Đề tài Một số biện pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường sản phẩm bột canh của công ty bánh kẹo Hải Châu

Năm 1986 đánh giá bước chuyển quan trọng và đầy ý nghĩa của kinh tế nước ta từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Nền kinh tế thoát khỏi trạng thái trì trệ suy thoái, bước sang giai đoạn tăng trưởng liên tục tốc độ cao, sức sản xuất và tiêu dùng lớn, cường độ cạnh tranh cao.

doc81 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1309 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường sản phẩm bột canh của công ty bánh kẹo Hải Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Năm 1986 đánh giá bước chuyển quan trọng và đầy ý nghĩa của kinh tế nước ta từ kinh tế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Nền kinh tế thoát khỏi trạng thái trì trệ suy thoái, bước sang giai đoạn tăng trưởng liên tục tốc độ cao, sức sản xuất và tiêu dùng lớn, cường độ cạnh tranh cao. Để đứng vững trong cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải nỗ lực đổi mới, năng động trong sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp hoàn toàn lo liệu đầu vào, đầu ra, hạch toán kinh doanh, chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh quả mình. Hải Châu thành lập năm 1965 đã vật lộn, trụ vững qua biến động thăng trầm của nền kinh tế nhờ tích cực đổi mới, năng động trong sản xuất kinh doanh, không ngừng tăng quy mô sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng thị trường. Hải Châu có nhiều danh mục sản xuất trong đó bột canh là sản phẩm tiêu biểu. Hơn mười năm, bột canh Hải Châu đã tạo dựng được uy tín chất lượng sản phẩm, đông đảo khách hàng ưa chuộng. Nhưng hiện nay, bột canh Hải Châu đang đối mặt với cạnh tranh gay gắt, thị trường có nơi bị thu hẹp, nguy cơ giảm thị phần. Vì vậy, bột canh là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị và việc duy trì mở rộng thị trường sản phẩm bột canh Hải Châu là vấn đề trung tâm. Lâu nay doanh nghiệp chỉ theo đuổi sản xuất bột canh chất lượng tốt, còn phân phối áp dụng dập khuôn theo bánh kẹo. Điều này là không hợp lý vì bột canh có những đặc trưng riêng cần được nghiên cứu tìm hiểu để đưa ra biện pháp phù hợp. Là sinh viên đến thực tập, tôi nhận thấy nghiên cứu về mở rộng thị trường cho sản phẩm bột canh là vấn đề mới mẻ, cần thiết, đang được sự quan tâm hết sức của nhà quản trị. Để thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi chọn đề tài: Một số biện pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường sản phẩm bột canh của công ty bánh kẹo Hải Châu. Mục đích nghiên cứu cuả luận văn là: trên cơ sở phản ánh và phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và của sản phẩm bột canh Hải Châu nói riêng, phát hiện tồn tại, phân tích nguyên nhân tồn tại ảnh hưởng đến duy trì và mở rộng thị trường sản phẩm bột canh, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường sản phẩm bột canh trong thời gian tới. Nội dung luận văn ngoài lời mở đầu và kết luận được kết cấu thành ba chương: Chương I : Một số lý luận về thị trường và mở rộng thị trường sản phẩm của doanh nghiệp. Chương II :Thực trạng thị trường và mức độ mở rộng thị trường sản phẩm bột canh của công ty bánh kẹo Hải Châu. Chương III :Một số phương hướng, biện pháp nhằm duy trì và mở rộng thị trường sản phẩm bột canh Hải Châu. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa đã nhiệt tình giảng dạy, cung cấp cho tôi những kiến thức bổ ích về lĩnh vực kinh tế. Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ công ty bánh kẹo Hải Châu, đặc biệt phòng kế hoạch vật tư, cửa hàng giới thiệu sản phẩm đã tạo điều kiện tốt cho tôi trong quá trình tìm hiểu về công ty, bổ sung kiến thức thực tiễn. Chương một một số nội dung lý luận về thị trường và mở rộng thị trường của doanh nghiệp 1.1/ Sản phẩm và thị trường sản phẩm của doanh nghiệp 1.1.1/ Sản phẩm và phân loại sản phẩm. 1.1.1.1/ Quan niệm về sản phẩm. Đứng trên mỗi góc độ khác nhau, chúng ta có quan niệm về sản phẩm khác nhau. Theo quan niệm cũ, sản phẩm công nghiệp là tổng hợp các dạng đặc trưng vật lý, hoá học, có thể quan sát và được tập hợp trong một hình thức đồng nhất, là vật mang giá trị sử dụng. Quan niệm này nhấn mạnh về giá trị sử dụng của sản phẩm, coi nó là thuộc tính cơ bản quyết định một đồ vật có là sản phẩm hàng hoá hay không. Theo quan điểm kinh tế hàng hoá, sản phẩm công nghiệp chứa đựng các thuộc tính hàng hoá không chỉ gồm: lý học, hoá học, và đặc trưng giá trị sử dụng mà còn là vật mang giá trị trao đổi. Như vậy, để một đồ vật được coi là sản phẩm thì đồ vật đấy không chỉ mang giá trị sử dụng mà còn mang giá trị. Đứng ở góc độ marketing, sản phẩm công nghiệp là một tập hợp đặc trưng vật chất và đặc trưng phi vật chất nhằm thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng trên thị trường. So với các quan niệm trước thì khái niệm sản phẩm theo quan điểm marketing đầy đủ toàn diện hơn. Theo quan điểm này: - Đặc trưng vật chất của sản phẩm công nghiệp bao gồm: kiểu dáng, mầu sắc, chất lượng, khẩu vị, kết cấu, bao bì, nhãn mác... - Đặc trưng tâm lý của sản phẩm công nghiệp bao gồm: tên gọi, biểu tượng, thẩm mỹ, uy tín, hình ảnh... - Sản phẩm công nghiệp gắn với nhu cầu thị trường. Một sản phẩm công nghiệp đáp ứng một nhu cầu. Đối với doanh nghiệp, sản phẩm là giải đáp của doanh nghiệp cho một nhu cầu tìm thấy trên thị trường. Đối với người mua, một sản phẩm là một lời hứa hẹn về sự thoả mãn do sản phẩm mang lại. Marketing coi sản phẩm ngoài thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng ra còn chú ý đến khả năng thanh toán của người tiêu dùng khi đưa sản phẩm trao đổi trên thị trường. Một mặt, các thuộc tính phải phát triển theo sản phẩm để thích ứng với nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Mặt khác, sản phẩm đó phải phù hợp với khả năng thanh toán của người tiêu dùng. Một sản phẩm dù tốt đến mấy nhưng vượt quá khả năng thanh toán của người tiêu dùng thì sẽ khó tiêu thụ trên thị trường. Một sản phẩm gây được sự chú ý của khách hàng nhưng chi phí bỏ ra không tương xứng với lợi ích đem lại htì sức tiêu thụ kém. Mục tiêu của doanh nghiệp là thu lợi nhuận cao từ hoạt động sản xuất kinh doanh chứ không phải là say sưa tạo ra sản phẩm hoàn hảo mà sức tiêu thụ kém. Vì vậy, người sản xuất phải sản xuất ra hàng hoá thực hiện chứ không phải là chỉ sản xuất ra sản phẩm. Đứng trên góc độ doanh nghiệp có thể hiểu sản phẩm công nghiệp là kết quả hữu ích do hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tạo ra. 1.1.1.2/ Phân loại sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp: Mỗi loại sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp phải đáp ứng một nhu cầu và vì có rất nhiều sản phẩm khác nhau đáp ứng các nhu cầu khác nhau, cho nên để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, ta cần nắm được cách phân loại chúng: - Phân loại hàng hoá theo tính chất sử dụng có: Hàng hoá công cộng và hàng hoá tư nhân. - Phân loại hàng hoá theo quan hệ với thu nhập có: Hàng hoá bình thường và hàng hoá xa xỉ. - Phân loại theo khả năng thay thế lẫn