Ngay từ thời cổ đại đã có những phỏng đoán thiên tài về sự tác động qua lại của cái đối lập và xem sự tác động qua lại đó là cơ sở của vận động của thế giới. Nhiều đại biểu triết học phương Đông đã xem vận động là do sự hình thành những đối lập và các đối lập ấy cũng luôn vận động.
Nhà triết học Hy Lạp cổ đại Hêraclit – người được V.I.Lênin coi là ông tổ của phép biện chứng, cho rằng trong sự vận động biện chứng vĩnh viễn của mình, các sự vật đều có khuynh hướng chuyển sang mặt đối lập.
Trên quan điểm duy tâm khách quan, Platon đã đi tới quan điểm xem xét phép biện chứng là học thuyết về sự vận động của khái niệm. Bản chất phép biện chứng của Platon là ở chỗ, ông cho rằng khi giải quyết bất kì vấn đề nào cũng phải xuất phát từ hai luận điểm đối lập, và phải xem xét cái gì đứng đằng sau các luận điểm đối lập ấy – khi lấy ra một cách tự nó và lấy ra trong quan hệ với cái kia.
Trước khi phép biện chứng Mácxít ra đời, tư tưởng biện chứng về những đối lập đạt được đỉnh cao nhất trong sự phát triển trong học thuyết biện chứng của các nhà triết học cổ điển Đức, tiêu biểu nhất là Cantơ và G.V.Hêghen.
Các antinomi ( mỗi antinomi hình thành từ hai phán đoán trái ngược nhau về cùng một sự vật, trong cùng một quan hệ nhưng cả hai đều đúng. Trong giới hạn nhận thức đương thời, người ta chỉ có thể chấp nhận một trong hai phán đoán đó. Antinomi là một loại mâu thuẫn biện chứng ) của Cantơ xuất hiện trên cơ sở vượt quá trình độ nhận thức có tính chất kinh nghiệm. Lần đầu tiên qua các antinomi, Cantơ đã xem các mặt đối lập là những đối lập về chất. Nhưng do không giải quyết được vấn đề các antinomi, Cantơ đã đi tới từ bỏ việc thừa nhận các mâu thuẫn khách quan. Ông xem sự tồn tại của mâu thuẫn là bằng chứng nói lên sự bất lực của con người trong việc nhận thức thế giới
49 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2081 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm giảm thiểu tranh chấp trong quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu phân bón hoá học ở công ty cp xuất nhập khẩu vật tư nông nghiệp và nông sản Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ QUY LUẬT MÂU THUẪN
1.1. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUY LUẬT.
Khái lược lịch sử quan niệm về mâu thuẫn
Ngay từ thời cổ đại đã có những phỏng đoán thiên tài về sự tác động qua lại của cái đối lập và xem sự tác động qua lại đó là cơ sở của vận động của thế giới. Nhiều đại biểu triết học phương Đông đã xem vận động là do sự hình thành những đối lập và các đối lập ấy cũng luôn vận động.
Nhà triết học Hy Lạp cổ đại Hêraclit – người được V.I.Lênin coi là ông tổ của phép biện chứng, cho rằng trong sự vận động biện chứng vĩnh viễn của mình, các sự vật đều có khuynh hướng chuyển sang mặt đối lập.
Trên quan điểm duy tâm khách quan, Platon đã đi tới quan điểm xem xét phép biện chứng là học thuyết về sự vận động của khái niệm. Bản chất phép biện chứng của Platon là ở chỗ, ông cho rằng khi giải quyết bất kì vấn đề nào cũng phải xuất phát từ hai luận điểm đối lập, và phải xem xét cái gì đứng đằng sau các luận điểm đối lập ấy – khi lấy ra một cách tự nó và lấy ra trong quan hệ với cái kia.
Trước khi phép biện chứng Mácxít ra đời, tư tưởng biện chứng về những đối lập đạt được đỉnh cao nhất trong sự phát triển trong học thuyết biện chứng của các nhà triết học cổ điển Đức, tiêu biểu nhất là Cantơ và G.V.Hêghen.
