Phát triển kinh tế nhiều thành phần là một chủ trương khoa học, lâu dài của Đảng và Nhà nước nhằm phát huy mọi nguồn lực để phát triển sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, nền kinh tế nhiều thành phần còn là một nền kinh tế có tính cạnh tranh quyết liệt. Để tồn tại và phát triển, mọi doanh nghiệp đều phải củng cố vị thế của mình trên thương trường bằng cách tạo được một nguồn vốn và lợi nhuận cao để tạo tiền đề cho sự phát triển của mình.
39 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1514 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Than và vật liệu xây dựng Thanh niên Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Phát triển kinh tế nhiều thành phần là một chủ trương khoa học, lâu dài của Đảng và Nhà nước nhằm phát huy mọi nguồn lực để phát triển sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, nền kinh tế nhiều thành phần còn là một nền kinh tế có tính cạnh tranh quyết liệt. Để tồn tại và phát triển, mọi doanh nghiệp đều phải củng cố vị thế của mình trên thương trường bằng cách tạo được một nguồn vốn và lợi nhuận cao để tạo tiền đề cho sự phát triển của mình.
Trong một thời gian ngắn thực tập tại Công ty Than và VLXD Thanh niên Hà Nội và nhờ có sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn và toàn thể các cô chú trong Công ty, em đã dần làm quen với công việc kinh doanh và hiểu rõ được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Từ nhận thức đó, em đã nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Than và VLXD Thanh niên Hà Nội”. Kết cấu của luận văn gồm ba chương chính sau:
Chương 1: Lý luận chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Chương 2: Phân tích thực trạng và đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Than và VLXD Thanh niên Hà Nội.
Chương 3: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Than và VLXD Thanh niên Hà Nội.
Tuy nhiên, đây là một vấn đề có phạm vi khá rộng lớn phức tạp và do trình độ, khả năng nắm bắt thực tế còn có những hạn chế nên việc nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô cùng cô chú trong Công ty để bài luận văn của em đạt kết quả cao nhất.
Em xin chân thành cảm ơn !
Chương 1: Lý luận chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh
I. Khái niệm và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh
1. Khái niệm
Khi nói đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, các nhà kinh tế đã đưa ra rất nhiều khái niệm và dưới đây là một trong những khái niệm có tính tổng hợp và bao quát nhất:
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu phản ánh trình độ khai thác và chi phí các nguồn lực trong quá trình sản xuất và tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh.
Như vậy, hiệu quả sản xuất kinh doanh là thước đo rất quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh
2.1. Nhóm nhân tố chủ quan
2.1.1. Nhân tố con người
Nhân tố con người đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho mọi hoạt động. Sẽ không có quá trình hoạt động nào lại thiếu sự tham gia của con người cho dù là trực tiếp hay gián tiếp. Trình độ lao động sẽ quyết định cơ bản hiệu quả của mọi hoạt động. Nếu lao động có tay nghề cao sẽ làm ra sản phẩm đạt chất lượng cao, giảm tỉ lệ sản phẩm hỏng, tiết kiệm nguyên vật liệu. Trường hợp ngược lại, làm tăng hao phí nguyên vật liệu, phế phẩm nhiều, sản phẩm tạo ra ít... làm tăng chi phí sản xuất dẫn đến giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Do có tầm quan trọng như vậy nên đòi hỏi doanh nghiệp phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lao động, quan tâm đến đời sống vật chất tinh thần, tạo sự gắn bó giữa lao động với doanh nghiệp.
2.1.2. Nhân tố về quản lý
Lực lượng quản lý là những lao động gián tiếp, không tạo ra sản phẩm nhưng lại rất quan trọng bởi họ là những người điều hành và định hướng cho doanh nghiệp, quyết định sự thành bại của mỗi doanh nghiệp. Trên thực tế, mỗi doanh nghiệp có một cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý khác nhau, trình độ quản lý tốt sẽ tạo được nhiều lợi thế cho doanh nghiệp, cụ thể là:
+ Tạo được sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng giữa các phòng ban phân xưởng.