nhau có: Hàng hoá bổ sung và hàng hoá thay thế. - Phân loại hàng hoá theo tuổi thọ có: Hàng hoá lâu bền và hàng hoá không lâu bền. - Phân loại theo tần số mua có: Hàng hoá thường xuyên và hàng hoá không thường xuyên. - Phân loại hàng hoá theo mức độ chế biến có: Sản phẩm trong nước và sản phẩm cuối cùng. - Phân loại hàng hoá theo có: Sản phẩm truyền thống và sản phẩm mới. - Phân loại hàng hoá theo khách hàng có: Hàng hoá tư liệu sản xuất và hàng hoá vật phẩm tiêu dùng. Khách hàng là cá nhân vptd Vật phẩm tiêu dùng - Tiêu dùng vật phẩm - Tiêu dùng hàng hoá Model - Tiêu dùng lâu dài Dịch vụ tiêu dùng - Dành cho của cải của người tiêu dùng - Dành cho bản thân người tiêu dùng - Sử dụng dịch vụ tập thể Khách hàng là DN tlSX Thiết bị - Thiết bị nặng - Thiết bị nhẹ Sản phẩm công nghiệp (nghĩa hẹp) - Nguyên liệu, nhiên liệu - Sản phẩm trung gian - Vật liệu phụ Dịch vụ cho doanh nghiệp - Lời khuyên - Phát minh - Sửa chữa bảo dưỡng 1.1.2/ Thị trường sản phẩm và phân loại thị trường sản phẩm: 1.1.2.1/ Thị trường sản phẩm: * Các khái niệm Thị trường ra đời và phát triển gắn liền với lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hoá. Từ đó đến nay, nền sản xuất hàng hoá đã phát triển và trải qua nhiều thế kỷ. Đứng ở mỗi góc độ khác nhau, người ta có cách định nghĩa khác nhau về thị trường. Có thể hiểu một cách chung nhất: thị trường - đó là nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán. Thị trường là một phạm trù riêng có của của nền sản xuất hàng hoá. Hoạt động cơ bản của thị trường được thể hiện qua ba nhân tố có mối quan hệ hữu cơ với nhau: - Nhu cầu về hàng hoá - dịch vụ - Cung ứng về hàng hoá - dịch vụ - Giá cả về hàng hoá - dịch vụ Qua thị trường, chúng ta có thể xác định được mối tương quan giữ cung và cầu, phạm vi và qui mô của việc thực hiện cung cầu dưới hình thức mua, bán hàng hoá dịch vụ trên thị trường.Thị trường là nơi kiểm nghiệm giá trị hàng hoá - dịch vụ, xem nó có được thị trường chấp nhận hay không. Do vậy, các yếu tố có liên quan đến hàng hoá - dịch vụ đều phải tham gia vào thị trường. Theo Các Mác: Khái niệm thị trường không thể tách rời khái niệm phân công lao động xã hội. Sự phân công này là cơ sở chung của mọi nền sản xuất hàng hoá. ở đâu và khi vào có sự phân công lao động xã hội và có nền sản xuất hàng hoá thì ở đó có thị trường. Thị trường chẳng qua chỉ là sự biểu hiện cuả phân công lao động xã hội và do đó nó có thể phát triển vô cùng vô tận. Theo quan điểm Marketing: Thị trường bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn có cùng một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu hay mong muốn đó ( Philip Kotler). Như vậy, tác giả đã nhấn mạnh thị trường trong kinh doanh. Nó gồm tập hợp các khách hàng có quan tâm, thu nhập, có khả năng tiếp xúc về một sản phẩm hay dịch vụ nào đó, họ thực sự muốn tham gia trao đổi để có sản phẩm, dịch vụ. Người sản xuất cần lấy thi trường làm trung tâm, sản phẩm sản xuất ra phải đáp ứng yêu cầu thị trường. * Quan hệ giữa doanh nghiệp và thị trường: Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp góp phần thoả mãn nhu cầu thị trường, kích thích sự ra đời của các nhu cầu mới và doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu. Trong cơ chế thị trường, thị trường là động lực, là điều kiện, là thước đo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sơ đồ 1.1: Doanh nghiệp và thị trường Thị trường lao động Thị trường nguyên liệu Thị trường trang thiết bị Thị trường khoa học- công nghệ Thị trường vốn Thị trường đầu ra Thị trường đầu