Các antinomi ( mỗi antinomi hình thành từ hai phán đoán trái ngược nhau về cùng một sự vật, trong cùng một quan hệ nhưng cả hai đều đúng. Trong giới hạn nhận thức đương thời, người ta chỉ có thể chấp nhận một trong hai phán đoán đó. Antinomi là một loại mâu thuẫn biện chứng ) của Cantơ xuất hiện trên cơ sở vượt quá trình độ nhận thức có tính chất kinh nghiệm. Lần đầu tiên qua các antinomi, Cantơ đã xem các mặt đối lập là những đối lập về chất. Nhưng do không giải quyết được vấn đề các antinomi, Cantơ đã đi tới từ bỏ việc thừa nhận các mâu thuẫn khách quan. Ông xem sự tồn tại của mâu thuẫn là bằng chứng nói lên sự bất lực của con người trong việc nhận thức thế giới.
Khi nghiên cứu phép biện chứng với tư cách sự vận động và phát triển của “ý niệm tuyệt đối”, Hêghen đã kịch liệt phê phán quan điểm siêu hình về sự đồng nhất ( đã đồng nhất thì loại trừ mọi sự khác biệt và mâu thuẫn ). Ông cho rằng đó là một sự đồng nhất trừu tượng, trống rỗng, không bao hàm một nhân tố chân lý nào. Trong quan niệm của ông, bất kì sự đồng nhất nào cũng bao hàm sự khác biệt và mâu thuẫn.
Hơn nữa, Hêghen cũng là người sớm nhận ra vai trò của mâu thuẫn trong quá trình vận động và phát triển. Ông khẳng định: “mâu thuẫn là nguồn gốc của tất cả mọi sự vận động và của tất cả mọi sự sống, chỉ trong chừng mực chứa đựng trong bản thân nó một mâu thuẫn, thì nó mới vận động mới có xung lực và hoạt động”; “tất cả mọi sự vật đều có tính chất mâu thuẫn trong bản thân nó”.
Song, do bị chi phối bởi quan niệm duy tâm và lợi ích giai cấp của mình, Hêghen đã không phát triển học thuyết mâu thuẫn đến mức triệt để. Điều đó càng thể hiện rõ khi ông nghiên cứu các vấn đề xã hội. Bằng tư duy biện chứng của mình, Hêghen đã chỉ ra tính mâu thuẫn không thể điều hoà được trong “xã hội công dân”, nhưng khi giải quyết mâu thuẫn của nó, ông lại đẩy nó vào lĩnh vực tư tưởng thuần tuý.
Kế thừa một cách có phê phán tất cả những thành tựu có giá trị nhất trong toàn bộ lịch sử hơn 2000 năm của triết học, dựa trên những thành quả mới nhất của khoa học hiện đại ( cả khoa hoc tự nhiên lẫn khoa học xã hội và nhân văn) và khái quát thực tiễn thời đại mình, C. Mác và Ph. Angghen đã phát triển học thuyết mâu thuẫn biện chứng lên một tầm cao mới. Nhờ có lý luận mâu thuẫn biện chứng và sự vận dụng lý luận đó vào đời sống xã hội đương thời, hai ông đã phát hiện đúng mâu thuẫn nội tại của Chủ nghĩa Tư bản, làm sáng tỏ nội dung, tính chất của những mâu thuẫn đối kháng trong xã hội đó, trước hết là mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hoá lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa đối với tư liệu sản xuất. Mâu thuẫn kinh tế nêu trên được thể hiện trên lĩnh vực xã hội thành mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản. Qua đó, các ông chỉ ra rằng: lực lượng xã hội cơ bản lãnh đạo cuộc cách mạng nhằm xoá bỏ chế độ xã hội cũ, xây dựng xã hội mới – xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa – là giai cấp vô sản.
