Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu tại công ty cổ phần Giầy Hà Nội

Trước sự sôi động của nền kinh tế thị trường, thế giới, không có một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển lại không tham gia vào phân công lao động quốc tế và trao đổi hàng hoá cũng như các hoạt động kinh doanh quốc tế như một sợi dây liên kết giữa các nước với nhau, đóng góp một phần quan trọng vào nền kinh tế quốc dân cũng như chiến lược phát triển kinh tế của một quốc gia, trong đó Việt Nam.

doc68 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1538 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu tại công ty cổ phần Giầy Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Trước sự sôi động của nền kinh tế thị trường, thế giới, không có một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển lại không tham gia vào phân công lao động quốc tế và trao đổi hàng hoá cũng như các hoạt động kinh doanh quốc tế như một sợi dây liên kết giữa các nước với nhau, đóng góp một phần quan trọng vào nền kinh tế quốc dân cũng như chiến lược phát triển kinh tế của một quốc gia, trong đó Việt Nam. Đại hội lần thứ VI đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Xóa bỏ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần “mở cửa, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước. Trong đó sự đổi mới trên lĩnh vực kinh tế đối ngoại có một số vị trí hết sức quan trọng. Tiếp đến, Đại hội dg toàn quốc lần thứ VII lần nữa lại khẳng định: “Mở rộng đa dạng hoá và đa phương hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, trên cơ sở giữ vững độc lập chủ quyền bình đẳng cùng có lợi, thu hút nguồn lực từ bên ngoài để phát huy mạnh mẽ các lợi thế và nguồn lực từ bên trong”. Nền kinh tế từ trạng thái khép kín này chuyển sang hoà nhập với nền kinh tế thế giới trong sự cạnh tranh gay gắt giữa các dn hoạt động kinh tế quốc tế ở các quốc gia khác nhau. Thời cơ và thách thức đang còn là một ẩn số đối với các doanh nghiệp gia công quốc tế ở Việt Nam. Vì vậy đòi hỏi các cơ quan quản lý, các dn gia công xuất khẩu cần phải có các biện pháp phù hợp nhằm đẩy mạnh hoạt động của mình một cách có hiệu quả theo định hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Hiệu quả gia công xuất khẩu phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố như: năng lực quản lý, tình hình thị trường, kỹ thuật sản xuất, khả năng tài chính của dn… Ngoài ra, các chính sách, công cụ quản lý kinh tế của Nhà nước cũng đóng góp một phần không nhỏ trong việc thúc đẩy, nâng cao hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu. Xuất phát từ những lý luận chung về gia công quốc tế và những hiểu biết của mình về công ty và được sự góp ý của cô giáo: TS. Nguyễn Thị Hường: Thầy giáo: TH.S Tạ Lợi tôi đã quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu tại công ty cổ phần Giầy Hà Nội” Nội dung đề tài này bao gồm: - Chương I: Lý luận chung về gia công xuất khẩu và hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu. - Chương II: Thực trạng hoạt động gia công xuất khẩu của công ty cổ phần giầy Hà Nội. - Chương III: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu tại công ty cỏ phần xuất khẩu giầy Hà Nội. Do thời gian thực tập ngắn, trình độ hiểu biết còn có hạn nên chuyên đề thực tập tốt nghiệp còn nhiều thiết sót, kính mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và lãnh đạo công ty. Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cán bộ công nhân viên công ty cổ phần xuất khẩu giầy Hà Nội. Đặc biệt cảm ơn cô giáo TS. Nguyễn Thị Hường, Thầy giáo Th.S. Tạ Lợi đã có những ý kiến đóng góp và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực tập để có thể hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Chương I: Lý luận chung về Gia công xuất khẩu và hiệu quả gia công xuất khẩu. I. Tổng quan về gia công xuất khẩu. 1. Khái niệm và các hình thức gia công xuất khẩu. 1.1. Khái niệmvà bản chất của gia công quốc tế. Gia công quốc tế là một hoạt động kinh doanh thương mại trong đó một bên (gọi là bên đặt gia công) để chế biến thành ra thành phẩm, giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao (gọi là phí gia công). Như vậy, trong gia công quốc tế hoạt động xuất nk gắn liền với hoạt động sản xuất. Gia công quốc tế ngày nay khá phổ biến trong buôn bán ngoại thương của nhiều nước. Đối với bên đặt gia công, phương thức này giúp họ lợi dụng được giá rẻ về nguyên liệu phụ và nhân công của nước nhận gia công. Đối với bên nhận gia công, phương thức này giúp họ giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân lao động trong nước hoặc nhận được thiết bị hay công nghệ mới về nước mình, nhằm xây dựng một nền công nghiệp dân tộc. Nhiều nước đang phát triển đã nhờ vận dụng phương thức gia công quốc tế mà có được một nền công nghiệp hiện đại, chẳng hạn như Hàn Quốc, Thái Lan, Xingapo… 1.2. Các hình thức gia công quốc tế. * Xét về quyền sở hữu nguyên liệu, gia công quốc tế có thể tiến hành dưới các hình thức sau đây: + Bên đặt gia công giao nguyên liệu hoặc bán thành phẩm do bên nhận gia công à sau thời gian sản xuất, chế tạo, sẽ thu hồi thành phẩm và trả phí gia công. Trong trường hợp này, trong thời gian chế tạo quyền sở hữu về nguyên liệu vẫn thuộc về bên đặt gia công. + Bên đặt gia công bán đứt nguyên liệu cho bên nhận gia công và sau thời gian sản xuất chế tạo sẽ mua lại thành phẩm. Trong trường hợp này quyền sở hữu nguyên liệu chuyển từ bên đặt gia công sang bên nhận gia công. + Ngoài ra người ra còn có th áp dụng một hình thức kết hợp, trong đó bên đặt gia công chỉ giao những nguyên liệu chính, còn bên nhận gia công cung cấp nguyên liệu phụ. * Xét về mặt giá cả gia công, người ta có thể chia việc gia công thành hai hình thức: + Hợp đồng thực chi thực nhanh (cost plus contract) trong đó bên nhận gia công thành toán với bên đặt gia công toàn bộ những chi phí thực tế của mình cộng với tiền thù lao gia công. + Hợp đồng khoán, trong đó người ta xác định một giá định mức (target price) cho mỗi sản phẩm, bao gồm chi phí định ưức và thù lao định mức. Dù chi phí thực tế của bên nhận gia công là bao nhiêu đi nữa, hai bên vẫn thanh toán với nhau theo giá định mức đó. * Xét về số bên tham gia quan hệ gia công, ta có hai loại gia công sau đây: + Gia công hai bên, trong đó chỉ có bên đặt gia công và bên nhận gia công. + Gia công nhiều bên, còn gọi là gia công chuyển tiếp, trong đó bên nhận gia công là một số doanh nghiệp mà sản phẩm gia công của đơn vị trước là đối tượng gia công của đơn vị sau, còn bên đặt gia công vẫn chỉ là một. ở Việt Nam hiện nay vẫn tồn tại một cách phổ biến các loại hình gia công xuất khẩu này. Đây là bước quá độ, sự học hỏi kinh nghiệm của các doanh nghiệp khi thực sự bước vào hoạt động kinh doanh quốc tế. Đồng thời gia công quốc tế cũng là bước khởi đầu để tạo cơ sở, nền móng cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh với phần còn lại của thế giới. 2. Đặc điểm gia công xuất khẩu ở Việt Nam. ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều công ty hoạt động về gia công xuất khẩu dưới nhiều hình thức khác nhau. Hoạt động gia công quốc tế đang là một trong những hình thức kinh doanh quốc tế phổ biến tại Việt Nam. Bởi dk kinh tế kỹ thuật của Việt Nam còn nghèo nàn, lạc hậu nên khó có thể đầu tư vào công ngh kỹ thuật chưa cao nưh dệt may, da dầy, chế biến hàng nông sản, hải sản, chế biến hàng công nghiệp nhẹ… Do nền công nghiệp Việt Nam hoạt động chưa mấy hiệu quả, bên cạnh đó các dây truyền thiết bị, công nghệ kỹ thuật còn lạc hậu, phẩm chất kỹ thuật chưa cao rất khó có thể thực hiện các thao tác sản xuất ra các sản phẩm đòi hỏi về kỹ thuật cao, hàng công nghiệp nặng chế tạo máy móc công cụ hiện đại phục vụ sản xuất… Ngành gia công xuất khẩu da giầy và các dụng cụ đề ra cũng là một ví dụ minh hoạ điển hình cho hoạt động gia công quốc tế tại Việt Nam. Phần lớn các công ty doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực gia công xuất khẩu da dưới hình thức nhập nguyên vật liệu chính từ nước ngoài, sau đó tự cung cấp nguyên vật liệu phụ rồi sản xuất ra sản phẩm, sau đó xuất khẩu trở lại nước đặt gia công. Nhìn chung với hình tưức gia công xuất khẩu này, do chất lượng sản phẩm chưa được cao, sản phẩm trên thị trường quốc tế chưa cao cấp mà phần lớn là sản phẩm cấp thấp, do đó phí gia công chưa cao, thị trường tiêu thụ quốc tế còn nhỏ hẹp. Chính vì vậy mà ln hàng năm của các doanh nghiệp gia công xuất khẩu còn thấp và chưa mấy ổn định. Kéo theo đó là thu nhập của người lao động thấp, điều kiện đ phát triển sản xuất cũng hạn chế. Trong hoạt động gia côn quốc tế do có sự tham gia của các nhân tố nước ngoài, do đó có sự ảnh hưởng của các thể chế chính trị, kinh tế quốc tế, pháp luật quốc tế cũng như pháp luật của các quốc gia. Bên cạnh đó văn hoá dân tộc các quốc gia cũng có sự ảnh hưởng đáng kể đến kết cấu sản phẩm và mỗi quan hệ hợp tác kinh doanh giữa các chủ thể ở các nước khác nhau. Hoạt động gia công quốc tế được thực hiện giữa các chủ thể ở các nước khác thông qua các hợp đồng gia công quốc tế. Yừu tố về trình độ ngoài ngữ cũng như kinh nghiệm kinh doanh quốc tế cũng là nhân tố quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả và lợi ích cho mỗi doanh nghiệp. ở Việt Nam do trình độ, kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh quốc tế còn hạn chế nên rất hay xảy ra sự thua thiệt trong khi ký kết và thực hiện hợp đồng. Đồng tiền thành toán trong hoạt động gia công quốc tế là ngoại tệ mạnh, hình thức thành toán cũng được thực hiện theo thể lệ, tập quán quốc tế… Công ty c phần giầy Hà Nội, là một công ty hoạt động trong lĩnh vực gia công xuất khẩu giầy da và các vật dụng được sản xuất từ da, nên cũng chịu ảnh hưởgn chung bởi các đặc điểm của hoạt động gia công quốc tế tại Việt Nam. Bên cạnh những đặc điểm chung của nền gia công quốc tế, công ty cổ phần giầy Hà Nội còn có một số các đặc điểm chung của nền gia công quốc tế, công ty c phần giầy Hà Nội còn có một s các đặc điểm riêng trong quá trình hoạt động của mình. Hoạt động gia công xuất khẩu của công ty, đơn thuần là hoạt động nhận nguyên vật liệu từ nước ngoài sau đó sản xuất ra sản phẩm đem trả cho bên đặt gia công rồi thu cưới phí gia công. Trình độ kỹ thuật, dây truyền thiết bị lạc hậu, trình độ quản lý cũng như sản xuất của cán bộ công nhân viên còn yếu kém. Tuy nhiên sản phẩm gia công của công ty cũng có một số những sản phẩm cao cấp được các nước ý, Hàn Quốc, Thái Lan ưu chuộng. Hoạt động gia công xuất khẩu của công ty đựơc thực hiện một cách thụ động, thị trường, đối tác đặt gia công còn hạn chế. Hầu hết sản lượng gia công của công ty đều được nhận từ các đơn đặt hàng của 3 đối tác chính: Hàn Quốc, Thái Lan, Italia, do họ chủ động đặt gia công với công ty. Cước phí cho mỗi sản phẩm gia công của công ty còn thấp do chất lượng, mẫu mã chưa cao, dẫn đến lợi nhuận và thu nhập của cán bộ công nhân viên của công ty còn thấp dẫn đến khó cải thiện và phát triển sản xuất cũng như mở rộng chiến lựơc kinh doanh của công ty. II: Khái quát chung về hiệu quả gia công xuất khẩu. 1. