Định mức lao động là lượng lao động hao phí lớn nhất không được phép vượt quá để hoàn thành một đơn vị sản phẩm hoặc một chi tiết sản phẩm hoặc một bước công việc theo tiêu chuẩn chất lượng quy định trong điều kiện tổ chức, kỹ thuật, tâm sinh lý, kinh tế-xã hội nhất định.
70 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1439 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý định mức ở công ty dụng cụ cơ khí xuất khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I
Những lý luận chung
Về công tác quản lýđịnh mức lao động
I . Định mức lao động
1. Khái niệm và tác dụng ,yêu cầu của định mức lao động:
1.1 Khái niệm:
Định mức lao động là lượng lao động hao phí lớn nhất không được phép vượt quá để hoàn thành một đơn vị sản phẩm hoặc một chi tiết sản phẩm hoặc một bước công việc theo tiêu chuẩn chất lượng quy định trong điều kiện tổ chức, kỹ thuật, tâm sinh lý, kinh tế-xã hội nhất định.
Lượng lao động hao phí mà chúng ta nói ở đây phải được lượng hoá bằng những thông số nhất định và phải bảo đảm độ tin cậy tối đa, đảm bảo tính tiên tiến và hiện thực. Phải xác định được chất lượng của sản phẩm hoặc công việc và phải thể hiện bằng các tiêu chuẩn để nghiệm thu chất lượng sản phẩm đó, lượng lao động hao phí và chất lượng sản phẩm phải gắn chặt với nhau.
1.2. Phân loại định mức
1.2.1 Nếu căn cứ vào tính chất đơn vị tính toán : có thể chia thành 3 loại định mức : Định mức thời gian, định mức sản lượng và định mức phục vụ.
- Định mức thời gian: là lượng thời gian hao phí lớn nhất không được phép vượt quá để hoàn thành việc chế tạo một đơn vị sản phẩm hay hoàn thành một bước công việc theo tiêu chuẩn chất lượng qui định trong điều kiện tổ chức kỹ thuật, tâm sinh lý và kinh tế-xã hội nhất định.
- Định mức sản lượng: là lượng sản phẩm ít nhất được quy định phải hoàn thành trong một đơn vị thời gian với tiêu chuẩn chất lượng quy định trong điều kiện tổ chức kỹ thuật, tâm sinh lý và kinh tế-xã hội nhất định.
- Định mức phục vụ có căn cứ kỹ thuật: là số lượng công nhân nhiều nhất được qui định để thực hiện qui trình công nghệ và phục vụ một thiết bị hoặc số lượng thiết bị ít nhất mà một công nhân hoặc một nhóm công nhân phụ trách trong điều kiện tổ chức kỹ thuật, tâm sinh lý và kinh tế-xã hội nhất định.
1.2.2 Nếu căn cứ vào phương pháp xây dựng : ta có thể chia định mức làm 2 loại : Định mức theo phương pháp thống kê kinh nghiệm và định mức có căn cứ kỹ thuật.
- Định mức theo phương pháp thống kê kinh nghiệm: là định mức được xây dựng dựa vào tài liệu thống kê và kinh nghiệm của cán bộ chuyên môn về thời gian hao phí thực tế để hoàn thành bước công việc ở thời kỳ trước, không tính đến những điều kiện tổ chức kỹ thuật cụ thể của sản xuất, những yếu tố tâm sinh lý của người lao động. . .
- Định mức có căn cứ kỹ thuật: là định mức được xây dựng dựa trên cơ sở phân tích đầy đủ năng lực sản xuất ở nơi làm việc, các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian, nghiên cứu vận dụng các kinh nghiệm sản xuất tiên tiến của công nhân để đề ra chế độ làm việc khoa học, tổ chức lao động hợp lý, sử dụng triệt để những khả năng sản xuất ở nơi làm việc.
1.2.3 Căn cứ vào cấu thành của định mức : có định mức bộ phận và định mức tổng hợp:
- Định mức bộ phận: là định mức qui định cho từng bộ phận, chi tiết sản phẩm
- Định mức tổng hợp: là định mức qui định cho toàn bộ sản phẩm
1.2.4 Căn cứ vào cấp quản lý : có định mức do doanh nghiệp tự qui định và định mức do cấp trên qui định
- Định mức do doanh nghiệp tự qui định là định mức do doanh nghiệp xây dựng và ban hành, được sử dụng trong phạm vi doanh nghiệp.
