Chúng ta đều biết rằng hoạt động xuất khẩu có một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia , đặc biệt là đối với Việt Nam đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu đã trở thành một tiền đề hết sức cần thiết cho công cuộc công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước cũng như góp phần cải thiện nâng cao đời sống nhân dân bởi vì chỉ có thông qua hoạt động xuất khẩu ,
42 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1344 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu nông sản tại công ty xuất nhập khẩu dịch vụ – thương mại Intimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Chúng ta đều biết rằng hoạt động xuất khẩu có một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia , đặc biệt là đối với Việt Nam
đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu đã trở thành một tiền đề hết sức cần thiết cho công cuộc công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước cũng như góp phần cải thiện nâng cao đời sống nhân dân bởi vì chỉ có thông qua hoạt động xuất khẩu , Việt Nam mới có thể khai thác được hết các tiềm năng sẵn có của mình đồng thời tận dụng được tối đa những nguồn vốn từ bên ngoài để thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển nền kinh tế quốc dân . Chính vì vậy , việc đẩy mạnh hiệu quả hoạt động xuất khẩu , nâng cao kim ngạch xuất khẩu luôn là mối quan tâm chung của chính phủ Việt Nam và các doanh nghiệp ngoại thương . Nghị quyết trung ương VIII của Đảng đã nhấn mạnh “ Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với phân công lao động và hợp tác quốc tế , đa phương hoá , đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại Xây dựng một nền kinh tế mở hướng mạnh về xuất khẩu , hội nhập với khu vực và thế giới ” .
Thực hiện đường lối của Đảng , đặc biệt là chủ trương chuyển dịch cơ cấu hướng mạnh về xuất khẩu , trong những năm qua một số doang nghiệp Việt Nam đã chú trọng đầu tư vào sản xuất hàng hoá xuất khẩu và đã gặt hái được nhiều thành công , kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng về cả quy mô và tốc độ . Cơ cấu hàng hoá nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực , bên cạnh những mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn như nông lâm sản , đã xuất hiện nhiều mặt hàng xuất khẩu đạt giá trị kim ngạch cao . Tuy nhiên , gần đây tình hình kinh tế thế giới liên tục mất ổn định cộng thêm nhiều bất cập xuất phát từ trong nội bộ nền kinh tế của nước ta , hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu vẫn còn non nớt thiếu kinh nghiệm đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới chiến lược phát triển kinh tế xã hội và đặc biệt tác động mạnh đến hoạt động xuất khẩu . Do vậy , việc nghiên cứu đánh giá và đưa ra những biện pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay .
Với tinh thần trên , trong thời gian thực tập tại công ty xuất nhập khẩu dịch vụ - thương mại Intimex , được sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của thầy Tuấn cùng với các cô chú trong công ty , tôi đã quyết định chọn đề tài “ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu nông sản tại công ty xuất nhập khẩu dịch vụ – thương mại Intimex ” để viết thu hoạch thực tập .
Nội dung đề tài gồm 3 chương :
Chương I : Khái quát về tình hình xuất khẩu mặt hàng nông sản ở Việt Nam
Chương II : Tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu dịch vụ – thương mại Intimex .
Chương III : Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu nông sản tại công ty Intimex .
Vì trình độ và khả năng cũng như lượng thông tin hạn chế nên bài viết chắc chắn không thể tránh khỏi còn nhiều thiếu sót . Rất mong nhận được ý kiến nhận xét , đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn để đề tài này được ngày một hoàn thiện hơn .
