Trong xu thế hội nhập Kinh Tế Quốc Tế hiện nay, bên cạnh rất nhiều những cơ hội cũng là những thách thức lớn đối với nền kinh tế nước nhà nói chung và đối với các Doanh nghiệp nói riêng. Cạnh tranh khốc liệt về chất lượng sản phẩm và giá cả dịch vụ, đây là những yếu tố quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong việc duy trì, chiếm lĩnh thị trường và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
34 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1478 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Trong xu thế hội nhập Kinh Tế Quốc Tế hiện nay, bên cạnh rất nhiều những cơ hội cũng là những thách thức lớn đối với nền kinh tế nước nhà nói chung và đối với các Doanh nghiệp nói riêng. Cạnh tranh khốc liệt về chất lượng sản phẩm và giá cả dịch vụ, đây là những yếu tố quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong việc duy trì, chiếm lĩnh thị trường và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Viglacera là doanh nghiệp chủ yếu kinh doanh và xuất nhập khẩu các sản phẩm trong ngành xây dựng. Xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh doanh mới được công ty khai thác và thâm nhập thị trường năm 2002, mặc dù đã có những kết quả đáng khích lệ nhưng hiệu quả vẫn chưa cao do còn một số hạn chế và tồn tại.
Xuất phát từ những lý do trên, sau thời gian thực tập và tìm hiểu tình hình hoạt động Xuất khẩu lao động của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Viglacera, được trang bị những kiến thức về Kinh tế quốc tế, Quản trị kinh doanh của trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội em đã mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài:
"Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động
tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera"
Bố cục gồm 3 Chương:
Chương I : Tổng quan về công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera
Chương II : Phân tích tình hình xuất khẩu lao động của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Viglacera
Chương III: Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera.
Do thời gian có hạn, kiến thức và kinh nghiệm bản thân còn hạn chế đề tài không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của Thầy Trần Sửu, các thầy cô Khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại Học Ngoại Thương Hà Nội, lãnh đạo và cán bộ các phòng ban Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Viglacera giúp em hoàn thành bản thu hoạch thực tập này.
Chương i
Tổng quan về công ty Cổ PHầN
XUấT NHậP KHẩU Viglacera
I. lich sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera
I.1 giới thiệu chung về công ty cổ phần xNK viglacera.
Tên Công ty: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Viglacera.
Tên giao dịch quốc tế: Viglacera Export-Import Joint-Stock Company
Tên viết tắt: VIGLACERA - EXIM., JSC
Quyết định thành lập số: 217/BXD – TCLD ngày 07/05/1998
Quyết định phê chuẩn Cổ phần hoá Doanh nghiệp số1439/QD – BXD ngày 12/07/2005 của Bộ Xây Dựng.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 01030111079 cấp ngày 03/ 03/ 2006
Đăng ký thay đổi lần thứ tư ngày 16/ 11/ 2007
Tài khoản số: 431101000008
Tại ngân hàng: Nông nghiệp và phát triển nông thôn Từ Liêm.
Tổng nguồn vốn: 10,000,000,000 VND
Trụ sở chính đặt tại: Số 2 Hoàng Quốc Việt – Nghĩa Đô - Cầu Giấy – Hà Nội.
Điện thoại: 04.7567712
Fax : 04.7567710
Email : viglacera-exim@fpt.vn
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Viglacera hoạt động kinh doanh theo quy chế tổ chức hoạt động của công ty do Đại hội đồng Cổ đông, Hội đồng quản trị , công ty phê duyệt.
I.2 Quá trình hình thành và phát triển
- Ngày 17/05/1998 Thành lập Công ty lấy tên là Công ty Kinh Doanh và Xuất Nhập Khẩu – Tradimex.
- Năm 1998 Tiếp nhận chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh thuộc Tổng Công ty Thuỷ Tinh và Gốm Xây Dựng Viglacera.
- Năm 2002 Xây Dựng nhà máy sản xuất Gương tại Bắc Ninh
- Năm 2002 Thành lập Cơ sở Xuất Khẩu Lao Động tại 671 Hoàng Hoa Thám – HN
- Năm 2003 đưa nhà máy sản xuất Gương vào hoạt động
- Năm 2003 Công ty được bộ Thương mại cấp bằng khen và thưởng 146,000,000 VND cho thành tích xuất nhập khẩu năm 2003.