- Định mức do cấp trên qui định là định mức của ngành, định mức của địa phương, của nhà nước. Định mức do các cấp quản lý ban hành được sử dụng trong phạm vi tương ứng.
1.3 Tác dụng của định mức:
1.3.1 Định mức lao động là cơ sở để phân công, bố trí lao động và tổ chức sản xuất.
Lao động của mỗi người tham gia vào quá trình sản xuất là bộ phận không thể thiếu được của toàn bộ quá trình, nếu như một bộ phận nào đó ngừng hoạt động thì cả quá trình sản xuất sẽ ngừng trệ. Vì vậy muốn đạt được hiệu quả kinh tế cao thì phải tổ chức sản xuất và tổ chức lao động theo từng bộ phận cho tốt
Điều kiện đáp ứng yêu cầu trên là phải tính được các mức lao động cho mỗi công việc trong từng bộ phận. Trên cơ sở đó mà giải quyết cho đúng đắn các vấn đề phân công và hiệp tác lao động, tổ chức và phục vụ nơi làm việc, nghiên cứu lựa chọn các phương pháp và thao tác lao động tiên tiến.
Nói cách khác định mức lao động là cơ sở để áp dụng vào sản xuất những hình thức tổ chức lao động, tổ chức sản xuất hợp lý nhất.
1.3.2 Định mức lao động là cơ sở để xác định rõ trách nhiệm và đánh giá kết quả lao động của mỗi người
Mức lao động là chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người lao động ( trong trường hợp công việc có thể định mức được) và là 1 tiêu chuẩn thực hiện công việc mà người lao động có nghĩa vụ phải đạt được. Do đó định mức lao động là cơ sở để xác định rõ trách nhiệm và đánh giá kết quả lao động của mỗi người.
1.3.3 Định mức lao động là căn cứ để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Trong cơ chế thị trường, để hoạt động có hiệu quả, doanh nghiệp phải dựa vào nhu cầu của thị trường để xác định số lượng sản phẩm và giá cả trong năm kế hoạch, sau đó dựa vào mức lao động tính ra số lượng và chất lượng lao động cần thiết ở năm kế hoạch , thậm chí dựa vào mức sản lượng mức phục vụ để tính chỉ tiêu giá trị sản lượng hàng hoá.
Như vậy, ngoài các yếu tố về sản lượng phải có định mức lao động có căn cứ khoa học mới xác định được đúng đắn số lượng và chất lượng lao động cần thiết tức là kế hoạch số lượng người làm việc.Do đó, định mức lao động là 1 phạm trù phản ánh cả về số và chất lượng lao động, là căn cứ để lập các kế hoạch lao động tiền lương, kế hoạch sản xuất-tiêu thụ sản phẩm . .
1.3.4 Định mức lao động là căn cứ để trả lương theo sản phẩm.
Trong chế độ tiền lương trả theo sản phẩm, định mức lao động có căn cứ khoa học là 1 trong những điều kiện quan trọng để xác định đơn giá tiền lương, là cơ sở để đãi ngộ người lao động theo nguyên tắc phân phối theo lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
1.3.5 Định mức lao động là cơ sở để quán triệt nguyên tắc tiết kiệm trong sản xuất : tiết kiệm lao động sống và lao động vật hoá.
Lao động sống ở đây là lao động của con người. Còn lao động vật hoá là lao động đã đầu tư vào máy móc, thiết bị, phương tiện sản xuất, nguyên nhiên vật liệu. Nguyên tắc tiết kiệm trong sản xuất được thực hiện là do có sự phân công bố trí lao động, tổ chức sản xuất hợp lý,khoa học, nhờ đó mà tiết kiệm thời gian, nguyên vật liệu, cường độ lao động, . . .
1.3.6 Định mức lao động là cơ sở cho việc tính toán chi phí và giá thành.
Căn cứ vào các kế hoạch về lao động tiền lương, kế hoạch sản xuất được lập ra, doanh nghiệp sẽ tính toán được các loại chi phí và giá thành của sản phẩm. Từ đó sẽ giúp doanh nghiệp có kế hoạch trong việc hạ thấp giá thành, loại bỏ chi phí không hợp lý.
