Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty kinh doanh và dịch vụ nhà Hà Nội

Trong giai đoạn phát triển hiện nay, khi Việt Nam đang là thành viên chính thức của khối mậu dịch thương mại tự do AFTA, hiệp hội các nước Đông Nam Á, và đã bình thường hoá quan hệ với Mỹ, ký hiệp định thương mại Việt Mỹ do vậy đây sẽ là cơ hội nhưng cũng là sự thách thức rất lớn cho nền kinh tế còn non trẻ của nước nhà.

doc75 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1393 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty kinh doanh và dịch vụ nhà Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu. Trong giai đoạn phát triển hiện nay, khi Việt Nam đang là thành viên chính thức của khối mậu dịch thương mại tự do AFTA, hiệp hội các nước Đông Nam á, và đã bình thường hoá quan hệ với Mỹ, ký hiệp định thương mại Việt Mỹ do vậy đây sẽ là cơ hội nhưng cũng là sự thách thức rất lớn cho nền kinh tế còn non trẻ của nước nhà. Các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng phải biết phát huy nguồn lực của mình mới có thể tồn tại được. Một trong những nguồn lực quan trọng và cần thiết nhất của một doanh nghiệp đó là nguồn lực nhân sự - nguồn lực con người. Tất cả mọi hoạt động của một doanh nghiệp đều qua tay của con người, của những nhà quản trị, của các công nhân; do vậy nếu phát huy tốt nguồn lực này thì sẽ là một lợi thế rất lớn của doanh nghiệp trên thương trường. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng biết tìm kiếm, sử dụng và biết khai thác nguồn lực này có hiệu quả nhất là đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả trong quá trình hoạt động kinh doanh, để nâng cao chất lượng trong công tác quản trị nhân sự, công tác tuyển dụng nhân sự - "đầu vào" để có một nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, có đạo đức ... phải được đặt lên hàng đầu. Là một sinh viên khoa Quản trị doanh nghiệp, trước thực trạng trên, em mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài: "Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty kinh doanh và dịch vụ nhà Hà Nội Mục đích của đề tài này là nghiên cứu những lý luận cơ bản cũng như thực trạng của công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty kinh doanh và dịch vụ nhà Hà Nội :phát hiện ra những điểm còn tồn tại đồng thời đề xuất ý kiến nhằm giúp Công ty có được một đội ngũ nhân viên có chất lượng hơn. Đề tài này bao gồm ba chương: Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về tuyển dụng nhân sự Chương II: Thực trạng công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty kinh doanh và dịch vụ nhà Hà Nội Chương III: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty kinh doanh và dịch vụ nhà Hà Nội . Sau đây ta đi vào nghiên cứu từng chương. Chương I: những vấn đề lý luận cơ bản về tuyển dụng nhân sự i- quản trị nhân sự và vai trò của nó trong sự phát triển của doanh nghiệp. 1. Quản trị nhân sự trong doanh nghiệp khái niệm và tầm quan trọng. 1.1 Khái niệm quản trị nhân sự. Để định nghĩa rõ hơn về quản trị nhân sự, trước hết ta xem xét khái niệm về quản trị doanh nghiệp. Do có nhiều trường phái, học thuyết và cách tiếp cận khác nhau về quản trị nên một điều dễ hiểu là cũng có nhiều cách định nghiã khác nhau về bản thân khái niệm quản trị. Định nghĩa dưới đây nhấn mạnh vai trò của yếu tố con người trong hoạt động của doanh nghiệp nói chung và hoạt động quản trị nói riêng. Quản trị doanh nghiệp là tổng hợp những hoạt động được thực hiện nhằm đạt được mục tiêu xác định thông qua sự nỗ lực của những người khác trong doanh nghiệp. Quản trị là công việc thường xuyên, hàng ngày của nhà quản trị. Quản trị doanh nghiệp là một dang hoạt động trong tổ chức doanh nghiệp, của một số thành viên trong doanh nghiệp. Con người - Dù bất cứ trong xã hội nào, hay trong một tổ chức nào thì cũng đều thể hiện vai trò hết sức quan trọng, là một nhân tố quyết định đến mọi thành công hay thất bại của doanh nghiệp đó, sự phồn vinh của xã hội đó. Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng đều phải có đội ngũ cán bộ công nhân viên để có thể tiến hành hoạt động kinh doanh; đó có thể là các người thợ lành nghề, các kỹ sư điều khiển máy móc, hay những nhân viên bán hàng, nhân viên kế toán … Ngoài ra, còn có những người quản lý, lãnh đạo, kết hợp giữa các bộ phận, chức năng. Tuy có vai trò quan trọng như vậy nhưng trên thực tế thì con người chưa biết phát huy hết, khai thác hết những khả năng còn “tiềm ẩn” trong mình để phục vụ tốt hơn cho công việc. Chính vì vậy mà hoạt động quản trị nhân sự ra đời nhằm giúp cho hoạt động của tất cả các bộ phận, cá nhân được ăn khớp, phát huy được cao nhất năng lực của mỗi thành viên sao cho công việc đạt được hiệu quả là cao nhất. Như vậy thì quản trị nhân sự là gì ? Quản trị nhân sự xét theo góc độ tổng thể thì là tổng hợp các hoạt động nhằm phát huy đến mức cao nhất yếu tố con người trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Quản trị suy cho cùng là quản trị con người, nó là một quá trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát nhằm tạo ra, duy trì, sử dụng và phát triển đội ngũ lao động đủ về số lượng, đảm bảo về mặt chất lượng để đạt được mục tiêu chung của tổ chức. Thông qua các chức năng quản trị, nhà quản trị tiến hành các hoạt động tác nghiệp, kích thích, điều khiển các hành vi và các yếu tố liên quan đến con người trong quá trình lao động sản xuất kinh doanh. Quản trị nhân sự còn có thể được hiểu là một nghệ thuật chọn lựa những nhân viên mới và sử dụng những nhân viên cũ sao cho năng suất, chất lượng công việc của mỗi người đều đạt đến mức tối đa có thể được. Hay, quản trị nhân sự còn được hiểu là việc tuyển mộ, tuyển chọn, duy trì, sử dụng và phát triển tài nguyên nhân sự. Tóm lại, Quản trị nhân sự là quá trình hoạch định tài nguyên nhân sự, hướng dẫn điều chỉnh xắp xếp, kiểm tra, theo dõi quá trình lao động sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội của con người trong một tổ chức. 1.2 Mục tiêu của quản trị nhân sự. Mục tiêu lớn nhất của công tác quản trị nhân sự là sử dụng có hiệu quả nhất nguồn nhân sự trong doanh nghiệp; cung cấp cho các bộ phận trong doanh nghiệp một lực lượng lao động đủ về số lượng và làm việc có hiệu quả nhất, với chi phí thấp nhất. Để đạt được mục tiêu này, các nhà quản trị phải biết cách thâu dụng, phát triển, đánh giá và duy trì nhân viên của mình. Quản trị nhân sự còn nhằm đạt được một số mục tiêu cơ bản như: Mục tiêu xã hội: đáp ứng nhu cầu và thách đố của xã hội, vì lợi ích của xã hội chứ không vì lợi ích của riêng mình. Mục tiêu thuộc về tổ chức: quản trị nhân sự không phải là cứu cánh, nó chỉ là một phương tiện giúp cho doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu của mình, giúp cho cơ quan, tổ chức hoạt động có hiệu quả nhất. Mục tiêu về chức năng, nhiệm vụ: mỗi phòng ban đều có chức năng, nhiệm vụ riêng, quản trị nhân sự sẽ giúp co các phòng ban hoàn thành được nhiệm vụ của mình hiệu quả nhất và vẫn đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu chung. Mục tiêu cá nhân: quản trị nhân sự tốt sẽ là công cụ hữu hiệu để cho các cá nhân có thể hoàn thành mục tiêu riêng của mỗi người. 