Như vậy, bằng việc kế thừa những thành quả tư tưởng biện chứng về mâu thuẫn, bằng việc tổng kết thực tế lịch sử loài người, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã cho rằng, chúng ta phải tìm xung lực vận động và phát triển của sự vật trong chính sự vật, trong những mâu thuẫn của bản thân sự vật. Quan điểm lý luận đó được thể hiện tập trung ở quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Quy luật này đề cập đến vấn đề cơ bản, quan trọng nhất của phép biện chứng: vấn đề nguồn gốc và động lực của sự phát triển.
1.1.2. Nội dung cơ bản của quy luật.
Nội dung cơ bản của quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập được làm sáng tỏ thông qua những khái niệm cơ bản: “quy luật”, “đối lập”, “mặt đối lập”, “mâu thuẫn”, “thống nhất cuả các mặt đối lập”, “đấu tranh của các mặt đối lập”, “mối quan hệ giữa thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập”.
- Quy luật là những mối liên hệ bên trong, tất yếu ổn định và lặp đi lặp lại, quyết định sự tồn tại và phát triển của các sự vật hiện tượng.
Quy luật giúp ta nắm vững được bản chất, xu hướng tính tất yếu của đối tượng. Trong khoa học tự nhiên quy luật được goi là định luật. Nếu những quy luật của khoa học cụ thể chỉ tác động trông một lĩnh vực đối tượng cụ thể của thế giới, thì những quy luật mà triết học nghiên cứu là những quy luật tác động phổ biến trong tất cả các lĩnh vực khác nhau của thế giới. Để khái quát những quy luật là dựa trên sự khái quát, những thành tựu của các khoa học cụ thể.
- Đối lập là sự trái ngược loại trừ và phủ định nhau của khuynh hướng khác nhau của sự vật.
- Mặt đối lập: Là tập hợp những yếu tố, những khuynh hướng trái ngược nhau, loại trừ lẫn nhau trong các sự vật, hiện tượng. Mặt đối lập không phải là từng yếu tố, từng khuynh hướng đối lập nhau trong sự vật mà là tập hợp chỉnh thể của chúng và cùng tôn tại trong một sự vật nào đó.
Các mặt đối lập thường tồn tại dưới hình thức là các cặp mặt đối lập, ở trong cùng một sự vật tạo nên tính chỉnh thể của sự vật. Đây là điểm quan trọng để chứng minh sự vận động, phát triển của các sự vật hiện tượng là do “tự vận động” nguyên nhân vận động ở bản thân sự mâu thuẫn của sụ vật chứ không phải do tác động của một lực lượng sức mạnh bên ngoài.
Mâu thuẫn xã hội cũng được hình thành từ những mặt đối lập tồn tại trong bản thân xã hội đó, là sự vận động tất yếu và khách quan. Mâu thuẫn là sự tập hợp, sự liên hệ của các mặt đối lập thì tạo ra mâu thuẫn.
Thống nhất của các mặt đối lập.
+ Chỉ mối liên hệ không tách rời nhau giữa các mặt đối lập
+ Sự thống nhất của các mặt đối lập do chúng ở trong cùng một sự vật nên chúng đồng chất.
+ Ở giai đoạn đầu tiên của mâu thuẫn, khi đó các mặt đối lập chưa phân hoá, chưa hình thành là các mặt đối lập đồng nhất nhau về cơ bản.
+ Sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các mặt đối lập, sự thâm nhập vào nhau của các mặt đối lập. Trong những yếu tố, thuộc tính của mặt đối lập này tồn tại trong mặt đối lập kia và ngược lại.
Đấu tranh giữa các mặt đối lập:
+ Là một quá trình tức là có khởi đầu, diễn biến và kết thúc.
+ Sự chuyển hoá này có thể xảy ra trong ba khả năng.
*Mặt đối lập này chuyển hoá thành mặt đối lập kia và ngược lại
*Các mặt đối lập kết hợp với nhau để tạo thành một sự vật mới, hoặc một cặp mặt đối lập cao hơn.
*Hai mặt đối lập có thể kết hợp với nhau một cách tạm thời trong một thời gian hoặc khoảnh khắc nào đó.