1.3.7 Định mức lao động là 1 cơ sở rất quan trọng để tăng năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm.
- Định mức lao động là công cụ có hiệu lực để khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp.
Quá trình xây dựng và áp dụng định mức lao động vào sản xuất là quá trình nghiên cứu, tính toán và giải quyết các yêu cầu về kỹ thuật , về trang bị, bố trí ,phục vụ nơi làm việc cũng như các yếu tố vật chất khác. Đó là điều kiện thuận lợi để công nhân sử dụng hợp lý máy móc thiết bị, vật tư và thời gian lao động nhằm áp dụng các kinh nghiệm và phương pháp sản xuất tiên tiến để tăng năng suất lao động, tăng sản phẩm cho xã hội .
- Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế có tính chất tổng hợp , phản ánh trình độ tổ chức quản lý và trình độ áp dụng kỹ thuật mới của mỗi doanh nghiệp. Vì định mức lao động nghiên cứu áp dụng mọi biện pháp tổ chức, kinh tế- kỹ thuật nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn dự trữ trong sản xuất , tiết kiệm lao động sống và lao động vật hoá, làm cho lượng lao động tiêu hao cho 1 đơn vị sản phẩm giảm xuống và do đó giá thành sản phẩm cũng giảm.
1.3.8 Định mức lao động là cơ sở để thực hiện hạch toán kinh tế nội bộ doanh nghiệp và hạch toán kinh doanh.
Để phát huy các tác dụng trên, trong quá trình xây dựng và thực hiện phải bảo đảm các yêu cầu sau:
- Mức phải đảm bảo tính tiên tiến và hiện thực
- Mức xây dựng xong phải nhanh chóng đưa vào thực hiện
- Phải tổ chức theo dõi tình hình thực hiện mức và thường xuyên hoàn thiện sửa đổi mức
2- Những căn cứ xây dựng mức
2.1 Bước công việc và kết cấu bước công việc:
2.1.1.Bước công việc:
Để tiến hành định mức lao động có căn cứ kỹ thuật ta phải nghiên cứu cả quá trình sản xuất, các quá trình sản xuất bộ phận mà quan trọng là các quá trình lao động. Do sự phát triển của phân công lao động, quá trình lao động được chia thành các bước công việc,từ đó bước công việc là đơn vị cơ bản của quá trình sản xuất
- Khái niệm:
Bước công việc là đơn vị cơ bản của quá trình sản xuất do 1 hay 1 nhóm công nhân thực hiện trên 1 đối tượng lao động nhất định tại 1 nơi làm việc nhất định
- Đặc trưng của bước công việc:
Đặc trưng cơ bản của bước công việc là sự ổn định của 3 yếu tố: con người, đối tượng lao động, nơi làm việc. Nếu 1 trong 3 yếu tố trên thay đổi sẽ tạo thành bước công việc mới.
Việc phân chia quá trình lao động thành các bước công việc tỉ mỉ đến mức độ nào là tuỳ thuộc vào qui trình công nghệ sản xuất, qui mô sản xuất, loại hình sản xuất,. . . đang áp dụng ở doanh nghiệp.
Tuỳ theo mức độ tham gia của công nhân vào quá trình hoàn thành bước công việc mà có bước công việc thủ công và nửa cơ khí, bước công việc cơ khí và tự động hoá.
- Bước công việc là đối tượng trực tiếp để định mức lao động.
Nội dung định mức cho bước công việc thường gồm: định mức thời gian, định mức phục vụ. Định mức lao động cho bước công việc trong quá trình chế tạo sản phẩm là cơ sở để xác định mức kỹ thuật lao động tổng hợp cho việc chế tạo 1 sản phẩm hay chi tiết sản phẩm.
2.1.2.Kết cấu bước công việc
Kết câú bước công việc phân chia theo 2 tiêu thức: theo công nghệ và theo lao động. Nhưng ở đây ta chỉ xem xét kết cấu bước công việc theo lao động.
Sơ đồ kết cấu bước công việc theo lao động
Bước công việc
¯
Các thao tác
¯
Các động tác
¯
Các cử động
Về mặt lao động bước công việc chia thành các thao tác, rồi chia thành các động tác, cuối cùng chia thành các cử động.
- Thao tác: là tổng hợp hoàn chỉnh các mặt hoạt động của công nhân nhằm một mục đích nhất định.