1.3 Tầm quan trọng của Quản trị nhân sự. Việc đi sâu vào nghiên cứu và tìm hiểu quản trị nhân sự trong mỗi doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Quản trị suy cho cùng là quản trị con người, làm tốt công tác quản trị nhân sự sẽ làm tốt các công tác quản trị khác; vì con người là nguồn lực quan trọng nhất, quí giá nhất của mọi tổ chức, mọi doanh nghiệp cho nên quản trị nhân sự hay quản trị con người đều ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành bại của doanh nghiệp. Quản trị con người là quản trị yếu tố phức tạp nhất trong doanh nghiệp. Đối với hoạt động quản trị, không có con người chung chung, trừu tượng mà mỗi thành viên trong doanh nghiệp là một con người cụ thể có những nhu cầu, mong muốn, cá tính khác nhau. Vì vậy những tác động của nhà quản trị đến các nhân viên không hoàn toàn giống nhau. Như vậy, quản trị nhân sự giúp cho hệ thống chỉnh thể phức tạp của doanh nghiệp thành thống nhất. Yếu tố con người tham gia vào mọi hoạt động của doanh nghiệp, các yếu tố vật chất sẽ trở nên vô dụng nếu không có bàn tay và trí tuệ của con người tác động. Quản trị nhân sự có thể khai thác và sử dụng các yếu tố con người nhằm phát huy tới mức cao nhất yếu tố con người trong hoạt động của doanh nghiệp. Thông qua hoạt động quản trị nhân sự mà có thể nâng cao được năng suất lao động của nhân viên, đem lại lợi ích tối đa cho doanh nghiệp. Qua việc huấn luyện, phát triển và đãi ngộ nhân sự, mục tiêu quản trị nhân sự là làm cho con người được tôn trọng, được thoả mãn trong lao động, phát triển được những khả năng tiềm tàng của họ, kích thích được tinh thần làm việc hăng say, tận tình với công việc và trung thành của nhân viên với công ty. Điều này sẽ đem lại những thành công đáng kể cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh. Thông qua hoạt động quản trị nhân sự cũng có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh của đơn vị; bởi vì hiệu quả của sản xuất kinh doanh không phải là hiệu quả lao động của từng cá nhân mà nó chính là hiệu quả của quá trình quản trị, quá trình điều hành, tổ chức điều khiển và phối hợp giữa những người lao động với nhau, giữa quá trình lao động của con người với công cụ và đối tượng lao động. Tóm lại, quản trị nhân sự sẽ giúp nhà quản trị có thể đánh giá đúng thực lực của nhân viên, kích thích họ làm việc nhiệt tình, nâng cao chất lượng thực hiện công việc, nâng cao hiệu quả tổ chức. 2. vai trò của quản trị nhân sự trong doanh nghiệp. 2.1 Vai trò của con người trong quá trình lao động, sản xuất. Để có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay, các doanh nghiệp đều phải tiến hành hoạt động kinh doanh hiệu quả mà mục đích cuối cùng là thu được nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hai yếu tố vốn và con người là hai yếu tố mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải cần, phải có. Con người là yếu tố trung tâm đóng vai trò quyết định, con người tác động vào đối tượng lao động nhằm làm nó biến đổi theo ý mình. Vai trò “Con người” vựot lên các yếu tố khác đòi hỏi nhà quản lý phải biết tìm kiếm sử dụng và khai thác những năng lực còn tiềm ẩn trong mỗi “con người”. Hoạt động kinh tế sẽ không có hiệu quả và những sự tiến bộ kinh tế sẽ không bền vững nếu thiếu sự đầu tư, chăm sóc và phát triển nguồn lực cosn người vì hoạt động kinh doanh có hiệu quả như mong muốn hay không là phụ thuộc vào con người, chủ thể hoạt động. Nói cách khác, một công ty hay một tổ chức nào dù có nguồn tài chính phong phú, nguồn tài nguyên dồi dào với thiết bị máy móc hiện đại … sẽ trở nên vô nghĩa nếu không, thiếu hoặc không biết quản trị con người để điều khiển và sử dụng các yếu tố đó. Tóm lại, nhân sự có vị trí vai trò vô cùng quan trọng trong mọi hoạt động của doanh nghiệp và nếu làm tốt công tác này sẽ là nền tảng vững chắc cho doanh nghiệp thành công trên thương trường. 