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh. Do điều kiện lịch sử và giác độ nghiên cứu khác nhau mà có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả. Nếu như trước đây, người ta thường đồng nhất khái niệm hiệu quả và kết quả điều đó có ý nghĩa là hiệu quả kinh doanh đạt được trong một thời kỳ nhất định chính bằng doanh thu được trong suốt thời kỳ ấy. Ngày nay, quan điểm này không còn phù hợp theo quan điểm mới, ngưòi ta tính chỉ tiêu hiệu quả phải dựa trên sự so sánh giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra. Do vậy, một doanh nghiệp khi điều kiện nhập khẩu, để đạt được hiệu quả cao, thu được lợi nhuận lớn, tất yếu phải chú ý đến việc “tối thiểu hoá chi phí ”. Gia công xuất khẩu ở Việt Nam ngoài việc đẩy mạnh khai thác nguồn hàng nhập khẩu, để phục vụ cho nc sản xuất, gia công, mặt khác tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đẩy mạnh gia công xuất khẩu là việc chú trọng tìm kiếm đối tác nước ngoài đồng thời nâng cao hiệu quả sản xuất. Như vậy các đơn vị gia công xuất khẩu đặc biệt chú ý đến hiệu quả của việc gia công hiệu quả kinh tế. Yếu tố đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển bền vững. Hiệu quả kinh tế của nền sản xuất xã hội phản ánh việc sử dụngcc nguồn lực xã hội trong sản xuất thông qua các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đặc trưng được xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa các chỉ tiêu phản ánh kết quả đạt được với chỉ tiêu phản ánh chi phí đã bỏ ra hoặc nguồn lực được huy động vào sản xuất Công thức khái quát như sau: Hiệu quả = Kết quả Chi phí Trong đó: - Kết quả kinh doanh được xác định bằng chỉ tiêu thể hiện mục tiêu kinh doanh cần đạt được như doanh số bán ra, lợi nhuận, thu nhập. - Chi phí được xác định bằng chỉ tiêu khác nhau, tuỳ thuộc vào yêu cầu đối tượng phân tích. Cụ thể là khi phân tích hiệu quả gia công như chi phí mua hàng, chi phí vận chuyển, bốc xếp, chi phí mua bảo hiểm, chi phí trả lãi tiền vay, lưu kho, chi phí sản xuất, gia công các sản phẩm. - Hiệu quả là chỉ tiêu đã được đề cập ở trên, có nghĩa là một đơn vị chi phí bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đơn vị kết quả. Đơn vị tính %. Ngoài ra còn nhiều những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một công ty trong một giai đoạn, thòi kỳ nhất định trên cơ sở hiệu quả kinh tế. 2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả gia công xuất khẩu. Trên thực tế, về hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung, có rất nhiều các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp trong một giai đoạn, thời kỳ nhất định. Tuy nhiên về hoạt động gia công xuất khẩu nói chung và tình hình hoạt động gia công xuất khẩu ở công ty cổ phần giầy Hà Nội nói riêng, tôi chỉ đưa ra một số các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu của công ty như: 2.1. Tỷ xuất lợi nhuận trên tổng doanh thu trong 1 năm của công ty: Nếu gọi: Ri: Là doanh thu của công ty ở năm i pi: Là lợi nhuận tại năm i P’i: Là tỷ xuất lợi nhuận trên doanh thu tại năm i (đơn vị tính %) Ta có: Chỉ tiêu này nói lên tỷ suất lợi nhuận sẽ đạt bao nhiêu phần trăm khi doanh thu và lợi nhuận của công ty trong 1 năm là: R và p. Nói cách khác, đây là sự so sánh về phần trăm lợi nhuận trên tổng doanh thu của công ty tại một năm nhất định. Chỉ tiêu này đánh giá về hiệu quả hoạt động của công ty, lợi nhuận thu được sẽ đạt là bao nhiêu phần trăm so với doanh thu. Tức là đánh giá hiệu quả về lợi nhuận của công ty có đạt được mức tiêu chuẩn tối thiểu so với tổng giá trị hàng đã bán hay không. 