+ Khai thác tối đa các lợi thế về nhân lực, vật lực và tài lực.
+ Phát huy khả năng chủ động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh.
+ Ra quyết định chính xác, kịp thời và nắm bắt được thời cơ.
Ngược lại, quản lý không tốt sẽ làm giảm hiệu quả và có thể đưa đến chỗ phá sản. Thêm vào đó, với một cơ cấu cồng kềnh sẽ rất khó khăn trong việc ra quyết định cũng như triển khai mệnh lệnh. Họ sẽ đùn đẩy nhau, mỗi người một ý và cuối cùng là mệnh lệnh không được thực hiện hoặc thực hiện không đến nơi đến chốn. Do đó, mỗi doanh nghiệp cần tổ chức cho mình một cơ cấu quản lý gọn nhẹ, linh hoạt và hiệu quả.
2.1.3. Nhân tố về vốn
Một doanh nghiệp muốn thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh thì cần phải có vốn. Vốn quyết định cơ bản tới quy mô hoạt động của mỗi doanh nghiệp và nó được hình thành từ ba nguồn chính: vốn tự có, vốn do ngân sách nhà nước cấp và vốn vay; được phân bổ theo hai dạng: vốn cố định và vốn lưu động. Thêm nữa, khả năng quay vòng vốn cũng đóng góp không ít phần quan trọng vì giả sử với một lượng cầu 1.000 đơn vị sản phẩm một năm cần 1.000 triệu đồng vốn nhưng ta chỉ cần có 200 triệu đồng nếu ta có khả năng quay vòng số vốn đó một năm 5 lần. Đây là những yếu tố cơ bản để đánh giá hiệu quả đồng vốn.
2.1.4. Nhân tố về kỹ thuật
Kỹ thuật và công nghệ là các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới sản phẩm về mọi phương diện. Nhu cầu thị trường ngày nay không chỉ đòi hỏi đơn thuần là giá trị sử dụng của sản phẩm mà còn là sự hoàn thiện của sản phẩm. Do vậy, muốn cạnh tranh cho sự tồn tại và phát triển thì mỗi doanh nghiệp cần đầu tư thích ứng cho yếu tố này.
Kỹ thuật và công nghệ còn là một yếu tố đánh giá trình độ sản xuất, từ đó các doanh nghiệp không ngừng cải thiện mình để tránh sự tụt hậu. Đó cũng chính là lý do giải thích tại sao các doanh nghiệp sẵn sàng bỏ ra một khoản tiền lớn để mua về một bí quyết công nghệ (Know-how).
2.2. Nhóm nhân tố khách quan
Là những nhân tố tác động từ bên ngoài có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực tới hiệu quả sản xuất kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp cần nỗ lực ứng phó cùng với sự trợ giúp của Chính phủ hoặc các bộ ngành có liên quan. Chúng ta có thể khái quát thành hai nhóm:
+ Môi trường vĩ mô: Bao gồm các yếu tố về điều kiện tự nhiên; điều kiện về dân số và lao động; các điều kiện chính trị, chính sách của Nhà nước; xu hướng phát triển kinh tế xã hội; tình hình ngoại thương, ngoại hối; các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các điều kiện văn hóa xã hội có liên quan...
+ Môi trường vi mô: Bao gồm các yếu tố gắn liền với từng loại doanh nghiệp như thị trường đầu vào, thị trường đầu ra...
a. Thị trường đầu vào: là thị trường cung ứng nguyên vật liệu, ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng sản xuất của doanh nghiệp nên đòi hỏi có sự cung cấp kịp thời và đảm bảo cả về số lượng, chất lượng và giá cả.
b. Thị trường đầu ra: là thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nó quyết định sản lượng tiêu thụ, do đó quyết định năng lực sản xuất và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Muốn hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao thì mỗi doanh nghiệp cần thực hiện nghiên cứu, phân tích, dự đoán chính xác nhu cầu thị trường để từ đó có biện pháp xử lý đúng đắn, kịp thời.