- Năm 2004 khởi công xây dựng trụ sở số 2 hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy - HN
- Năm 2004 Mở rộng thêm một cơ sở Xuất khẩu lao động tại 29B9 - Đầm Trấu – Hai Bà Trưng – Hà Nội.
- Năm 2004 Thành lập hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp.
- 05/09/2005: Bộ Xây Dựng phê duyệt việc Cổ phần hoá Doanh Nghiệp từ DNNN theo quyết định số 1679/QD – BXD.
- Năm 2006 chính thức Cổ phần hoá Công ty với tên giao dịch là:
Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera
II chức năng nhiệm vụ - Công ty Cổ phần xNK Viglacera.
II.1 CHứC NĂNG
Là công ty có uy tín trong lĩnh vực kinh doanh và xuất nhập khẩu
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Viglacera có các chức năng sau:
Kinh doanh vật tư ( không bao gồm thuốc bảo vệ thực vật và thuốc thú y), nguyên vật liệu, thiết bị, phụ tùng, máy móc, hoá chất (trừ hoá chất nhà nước cấm), phụ gia phục vụ sản xuất công nghiệp và xây dựng.
Kinh doanh vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí nội thất.
Sản xuất và lắp ráp các thiết bị vệ sinh và trang trí nội thất.
Kinh doanh nhà hàng, khách sạn, dịch vụ ăn uống, bất động sản, cho thuê văn phòng ( không bao gồm kinh doanh phònh hát karaoke, vũ trường, quán bar)
Dịch vụ vẫn tải và giao nhận hàng hoá.
Kinh doanh lữ hành nội địa và quốc tế.
Kinh doanh đại lý xăng, dầu, gas, đại lý ôtô.
Dại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá.
Hoạt động Xuất khẩu lao động
Tư vấn du học
Đào tạo ngoại ngữ, tin học, dạy nghề.
Dịch vụ uỷ thác xuất nhập khẩu và dịch vụ làm thủ tục Visa, hộ chiếu.
Dịch vụ môi giới, xúc tiến thương mại, đại diện thương nhân, nghiên cứu thị trường, phiên dịch, dịch vụ dịch thuật.
Đại lý bán vé máy bay, vé tàu hoả, đại lý thu đổi ngoại tệ, đại lý bảo hiểm.
Quảng cáo thương mại, tổ chức các sự kiện.
Sản xuất, mua bán, gia công hàng thủ công mỹ nghệ.
Kinh doanh hàng điện tử điện lạnh, điện dân dụng.
Mua bán lương thực, thực phẩm, rượu bia, nước giải khát
Khai thác, chế biến và mua bán các loại khoáng sản ( trừ khoáng sản nhà nước cấm)
Khai thác và mua bán các loại sản phẩm từ cát, đất sét.
Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông , thuỷ lợi, chung cư, khu đô thị, khu công nghiệp.
II.2 Nhiệm vụ
Thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh các chính sách, chế độ hiện hành của nhà nước cũng như các thông tư, hướng dẫn, quy định của Bộ thương mại.
III. cơ cầu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp
III.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Doanh nghiệp
Hình 1
sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty cổ phần xnk viglacera
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Tổng giám đốc
Phó TGĐ
Phó TGĐ
Phó TGĐ
Phòng
tchc
Chi nhánh
hà nội
Trung tâm
Kd vlxd
Ban dự án
Phòng
Kinh tế
Trung tâm
Xklđ
Chi nhánh
Tp.hcm
Quan hệ công tác Quan hệ chỉ đạo
III.2 chức năng nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận quản lý
III.2.1 Đại hội đồng cổ đông
- Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề quan trọng của Công ty theo Luật doanh nghiệp và Điều lệ Công ty. Đại hội đồng cổ đông là cơ quan thông qua chủ trương chính sách đầu tư dài hạn trong việc phát triển Công ty, quyết định cơ cấu vốn, bầu ra cơ quan quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của Công ty
III.2.2 Hội đồng quản trị công ty
Là cơ quan quản lý công ty có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề có liên quan đến mục đích quyền lợi của công ty.
Định hướng các chính sách tồn tại và phát triển, ra nghị quyết hành động cho từng thời điểm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
III.2.3 Ban kiểm soát.