vào Thị trường hàng hoá và dich vụ DNCN NGHIệPCN - Là động lực, thị trường đề ra nhu cầu cho sản xuất kinh doanh, định hướng mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. - Là điều kiện, thị trường đảm bảo cung ứng có hiệu quả các yếu tố cần thiết để thưc hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Là thước đo, thị trường kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của các phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. * Vận động của hàng hoá trên thị trường. Để xem xét thị trường được tổ chức như thế nào, có hai vấn đề cần được làm rõ là: Mô hình luồng luân chuyển và các chủ thể tham gia thị trường. Sơ đồ 1.2. Sơ đồ luồng luân chuyển trên thị trường. Hộ gia đình Nhà nước TT sản phẩm TT yếu tố Các doanh nghiêp Hộ gia đình: bỏ chi phí ra để lấy các sản phẩm, dịch vụ từ thị trường sản phẩm, đồng thời hộ gia đình cũng thực hiện cung ứng sức lao động và nhận tiền công từ thị trường các yếu tố. Doanh nghiệp công nghiệp: bỏ chi phí để mua các yếu tố sản xuất kinh doanh, sử dụng nó để tạo ra sản phẩm, bán sản phẩm cho người tiêu dùng và thu tiền về: Nhà nước: Định hướng tạo điều kiện cho các hoạt động của doanh nghiệp và hộ gia đình, đồng thời yêu cầu các chủ thể này làm đúng nghĩa vụ với nhà nưóc. Sơ đồ 1.3 Các chủ thể tham gia thị trường và mối quan hệ giữa chúng Nhà nước DN cung ứng DN Hộ tiêu dùng DN hiệp tác hoặc cạnh tranh Từ các vấn đề ta xem xét ở trên có thể khái quát các vấn đề cơ bản của tổ chức thị trường: - Tổ chức thị trường nhằm đảm bảo hiệu quả cao trong hoạt động thương mại, hạn chế các khuyết tật của thị trường, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội. - Tổ chức thị trường gồm tổ chức mối quan hệ trực tiếp giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng, nhà cung ứng và với nhà nước, xem xét đối tượng hàng hoá lưu thông trên thị trường. - Tổ chức thị trường để khống chế và điều tiết thị trường, chống lại sự can thiệp không hiệu quả vào sự vận động của thị trường. * Các yếu tố tạo thành thị trường. - Cầu của thị trường: Nhu cầu thị trường là một danh sách giá cả và số lượng tương ứng mà người tiêu dùng sẵn sàng mua và có khả năng thanh toán ở mỗi mức giá trong danh sách. Nếu coi yếu tố thu nhập, giá cả hàng hoá có liên quan, thị hiếu và mục tiêu mua sắm vẫn giữ nguyên. - Cung của thị trưòng: Cung là khái niệm tổng hợp mô tả hành vi của người bán một loại hàng hoá nào đó. Số lượng cung của một hàng hoá là người bán sẵn sàng bán trong một chu kì nào đó ngày.. / tháng../ năm..Số lượng cung phụ thuộc giá cả hàng hoá, giá cả các yếu tố đầu vào và kỹ thuật sản xuất hiện có. Giá cả cao thì cung tăng vì người sản xuất tập trung nhiều nguồn lực như vốn, lao động, kỹ thuật để sản xuất, thu nhiều lợi nhuận và ngược lại. - Giá cả của thị trường: Đây là một phạm trù kinh tế khách quan, nó ra đời và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của sản xuất hàng hoá. Trong kinh tế thị trường, giá cả là môi giới, là phương tiện để thực hiện hành vi mua bán trên thị trường. Thông qua giá cả, các hoạt động của nền kinh tế thị trường: giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá, mối quan hệ lợi ích kinh tế của người mua và người bán được thực hiện. Thị trường giá cả được coi là “bàn tay vô hình” điều tiết quá trình tái sản xuất xã hội. * Các nhân tố ảnh hưởng tới thị trường - Yếu tố chủ quan: + Dân số: qui mô và tốc độ tăng dân số phản ánh trực tiếp qui mô nhu cầu khái quát trong hiện tại và tương lai, và do đó nó cũng thể hiện sự phát triển hay suy thoái