Về thực chất đấu tranh giữa các mặt đối lập là đấu tranh giữa cái mới đang nảy sinh và cái cũ đang trở nên lạc hậu và lỗi thời, là sự tác động qua lại loại trừ, phủ định lẫn nhau của các mặt đối lập.
- Mối quan hệ giữa thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập:
+ Là hai quá trình không tách rời nhau.
+ Thống nhất có khuynh hướng giữ cho sự vật ổn định. Đấu tranh giữa các mặt đối lập có khuynh hướng phá vỡ sự ổn định.
Bản chất của quy luật : thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là mối liên hệ bên trong , tất yếu, lặp đi lặp lại và quyết định nguồn gốc của sự phát triển của các sự vật, hiện tượng.
Việc hiểu rõ và thấu đáo quy luật mâu thuẫn sao cho đúng với tinh thần của chủ nghĩa Mác – Lênin là điều cần thiết nhưng không dễ dàng. Quan điểm về mâu thuẫn của chủ nghĩa Mác - Lênin là quan điểm về mâu thuẫn biện chứng, chứ không phải là quan điểm về một thứ mâu thuẫn thuần tuý, siêu hình, máy móc. Vì thế cần phải đặt ra vấn đề là cách hiểu vế mâu thuẫn biện chứng với tính chất là động lực của sự phát triển là như thế nào.
“Cho đến nay, chúng ta có thể thấy có không ít định nghĩa về mâu thuẫn biện chứng khác nhau. Chẳng hạn, Bách khoa Triết học của Liên Xô xem mâu thuẫn biện chứng là quan hệ căn bản giữa các nhân tố đối lập trong cùng một hệ thống, là mâu thuẫn bên trong một bản chất, vốn có của một bản chất. Còn G. M. Stơrắc cho rằng: mâu thuẫn biện chứng là sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập tạo thành nguồn gốc bên trong của bất kì sự phát triển nào. Xiuxiucalop lại xem mâu thuẫn là mối quan hệ lẫn nhau có tính động của các nhân tố đó thâm nhập lẫn nhau, quy định lẫn nhau và đồng thời loại trừ lẫn nhau, phủ định lẫn nhau. Trong tác phẩm “Các vấn đề ơhép biện chứng của chủ nghĩa chín muồi”, các giáo sư Đuđen và Kazơlốpxki đưa ra quan niệm sau đây về mâu thuẫn biện chứng: “ Mâu thuẫn biện chứng là mối quan hệ căn bản – khách quan của sự thống nhất và đấu tranh, loại trừ lẫn nhau và thâm nhập lẫn nhau của các mặt đối lập biện chứng ( những mặt này không có giá trị như nhau ) trong các sự vật, các quá trình, các hiện tượng của tự nhiên, xã hội và tư duy.
Mâu thuẫn biện chứng được nhận thức không phải bằng tư duy thông thường mà bằng tư duy khoa học ( không phải bằng lôgíc hình thức mà bằng lôgic biện chứng), trong cùng một mối quan hệ chứ không phải trong những mối quan hệ khác nhau, trong tính động của sự xuất hiệnvà triển khai và được giải quyết, được khắc phục chứ khôngphải bằng tiêu diệt hay điều hoà. Mâu thuẫn biện chứng là nguồn gốc, động lực của sự phát triển. Việc giải quyết nó có ý nghĩa là đứt đoạn của tính liên tục, là sự nhảy vọt trong quá trình phát triển, là sự chuyển hoá thành trạng thái mới về chất với nội dung mới”.[5; 34, 35]
Tuy không đáp ứng được tính ngắn gọn của một định nghĩa nhưng trong nhiều định nghĩa khác nhau về mâu thuẫn biện chứng, quan niệm vừa nêu có những ưu điểm cơ bản. Nó nói lên được bản chất kết cấu của mâu thuẫn biện chứng, phương thức và quá trình nhận thức nó – tức là đề cập hai mặt vấn đề cơ bản của triết học trong quan niệm duy vật biện chứng về mâu thuần. Đoạn vừa nêu cho ta biết cả kết cấu, bản chất, chức năng và các giai đoạn phát triển của giải guyết mâu thuẫn biện chứng.