II. Các quan điểm cơ bản về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1. Các quan điểm về kết quả và hiệu quả
- Kết quả sản xuất kinh doanh: là tất cả các sản phẩm được tạo ra trong quá trình sản xuất và mang lại lợi ích tiêu dùng xã hội được xác định bằng công thức sau:
Kết quả = Tổng doanh thu - Tổng chi phí
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh: là sự so sánh giữa đầu vào và đầu ra, giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu được. Do đó, thước đo hiệu quả là sự tiết kiệm chi phí lao động xã hội và tiêu chuẩn của hiệu quả là việc tối đa hóa kết quả hoặc tối thiểu hóa chi phí dựa trên điều kiện nguồn lực sẵn có. Thêm vào đó, hiệu quả còn được phân định thành hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội.
+ Hiệu quả kinh tế: là sự so sánh giữa kết quả kinh tế mà doanh nghiệp đạt được với toàn bộ chi phí bỏ ra để có được kết quả đó.
+ Hiệu quả xã hội: là sự phản ánh kết quả thực hiện các mục tiêu về mặt xã hội như: Mức tăng thu nhập, tăng nộp ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động, cải thiện môi trường kinh doanh và môi trường sống, tăng thu ngoại tệ...
2. Sự kết hợp cần thiết hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội
+ Chỉ khi hiệu quả kinh tế đảm bảo thì mới tạo ra hiệu quả xã hội.
+ Hiệu quả kinh tế là tiền đề vật chất của hiệu quả xã hội. Nếu hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp giảm đến mức không có khả năng tồn tại thì đương nhiên trở thành gánh nặng cho Nhà nước, cho xã hội. Ngược lại, đạt được hiệu quả kinh tế cao sẽ góp phần cho sự tăng trưởng kinh tế của đất nước và nâng cao hiệu quả xã hội.
III. Các chỉ tiêu phân tích và đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
1. Yêu cầu cơ bản trong phân tích và đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh
+ Thu thập đầy đủ, chính xác các thông tin về giá trị sản xuất (GO - Gross Output), giá trị gia tăng (VA - Value Added), chi phí trung gian (IC), doanh thu, lợi nhuận, lao động bình quân, vốn đầu tư, vốn sản xuất kinh doanh...
+ Xây dựng hệ thống chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Tính toán tổng hợp các chỉ tiêu.
+ Đánh giá chung và phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Dự báo xu hướng sản xuất kinh doanh trong thời gian tới và đề ra những giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
2.1. Chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh
Hiệu quả sản xuất kinh doanh =
Kết quả đầu ra (Tổng doanh thu)
Chi phí đầu vào
ý nghĩa chỉ tiêu: cứ một đồng chi phí đầu vào thì tạo ra n đồng doanh thu.
2.2. Chỉ tiêu lợi nhuận
a. Lợi nhuận tính theo doanh thu
Tỷ suất lợi nhuận =
Lợi nhuận sau thuế x 100%
Doanh thu thuần
ý nghĩa chỉ tiêu: cứ một đồng doanh thu thì tạo ra n đồng lợi nhuận.
b. Lợi nhuận tính theo vốn kinh doanh
Tỷ suất lợi nhuận =
Lợi nhuận sau thuế x 100%
Tổng vốn kinh doanh
ý nghĩa chỉ tiêu: cứ một đồng vốn kinh doanh trong kỳ thì làm ra n đồng lợi nhuận.
2.3. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn
a. Số vòng quay tổng vốn kinh doanh
Số vòng quay tổng vốn kinh doanh =
Tổng doanh thu
Tổng vốn kinh doanh
ý nghĩa chỉ tiêu: bình quân trong kỳ vốn kinh doanh quay được mấy vòng.
b. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động
Hiệu suất sử dụng vốn lưu động =
Lợi nhuận
Tổng vốn lưu động
ý nghĩa chỉ tiêu: cứ một đồng vốn lưu động tạo ra n đồng lợi nhuận.
c. Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Hiệu suất sử dụng vốn cố định =
Lợi nhuận
Tổng vốn cố định
ý nghĩa chỉ tiêu: cứ một đồng vốn cố định tạo ra n đồng lợi nhuận.