Chương I
Khái quát về tình hình xuất khẩu mặt hàng nông sản ở Việt Nam
I. Vai trò của hoạt động xuất khẩu nông sản đối với nền kinh tế Việt Nam
1. Tiềm năng sản xuất hàng nông sản của Việt Nam
+ Về đất đai : Tổng diện tích đất nông nghiệp của Việt Nam là hơn 10 triệu hecta nhưng mới chỉ sử dụng hết 65% . Số đất có thể mở rộng thêm phần lớn là đất đỏ dễ bị thoái hoá , xói mòn . Diện tích này ở vùng miền núi Bắc bộ chiếm khoảng 45% tổng diện tích , ở vùng khu Bốn cũ khoảng 35% tổng diện tích , vùng núi khu Năm khoảng 45% , vùng Tây Nguyên khoảng 76% và vùng đồng bằng Nam bộ khoảng 34% . Diện tích đất này nếu được đầu tư cải tạo thì sẽ rất thuận lợi cho việc phát triển trồng cây công nghiệp dài ngày như cao su , cà phê , hạt tiêu . ở vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long , tuy diện tích đất đưa vào sử dụng khá cao nhưng tình trạng thâm canh nông nghiệp còn lạc hậu hệ thống thuỷ lợi yếu kém , hệ số sử dụng đất trung bình chỉ đạt 1,4 lần/năm nên nếu được đầu tư mạnh để phát triển sản xuất theo chiều sâu thì 2 vùng này sẽ trở thành những “ mỏ vàng ” của đất nước .
+ Về khí hậu : Nằm trong vùng cận xích đạo lại có lãnh thổ trải dài từ Bắc xuống Nam nên khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa có tính đa dạng và có sự phân hoá rõ rệt giữa các vùng . Đây chính là điều kiện thuận lợi để phát triển và đa dạng hoá các loại nông sản đặc biệt là lúa và các loại cây công nghiệp
+ Về nhân lực : Dân số nước ta hiện nay là hơn 80 triệu người , cơ cấu dân số trẻ và có tới 75% làm nông nghiệp . Người Việt Nam vốn cần cù , thông minh sáng tạo , có khả năng nắm bắt cơ hội tốt , có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp . Đây là một thuận lợi lớn giúp cho Việt Nam vươn tới một nền sản xuất nông nghiệp tiên tiến , tạo nguồn nông sản dồi dào cho tiêu dùng và cho xuất khẩu .
2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu nông sản
Nhận biết được những thế mạnh trên , tại Đại hội Đảng VI , Đảng ta đã nhận định rằng cần phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đầu tư phát triển nông nghiệp , coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu. Còn công nghiệp nặng thì chỉ phát triển có chọn lọc và chủ yếu là để nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ là chính . Mặt khác , Đảng ta cũng thấy được rằng , trong xu thế hội nhập và phát triển mạnh mẽ như hiện nay , muốn ổn định và phát triển kinh tế - xã hội , ổn định đời sống nhân dân , đưa đất nước ra khỏi tình trạng nghèo đói và kém phát triển , bắt kịp với nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới thì việc cấp thiết và tất yếu là phải mở rộng hoạt động ngoại thương tận dụng triệt để những nguồn lực bên ngoài để phát huy tối đa hiệu quả của những lợi thế bên trong , thực hiện chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu , thay thế nhập khẩu có chọn lọc Trong hoàn cảnh nền kinh tế còn yếu kém và lạc hậu thì việc mở rộng hoạt động ngoại thương trước hết phải dựa trên những thế mạnh sẵn có là đất đai và nguồn lao động dồi dào , đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nhất là xuất khẩu hàng nông sản - mặt hàng mà nước ta có lợi thế về những điều kiện sản xuất nhằm tạo cơ hội phát triển và hỗ trợ cho những ngành công nghiệp thúc đẩy công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước .
Sau hơn 15 năm đổi mới , nền kinh tế của nước ta đã thu được nhiều thành tựu khả quan . Sản xuất nông nghiệp đã có được những kết quả đáng kể và có những chuyển biến tiến bộ . Sản lượng lương thực tăng nhanh và ổn định năm sau cao hơn năm trước , tăng từ 18,4 triệu tấn năm 1986 lên 21,5 triệu tấn năm 1990 ; 31,8 triệu tấn năm 1998 tăng lên 48 triệu tấn năm 2000 rồi 53,7 triệu tấn năm 2001 , bình quân mỗi năm tăng hơn 2,3 triệu tấn . Cùng với việc gia tăng về sản lượng lương thực , hoạt động xuất khẩu nông sản cũng cũng có những dấu hiệu đáng mừng .