Từ quan niệm chung đó về mâu thuẫn biện chứng, chúng ta cũng cần hiểu lại khái niệm về mặt đối lập.
Liệu có phải mặt đối lập trong hiện thực đều là đối lập biện chứng không? Chẳng hạn, ngày và đêm, bên phải và bên trái, mặt trên và mặt dưới... Theo A. N. Avêrianốp, những mặt vừa nêu là những mặt chết cứng, mâu thuẫn giữa chúng không phải là nguồn gốc của sự phát triển. Như vậy, có thể nói không phải mọi đối lập trong hiện thực đều là đối lập biện chứng. Những mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn biện chứng phải là những mặt mà sự tác động qua lại giữa chúng tạo thành nguồn gốc của sự phát triển.
Các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn biện chứng luôn luôn tồn tại đồng thời trong hai trạng thái: một mặt, chúng luôn thống nhất với nhau, mặt khác, chúng luôn đấu tranh với nhau. Song, sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là gì? Trả lời câu hỏi đó không đơn giản. Vấn đề là ở chỗ đôi khi người ta lại sử dụng những khái niệm ngôn ngữ hàng ngày để hiểu những phạm trù triết học, làm mất ý nghĩa thế giới quan triết học và phương pháp luận của nó. Chẳng hạn, “thống nhất” trong đời sống hàng ngày chỉ được hiểu là sự đồng tâm nhất trí, loại trừ mọi sự khác biệt. Còn “đấu tranh”, đặc biệt khi vận dụng thuật ngữ đó vào đấu tranh giai cấp, vào đấu tranh giữa CNXH và CNTB, thì người ta thường chỉ hiểu đó là sự thủ tiêu lẫn nhau, thậm trí đó là sự thủ tiêu bằng bạo lực. Như vậy người ta đã đưa các đặc thù thành cái phổ biến, thậm chí lấy quan điểm siêu hình thay thế cho quan điểm biện chứng trong cách hiểu các phạm trù đó.
Với tư cách là một phạm trù triết học, sự thống nhất của các mặt đối lập mang nội dung quan trọng nhất là tính không thể tách rời, là sự đòi hỏi có nhau, làm điều kiện tiền đề cho nhau. Diễn đạt tư tưởng đó, Mác cho rằng giai cấp vô sản và sự giàu có là những mặt đối lập; là những đối lập, hai mặt đó cấu thành một chỉnh thể thống nhất nào đó...; chế độ tư hữu với tư cách là chế độ tư hữu ... bắt buộc phải duy trì sự tồn tại của bản thân nó và do đó, duy trì cả sự tồn tại của cái đối lập với nó, giai cấp vô sản.
Ngoài ra, sự thống nhất của các mặt đối lập còn bao hàm nội dung về sự phù hợp, sự giống nhau, sự đồng nhất – thậm chí có sự đồng nhất với nhau về bản chất-khi xét về một về phương diện nào đó. Đề cập đến vấn đề này, Mác cho rằng “Cực Bắc và cực Nam là những cực như nhau, bản chất của chúng là đồng nhất”.
“Đồng nhất” biểu hiện rõ nhất khi có sự chuyển hoá lẫn nhau của các mặt đối lập. Đó là điểm nút trong sự phát triển của cuộc đấu tranh giữa các mặt đối lập và được đánh dấu bằng việc giải quyết mâu thuẫn. Khi chú ý tới tầm quan trọng của trạng thái đó, Lênin xem phép biện chứng như là học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập.
