quân sự, con người cũng như được giúp đỡ về nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho đời sống nhân dân trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trước đòi hỏi đó, công ty CPTBXD Petrolimex tiền thân là Chi cục vật tư 1 được thành lập ngày 18/12/1968 theo quyết định số 412 VTQĐ của tổng cục vật tư và bắt đầu hoạt động vào ngày 1/4/1969. Sau đó, theo quyết định số 719/VT- QĐ ngày 20/2/1972 của bộ vật tư, công ty được đổi tên thành Công ty vật tư I. Đến năm 1977, công ty chính thức đổi tên thành Công ty vật tư chuyên dùng xăng dầu theo quyết định số 223/VT- QĐ ngày 12/4/1977 của bộ vật tư, có trụ sở chính tại số 6 Ngọc Khánh - Ba Đình - Hà Nội. Theo quyết định này, Công ty vật tư chuyên dùng xăng dầu là cơ sở kinh doanh hạch toán trong nội bộ Tổng công ty xăng dầu Việt Nam. Công ty có trách nhiệm trực tiếp cung ứng các loại vật tư thiết bị chuyên dùng cho việc tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản, bảo vệ và cấp xuất xăng dầu cho các nhu cầu của nền kinh tế quốc dân. Như vậy trong thời kì nước ta là nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung thì công ty vât tư chuyên dùng xăng dầu theo sự phân công của Bộ vật tư cũ là cơ quan duy nhất cung ứng thiết bị chuyên dùng xăng dầu cho cả nước. Các loại hàng hoá vật tư phục vụ cho ngành xăng dầu đều do công ty nhập khẩu về và phân phối đến các công ty trực thuộc. Chính vì hoạt động kinh doanh trong điều kiện như vậy đã không tạo cho công ty sự năng động trong tìm kiếm nguồn hàng đặc biệt là trong tìm kiếm thị trường tiêu thụ vật tư hàng hoá. Khi nước ta chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, nền sản xuất và tiêu dùng trong nước phát triển nhanh, nhu cầu về trang tiết bị trong và ngoài ngành xăng dầu đều tăng một cách tương ứng. Mặt khác công ty vật tư tổng hợp tại các tỉnh phần lớn đã được sáp nhập vào Tổng công ty xăng dầu Việt Nam ( Petrolimex ). Mức độ trang thiết bị phục vụ cho công tác kinh doanh xăng dầu tại một số công ty còn thấp nhưng tốc độ phát triển các cửa hàng bán lẻ xăng dầu này phù hợp với mô hình của một hãng bán xăng dầu thống nhất. Chính vì vậy vấn đề cấp thiết đặt ra cho Công ty vật tư chuyên dùng xăng dầu là phải trở thành một doanh nghiệp của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam đủ mạnh và năng động, đồng thời có đủ điều kiện cần thiết để chuyên doanh các loại vật tư, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho việc kinh doanh xăng dầu. Có như thế công ty mới đáp ứng nhu cầu phát triển đồng bộ của ngành xăng dầu Việt Nam chiến lược hiện đại hoá trong các năm sắp tới và giữ vai trò chủ đạo về thiết bị cho ngành xăng dầu trong nền kinh tế quốc dân. Trong tình hình như vậy để tồn tại và phát trịển thành một doanh nghiệp mạnh của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam, công ty đã có những đổi mới để phù hợp và thích ứng với môi trường xung quanh có nhiều biến động như hiện nay. Tháng 3/1993, Công ty vật tư chuyên dùng xăng dầu đã được đăng kí lại theo quyết định 388/TTG của Thủ tướng chính phủ, với tên giao dịch là Petrolimex Spemaco. Đồng thời tháng 8/1998, Bộ thương mại bổ xung thêm chức năng, nhiệm vụ xuất nhập khẩu và xây lắp các công trình xăng dầu. Công ty là doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vật tư thiết bi ngành xăng dầu, có số vốn trên 7 tỷ đồng, đảm bảo tiếp nhận bảo quản, cung ứng nhu cầu nhiều loại vật tư, thiết bị chuyên dùng xăng dầu và nhiều chủng loại thiết bị thông dụng khác trên thị trường trong cả nước. Công ty có quan hệ thương mại với nhiều hãng, nhiều công ty trong và ngoài nước. Mục tiêu chính của công ty là đáp ứng tốt nhất các nhu cầu thiết bị chuyên dùng trong ngành xăng dầu, dầu khí, giao thông, công nghiệp... và các dịch vụ kĩ thuật liên quan, từng bước hiện đại hoá trang thiết bị chuyên theo định hướng của ngành, góp phần thực hiện sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá (CNH - HĐH) đất nước. Với tư cách là một thành viên của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam, cùng với sự giúp đỡ của cấp trên và các đơn vị bạn, công ty đã và đang ra sức phấn đấu đưa công ty trở thành một doanh nghiệp, một trung tâm thiết bị chuyên dùng dầu khí ở phía Bắc, đồng thời đóng góp vào sự phát trịển kinh tế, xã hội, củng cố an ninh quốc phòng đất nước. Trong tình hình phát triển đó, cùng với sự giúp đỡ của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam, công ty đã thông qua quyết định số 1437/2001/QĐ-BTM ngày 19/12/2001 của Bộ thương mại về việc chuyển đổi công ty thiết bị xăng dầu Petrolimex thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam thành Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex. 1.1.1.2 Phương hướng kinh doanh của công ty Công ty xác định phải đáp ứng ngày càng tốt hơn cho các nhu cầu rất đa dạng trong ngành xăng dầu, khí đốt cả về mặt chất lượng, công nghệ, giá cả, từ đó thu hút được nhiều khách hàng không chỉ là khách hàng trong ngành xăng dầu khí đốt mà cả những đơn vị ngoài ngành, tăng thị phần của công ty. Công ty có kế hoạch đa dạng hoá sản phẩm của mình cả về sản phẩm hàng hoá và công trình xây lắp. Hoạt động quản trị của công ty được đặc biệt quan tâm để việc điều khiển hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả kinh tế cao, không ngừng nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên. Con người là nhân tố quyết định sự thành bại của mỗi doanh nghiệp. Trong những năm tới, cùng với sự hiện đại hoá công nghệ sản xuất, công ty chú trọng tới vấn đề đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề của người lao động, để họ thực sự trở thành yếu tố đưa công ty trở thành vững mạnh, có chỗ đứng trong thị trường cũng như trong nền kinh tế quốc dân. Trong thời gian tới công ty vẫn quán triệt mục tiêu chung của mình, đó là các mục tiêu: + Bảo toàn và phát triển vốn của các cổ đông. + Sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao, tăng tích luỹ + Bảo đảm việc làm và từng bước cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. + ổn định và phát triển doanh nghiệp. + Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước và các chính sách xã hội Công ty xác định vẫn phải tiến hành đồng thời cả hoạt động kinh doanh và hoạt động sản xuất các mặt hàng chuyên dùng cho ngành xăng dầu. Tuy nhiên phải tập trung vào sản xuất nhiều hơn, phấn đấu để tỷ trọng sản xuất và kinh doanh ngang bằng nhau trong vài năm tới, tiến tới sản xuất sẽ là chủ yếu trong kết quả sản xuất kinh doanh, tạo thế chủ động vững chắc cho hoạt động của công ty. Căn cứ vài tình hình thực tế sản xuất kinh doanh trong những năm qua và nhận định triển vọng, có thể định hướng chiến lược sản xuất kinh doanh cho công ty trong những năm tới như sau: Kinh doanh vật tư thiết bị xăng dầu Mặt hàng kinh doanh là các thiết bị tổng hợp nhưng trọng tâm là các thiết bị chuyên dùng xăng dầu. Nói chung đây vẫn là các mặt hàng mà hiện nay công ty đang tổ chức tiêu thụ. Hình thức tổ chức kinh doanh chủ yếu là bán hàng trực tiếp và công ty chủ trương thành lập chi nhánh chính thức tại các thành phố lớn ở miền Trung và miền Nam. Công ty dự tính tốc độ tăng doanh thu năm sau cao hơn năm trước từ 8% đến 10% và việc tiêu thụ cột bơm chủ yếu là các cột bơm do công ty tự lắp ráp. Sản xuất lắp ráp cột bơm xăng dầu Công ty vẫn lựa chọn các thương hiệu đã khẳng định được danh tiếng trên thị trường để lắp ráp. Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu là sản xuất lắp ráp tại nhà máy thiết bị điện tử xăng dầu Petrolimex với phương thức: + Công ty nhập linh kiện và giao cho nhà máy lắp ráp kèm theo định mức khoán các chi phí (quản lý, vật tư phụ, nhân công) + Công ty nhận lại thành phẩm và tổ chức tiêu thụ + Công ty hạch toán kết quả cuối cùng còn xí nghiệp hạch toán khâu sản xuất tại nhà máy Ngoài ra, tại nhà máy cũng tổ chức công tác đại tu, sửa chữa cột bơm để nâng cao hiệu quả hoạt động cho nhà máy. Kinh doanh xây lắp công trình chuyên dùng xăng dầu Công ty có thể đảm nhiệm các công trình chuyên dùng xăng dầu khí đốt như các kho trạm xăng dầu- gas, các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, khí đốt kể cả hệ thống kho tàng chứa nhựa đường lỏng. Tổ chức hoạt động như sau: + Giao cho từng đội thực hiện từng công trình với cơ chế khoán quản, thanh toán riêng. Tuỳ từng công trình mà có chế độ trích nộp lợi nhuận trên cơ sở tổng kinh phí được quyết toán. + Chỉ cần duy trì lực lượng lao động nòng cốt như cán bộ đội, cán bộ kĩ thuật, lao động có nhiều kinh nghiệm cho một số lĩnh vực: nề, điện , hàn, lắp, lắp máy còn lao động khác thực hiện cơ chế năng động thuê khoán. Đối với việc đầu tư thì khi xuất hiện nhu cầu đầu tư thiết bị lớn thì công ty sẽ sắm. Hiện tại và ít năm nữa, công cụ đang dùng là phù hợp, nếu cần thì công ty sẽ thuê. Sản xuất cơ khí Đối với lĩnh vực kinh doanh này công ty có phương án trang bị những máy móc cần thiết, hiện đại cho xưởng cơ khí đồng thời tổ chức lực lượng lao động có tay nghề cao, năng động để vừa có thể sản xuất tại xưởng, vừa có thể đi lưu động theo công trình. Công ty dự tính đầu tư mới thiết bị hàn-cắt, gia công các dụng cụ hàn, nắn, gò, gá chuyên dụng với mức đầu tư khoảng 500 triệu đồng. Công ty cũng dự kiến kết quả sản xuất cơ khí với tốc độ tăng doanh số từ 8% đến 10%. Sau đây là dự kiến kết quả sản xuất cơ khí năm 2003 và 2004: Kinh doanh xăng dầu và gas Phương hướng kinh doanh của công ty là : + Tiếp tục hợp tác kinh doanh xăng dầu và gas tại cửa hàng xăng dầu Yên Viên với công ty hoá chất. Liên doanh, liên kết với các tổ chức hoặc cá nhân khác có năng lực. + Giao khoán cho từng cửa hàng để của hàng tự hạch toán thu bù chi và đảm bảo định mức nộp cho công ty. + Bán buôn bán lẻ xăng dầu các loại, kết hợp bán gas và vật tư thiết bị khác để hưởng chiết khấu theo sản lượng bán. Công ty cũng có kế hoạch năm 2003 sẽ hoàn tất thủ tục xây dựng và năm 2004 sẽ triển khai đầu tư xây dựng 2 của hàng xăng dầu với mức vốn khoảng 900 triệu đồng. Dịch vụ kĩ thuật: Công ty chú trọng hơn đến loại hình dịch vụ trong những năm tới chủ yếu là các hình thức tư vấn: + Tư vấn lắp đặt, sửa chữa các loại cột bơm xăng dầu và hệ thống công nghệ xăng dầu + Tư vấn xây dựng các cửa hàng xăng dầu + Tư vấn lựa chọn chủng loại thiết bị và làm dịch vụ bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị xăng dầu, đặc biệt là cột bơm nhiên liệu. Cho thuê tài sản và đầu tư tại chính Công ty có một số diện tích đất đai có thể tận dụng cho thuê, làm tăng doanh thu cho công ty. Đó là mặt bằng đất ở Thanh Trì, nhà 2 tầng ở Sài Đồng, dãy cửa hàng 12A Giảng Võ. Công ty có kế hoạch cải tạo trụ sở công ty và nhà làm việc ở khu vực nhà máy thiết bị điện tử xăng dầu để cho thuê diện tích dư thừa với chi phí tổng cộng khoảng 800 triệu đồng. Công ty dự kiến tốc độ tăng doanh thu vào khoảng 100%. 1.1.2 Khái quát mô hình tổ chức kinh doanh và quản trị kinh doanh của công ty. 1.1.2.1. Mô hình tổ chức kinh doanh của công ty: Trong quá trình phát triển của công ty, để phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của công ty trong từng thời kì, cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty không ngừng được cải tiến để thực hiện có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động quản trị sản xuất kinh doanh . Hiện nay khi đã trở thành công ty cổ phần, bộ máy quản lý của công ty khá đầy đủ và gọn nhẹ, sự bố trí nhân sự tương đối hợp lý và hoạt động có hiệu quả hơn. Bảng 1 là mô hình tổ chức quản lý của công ty. Chú thích : 1: Cửa hàng số 1 Vĩnh Ngọc 2 : Cửa hàng số 2 Yên Viên 3 : Cửa hàng số 6 Ngọc Khánh 4 : Cửa hàng số 12A Giảng Võ Bảng 1: Mô hình tổ chức bộ máy của công ty Phó giám đốc Giám đốc đốcốc Hội đồng quản trị Đại hội đồng cổ đông Ban kiểm soát Phòng tổng hợp Đội xây lắp Nhà máy xây lắp Xưởng cơ khí XN cơ khí 4 3 2 