Biểu 1 : Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nông sản Việt nam(1993-2001)
Đơn vị : triệu USD
Năm
KNXK hàng nông sản
Tổng kim ngạch
Tỷ trọng trên tổng kim ngạch
1993
1444
2984
48.4
1994
1948
4058
48
1995
2521
5445
46.3
1996
3267
7255
45
1997
3250
9185
36.5
1998
4300
9361
45.9
1999
4400
11540
38.2
2000
4777
14455
33
2001
5386
15027
35.8
Nguồn : Số liệu xuất khẩu nông sản từ 1993 - 2001 của Bộ thương mại
Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản đều tăng qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng lớn trên tổng kim ngạch . Kim ngạch nông sản xuất khẩu năm 1991 là 1081 triệu USD tăng lên 3267 triệu USD năm 1996 , tăng hơn 3,1 lần và đến năm 2001 đã vượt ngưỡng 5 tỷ USD ; tốc độ tăng bình quân hàng năm của giá trị kim ngạch xuất khẩu là 16,3% . Năm 1996 , tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 7,2 tỷ USD tăng 33% so năm 1995 , gấp 3 lần năm 1990 ; trong đó tỷ trọng hàng nông sản xuất khẩu năm 1996 là 3,26 tỷ USD tương đương 45% trên tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước . Nhưng từ năm 1999 trở đi , tỷ trọng nông sản xuất khẩu bắt đầu có xu hướng giảm dần , năm 1998 tỷ lệ này là 45,9 % nhưng sang đến năm 2001 giảm xuống còn có 35,8 % . Điều này một mặt phản ánh sự thay đổi hợp lý trong cơ cấu kinh tế chung phù hợp với yêu cầu phát triển của các nước theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá nhưng mặt khác cũng phản ánh những hạn chế trong việc gia tăng giá trị hàng nông sản là chưa tương xứng với tiềm năng sản xuất đồng thời bộc lộ nhưng điểm yếu của hoạt động xuất khẩu nông sản trong tình hình thị trường nông sản thế giới hiện đang có nhiều biến động bất lợi .
II . Tình hình xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong những năm gần đây .
1. Cơ cấu nhóm mặt hàng
Trong những năm qua , cơ cấu mặt hàng nông sản Việt Nam cũng đã có những bước chuyển dịch đáng kể . Nước ta đã hình thành nên 10 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu , sáu trong số 10 mặt hàng đó là hàng nông sản : gạo , cà phê , cao su, chè , hạt điều , lạc nhân . Tình hình xuất khẩu 3 mặt hàng nông sản chính là gạo , cà phê và cao su qua các năm như sau :
Biểu 2 : Cơ cấu sản lượng XK nông sản chủ yếu theo mặt hàng
của Việt Nam qua các năm
Đơn vị : nghìn tấn
Năm
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
Gạo
1033
1946
1722
1983
1988
3003
3553
3800
4550
3477
3729
%
76.15
83.64
79.93
77.59
74.54
80.81
81.17
83.02
82.35
72
69
Cà phê
93.5
116.2
122.7
176.4
248.1
283.7
389.3
379
488
734
931
%
6.8
4.9
5.6
6.9
9.3
7.6
8.8
8.2
8.8
15
17
Chè
8.0
13.2
21.2
23.5
18.8
20.8
32.3
34
37
56
68
%
0.58
0.56
0.98
0.91
0.70
0.55
0.73
0.74
0.67
1.17
1.26
Cao su
62.9
81.9
96.7
135.7
138.1
149.5
194.6
185
263
273
308
%
4.63
3.52
4.48
5.3
5.17
4.02
4.44
4.04
4.76
5.7
5.7
Lạc nhân
78.9
62.8
105.4
119.2
110
127
83.3
87
56
76
78
%
5.8
2.69
4.8
4.6
4.12
3.4
1.9
1.9
1.0
1.6
1.45
Nguồn : Số liệu xuất khẩu nông sản từ 1993 - 2001 của Bộ thương mại
+ Mặt hàng gạo
Gạo là mặt hàng đứng vị trí số một trong các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong những năm qua . Gạo luôn chiếm từ 70% đến 90% tổng sản lượng xuất khẩu nông sản của cả nước . Năm 1989 , tỷ trọng gạo xuất khẩu đạt mức cao nhất là 89,39% ; sau đó vào những năm 1993-1995 vào khoảng 75-79% , giảm gần 10% ; đến năm 2001 thì chỉ còn ở mức 62% . Tuy nhiên gạo vẫn luôn luôn khẳng định và giữ được vị trí trung tâm trong cơ cấu mặt hàng nông sản xuất khẩu .