Đối với những thao tác mà thời gian thực hiện quá ngắn,để định mức kỹ thuật lao động được tiện lợi người ta thường kết hợp lại thành nhóm thao tác. Một nhóm thao tác bao gồm những thao tác được thực hiện theo đúng trình tự công nghệ hoặc những thao tác có các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian thực hiện giống nhau không kể đến tính chất liên tục khi thực hiện.
Để xây dựng phương pháp làm việc có hiệu quả nhất phải phân chia mỗi thao tác ra nhiều động tác.
- Động tác: là 1 bộ phận của thao tác, biểu thị bằng những cử động của người công nhân nhằm lấy hay di chuyển một vật nào đó.
Ngoài ra để nghiên cứu sự hoạt động hợp lý của công nhân trong quá trình lao động người ta còn chia động tác ra thành các cử động.
- Cử động : là 1 phần của động tác, biểu thị bằng sự thay đổi vị trí, tư thế, bộ phận cơ thể công nhân trong quá trình lao động.
Việc phân chia bước công việc như trên là cơ sở để hợp lý hoá bước công việc và thiết kế bước công việc hợp lý nhất bằng cách loại bỏ những yếu tố thừa và nghiên cứu phương pháp làm việc của những công nhân có năng suât lao động cao, từ đó mới định mức thời gian lao động và định mức phục vụ được.
2.2. Phân loại thời gian hao phí và cơ cấu định mức thời gian làm việc trong ngày của công nhân.
Trong cả ngày làm việc của người lao động, thời gian được chia thành 2 loại: thời gian có ích và thời gian lãng phí
2.2.1 Thời gian có ích : được chia thành 4 loại
- Thời gian chuẩn kết ( Tck ): là thời gian người công nhân dùng vào việc chuẩn bị phương tiện sản xuất để thực hiện khối lượng công việc được giao và tiến hành mọi hoạt động có liên qua đến việc hoàn thành khối lượng công việc đó. Đặc điểm của thời gian chuẩn kết là chỉ xảy ra khi bắt đầu và kết thúc công việc, chỉ hao phí 1 lần cho cả loạt sản phẩm sản xuất, không phụ thuộc vào số lượng sản phẩm của loạt và thời gian của ca làm việc.
Tỷ trọng thời gian chuẩn kết trong toàn bộ thời gian hoàn thành nhiệm vụ sản xuất lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào loại hình sản xuất, tổ chức lao động, đặc tính của máy móc thiết bị, qui trình công nghệ của bước công việc cần định mức kỹ thuật lao động. Nếu sản xuất hàng loạt lớn, nơi làm việc chỉ hoàn thành 1 số bước công việc nhất định thì thời gian chuẩn kết chiếm tỷ trọng nhỏ trong toàn bộ thời gian hoàn thành nhiệm vụ sản xuất. Nếu doanh nghiệp có trình độ chuyên môn hoá lao động cao, mọi công việc chuẩn kết do công nhân phụ làm trùng với thời gian làm việc của công nhân chính hoặc trước hoặc sau khi công nhân chính làm việc thì thời gian chuẩn kết không có ở công nhân đứng máy và không được tính vào mức kỹ thuật.
- Thời gian gia công ( Tgc ): là thời gian trực tiếp hoàn thành bước công việc và được lặp đi lặp lại qua từng sản phẩm hoặc 1số sản phẩm nhất định.
Nếu bước công việc được hoàn thành bằng máy thì thời gian gia công được chia ra: thời gian gia công chính ( Tc ) và thời gian gia công phụ ( Tp )
Tc( còn được gọi là thời gian công nghệ ): là thời gian biến đổi đối tượng lao động về chất lượng, hình dáng, kích thước, tính chất cơ lý hoá, . .Thời gian gia công chính có thể là thời gian làm bằng tay, bằng máy hoặc vừa tay vừa máy. Trong các bước công việc được cơ giới hoá, thời gian gia công chính phần lớn là thời gian máy chạy.
Tp: là thời gian công nhân thực hiện những thao tác phụ , tạo điều kiện hoàn thành thao tác chính. Nó được lặp lại khi gia công từng sản phẩm hoặc 1 số sản phẩm nhất định.
Thời gian gia công phụ phần lớn là thời gian làm việc bằng tay. Ngoài ra trong 1 số công việc, thời gian phụ có thể vừa được làm bằng tay vừa làm bằng máy.