của thị trường. + Kinh tế: Môi trường kinh tế trước hết được phản ánh qua tình hình phát triển và tốc độ tăng trưởng kinh tế chung về cơ cấu ngành, cơ cấu vùng kinh tế. Nói chung, sức mua phụ thuộc vào mức thu nhập hiện tại, giá cả hàng hoá, số tiền tiết kiệm, khả năng vay nợ của khách hàng, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất vay tín dụng. Do vậy tình trạng nền kinh tế ảnh hưởng mạnh mẽ đến qui mô cũng như cơ cấu của thị trường. + Kỹ thuật - công nghệ: Do có những tiến bộ khoa học công nghệ nên thị trường nảy sinh ra nhiều nhu cầu hơn nhưng đồng thời nó cũng giúp cho các nhà sản xuất đáp ứng được nhu cầu của thị trường ngày càng đầy đủ hơn, nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn. + Chính trị - luật pháp: Một đất nước có tình hình chính trị ổn định luôn luôn là một địa điểm hấp dẫn các nhà đầu tư. Luật pháp ra đời để bảo vệ doanh nghiệp trước sự cạnh tranh không lành mạnh, bảo vệ người tiêu dùng trước những việc làm gian dối. Một đất nước có hệ thống luật pháp chặt chẽ và hiệu quả sẽ có những tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế và ngược lại. + Điều kiện tự nhiên: Môi trường bao gồm hệ thống các yếu tố tự nhiên như khí hậu, đất đai, nguyên vật liệu, năng lượng. Xu thế chung đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm kiếm và sử dụng các nguồn năng lượng thay thế. Ngày nay, ý thức bảo vệ môi trường của người dân dang lên cao đòi hỏi các doanh nghiệp phải tạo ra những sản phẩm có độ an toàn cao về sinh học và môi trường, mặc dù giá cả có tăng lên nhưng người tiêu dùng vẫn chấp nhận, thị trường về các sản phẩm mang nhiều chất độc hại được thu hẹp và thị trường công nghệ xử lý các chất thải được mở rộng hơn. + Môi trường văn hoá: bao gồm các nhân tố đa dạng như phong tục tập quán, các giá trị văn hoá truyền thống, thái độ, thị hiếu, thói quen tiêu dùng...của mỗi dân tộc.. Các giá trị văn hoá truyền thống khó thay đổi tác động mạnh mẽ tới thái độ, hành vi mua và tiêu dùng hàng hoá của các cá nhân cũng như các nhóm người. Tuy nhiên, những giá trị văn hoá mang tính thứ phát thì dễ thay đổi hơn và sẽ tạo ra cơ hội thị trường hay khuynh hướng tiêu dùng mới. Do vậy, các doanh nghiệp phải chú ý thích đáng tới các yếu tố văn hoá trước khi tiến hành thâm nhập hay phát triển thị trường nào đó. - Các yếu tố khách quan: + Nhà cung ứng đầu vào: là các tổ chức, các cá nhân đảm bảo cung cấp cho doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh những yếu tố đầu vào cần thiết để sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ. Người sản xuất phải luôn quan tâm theo dõi đầy đủ các thông tin liên quan đến thực trạng số lượng, chất lượng, giá cả... +Khách hàng: được định nghĩa là lý do tồn tại của doanh nghiệp, khách hàng là đối tượng doanh nghiệp phục vụ, là yếu tố quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp, bởi vì khách hàng tạo nên thị trường. Nhu cầu của khách hàngluôn luôn biến đổi và khó nắm bắt vì vậy các doanh nghiệp sản xuất phải ra sức nghiên cứu, tìm hiểu để sao cho có thể phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. + Các đối thủ cạnh tranh: Do cùng hoạt động sản xuất kinh doanh trong cùng một ngành, một lĩnh vực nên mỗi quyết định của các đối thủ cạnh tranh đều ảnh hưởng đến thị trường nói chung và đến doanh nghiệp nói riêng. Cạnh tranh là một quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường do vậy bất cứ một doanh nghiệp nào cũng không được xem nhẹ yếu tố này cho dù họ có hùng mạnh đến đâu đi chăng nữa. + Các trung gian phân