Trong khoảng 12 năm (1989 - 2001) , cơ chế điều hành xuất khẩu gạo tạo được sự thông thoáng và có tác dụng khuyến khích mạnh mẽ hoạt động xuất khẩu gạo ở nước ta . Xuất khẩu gạo tăng trưởng cả về số lượng và kim ngạch Năm 1989 là năm đánh dấu một bước ngoặt lớn đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngoại thương Việt Nam nói riêng . Nước ta từ một nước phải nhập khẩu lương thực từ nước ngoài trở thành một nước không những đáp ứng được thị trường trong nước mà còn dư thừa để xuất khẩu ra nước ngoài . Với sản lượng xuất khẩu ban đầu năm 1989 - 1,425 triệu tấn tăng lên gần 2 triệu tấn năm 1995 . Năm 1996 với sản lượng xuất khẩu 3003 triệu tấn , Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo thứ hai trên thế giới sau Thái Lan . Năm 1997 , Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo và vượt qua ngưỡng 3,5 triệu tấn tăng hơn 0,5 tấn so với năm 1996 . Năm 1999 , sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam đã tăng lên 4550 triệu tấn . Tuy nhiên , những năm gần đây , sự cạnh tranh giữa các thị trường xuất khẩu gạo như Thái Lan , Trung Quốc diễn ra ngày càng mạnh Gạo của Việt Nam tuy có ưu thế là rẻ hơn và cước phí vận chuyển thấp hơn nhưng về mặt chất lượng thì lại không bằng , chỉ phù hợp với những thị trường nhập khẩu thông thường chứ không đáp ứng được nhiều cho những thị trường có nhu cầu cao , do đó khả năng cạnh tranh bị giảm sút . Đồng thời , do cạnh tranh nên giá gạo xuất khẩu ngày một giảm . Nếu như năm 1999 , Việt Nam xuất khẩu được 4550 tấn gạo tương đương với 1,025 tỷ USD thì đến năm 2001 , lượng xuất khẩu chỉ còn 3729 tấn tương đương 643 triệu USD .
+ Mặt hàng cà phê
Cà phê là cây công nghiệp lâu năm có diện tích gieo trồng lớn trên thế giới nhưng mới được trồng ở Việt Nam từ năm 1944 . Từ đó , càng ngày cây cà phê càng phát triển , nhanh chóng gia tăng cả về số lượng với năng suất và hiện đang đứng thứ hai về sản lượng nông sản xuất khẩu . Năm 1989 , lượng cà phê xuất khẩu mới chỉ chiếm tỷ trọng 3,6% trên tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông sản thì năm 1994 đã tăng lên 6,9% , đặc biệt năm 1995 tỷ lệ này đạt tới mức cao nhất là 9,3% . Đứng thứ hai sau gạo , cà phê có một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân . Chỉ trong một thời gian ngắn , cây cà phê Việt nam đã thâm nhập được vào thị trường thế giới và vươn lên đứng hàng thứ ba trong 10 nước xuất khẩu cà phê lớn nhất TG . Từ năm 1989 trở về trước , kim ngạch xuất khẩu cà phê là không đáng kể . Năm 1985 , xuất khẩu 9200 tấn ; năm 1987 , xuất khẩu 25600 tấn ; năm 1988 , xuất khẩu 33806 tấn . Nhưng từ năm 1990 , nhờ sự thay đổi cơ chế quản lý kinh tế đã dẫn tới sự thay đổi cơ bản tình hình xuất khẩu cà phê .Tiềm năng cà phê được khai thác một cách có hiệu quả , cà phê nhanh chóng trở thành 1 trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam .
Tuy nhiên hoạt động xuất khẩu cà phê mấy năm gần đây của nước ta đang rơi vào một hoàn cảnh rất khó khăn do thị trường cà phê thế giới biến động hết sức bất lợi . Tình trạng cung vượt quá cầu , đồng thời thị trường cà phê thế giới lại có sự cạnh tranh rất quyết liệt , giá cà phê lên xuống thất thường . Năm 1992 , có thời điểm giá cà phê xuống thấp nhất chỉ có 600USD /tấn . Chỉ xét trong vòng bốn năm trở lại đây , sự lên xuống thất thường của giá cả đã có ảnh hưởng lớn tới kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam . Sản lượng xuất khẩu năm 1999 đạt 488 nghìn tấn tăng 109 nghìn tấn so với năm 1998 nhưng do giá giảm khiến cho kim ngạch thu được giảm 9 triệu USD . Tương tự như vậy , sản lượng năm 2000 cũng tăng 251 nghìn tấn so với năm 1999 nhưng kim ngạch vẫn giảm 74 triệu USD và điển hình là vào năm 2001 khi sản lượng tăng tới 197 nghìn tấn nhưng kim ngạch lại giảm mất 110 triệu USD .
+ Mặt hàng cao su
Cao su là mặt hàng đứng vị trí thứ 3 trong cơ cấu mặt hàng nông sản xuất khẩu . Tỷ trọng sản lượng cao su dao động trong khoảng 3%-6% trong tổng khối lượng nông sản xuất khẩu . Năm1990 , cao su chiếm tỷ trọng 3,8% và tăng dần lên 5,3% năm 1995 , sau đó giảm xuống 4,7% năm 1999. Đến 2 năm gần đây thì tỷ lệ này cố định ở mức 5,7% . Nhìn chung tình hình xuất khẩu cao su ít có biến động hơn so với gạo và cà phê . Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này giảm mạnh nhất là vào năm 1998 ( giảm 63 triệu USD so với năm 1997 - tương đương 33% ) Nguyên nhân bởi vì ngành công nghiệp ô tô ở khu vực Châu á năm đó , đặc biệt ở những nước bạn hàng như Singapore , Malaysia … đã giảm mạnh việc sản xuất và tiêu thụ do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế Châu á ( 1998 ) nên đã khiến cho giá cao su xuất khẩu cũng giảm mạnh theo . Mấy năm gần đây , giá cao su có giảm không đáng kể nên tuy sản lượng tăng nhưng kim ngạch cũng không tăng được bao nhiêu .
2. Cơ cấu thị trường
Cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế là sự chuyển đổi về thị trường xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam từ khu vực thị trường truyền thống (Liên xô cũ và các nước Đông Âu) sang thị trường Châu á . Hiện nay , thị trường các nước khu vực Châu á - Thái Bình Dương chiếm khoảng 80% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam , các nước Châu âu chiếm 13% , các nước SNG 3% , phần còn lại thuộc các nước Châu Phi và Châu Mỹ . Ba bạn hàng lớn nhất của Việt Nam là Singapore Nhật Bản và Hồng Kông . Trong đó , Singapore là bạn hàng lớn nhất chiếm khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu , Nhật Bản chiếm 13% , với 8% là cà phê và cao su , Hồng Kông chiếm 10% gồm chủ yếu là gạo , hoa hồi . Đối với mỗi mặt hàng nông sản xuất khẩu khác nhau , thị trường cũng có sự chuyển đổi khác nhau .
+ Về thị trường gạo : Thị trường xuất khẩu gạo chủ yếu của Việt Nam từ năm 1989 là khu vực Châu á chiếm khoảng 50% sản lượng gạo xuất khẩu . Đặc biệt vào năm 1995 , thị trường Châu á nhập khẩu tới 70% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam . Sau thị trường Châu á , Châu Phi cũng là thị trường nhập khẩu tương đối lớn , đạt 49% năm 1989 nhưng có xu hướng giảm dần vào những năm gần đây . Thị trường Châu Mỹ thì dao động lên xuống thất thường còn thị trường Châu Âu lại có xu thế tăng nhanh , tuy nhiên nhìn chung Châu á , Châu phi vẫn là thị trường nhập khẩu gạo chủ yếu của Việt Nam hiện nay , chiếm từ 70% - 80% lượng gạo xuất khẩu hàng năm . Hiện nay Nhật Bản và Trung Quốc cũng đã mở rộng thị trường để nhập khẩu gạo Việt Nam .