1 P. Tài chính kế toán PhòngKinh doanh P. Hành chính nhân sự Các cửa hàng 1.1.2.2. Nhiệm vụ cụ thể của từng phòng ban như sau: Hội đồng quản trị ( HĐQT ): HĐQT là cơ quan quản lý của công ty do Đại hội đồng cổ đông bầu và bãi nhiệm hoặc miễn nhiệm. HĐQT có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích quyền lợi của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Nhiệm vụ của HĐQT là việc ra các quyết định sau: Chiến lược mục tiêu kinh doanh hàng năm cũng như các phương án phát triển kinh doanh của công ty. Định giá chào bán cổ phần, trái phiếu của công ty. Huy động thêm vốn, mua bán tài sản cố định, đầu tư tài chính và XDCB trong phạm vi từ 500 triệu đồng đến dưới 50% vốn chủ sở hữu Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, khen thưởng, kỉ luật, mức lương và các lợi ích khác của giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng tài chính kế toán. Thành lập, hợp nhất, giải thể, sáp nhập các đơn vị trực thuộc công ty, cử người đại diện quản lý hoặc điều hành các công ty con hoặc các doanh nghiệp có vốn góp của công ty Ban hành các quy chế quản lý nội bộ theo đúng quy định của pháp luật Các quyết định khác được quy định trong điều lệ của công ty. Giám đốc và các phó giám đốc: * Giám đốc: Là người đứng đầu công ty do cấp trên bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm. Giám đốc tổ chức chỉ đạo điều hành mọi hoạt động của công ty theo chế độ thủ trưởng và đại diện cho mọi nghĩa vụ quyền hạn của công ty trước pháp luật và trước các cơ quan quản lý nhà nước. Cụ thể: Chỉ đạo khâu thu mua tạo nguồn vật tư hàng hoá Chỉ đạo công tác bán vật tư thiết bị Chỉ đạo các kế hoạch kinh doanh tổng hợp, tài chính kế toán, tiền lương xây dựng cơ bản. Chỉ đạo việc sắp xếp tổ chức cán bộ đào tạo. Giám đốc là người đại diện cho công ty trước pháp luật. Xây dựng và trình Hội đồng quản trị chuẩn y về chiến lược phát triển công ty, kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn về sản xuất kinh doanh, về các dự án đầu tư, phương án liên doanh, tổ chức thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh và phương án đầu tư. Tuyển dụng kí hợp đồng lao động, cho thôi việc, khen thưởng, kỷ luật, quyết định lương và phụ cấp ( nếu có ) đối với người lao động trong công ty trừ các chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức. Trình Hội đồng quản trị thông qua các hợp đồng mua bán tài sản, đầu tư tài chính do Đại hội cổ đông quyết định theo quy đinh tại điều khoản 17.2.5 của điều lệ công ty và các hợp đồng khác theo phân cấp của Hội đồng quản trị . Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính công ty tại các cuộc họp Hội đồng quản trị, đề nghị Hôi đồng quản trị giải quyết các vấn đề phát sinh không thuộc quyền hạn của mình. Thay mặt Hội đồng quản trị quản lí toàn bộ tài sản của công ty và chịu trách nhiệm tại các cuộc họp Hội đồng quản trị về hoạt động của công ty theo quy định của nhà nước về quản lý tài chính và theo quy chế phân cấp của Hội đồng quản trị. Chịu trách nhiệm cá nhân về những tổn thất do hành vi vi phạm quy trình quản lý và điều hành công ty do mình gây ra. * Phó giám đốc: Giúp việc cho giám đốc có 2 phó giám đốc. Mỗi phó giám đốc được giám đốc phân công chỉ đạo điều hành một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước giám đốc về công tác được giao. Cụ thể: Phụ trách công tác sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu hàng hoá kinh doanh, đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. Phụ trách công tác thi đua, hành chính, đời sống cán bộ công nhân viên. Bảo vệ thanh tra quân sự và các hoạt động nội chính khác của công ty. * Các phòng chức năng ( gồm 3 phòng ) Phòng hành chính nhân sự. Phòng kinh doanh. Phòng tài chính kế toán. Phòng hành chính nhân sự Có chức năng tham mưu giúp giám đốc nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp với sự phát triển của công ty, đề xuất các phươn
Tài liệu liên quan