phối tiêu thụ: Họ có thể là những người môi giới thương mại, đại lý, người bán buôn, người bán lẻ, tổ chức dịch vụ Maketing, lưu thông hàng hoá, tổ chức tài chính tín dụng. Những tổ chức này có ảnh hưởng trực tiếp tới hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường, ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ, tính sáng tạo và chi phí. * Các yếu tố hợp thành thị trường: Bất cứ thị trường nào cũng chứa đựng ba yếu tố : Cung cầu, giá cả, hàng hóa và dịch vụ. Ba yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và hợp thành thị trường. - Yếu tố cung: Yếu tố này phản ánh cho ta thấy trên thị trường chỉ xó những hàng hoá và dịch vụ có nhu cầu mới đuực cung ứng. Điều này có đựoc là do hoạt động có ý thức của các nhà sản xuất, kinh doanh. Mặt khác hàng hoá và dịch vụ được cung ứng không phải bằng bất cứ giá nào mà là giá cả thoả thuận vừa có lợi cho người cung ứng vừa có lợi cho người có nhu cầu - Yếu tố cầu: Yếu tố này phản ánh cho ta trường hợp thấy chỉ có những nhu cầu của thị trường và xã hội có khả năng đáp ứng mới tồn tại và mới có quan hệ qua lại với các yếu còn lại của thị trương. Và lẽ đương nhiên khi nói đến nhu cầu là nói tới số lượng được thoả mãn về một loại hàng hoá hay dịch vụ cụ thể gắn liền với mức giá cả nhất định. - Yếu tố giá cả: Yếu tố này phản ánh cho ta thấy trên thị trường việc đáp ứng nhu cầu của thị trường và xã hội về hàng hoá và dịch vụ luôn luôn gắn liền với việc sử dụng các nguồn lực có hạn của xã hội và được trả giá. Như vậy trên thị trường hàng hoá và dịch vụ được bán theo giá mà số lượng cung cấp gặp số lượng cầu. * Quy luật sự vận động của thị trường: Trong nền kinh tế sản xuất hàng hoá có 3 quy luật cơ bản: quy luật giá trị, quy luật cung- cầu và quy luật cạnh tranh. - Quy luật giá trị : là quy luật cơ bản của nền sản xuất hàng hoá, căn cứ vào đó mà hàng hoá được trao đổi theo số lượng lao động xã hội cần thiết đã hao phí để sản xuất hàng hoá. Quy luật giá trị kích thích những người ngoài sản xuất chú trọng đến sự hao phí lao động xã hội cần thiết và ra sức giảm hao phí lao động cá biệt xuống. Quy luật này cần điều tiết sự phân phối lao động xã hội và tư liệu sản xuất giữa các ngành thông qua cơ cấu giá của thị trường. - Quy luật cung cầu: biểu hiện quan hệ kinh tế lớn nhất của thị trường: cầu là lượng hàng hoá, dịch vụ người mua muốn mua tại mỗi mức giá. Nếu các yếu tố khác giữ nguyên, khi giá càng thấp thì cầu càng lớn. Cung là lượng hàng hoá, dịch vụ người bán muốn bán ở mỗi mức giá. Nếu cố định các yếu tố khác, khi giá càng cao cung càng lớn. - Quy luật cạnh tranh: là cơ chế vận động của thị trường, có thể nói thị trường là "chiến trường", là nơi gặp gỡ của các đối thủ cạnh tranh. Các hình thức cạnh tranh cơ bản trên thị trường đó là: cạnh tranh giữa người mua với người mua; cạnh tranh giữa người bán với người bán; cạnh tranh giữa người mua với người bán. Trong 3 hình thức cạnh tranh trên thì hình thức cạnh tranh giữa người bán với người bán là cuộc cạnh tranh khốc liệt nhất. Đây là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, nhằm giành lấy những ưu thế trên thị trường trong cơ chế thị trường, cạnh tranh là chủ yếu. 1.1.2.2. Phân loại thị trường sản phẩm: Phân loại thị trường sản phẩm là phân chia thị trường tổng thể thành các đoạn thị trường nhất định, đảm bảo trong cùng một đoạn thị trường mang những đặc điểm, tiêu dùng giống nhau hay các đoạn thị trường tương xứng với các loại sản phẩm khác nhau. - Phân đoạn theo địa lý: Thị trường tống thể sẽ được chia cắt thành