2.4. Hiệu quả sử dụng nhân lực
Mức sinh lời bình quân của lao động =
Lợi nhuận sau thuế
Tổng số lao động tham gia
ý nghĩa chỉ tiêu: cứ một lao động tham gia thì sẽ tạo ra n đồng lợi nhuận.
Ngoài các chỉ tiêu trên, chúng ta còn nhiều chỉ tiêu đánh giá hiệu quả song vì điều kiện có hạn nên em chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu chính xác, các chỉ tiêu khác sẽ được bổ sung trong quá trình phân tích.
3. ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
+ Tận dụng và tiết kiệm nguồn lực hiện có.
+ Giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm.
+ Thúc đẩy tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ từ đó giảm được các chi phí về nhân lực, vật lực, tài lực cũng có nghĩa là nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
+ Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đồng nghĩa với phát triển doanh nghiệp theo chiều sâu.
+ Cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
+ Tạo sự phát triển của xã hội, của đất nước.
Chương 2: Phân tích thực trạng và đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Than và VLXD Thanh niên Hà Nội
I. Giới thiệu chung về Công ty
1. Sự hình thành và phát triển của Công ty
Công ty Than và VLXD Thanh niên Hà Nội là một doanh nghiệp nhà nước, có tư cách pháp nhân và thực hiện hạch toán kinh doanh độc lập, chuyên kinh doanh mặt hàng than và vật liệu xây dựng. Trụ sở chính tại 19 Lý Thường Kiệt, Hà Nội.
Dưới đây là một số mốc thời gian quan trọng của Công ty.
Công ty được thành lập năm 1985, tiền thân là Xí nghiệp khai thác Than Thanh niên Hà Nội. Thực hiện nghị định 38 về việc sắp xếp lại doanh nghiệp, năm 1995, Xí nghiệp được đổi tên và bổ sung chức năng nhiệm vụ thành Công ty Than và VLXD Thanh niên Hà Nội theo quyết định số 838/QĐ-UB ngày 14/04/1995. Công ty hoạt động theo đăng ký số 100636 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội với nhiều ngành nghề.
Trước sự đòi hỏi gay gắt của nền kinh tế thị trường về sự đổi mới nhiều mặt, Công ty với mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm nhiều hơn, tổ chức sản xuất có hiệu quả hơn nên trong thời kỳ này Công ty đã không ngừng phát triển và lớn mạnh về mọi mặt sau 17 năm hoạt động.
Đến nay, sản phẩm của Công ty đã có mặt trên mọi miền đất nước, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng và được bà con nông dân tín nhiệm sử dụng.
2. Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của Công ty
Công ty tổ chức đưa thanh niên của Hà Nội xuống Quảng Ninh nhặt than ở các bãi thải của các mỏ than để gia công chế biến thành than xuất khẩu và than nội địa trong nước.
2.1. Chức năng của Công ty
Tổ chức tập hợp tạo việc làm cho thanh niên Thủ đô thông qua lao động sản xuất đối với thanh niên trong lứa tuổi nghĩa vụ quân sự mà không đủ điều kiện tham gia với hình thức tập hợp thanh niên nhàn rỗi ở Thủ đô đi lao động sản xuất ở những vùng xa theo mô hình thanh niên xung phong đi làm kinh tế.
Công ty sản xuất và kinh doanh các ngành như chế biến, tiêu thụ than; sản xuất các vật liệu xây dựng như: cát, đá, sỏi, gạch… phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu; sản xuất kinh doanh chế biến đồ gỗ, đồ sắt trang trí nội thất, nhận thầu các công trình.
HIện nay, trên địa bàn Hà Nội không chỉ có duy nhất Công ty Than và VLXD Thanh niên Hà Nội chuyên kinh doanh những mặt hàng than và VLXD. Nhưng chuyên kinh doanh với số lượng lớn có đầy đủ các quy cách, chủng loại thì Công ty là duy nhất nên Công ty đã đáp ứng nhu cầu của thị trường. Từ khi thành lập cho đến nay, Công ty đã phát triển cùng với sự đi lên của đất nước dưới sự chỉ đạo của Thành đoàn Hà Nội và Bộ Thương mại. Công ty luôn giữ vị trí quan trọng ở khu vực kinh tế trọng điểm nên trong nhiều năm qua đã được thưởng bằng khen và cờ thi đua của Thành đoàn Hà Nội và được Bộ Thương mại xếp loại là doanh nghiệp nhà nước loại II.