Thanh tra, kiểm soát hoạt động của các phòng ban trong công ty.
III.2.4 Tổng Giám đốc công ty
Là đại diện pháp nhân của Công ty và chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, trước pháp luật về mọi hoạt động của Công ty.
Tổ chức và trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Công ty
Uỷ quyền cho một Phó TGĐ Công ty thay thế khi vắng mặt
III.2.5 Các phó Tổng giám đốc
Là người giúp Tổng Giám đốc ( TGĐ) công ty điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động kinh doanh theo sự phân công của TGĐ Công ty.
Giúp TGĐ thực hiện mọi công tác kinh doanh các sản phẩm của Công ty.
Chỉ đạo công tác hành chính quản trị
Lập phương án nghiên cứu và triển khai kinh doanh của công ty trước mắt và lâu dài
Thu thập thông tin và xử lý thông tin về thị trường, giá cả tại từng thời điểm để có những quyết định đúng đắn, kịp thời trong kinh doanh.
Có phương án quản lý, thu hồi công nợ.
Xác định chiến lược phát triển, kế hoạch dài hạn và hàng năm của Công ty, phương án đầu tư, liên doanh đề án tổ chức quản lý của Công ty
Kiểm tra kế hoạch xuất nhập khẩu hàng năm, báo cáo Tổng giám đốc để đề xuất biện pháp, nguồn lực đảm bảo thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra.
III.2.6 Phòng Tổ chức hàng chính.
Có nhiệm vụ tiếp nhận, tổ chức và sắp xếp quản lý cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty.
Có nhiệm vụ tham mưu cho cấp lãnh đạo tổ chức nâng cao trình độ nghiệp vụ cho CBCNV, thực hiện đầy đủ chế độ tiền lương, tiền thưởng, BHXH, BHYT.
Đảm bảo tốt công tác văn thư lưu trữ, chăm lo đời sống vật chất, văn hoá tinh thần cho CBCNV và xây dựng chế đô khen thưởng, kỷ luật kịp thời.
III.2.7 Trung tâm kinh doanh vật liệu xây dựng
Lập phương án kế hoạch kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, xuất nhập khẩu
Xúc tiến thương mại, tổ chức thiết lập đại lý
Triển khai tiến hành Marketing nhằm thu thập thông tin, nắm bắt nhu cầu thị hiếu, nhu cầu thị trường từ đó giúp Ban Giám đốc có kế hoạch chỉ đạo cụ thể đưa ra những quyết định chính xác, đúng đắn, kịp thời
III.2.8 Phòng Kinh tế.
Tham mưu cho Ban Giám đốc tìm hiểu thị trường trong nước và nước ngoài để thực hiện ký kết các hợp đồng sao cho hiệu quả, tránh xảy ra thất thoát vốn.
Tổ chức triển khai thực hiện các nguồn hàng về nhập khẩu, xuất khẩu.
Có chức năng đôn đốc kiểm soát về mọi mặt hoạt động kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty
Theo dõi sát xao việc mua vào bán ra, gửi hàng đại lý. Quản lý chặt chẽ tiền vốn của Công ty và công tác giao dịch tiền tệ với các ngân hàng, quản lý tiền vốn, hàng hoá thông qua các hoá đơn, chứng từ, phiếu xuất kho.
Theo dõi tình hình hoạt động của các phòng ban, cân đối thu chi, đôn đốc công nợ. Cuối tháng kịp thời tổng hợp lên các báo biểu, báo cáo kết quả kinh doanh cho Ban Giám đốc, báo cáo tình hình tăng giảm vốn, tăng giảm tài sản lưu động, tài sản cố định, các khoản nộp Ngân sách nhà nước, trả lương cho CBCNV, cuối cùng lập báo cáo quyết toán tổng hợp chung cho doanh nghiệp.
III.2.9 Ban dự án.
Chủ động xây dựng, đề xuất, tìm kiếm, khai thác các dự án, các nguồn
hàng xuất nhập khẩu nhằm đem lại nhiều lợi nhuận cho Công ty.
III.2.10 Trung tâm xuất khẩu lao động.
Tổ chức tìm kiếm thị trường lao động, nguồn lao động, đào tạo tập huấn người lao động trước khi ra nước ngoài làm việc.