Khi định mức kỹ thuật lao động, thời gian gia công đối với mỗi sản phẩm càng ngắn càng tốt , nhưng tỷ trọng thời gian gia công trong ca càng lớn càng tốt.
Thời gian phục vụ ( Tpv ): là thời gian hao phí để trông nom và đảm bảo cho nơi làm việc hoạt động liên tục trong ca.
Thời gian phục vụ bao gồm: thời gian phục vụ có tính chất kỹ thuật ( Tpvkt ) và thời gian phục vụ có tính chất tổ chức ( Tpvtc )
Tpvkt: là thời gian hao phí để làm các công việc phục vụ có tính chất kỹ thuật nhằm duy trì khả năng làm việc bình thường của máy móc thiết bị, dao cụ.
Tpvtc: là thời gian hao phí để làm các công việc phục vụ có tính chất tổ chức nhằm duy trì trật tự, vệ sinh và hợp lý hoá nơi làm việc.
- Thời gian nghỉ vì nhu cầu con người ( Tnc ): là lượng thời gian cần thiết để duy trì khả năng làm việc bình thường của công nhân trong ngày làm việc , bao gồm thời gian nghỉ giải lao và thời gian nghỉ vì nhu cầu tự nhiên.
2.2.2. Thời gian lãng phí : chia làm 4 loại:
- Thời gian công tác không sản xuất ( Tksx ): là thời gian gián đoạn do yêu cầu kỹ thuật trong quá trình sản xuất mà công nhân bắt buộc phải ngừng việc. Tuy nhiên nếu thời gian này nhiều phải bố trí công nhân làm thêm 1 số công việc khác để tận dụng thời gian hoặc xét trừ thích đáng vào thời gian nghỉ vì nhu cầu con người.
- Thời gian lãng phí do tổ chức ( Tlptc ): thời gian chờ việc, chờ nguyên vật liệu, bản vẽ, . .Muốn khắc phục thời gian này phải tổ chức sản xuất hợp lý,công tác phục vụ chu đáo,. . .
- Thời gian lãng phí do công nhân ( Tlpcn ): là thời gian ngừng việc do công nhân vi phạm kỷ luật lao động ( đến muộn, về sớm,. . .) muốn khắc phục loại thời gian này doanh nghiệp phải không ngừng củng cố và tăng cường kỷ luật lao động, thường xuyên kiểm tra sự có mặt của người công nhân tại nơi làm việc, . . .
- Thời gian lãng phí do nguyên nhân kỹ thuật ( Tlpkt ): thời gian hỏng máy,mất điện, . . .Muốn hạn chế thời gian lãng phí do kỹ thuật cần cải tiến công tác quản lý kỹ thuật, tiến hành sửa chữa dự phòng và bảo dưỡng vật tư kỹ thuật theo đúng kế hoạch.
Tổng hợp kết cấu thời gian làm việc trong ngày:
T=Tck+Tgc+Tpv+Tnc+Tlp
hoặc : T=Tck+Tc+Tp+Tpvtc+Tpvkt+Tnc+Tksx+Tlptc+Tlpkt+Tlpcn
- Kết cấu định mức thời gian:
Trong kết cấu định mức thời gian chỉ bao gồm những thời gian làm việc có ích, loại bỏ toàn bộ thời gian làm việc không có ích (thời gian lãng phí) trong quá trình sản xuất :
Tđm=Tck+Tc+Tp+Tpvtc+Tpvkt+Tnc
2.3.Các hình thức phân công lao động trong doanh nghiệp
Có 3 hình thức phân công lao động chủ yếu trong đoanh nghiệp:
2.3.1 Phân công lao động theo nghề ( theo tính chất công nghệ ): tức là sắp xếp những người có cùng chuyên môn nghiệp vụ, cùng 1 nghề vào 1 nhóm. Căn cứ cơ bản là dựa vào quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm.
Tác dụng của hình thức phân công này:
- Sắp xếp lao động phù hợp với năng lực sở trường
- Tạo điều kịên thuận lợi cho công tác quản lý kỹ thuật: khối lượng công việc sẽ đơn giản, dễ dàng hơn.