2.2 Vai trò của quản trị nhân sự trong hoạt động quản trị doanh nghiệp. Xuất phát từ vai trò to lớn của con người trong quá trình lao động, sản xuất như vậy mà công tác quản trị nhân sự trong doanh nghiệp có vai trò hết sức to lớn. Công tác quản trị nhân sự sẽ cung cấp những chính sách về nhân sự, về lao động cho toàn bộ doanh nghiệp; quản trị nhân sự sẽ đảm bảo rằng các chính sách đó sẽ được thi hành trong toàn bộ doanh nghiệp. Quản trị nhân sự sẽ giúp cho các nhà quản trị cấp cao lập được các chính sách liên quan đến nhân sự cho toàn cơ quan, giúp cho nhà quản trị thực hiện được chức năng hoạch định và tổ chức tốt. Quản trị nhân sự sẽ giúp cho nhà quản trị bố trí được những nhân viên đúng và phù hợp với công việc, cung cấp cho các công việc cụ thể những nhân viên phù hợp, đầy đủ năng lực để bộ máy hoạt động của doanh nghiệp vận hành an toàn và hiệu quả. Quản trị nhân sự sẽ cung cấp các chương trình đào tạo, phát triển cho nhân viên, giúp cho việc nâng cao hiểu biết về doanh nghiệp, về sản phẩm, về hoạt động kinh doanh cũng như các hoạt động quản trị, như vậy các nhân viên chịu tác động, điều hành của các hoạt động quản trị sẽ nhận thức tốt hơn, thông cảm hơn và sẽ nảy sinh ý thức trách nhiệm cao trong công việc. Như vậy, quản trị nhân sự sẽ là một nhân tố đắc lực trong việc thực hiện chức năng lãnh đạo và kiểm soát trong hoạt động quản trị doanh nghiệp. Nhờ công tác tuyển dụng, đào tạo, phát triển, đánh giá và đãi ngộ nhân sự tốt của công tác quản trị nhân sự mà đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp sẽ là một đội ngũ nhân viên có chất lượng, luôn nhiệt tình, sáng tạo cao trong công việc, có tinh thần trách nhiệm và do vậy mà nhà quản trị không phải hướng dẫn quá kỹ càng, không phải kiểm soát gắt gao mà có thể tin tưởng vào nhân viên, cho họ có thể tự quyết định công việc của mình và sẽ có trách nhiệm với các quyết định đó nhờ vậy có thể đạt hiệu quả cao trong công việc. 2.3 Vai trò của quản trị nhân sự đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Đo lường sự phát triển của doanh nghiệp có nhiều yếu tố mà trong đó là việc nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao được thu nhập của nhân viên, doanh thu và lợi nhuận tăng cao với một bầu không khí làm việc thoải mái và nâng cao được uy tín trên thương trường. Công tác quản trị nhân sự sẽ cung cấp cho doanh nghiệp một đội ngũ nhân viên tốt với việc phân tích công việc có khoa học, bố trí đúng người đúng việc. Quản trị nhân sự sẽ tiến hành đào tạo, phát triển đội ngũ nhân viên để nâng cao nhận thức, nghiệp vụ chuyên môn để có thể nâng cao được trình độ dịch vụ khách hàng, khách hàng sẽ tin tưởng doanh nghiệp hơn và tạo được uy tín của doanh nghiệp trên thương trường; đảm bảo cho doanh nghiệp có một đội ngũ nhân viên với số lượng và chất lượng đầy đủ để có thể hàon thành tốt chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động, tăng doanh thu, lợi nhuận và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Công tác đánh giá trong quản trị