Thường xuyên duy trì mối quan hệ với các tổ chức môi giới của nước bạn để có thêm nhiều thông tin, nhiều thị trường, hợp tác chặt chẽ với các công ty, tổ chức tuyển dụng người đi lao động nhằm hoàn thành chỉ tiêu
IV định hướng phát triển trong tương lai
IV.1 Định hướng phát triển trong ngắn hạn
Tiếp tục đầu tư phát triển, nâng cao sức cạnh tranh, từng bước hội nhập, đẩy mạnh công tác đổi mới, sắp xếp phát triển doanh nghiệp.
Đảm bảo tốc độ tăng trưởng hàng năm tăng là 20%, thu nhập bình quân hàng năm tăng 15%, 100% công nhân viên hoàn thành và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
IV.2 Định hướng phát triển trong dài hạn
Trong chiến lược phát triển từ nay đến năm 2010 Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Viglacera vẫn coi xuất khẩu là mục tiêu chiến lược quan trọng. Trong tình hình hiện nay, khi mà xảy ra sự bùng nổ phát triển trong ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, dẫn đến cuộc cạnh tranh gay gắt về tiêu thụ sản phẩm của các nhà sản xuất vật liệu xây dựng ngay tại thị trường nội địa, việc tìm kiếm và phát triển thị trường xuất khẩu là một giải pháp giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh và xuất nhập khẩu vật liệu xây dựng nói chung và Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera nói riêng có khả năng giảm sức ép và giải quyết khó khăn trong việc tiêu thụ vật liệu xây dựng tại thị trường nước nhà hiện tại và trong tương lai.
Việc tăng cường công tác xuất khẩu của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera từ nay đến năm 2010 nhằm hai mục tiêu chính là: mục tiêu về giá trị xuất khẩu và mục tiêu thị trường
Chương ii
Phân tích tình hình xuất khẩu lao động của công ty cổ phần xuất nhập khẩu viglacera
I đặc điểm, cơ cấu tổ chức lao động của phòng xuất khẩu lao động công ty cổ phần xuất nhập khẩu viglacera
Với điều kiện làm việc của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Viglacera hiện nay, việc áp dụng cơ cấu bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng là hoàn toàn phù hợp.
II. cơ cấu tổ chức
Phòng xuất nhập khẩu của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Viglacera là phòng ban phụ trách và chịu trách nhiệm trong khẩu lao động ( XKLĐ), một lĩnh vực kinh doanh khá mới mẻ mà công ty mới xâm nhập thị trường năm 2002.
Hiện nay, phòng XKLĐ được bố trí sắp xếp như sau:
HìNH 2: sơ đồ cơ cấu tổ chức của trung tâm xk lao động
Trưởng
TT XKLĐ
Nhân viên khai thác thị trường
Nhân viên làm thủ tục XKLĐ
Nhân viên quản sinh
Giáo viên giảng dạy
Nhân viên thu ngân
Nhân viên giao dịch
Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính
II quy trình XKLĐ của công ty cổ phần Xuất nhập khẩu viglacera
II.1 sơ đồ quá trình xuât khẩu lao động
Hình 3: sơ đồ quy trình XKLĐ của công ty cổ phần XNK Viglacera
Trách nhiệm thực hiện
Quá trình thực hiện
Ban Giám đốc
Ban Giám đốc
Ban Giám đốc
Trung tâm xuất khẩu lao động
Trung tâm xuất khẩu lao động
Trung tâm xuất khẩu lao động
Trung tâm đào tạo và giáo dục
Trung tâm đào tạo và giáo dục
Trung tâm xuất khẩu lao động
Cơ quan đại diện của công ty,
Trung tâm xuất khẩu lao động
Trung tâm xuất khẩu lao động
Đánh giá
và lưu hồ sơ
Theo dõi, quản lý người lao động ở nước ngoài
Tiến hành thủ tục xuất cảnh
Kiểm tra
Đào tạo lao động trúng tuyển
Sơ tuyển
Thông báo tuyển lao động
Triển khai thực hiện
Đàm phán kí kết hợp đồng
Xác định nhu cầu
Tiến hành khảo sát
Nguồn: Sổ tay chất lượng – Phòng Tổ chức hành chính
II.2 Phân tích tình hình xuất khẩu lao động của công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Viglacera.