2.2. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên tổng giá trị sản xuất công nghiệp: Chỉ tiêu này nói lên phần trăm lợi nhuận của công ty so với tổng giá trị sản phẩm sản xuất ra trong một năm. Công thức: Trong đó: pi: Là lợi nhuận tại năm i GTSXCN: Là tổng giá trị hàng được sản xuất ra tại năm i. p’i: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng giá trị sản xuất công nghiệp ở năm i. Phân tích chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả hoạt động của công ty trong một năm có đạt hay không. Nghĩa là lợi nhuận thu được so với chi phí sản xuất ra sẽ đạt bao nhiêu phần trăm, từ đó đánh giá hiệu quả trong quá trình hoạt động sản xuất của công ty trong năm đó. 2.3. Chỉ tiêu tốc độ chu chuyển vốn trên một năm. Chỉ tiêu này muốn nói lên thời gian hoạt động hay tốc độ quay vòng vốn lưu động của công ty trong một năm đạt bao nhiêu lần. Công thức: Trong đó; VLdi: là tổng số vốn lưu động tại năm i GTSXCNi: Là giá trị sản xuất công nghiệp tại năm i. Li: Số vòng chu chuyển vốn cố định trong năm i. Do tổng doanh thu của công ty còn bao gồm cả hàng tồn kho của những năm trước, do đó để chính xác hơn trong quá trình đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty tại một năm, người ta lấy tổng giá trị sản xuất công nghiệp ra làm tiêu thức tính. Tốc độ chu chuyển vốn lưu động của công ty cũng là một chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả quay vòng vốn cũng như hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tại một thời kỳ nhất định. Nói cách khác là sự đánh giá hiệu quả trong quá trình hoạt động đầu tư của công ty. Việc phân tích so sánh tỷ lệ tổng giá trị hàng được sản xuất ra với vốn lưu động của công ty trong năm cho thấy hiệu quả hoạt động sản xuất của công ty diễn ra nhanh hay chậm thời gian thực hiện quá trình gia công cho một lô hàng dài hay ngắn. Nếu tốc đọ quay vòng vốn càng lớn, tức là việc tưực hện gia công diễn ra nhanh, thu hồi vốn sớm thì thể hiện hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh càng cao và ngược lại. Việc phân tích, đánh giá hiệu quả gia công xuất khẩu theo từng thời kỳ sản xuất kinh doanh được tính toán chủ yếu dựa vào hệ thống các chỉ tiêu trên. Song khi kết thúc công việc tính toán đó, ta cần so sánh giữa số thực hiện với kế hoạch, giữa các thời kỳ với nhau, xác định số chênh lệch, từ đó đưa ra kết luận công ty hoạt động có hiệu quả hay không riêng với chỉ tiêu lợi nhuận còn xác định được mức độ tăng giảm trong kỳ, nhờ đó doanh nghiệp gia công xuất khẩu có thể tìm ra biện pháp hữu hiệu để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình hơn. Việc đánh giá hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu của công ty không chỉ dựa trên một chỉ tiêu, mà cần phải đánh giá trên cơ sở tổng hợp các chỉ tiêu để có thể đưa ra được kết quả chính xác và đầy đủ. 3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu: Gia công xuất khẩu không còn là hoạt động mới mẻ ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên nó đóng vai trò rất quan trọng vào nền kinh tế quốc dân cũng như công tác hoạt động kinh tế đối ngoại với Việt Nam hiện nay. Nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu là nâng cao năng lực hoạt động của doanh nghiệp trên thương trường quốc tế, tạo nền móng cơ sở kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động