- Tạo điều kiện để những người lao động đúc rút kinh nghiệm và hỗ trợ cho nhau trong việc nâng cao năng lực chuyên môn ,đẩy mạnh phong trào thi đua trong doanh nghiệp.
2.3.2 Phân công lao động theo tính chất phức tạp của công việc:
Yêu cầu khi thực hiện hình thức phân công này là cấp bậc công việc phải phù hợp với cấp bậc công nhân, trong trường hợp đặc biệt có thể bố trí người lao động có trình độ thấp đảm nhiệm công việc ở cấp cao hơn nhưng ngược lại là lãng phí.
Tác dụng của hình thức phân công lao động này:
- Tác dụng ở góc độ người quản lý: đánh giá đúng đắn hơn năng lực của người lao động
- Kích thích người lao động không ngừng tự bồi dưỡng trình độ chuyên môn
2.3.3 Phân công lao động theo công việc chính và công việc phụ:
- Công việc chính: là những công việc trực tiếp tạo ra sản phẩm chính và thường do công nhân chính đảm nhận.
Công nhân chính là những người trực tiếp tham gia vào việc sử dụng, điều khiển máy móc thiết bị làm thay đổi hình dáng kích thước, tính chất cơ lý hoá của việc gia công trong các phân xưởng sản xuất chính.
- Công việc phụ: là những công việc không có tác dụng trực tiếp đến sản xuất chính mà chỉ có tác dụng gián tiếp đến sản xuất chính và người ta bố trí công nhân phụ đảm trách.
Công nhân phụ là những người không trực tiếp tham gia vào quá trình công nghệ chế tạo sản phẩm chính nhưng tham gia vào việc tạo điều kiện thuận lợi cho công nhân chính hoàn thành nhiệm vụ.
Tác dụng của hình thức phân công này:
+ Tạo điều kịên để chuyên môn hoá công nhân.
+ Tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm.
+ Tạo điều kiện cho công nhân chính tập trung vào công việc, sử dụng triệt để thời gian lao động.
Việc lựa chọn các hình thức phân công lao động là điều kiện để xây dựng hợp lý chất lượng lao động, là căn cứ để đảm bảo tính tiên tiến và hiện thực của định mức lao động.
II. Các phương pháp xây dựng định mức lao động
1. Các phương pháp xây dựng định mức lao động
1.1 Phương pháp thống kê kinh nghiệm
Thực chất của phương pháp này là dựa vào số liệu thống kê và kinh nghiệm của cán bộ làm công tác xây đựng mức để xác định mức
Phương pháp này bao gồm:
- Phương pháp thống kê kinh nghiệm đơn thuần: chỉ căn cứ vào tài liệu thống kê, số liệu thống kê được để định ra mức.
- Phương pháp thống kê kinh nghiệm có phân tích: không chỉ căn cứ vào số liệu thống kê mà còn phân tích loại trừ các nhân tố bất hợp lý, xem xét điều kiện tổ chức, kỹ thuật, . . .
Ưu điểm lớn nhất của phương pháp thống kê kinh nghiệm là: đơn giản, tốn ít công sức, dễ hiểu, dễ làm, trong cùng 1 thời gian ngắn xây dựng được hàng loạt định mức.
Nhược điểm của phương pháp này: mang nhiều nhân tố lạc hậu,chủ quan , không phản ánh được sự phát triển của tổ chức và kỹ thuật khi xây dựng nên mức không đảm bảo được tính tiên tiến và hiện thực.
1.2. Phương pháp có căn cứ kỹ thuật
Thực chất của phương pháp này là dựa trên cơ sở phân tích đầy đủ năng lực sản xuất ở nơi làm việc, các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian, nghiên cứu vận dụng các kinh nghiệm sản xuất tiên tiến của công nhân để đề ra chế độ làm việc khoa học, tổ chức lao động hợp lý, sử dụng triệt để những khả năng sản xuất ở nơi làm việc.
Ưu điểm : có tác dụng thúc đẩy công nhân sử dụng đầy đủ và hợp lý thời gian làm việc, thường xuyên cải tiến phương pháp làm việc, áp dụng kỹ thuật mới để không ngừng nâng cao năng suất lao động, làm ra nhiều của cải cho xã hội.
Định mức lao động có căn cứ kỹ thuật khai thác được khả năng tiềm tàng trong sản xuất và khắc phục được các nhược điểm của định mức lao động theo phương pháp thống