Trong thời gian hoạt động thương mại, bên cạnh hoạt động kinh doanh XNK hàng hoá, Công ty Cổ phần XNK Viglacera đã luôn cố gắng năng động, linh hoạt trong quản lý, điều hành công tác XKLĐ.. Công ty đã có những kết quả đáng khích lệ và đã khẳng định được sự tồn tại cũng như chỗ đứng của mình trên thị trường XKLĐ, một thị trường hết sức đặc biệt bởi loại hàng hoá đặc biệt mà thị trường này kinh doanh: Thị trường hàng hoá sức lao động.
Tuy hoạt động XKLĐ chỉ mới bắt đầu ở Việt nam vào những năm 80 của thế kỷ XX nhưng nó đã và đang trở thành một loại hình kinh doanh, một hoạt động thương mại đầy tiềm năng. Ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào hoạt động này, chính vì thế Công ty Cổ phần XNK Viglacera cần phải tìm mọi cách hoàn thiện mình để không chỉ là có chỗ đứng mà là đứng vững, không chỉ là tồn tại mà là phát triển, làm thế nào để tên tuổi và thương hiệu của mình được khẳng định trên thị trường thương mại nói chung và thị trường XKLĐ nói riêng. Quan trọng là phải làm sao để hàng hoá sức lao động của mình có chất lượng, có những điều kiện để đối tác, nhà sử dụng thoả mãn, chấp nhận được và doanh nghiệp mình thu được những khoản lợi nhuận đáng kể.
* Tình hình XKLĐ của Công ty Cổ phần XNK Viglacera.
Kế hoạch thu hút, đào tạo và đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài là một phần quan trọng trong toàn bộ quá trình XKLĐ của công ty. Khả năng đào tạo và cung ứng quyết định mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế chung của doanh nghiệp, nó quyết định sự sống còn của hoạt động XKLĐ của Công ty. Chính vì vậy, việc đi sâu đánh giá, phân tích các kết quả đạt được của công ty trên cơ sở kế hoạch đề ra một đòi hỏi cần thiết.
II.2.1 Phân tích tình hình hoạt động XKLĐ của Công ty Cổ phần XNK Viglacera qua so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch.
bảng 1: kết quả thực hiện và kế hoạch xklđ qua các năm
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
KH
TH
SS (%)
KH
TH
SS (%)
KH
TH
SS
(%)
Tổng số
190
197
+3,68
195
186
-4,62
180
236
+31,11
1. Theo giới tính
- Nam
- Nữ
15
175
16
181
+6,67
+3,43
15
180
9
177
-40
-1,67
10
170
14
222
+40
+16,86
2. Theo ngành nghề
- Công nhân
- giúp việc
- Hộ lý bệnh viện
20
170
25
172
+25
+1,18
25
170
15
171
-40
+0,59
35
145
0
41
191
4
+17,14
+31,72
+400
Nguồn: Phòng XKLĐ
Bảng 2: so sánh tình hình thực hiện XKLĐ giữa các năm
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2005/ 2004
2006/ 2005
TH
TH
TH
±
%
±
%
Tổng số
197
186
236
- 11
-5,58
+ 50
+26,88
1. Theo giới tính
- Nam
- Nữ
16
181
9
177
14
222
- 7
- 4
+ 43,75
- 2,21
+ 5
+ 45
+55,56
+25,42
2. Theo ngành nghề
- Công nhân
- Giúp việc
- Hộ lý bệnh viện
25
172
15
171
41
191
4
- 10
- 1
- 40
- 0,58
+ 26
+ 20
+ 4
+63,41
+10,47
+400
Nguồn: Phòng XKLĐ
Năm 2002 là năm đánh dấu bước đầu thâm nhập của công ty Cổphần XNK Viglacera vào thị trường XKLĐ. Qua thời gian dài tìm hiểu cơ chế chính sách pháp luật liên quan đến hoạt động XKLĐ, nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác, thiết lập quan hệ để xác định cho mình hình thức XKLĐ, ngành nghề, đối tượng lao động xuất khẩu phù hợp.