kinh doanh quốc tế, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động gia công quốc tế cũng là nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp, tạo điều kiện để doanh nghiệp gia công xuất khẩu phát triển lớn mạnh, đóng góp vào nền kinh tế quốc dân nhiều hơn, góp phần phát triển kinh tế đất nước. Hiệu quả gia công xuất khẩu chính là hiệu quả của hoạt động kinh doanh quốc tế, song nó bó hẹp trong gia công quốc tế. Do đó ta có thể khẳng định, hiệu quả gia công quốc tế là một con số tương đối, một phần phản ánh kim ngạch xuất nhập khẩu, một phần phản ánh kết quả hoạt động gia công quốc tế phản ánh quy mô thì hiệu quả phản ánh về chất lượng. Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển thì cần thiết phải hoạt động có hiệu quả, nâng cao hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu là điều cấp bách của các doanh nghiệp gia công quốc tế, đ đảm bảo cho sự phát triển trong quan hệ hợp tác, gôia lưu kinh tế với thế giới. Để có thể mở rộng quy mô cũng như thị phần của mình, đầu tư cải tiến kỹ thuật công nghệ và trình độ quản lý cũng như kinh nghiệm hoạt động kinh doanh quốc tế, công ty cần thiết phải nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất cũng như hoạt động kinh doanh quốc tế của mình. Nâng cao hiệu quả là con đường có lợi nhất để thu lợi nhuận từ hoạt động gia công xuất khẩu, mà cần đến rất ít vốn. Bên cạnh đó, nâng cao hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu của mình, công ty còn tạo dựng, khẳng định uy tín, sức mạnh cạnh tranh của mình trên thương trường quốc tế nói chung và trong nước nói riêng. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu do thực trạng nền sản xuất công nghiệp trong nước còn non kém, kỹ thuật, công nghệ lạc hậu, tay nghề sản xuất của người lao động chưa thực sự cao, vốn đầu tư ít và hiệu quả đầu tư cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh còn thấp. Do vậy, để có thể tốn tại và phát triển quy mô, chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung, gia công quốc tế nói riêng, thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế quốc dân cả về quy mô lẫn cơ cấu thì các doanh nghiệp nói chung, công ty cổ phần giầy nói riêng phải nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình lên cao hơn nữa… Chương II Thực trạng nâng cao hiệu quả hoạt động gia công xuất khẩu ở Công ty cổ phần giày hà nội I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần giày hà nội. 1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần giày Hà Nội. Công ty cổ phần giầy Hà Nội tiền thân là một phân xưởng của nhà máy quốc phòng X40 trực thuộc Sở công nghiệp Hà Nội, chuyên sx hàng may mặc, găng tay, giây và các dụng cụ quân nhu, quân khí như dây lưng, bao súng. Trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, phân xưởng này là một đơn vị hàng đầu của nhà máy X40. Do nhu cầu tiêu dùng cho an ninh quốc phòng ngày càng tăng, do chuẩn bị gấp rút kháng chiến chống Mỹ vào giai đoạn cuối, đòi hỏi phải cung cấp nhiều hơn nữa các dụng cụ quân trang , quân khí do đó, sự cấp thiết cần phải tách riêng phân xưởng này thành một xí nghiệp riêng biệt để có thể phát huy, tận dụng tối đa khả năng sản xuất của phân xưởng. Năm 1968, được sự nhất trí của sở công nghiệp Hà Nội và UBND thành phố Hà Nội đã quyết định tách phân xưởng này thành xí nghiệp giầy da Hà Nội. Trong suốt thời giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, xí nghiệp giầy da Hà Nội luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, cung cấp đầy đủ những dụng cụ quân trang, quân dụng cho lực lượ
Tài liệu liên quan