2.2. Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty
Công ty thực hiện tốt doanh số bán ra các mặt hàng chủ yếu đem lại lợi nhuận cao cho Công ty, từ đây trang trải nợ nần để trả lương cho công nhân viên.
Nộp ngân sách nhà nước theo kế hoạch của ngành. Bảo toàn và phát triển vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật, thực hiện công tác kinh doanh đảm bảo đời sống cho người lao động.
Liên doanh liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước để phát huy năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, góp phần giải quyết việc làm cho hàng nghìn thanh niên Thủ đô.
3. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty
Biểu số 1: Một vài số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh năm 2001
TT
Chỉ tiêu
ĐVT
Kế hoạch
Thực hiện
Tỷ lệ %
Ghi chú
Tổng giá trị sản lượng
106đ
39.000
41.333
106
1
Sản lượng xây lắp
106đ
1.700
4.540
267
2
Giá trị sản xuất khác
- Giá trị vận tải bốc xếp
- Giá trị sửa chữa lớn
- Giá trị phục vụ nội bộ
106đ
106đ
106đ
106đ
1.320
1.130
0,190
1.400
1.147
0,190
63
106
101
100
3
Giá trị kinh doanh
- Kinh doanh XNK
- Kinh doanh vật tư
- Kinh doanh than
- Số lượng tiêu thụ than
+ Chi nhánh ở QN
+ Các chi nhánh khác
106
106
106
106
Tấn
Tấn
Tấn
35.980
6.000
10.000
19.980
34.400
16.400
18.000
35.393
5.594
14.498
15.301
25.551
15.723
9.778
98
93
145
76
74
96
54
4
Thu nhập bình quân
Bộ phận tiêu thụ than
927.000 đồng / người / tháng
Bộ phận KDVLXD
950.000 đồng / người / tháng
Bộ phận lái xe
850.000 đồng / người / tháng
Bộ phận gián tiếp
Hưởng lương gián tiếp theo định mức hoàn thành kế hoạch trong tháng của Công ty
Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán
Qua bảng biểu trên ta nhận thấy Công ty đã hoàn thành được 106% kế hoạch năm 2001. Có được những thành quả to lớn như trên, trước tiên phải kể đến sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo Công ty. Bên cạnh đó, lãnh đạo Công ty Than và VLXD Thanh niên Hà Nội cũng nỗ lực không ngừng cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong đơn vị để hoàn thành vượt mức chỉ tiêu được giao, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ SXKD của năm 2001.
4. Cơ cấu tổ chức Công ty
4.1. Sơ đồ tổ chức
Biểu số 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
Giám đốc
Phó Giám đốc
Sản xuất
Phó Giám đốc
Hành chính
Phó Giám đốc
Kinh doanh
Phòng
Kinh doanh
Phòng Tổ chức
Hành chính
Phòng Tài chính
Kế toán
Phòng Kế hoạch
Thị trường
CSSX tại Quảng Ninh
CSSX tại
Hà Nội
CSSX tại
Từ Liêm
CSSX tại
Đức Giang
Đội xe
Đội
xây dựng
4.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận
+ Giám đốc Công ty: Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của Công ty là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập nên Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất của Công ty, có trách nhiệm quản lý chung toàn Công ty. Giám đốc thực hiện tất cả các quyết định, còn các phòng ban có chức năng nhiệm vụ được tổ chức theo yêu cầu quản lý kinh doanh và tham mưu cho Giám đốc.
+ Phó Giám đốc Sản xuất: chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các hoạt động sản xuất, cung ứng vật tư.
+ Phó Giám đốc Hành chính: giúp Giám đốc thực hiện các công tác văn phòng, tổ chức bộ máy quản lý và lực lượng lao động của Công ty. Phó Giám đốc Hành chính thay Giám đốc thực hiện các chế độ chính sách với cán bộ công nhân viên, ra quyết định nhân lực trực tiếp và điều hành các hoạt động bảo vệ, phòng cháy chữa cháy. Chịu trách nhiệm trực tiếp với Giám đốc.