nhân sự sẽ giúp cho doanh nghiệp đánh giá được đúng năng lực làm việc của nhân viên từ đó có những chính sách đãi ngộ hợp lý để nhân viên có điều kiện tăng thu nhập, tin tưởng hơn vào doanh nghiệp và góp sức xây dựng doanh nghiệp ngày một lớn mạnh hơn nữa. Như vậy, quản trị nhân sự chính là công cụ trực tiếp, công cụ quan trọng tác động đến quá trình phát triển của doanh nghiệp, tạo uy tín cho doanh nghiệp trên thương trường, như vậy doanh nghiệp đã phát triển nên một “tầm cao” mới. 3. Nội dung cơ bản của quản trị nhân sự trong DN. Hoạt động quản trị nhân sự trong DN có các nội dung cơ bản sau: 3.1 Phân tích công việc. * Phân tích công việc là một tiến trình xác định một cách có hệ thống các nhiệm vụ và các kỹ năng cần thiết để thực hiện các công việc trong một tổ chức. Nó là một tiến trình mô tả và ghi lại mục tiêu của công việc, các nhiệm vụ và hoạt động, các điều kiện hoàn thành công việc, đây là khâu đầu tiên cũng là khâu quan trọng trong hoạt động quản lý nhân sự, là căn cứ giúp các bộ phận khác hoàn thành công việc. * Mục đích của phân tích công việc là xác định một cách chi tiết các chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của công việc từ đó có quyết định nên tuyển chọn hay sử dụng con người như thế nào để thực hiện công việc một cách tốt nhất. Nó tạo cơ sở cho việc đánh giá nhân viên, đào tạo và phát triển nhân sự của doanh nghiệp. * Phân tích công việc sẽ giúp cho doanh nghiệp tuyển chọn và sử dụng lao động có hiệu quả nhất, giúp cho việc tổ chức lao động trong doanh nghiệp có khoa học, đánh giá được kết quả lao động chính xác từ đó có chế độ kích thích thoả đáng; nhằm sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ của doanh nghiệp, đảm bảo các điều kiện lao động phù hợp với yêu cầu chuyên môn và luật pháp hiện hành. * Việc phân tích công việc thường sử dụng một số phương pháp cơ bản sau: + Bảng câu hỏi. + Quan sát. + Phỏng vấn. + Ghi chép lại trong nhật ký * Nội dung: nội dung tiến trình phân tích công việc được thể hiện qua bản mô tả công việc. + Mô tả công việc là một tài liệu cung cấp thông tin liên quan đến các công tác cụ thể, các nhiệm vụ và trách nhiệm của công việc. Nó là bản liệt kê chính xác và súc tích những điều mà công nhân phải thực hiện; nó cho biết công nhân viên phải làm gì, làm thế nào và các đIều kiện mà các nhiệm vụ đó được thực thi. + Mô tả tiêu chuẩn công việc: đây là bảng trình bày các điều kiện, tiêu chuẩn tối thiểu có thể chấp nhận được mà một người cần phải có thể hoàn thành một công việc nhất định nào đó, được gọi là bản mô tả chi tiết tiêu chuẩn công việc. Nó gồm các thông tin sau: - Dữ kiện tổng quát. - Bản chất công việc. - Trả lương. - Điều khoản huấn luyện. - Cơ hội thăng thưởng. - Các tiêu chuẩn của nhân viên. * Đánh giá công việc: việc đánh giá công việc được tiến hành một cách chính xác, sát thực, khách quan sẽ làm căn cứ quyết định mức lương, đãi ngộ tương xứng với công việc. Sau khi đã phân tích, nhà phân tích nên kiểm tra lại các kết luận của mình bằng cách trình các kết quả cho các trưởng bộ phận và những người có khả năng đánh giá chính xác và hữu dụng của bản phân tích. Việc phân tích này sẽ đem lại nhiều lợi điểm trong việc gia tăng khả năng công tác và giảm bớt việc thay thế người vì bố trí không đúng khả năng. 3.2 Hoạch định nhân sự. 3.2.1 Khái niệm và vai trò: Có nhiều định nghĩa khác nhau về hoạch định nhân sự, tuy nhiên đều có một điểm chung đó là việc phân tích nhân sự trong thời gian qua, xác định nhu cầu nhân sự trong