“Đấu tranh giữa các mặt đối lập” cũng là một phạm trù có nội dung phức tạp. Có đấu tranh kích thích lẫn nhau cùng phát triển, có đấu tranh dẫn tới sự thủ tiêu của một mặt và mặt kia cũng thay đổi. Đấu tranh giữa các mặt đối lập cũng diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Tính đa dạng của hình thức đấu tranh phụ thuộc vào bản chất của mâu thuẫn, trạng thái của mâu thuẫn và điều kiện trong đó diễn ra cuộc đấu tranh của các mặt đối lập. Do vậy, bất kì sự tuyệt đối hoá nào một trong những hình thức đấu tranh, dù là tiêu biểu nhất, trong một lĩnh vực nào đó thành hình thức mang tính phổ biến đều bóp chết nội dung biện chứng của phạm trù đấu tranh giữa các mặt đối lập”
Nội dung quan trọng nhất của học thuyết mâu thuẫn biện chứng là vai trò của nó đối với sự vận động và phát triển. Nhưng ngay trong vấn đề cơ bản này, cũng có những ý kiến rất khác nhau. Một số người cho rằng, không phải trong giai đoạn tồn tại của mình, mâu thuẫn đều là nguồn gốc của sự vận động và phát triển. Theo các tác giả đó, mâu thuẫn ở giai đoạn đầu là nguồn gốc phát triển, ở giai đoạn sau (tức là khi đã gay gắt) thì biến thành cái kìm hãm. ở giai đoạn này mâu thuẫn đòi hỏi phải được qiải quyết ngay.
Số người khác lại cho rằng: trong hai mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn biện chứng, chỉ có một mặt đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển, còn mặt kia kìm hãm. Thí dụ: Trong mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản, giai cấp vô sản thì thúc đẩy, giai cấp tư sản thì kìm hãm việc giải quyết mâu thuẫn.
Một số tác giả lại cho rằng không phải mâu thuẫn nói chung, mà chỉ có sự đấu tranh giữa các mặt đối lập mới là nguồn gốc của vận động và phát triển.
Theo tôi, quan điểm xem mâu thuẫn nói chung là nguồn gốc của sụ vận động và phát triển là hợp lý hơn cả, bởi vì:
+ Sự vận động và phát triẻn bao giờ cũng là sự thống nhất giữa tính liên tục ( do sự thống nhất giữa các mặt đối lập tạo ra) và tính gián đoạn ( do đấu tranh giữa các mặt đối lập tạo thành).
+ Theo quan điểm duy vật biện chứng, “nguyên nhân chính và cuối cùng của mọi sự vật là sự tác động qua lại” (Angghen). Tác động qua lại giữa các mặt đối lập chính là đấu tranh giữa các mặt đối lập. Tất nhiên, nguyên nhân của sự vận động và phát triển trong khuôn khổ một sự vật và nguyên nhân của sự chuyển hoá từ sự vật này sang sự vật khác có hình thức, có nội dung cụ thể không hoàn toàn như nhau. Trong giai đoạn thứ nhất, đó là do sự triển khai của các loại mâu thuẫn trong lòng sự vật đang vận động và phát triển. Trong giai đoạn thứ hai, sự chuyển hoá của sự vật thành cái khác là do mâu thuẫn được giải quyết hoàn toàn.
Từ những điều trình bầy trên đây, có thể nêu ra một số đặc trưng phổ biến của mâu thuẫn biện chứng như sau:
- Mâu thuẫn biện chứng tồn tại khách quan trong các sự vật và hiện tượng.
- Mâu thuẫn biện chứng mang tính phổ biến. Điều đó không chỉ được hiểu là trong mọi sự vật đều có mâu thuẫn, mà còn cần được hiểu là trong mọi giai đoạn phát triển của sự vật đều có mâu thuẫn, thậm chí, có nhiều mâu thuẫn.
- Mâu thuẫn biện chứng là sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập biện chứng. Sự thống nhất của các mặt đối lập là tương đối, đấu tranh là tuyệt đối.
- Mâu thuẫn biện chứng tạo thành nguồn gốc của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội và của tư duy.
- Mâu thuẫn biện chứng cũng là một thực thể vận động và phát triển. Trong các giai đoạn khác nhau, chúng có thể có hình thức đấu tranh khác nhau, có vai trò khác nhau đối với sự vận động và phát triển.
Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng và thông qua cái riêng. Những đặc trưng trên đây chắc chắn biểu hiện cụ thể không hoàn toàn như nhau trong mâu thuẫn của giới tự nhiên, của xã hội và của tư duy. Do vậy, việc nghiên cứu đặc điểm mâu thuẫn biện chứng trong đời sống xã hội trở thành vấn đề cần thiết.
1.2. VẤN ĐỀ MÂU THUẪN XÃ HỘI VÀ PHƯƠNG PHÁP
GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN XÃ HỘI
1.2.1. Mâu thuẫn xã hội
Mác, Angghen, Lênin đã nghiên cứu mâu thuẫn trong sự phát triển xã hội, trực tiếp là mâu thuẫn trong chủ nghĩa tư bản, nhưng các ông đều chưa xây dựng học thuyết riêng tương đối hoàn chỉnh về mâu thuẫn xã hội . Chỉ trong vòng 20-30 năm trở lại đây, do nhu cầu thực tiễn xây dựng CNXH, do nhu cầu cuộc đấu tranh giữa CNXH và CNTB nhằm mang lại thắng lợi cho CNXH, các nhà triết học Mácxit mới thấy rõ sự cần thiết phải xây dựng học thuyết riêng về phép biện chứng của sự phát triển xã hội (mà thường nói gọn là phép biện chứng xã hội), trong đó có vấn đề mâu thuẫn xã hội.
Việc hình thành học thuyết tương đối hoàn chỉnh về phép biện chứng xã hội nói chung và mâu thuẫn xã hội nói riêng gặp rất nhiều khó khăn, vì trong xã hội thì lợi ích căn bản của các cộng đồng người được phản ánh một cách trực tiếp. Các lực lượng tiến bộ muốn vạch trần bản chất của mâu thuẫn, ngược lại, các lực lượng lạc hậu mưu toan xoá nhoà mâu thuẫn hoặc thường xuyên tạc đi nhằm gây khó khăn cho việc khắc phục mâu thuẫn.
Bản thân sự nhận thức mâu thuẫn xã hội cũng không đơn giản. Ở đây ta thường thấy những thiếu sót ngay trong lĩnh vực nhận thức luận: không ít người đồng nhất mâu thuẫn với những khó khăn, những cản trở; lại có người cho rằngtrong xã hội XHCN không có mâu thuẫn, mặt khác do hoàn cảnh đòi hỏi mà trong quá trình hoạt động cách mạng, nhiều khi phải nhấn mạnh vấn đề thống nhất, ít nói ( hoặc không nói) đến mâu thuẫn.
Cho đến nay, ngay trên một số khía cạnh quan trọng nhất của lý luận mâu thuẫn xã hội cũng còn có ý kiến khác nhau.
Khác với biện chứng của tự nhiên, biện chứng của các quá trính phát triển của xã hội ( biện chứng xã hội) là biện chứng của chính hoạt động con người, được thực hiện thông qua qua hoạt động của con người. Chính vì vậy, những mâu thuẫn của đời sống xã hội chỉ có thể được hiểu đúng, khi xem chúng như là điều kiện và kết quả hoạt động của con người; phải nghiên cứu chúng gắn liền với hình thành xã hội và lợi ích xã hội của con người, của các giai cấp ( trong xã hội có giai cấp).
Xuất phát từ tiền đề phương pháp luận đó, có người cho rằng: mâu thuẫn xã hội - đó là tiền đề và kết quả của hoạt động của chủ thể xã hội. Định nghĩa đó về cơ bản là đúng, nhưng quá chung. Hơn nữa, quan niệm đó cũng có thể vận dụng để hiểu quy luật xã hội và một loạt phạm trù khác của biện chứng xã hội. Xuất phát từ mối quan hệ giữa cái phổ biến và cái đặc thù, định nghĩa mâu thuẫn xã hội cũng cần dựa trên định nghĩa mâu thuẫn biện chứng chung với một số dấu hiệu bổ sung để nói lên nó là mâu thuẫn xã hội. Một kiểu định nghĩa như thế mới đáp ứng đuợc đòi hỏi của phương pháp định nghĩa mà logíc hình thức nêu ra: chủng bằng loài cộng với