+ Phó Giám đốc Kinh doanh: thực hiện công tác kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện tiếp thị, đấu thầu, xuất nhập khẩu than và VLXD.
+ Phòng Kinh doanh: quản lý, xây dựng giá thành, bán hàng, tiêu thụ sản phẩm.
+ Phòng Kế hoạch Thị trường: tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước.
+ Phòng Tài chính Kế toán: có nhiệm vụ hạch toán và quyết toán các hoạt động kinh doanh, thanh toán và theo dõi các khoản tiền của Công ty. Giúp Giám đốc xây dựng các kế hoạch về tài chính. Tổ chức hạch toán tổng hợp.
+ Phòng Tổ chức Hành chính: Thực hiện các công tác văn phòng, tổ chức bộ máy quản lý và lực lượng lao động của Công ty.
+ Các cơ sở sản xuất khác:
Cơ sở sản xuất tại Quảng Ninh.
Cơ sở sản xuất tại Hà Nội.
Cơ sở sản xuất tại Đức Giang.
Cơ sở sản xuất tại huyện Từ Liêm.
Đội xe: có 14 đầu xe, nhiệm vụ là vận chuyển hàng hóa phục vụ cho kinh doanh tiêu thụ.
Đội xây dựng.
Như vậy, mô hình quản lý được liên kết với nhau thành một tổng thể thống nhất dưới sự lãnh đạo của Giám đốc Công ty, thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ đề ra nhằm phát triển hoạt động kinh doanh. Nhiệm vụ và quyền hạn của mỗi bộ phận, mỗi phòng ban khá rõ ràng và các bộ phận, phòng ban đã cố gắng thực hiện tốt công việc của mình đạt kết quả cao.
II. Phân tích và đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty Than và VLXD Thanh niên Hà Nội
1. Thực trạng các yếu tố sản xuất kinh doanh của Công ty
1.1. Đặc điểm trang thiết bị, cơ sở hạ tầng và phương tiện kinh doanh
Dưới đây là biểu thống kê về trang thiết bị, máy móc của Công ty tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh.
Biểu số 3: Thực trạng máy móc thiết bị
tt
Tên gọi thiết bị
Số lượng
Thông số KT
Nước SX
Năm sử dụng
1
Xe tải
13 chiếc
2 tấn - 10 tấn
Nhật, Hàn Quốc
3 - 7 năm
2
Xe con
3 chiếc
4 chỗ
Nhật
2 năm
3
Máy vận thăng
1 cái
1 tấn
Trung Quốc
5 năm
4
Giàn giáo
100 bộ
sắt
Việt Nam
2 năm
5
Máy khoan tay
3 chiếc
Đức
1 năm
6
Máy cắt
1 chiếc
Đức
1 năm
7
Máy đầm
1 chiếc
Nga
1 năm
8
Xe trộn bê tông
5 chiếc
0,1 m3
Việt Nam
2 năm
9
Máy vi tính
7 dàn
tốc độ cao
Đông Nam á
1 - 3 năm
10
Máy in
4 chiếc
Lazerjet 1200
Nhật
6 tháng
11
Máy phôtô
1 chiếc
Kodak
Nhật
6 tháng
Với trang thiết bị, điều kiện làm việc như trên đã phục vụ tốt cho công tác quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh, đáp ứng kịp nhu cầu và tiến độ công việc.
1.2. Đặc điểm về vốn
Biểu số 4: Thực trạng vốn của Công ty năm 2001
Nội dung
Tổng vốn
Trong đó
Tuyệt đối (103đ)
%
Tự có (103đ)
NS cấp (103đ)
Vốn cố định
10.287.744
53,18
5.287.744
6.000.000
Vốn lưu động
9.056.830
46,82
4.056.830
5.000.000
Tổng vốn
19.344.574
100
8.344.574
11.000.000
%
43,14
56,86
Nguồn