thời gian tới và đề ra các kế hoạch cụ thể để có nguồn nhân sự đó. Hoạch định nhân sự là một tiến trình triển khai và thực hiện các kế hoạch, và các chương trình nhằm đảm bảo rằng cơ quan sẽ có đúng số lượng, đúng số người được bố trí đúng nơi, đúng lúc và đúng chỗ để đảm bảo hoàn thành tốt nhất chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Hay: Hoạch định nhân sự là một tiến trình duyệt xét lại một cách có hệ thống những yêu cầu về nhân sự để đảm bảo rằng cơ quan sẽ có đúng số người có đầy đủ các kỹ năng theo đúng nhu cầu sử dụng nhân sự trong thời gian tới. Hoạch định nhân sự là cơ sở để thực hiện các bước tiếp theo của quản trị nhân sự giúp cho các hoạt động tiếp theo sau đó được triển khai đúng hướng và nó còn cho thấy những thay đổi về kinh tế, chính trị… trong tương lai để có những điều chỉnh thích hợp. 3.2.2 Tiến trình hoạch định nhân sự: Trước khi hoạch định nhân sự, nhà quản trị phải nghiên cứu kỹ các kế hoạch chiến lược của tổ chức mình. Như vậy, tiến trình hoạch định nhân sự bồm các bước sau: + Bước 1: Rà soát lại hiện trạng nhân sự hiện có, phân tích nhân sự đó. Doanh nghiệp có thể dựa vào các bản mô tả công việc hoặc sếp loại nhân sự … để kiểm tra, phân tích xem bộ phận nào thiếu nhân sự, thừa nhân sự. + Bước 2: Dự báo nhu cầu nhân sự trong thời gian tới. Trong việc dự báo này, doanh nghiệp cũng phải xác định xem nguồn cung cấp nhân sự sẽ lấy từ đâu. + Bước 3: Đề ra chính sách và các bước thực hiện. Sau khi phân tích, đối chiếu giữa nhu cầu và khả năng của doanh nghiệp thì bộ phận nhân sự sẽ đề ra chính sách, thủ tục và các kế hoạch cụ thể để thực hiện. 3.3 Tuyển dụng nhân sự. Tuyển dụng nhân sự được hiểu là quá trình tìm kiếm và lựa chọn những người có đầy đủ năng lực, phẩm chất cần thiết tham gia vào hoạt động kinh doanh nhằm đáp ứng số lượng, chất lượng và cơ cấu nhu cầu về lao động của doanh nghiệp trong mỗi thời kỳ nhất định. Tuyển dụng nhân sự được tiến hành theo một quy trình logic và chặt chẽ, bắt đầu từ việc phân tích nhu cầu cần người của đơn vị đó cho tới khi tiếp nhận và tạo điều kiện để người mới trúng tuyển hoà nhập vào tập thể. Trong doanh nghiệp thương mại thì tuyển dụng thường dựa trên hai nguồn là nguồn nội bộ và nguồn bên ngoài. Và quá trình tuyển dụng thực hiện qua các bước sau: Bước 1: Chuẩn bị tổ chức tuyển dụng. Bước 2: Thông báo tuyển dụng. Bước 3: Thu nhập và nghiên cứu hồ sơ. Bước 4: Phỏng vấn sơ bộ. Bước 5: Kiểm tra, trắc nghiệm. Bước 6: Phỏng vấn lần hai. Bước 7: Điều tra, xác minh lý lịch. Bước 8: Đánh giá. Bước 9: Quyết định tuyển chọn và khám sức khoẻ. Bước 10: Hội nhập người mới tuyển vào môi trường làm việc của doanh nghiệp. 3.4 Đào tạo và phát triển nhân sự. Đào tạo và phát triển nhân sự là một quá trình giảng dạy, hướng dẫn, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, trình độ hiểu biết và các phẩm chất khác cho người lao động trong doanh nghiệp. Đào tạo và phát triển nhân sự giúp cho doanh nghiệp không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng và đội ngũ lao động, giúp cho mỗi người lao động nâng cao được trình độ kiến thức, chuyên môn, tay nghề và các phẩm chất khác để hoàn thành tốt những công việc được giao; và cũng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tổ chức lao động khoa học đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Có ba loại hình đào tạo: Huấn luyện đợt đầu: thực chất là nhân viên phải trải qua thời gian hội nhập vào môi trường làm việc. Huấn luyện nội bộ: nhằm củng cố
Tài liệu liên quan