Biểu đồ tỷ lệ lượng gạo xuất khẩu sang các nước năm 2001
Mặc dù gạo Việt nam đã có mặt trên hơn 80 quốc gia thuộc tất cả các châu lục nhưng phần gạo xuất khẩu qua trung gian vẫn còn chiếm đáng kể . Thực sự Việt Nam chưa xây dựng được cho mình hệ thống bạn hàng trực tiếp tin cậy , lại bị giảm thu nhập xuất khẩu cho khoản hoa hồng . So với Thái Lan và Mỹ là những nước xuất khẩu gạo truyền thống từ nhiều thập niên nay và đã có được nhiều mối quan hệ làm ăn lâu dài và ổn định thì Việt Nam thua kém về cả mặt chất lượng lẫn những mối giao dịch làm ăn quốc tế .
Giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam luôn thấp hơn giá gạo thế giới Năm1991 , chênh lệch mới chỉ ở mức 7USD/ tấn nhưng đến năm 1996 đã tăng lên 80USD/tấn và năm 1998 là 100USD/tấn , đến năm 2001 lại giảm xuống còn khoảng 10USD /tấn . Sự chênh lệch giữa giá gạo Việt nam và thế giới góp phần tăng khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam song nếu sự chênh lệch tăng quá cao như năm 1998 thì sẽ không đảm bảo được tính hiệu quả trong kinh doanh xuất nhập khẩu cũng như đảm bảo lợi ích cho người trồng lúa và người hoạt động kinh doanh , thúc đẩy sản xuất .
+ Về thị trường cà phê : Thị trường cà phê của Việt Nam ngày càng được mở rộng , phát triển và có sự chuyển dịch lớn . Trước đây , cà phê Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang Liên Xô cũ và các nước Đông Âu . Trước khi Mỹ bỏ cấm vận đối với Việt Nam , cà phê của Việt Nam phải xuất khẩu qua các nước trung gian , chủ yếu là Singapore ( chiếm gần 70% lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam ) , kế đó là Đức , Pháp , Ba lan và ý .
Biểu đồ tỷ lệ lượng cà phê xuất khẩu sang các nước năm 2001
Sau khi Mỹ bỏ chính sách cấm vận , lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore đã giảm dần - niên vụ 1995/1996 chỉ còn chiếm 3,65% , lượng xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng lên nhanh chóng , từ 15,2% niên vụ 1994/1995 lên tới trên 33,42% niên vụ 1997-1998 . Hiện nay , Việt Nam đã xuất khẩu cà phê trực tiếp được sang rất nhiều nước đứng đầu là Mỹ , sau đó đến Thuỵ Sỹ , Đức , Hà Lan , Anh ,ý , Nhật Bản…
+ Về thị trường cao su : Thị trường xuất khẩu cao su chủ yếu của Việt Nam trước đây là Liên xô cũ và các nước đông âu , chiếm 78,21% năm 1986 đã giảm mạnh xuống còn 1,06% năm 1995 . Hiện nay thị trường tiêu thụ cao su xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là các nước Châu á chiếm khoảng 75% tổng kim ngạch , đứng đầu là Trung Quốc rồi đến Singapore , Hàn Quốc , Đài Loan …
biểu đồ tỷ lệ lượng cao su xuất khẩu sang các nước năm 2001
Các nước Đông Âu chiếm 10% , còn lại là Mỹ và Tây Âu . Về thị trường tiêu thụ cao su xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập . Tuy Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn của Việt Nam song phần lớn lượng cao su xuất khẩu qua đường tiểu ngạch , chủ yếu là biên mậu nên yếu tố rủi ro trong thanh toán rất cao.
Chương II
Tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng nông sản của công ty xuất nhập khẩu dịch vụ - thương mại Intimex
I . Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
1. Lịch sử hình thành
Công ty Intimex được hình thành từ 3 công ty trực thuộc Bộ Thương mại : công ty xuất nhập khẩu hàng nội thương và hợp tác xã Hà Nội , tổng công ty bách hoá tổng hợp . Sự hợp nhất này được thực hiện theo NĐ 388 ngày 28-5-1993 và công nhận công ty là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Thương mại . Tên giao dịch đối ngoại : FOREIGN TRADE ENTEPRISE INTIMEX ( viết tắt là INTIMEX ) . Công ty thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập , tự chủ tài chính , có tư cách pháp nhân , được mở tài khoản tại ngân hàng , được sử dụng con dấu riêng theo thể thức nhà nước qui định Công ty chịu trách nhiệm kinh tế và dân sự về các hoạt động và tài sản của mình . Công ty hoạt động theo pháp l