Mục tiêu chủ yếu trong hoạt động XKLĐ của công ty là đáp ứng được nhu cầu về lao động của đối tác, của thị trường, do đó đòi hỏi công ty phải có một mạng lưới thu hút lao động đủ lớn, thực hiện nghiêm chỉnh quy trình tuyển dụng, đào tạo nhằm nâng cao tỉ lệ lao động xuất khẩu, bởi hiện nay nhu cầu lao động Việt nam ở các nước phát triển là khá lớn. Một số khu vực đang cần và rất cần lao động Việt Nam là Trung Đông và Đài Loan: Thị trường XKLĐ của công ty.
Tình hình XKLĐ của công ty được thể hiện qua bảng cho thấy:
Năm 2004 dựa vào quan hệ và uy tín của Tổng công ty cũng như sự năng động trong hoạt động của mình công ty đã đưa được tổng số 197 lao động sang Đài Loan làm việc, trong đó có 25 công nhân nhà máy phục vụ trong các ngành dệt may, công nhân cơ khí và 172 lao động giúp việc gia đình. Tuy trong năm 2004 có 3 lao động bỏ trốn và 5 lao động phải về nước trước thời hạn nhưng so với các doanh nghiệp khác cùng ngành nghề, so với tuổi nghề và kinh nghiệm thì đây cũng là một kết quả đáng khích lệ.
Năm 2005 hoạt động xuất khẩu lao động của công ty đã không được như mong đợi do không hoàn thành kế hoạch đề ra. Trong số 186 lao động công ty đã đưa sang Đài Loan làm việc có 171 nữ lao động giúp việc gia đình trên tổng số 177 nữ lao động xuất khẩu, tức là chỉ đạt 98,33%, giảm 1,67% so với kế hoạch đề ra là 180 nữ lao động xuất khẩu nhưng đã vượt 0,59% kế hoạch là 170 lao động giúp việc gia đình cùng 15 công nhân nhà máy, tức là chỉ đạt 60%, giảm 40% kế hoạch đề ra là 25 công nhân nhà máy, trong số đó có 9 nam, 6 nữ. Như vậy tỷ lệ thực hiện so với kế hoạch đối với chỉ tiêu về giới là tương tự cũng chỉ đạt 60%, giảm 40%.
Như vậy tổng số lao động công ty đưa sang Đài Loan làm việc trong năm 2005 giảm 11 người tương đương giảm 5,58% so với năm 2004. Bên cạnh đó còn có tới 11 lao động bỏ trốn chiếm 2,69% và 8 lao động phải về nước trước thời hạn trong tổng số 186 lao động đưa sang làm việc.
Năm 2006, năm mà công ty chuyển sang cổ phần hoá, có thể nói là một năm khá thành công đối với hoạt động XKLĐ của công ty. Công ty không những đã vượt kế hoạch đề ra mà còn vượt mức với tỷ lệ cao bằng việc đưa 236 lao động sang nước ngoài làm việc, đạt 131,11%, tăng 31,11% so với kế hoạch đề ra là 180 lao động. Các chỉ tiêu đều tăng so với năm trước đó.
Ngoài ra bên cạnh các đối tác tin cậy, do nhờ mối quan hệ của Tổng công ty cũ, công ty cũng đã năng động trong công việc và đã ký kết thêm được 4 hợp đồng lao động làm hộ lý bệnh viện, làm tiền đề cho những hợp đồng thuộc ngành nghề mới này và những ngành nghề khác nữa trong tương lai.
Nhìn chung hoạt động XKLĐ của công ty là có triển vọng. Kết quả thực hiện năm 2006 đã tăng 26,88% so với kết quả thực hiện năm 2005. Tuy nhiên vẫn không tránh khỏi có việc có 21 lao động bỏ trốn và 17 lao động phải về nước trước thời hạn.
Qua phân tích hoạt động XKLĐ của công ty cho thấy đối tượng nữ lao động, cụ thể là lao động nữ giúp việc gia đình là đối tượng xuất khẩu đầy tiềm năng tại thị trường Đài Loan mà công ty cần khai thác trong thời gian tới. Ngoài ra thị trường này còn là thị trường tiềm năng cho cả đối tượng nam và nữ lao động với nhiều ngành nghề khác như: khán hộ thuyền công, y tá bệnh viện, công nhân sản xuất giầy…
Trung Đông cũng là thị trường đang rất hứa hẹn.
Những kết quả đạt được cũng như những lợi ích mà hoạt động XKLĐ mang lại khiến