Thế giới ngày nay đang có khuynh hướng tiến tới sự hoà nhập. Dù muốn hay không sự mở cửa nền kinh tế đã làm cho trái đất thực sự trở thành một cộng đồng với đầy đủ ý nghĩa hơn bao giờ hết. Trong cộng đồng này các quốc gia là những thành viên chấp nhận lệ thuộc và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.
89 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1670 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao nghiệp vụ kinh doanh nhập khẩu hàng hoá ở Công ty vật tư tổng hợp Hà Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Thế giới ngày nay đang có khuynh hướng tiến tới sự hoà nhập. Dù muốn hay không sự mở cửa nền kinh tế đã làm cho trái đất thực sự trở thành một cộng đồng với đầy đủ ý nghĩa hơn bao giờ hết. Trong cộng đồng này các quốc gia là những thành viên chấp nhận lệ thuộc và ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.
Việt Nam hay bất kỳ một quốc gia nào muốn phát triển kinh tế không chỉ dựa vào sản xuất trong nước mà còn giao dịch quan hệ với các nước khác. Do khác nhau về điều kiện tự nhiên như tài nguyên khí hậu … Nếu chỉ dựa vào nền sản xuất trong nước thì sẽ không thể cung cấp đầy đủ những hàng hoá dịch vụ đáp ứng nhu cầu sản xuất tiêu dùng của nền kinh tế do đó phải nhập nhiều mặt hàng cần thiết như nguyên liệu, vật tư máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng , hàng thiết yếu trong nước , những thứ trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng giá cả cao hơn. Ngược lại trên cơ sở khai thác tiềm năng và những lợi thế kinh tế vốn có, nền kinh tế ngoài việc phục vụ nhu cầu trong nước còn có thể tạo nên nhiều thặng dư có thể xuất khẩu sang nước khác, góp phần tăng ngoại tệ cho đất nước để nhập khẩu các thứ thiết yếu còn thiếu và để trả nợ.
Như vậy do yêu cầu phát triển kinh tế mà phát sinh nhu cầu trao đổi giao dịch hàng hoá giữa các nước với nhau hay nói cách khác hoạt động xuất nhập khẩu là yêu cầu khách quan trong nền kinh tế, nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Trong thời gian thực tập tại phòng kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty vật tư tổng hợp Hà Anh, qua quá trình nghiên cứu thực tiễn em chọn đề tài “Một số biện pháp nhằm nâng cao nghiệp vụ kinh doanh nhập khẩu hàng hoá ở Công ty vật tư tổng hợp Hà Anh”.
Đề tài trọng tâm nghiên cứu quá trình hoàn thiện nghiệp vụ kinh doanh nhập khẩu hàng hoá trong thời gian qua, từ đó đề ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nghiệp vụ nhập khẩu để nâng cao hơn nữa tình hình kinh doanh của Công ty.
Đề tài được chia làm ba phần :
Chương I: Một số cơ sở lý luận chung
ChươngII: Thực trạng các mặt hoạt động của nghiệp vụ kinh doanh nhập khẩu tại Công ty vật tư tổng hợp Hà Anh
Chương III: Một số biện pháp nhằm nâng cao nghiệp vụ kinh doanh nhập khẩu ở Công ty.
Do thời gian có hạn và bước đầu làm quen với phương pháp nghiên cứu nên chuyên đề này của em sẽ không tránh khỏi sai sót. Em rất mong được sự góp ý của thầy cô và các bạn để chuyên đề tốt nghiệp này được hoàn thiện hơn.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn thầy giáo Trần văn Cốc và các cô, chú, anh, chị trong phòng vật tư xuất nhập khẩu của công ty vật tư tổng hợp Hà Anh đã tận tình hướng dẫn cho em nhiều ý kiến quý báu, giúp em đề cập vấn đề nghiên cứu một cách khoa học và nghiêm túc để hoàn thành chuyên đề này.
Chương I: Một số cơ sở lý luận chung
I. Khái niệm và vai trò của nghiệp vụ nhập khẩu
1. Khái niệm
Xuất nhập khẩu nói chung và nhập khẩu nói riêng là hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế. Đó không phải là những hành vi riêng lẻ mà là cả các quan hệ mua bán trong phạm vi một nền thương mại có tổ chức cả bên trong và bên ngoài, nhằm mục đích đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế và từng bước nâng cao mức sống của nhân dân. Do đó, xuất nhập khẩu nói chung và nhập khẩu nói riêng là họat động kinh tế đem laị những hiệu quả đột biến rất cao nhưng cũng có thể gây thiệt hại lớn vì nó phải đối đầu với một hệ thống kinh tế khác từ bên ngoài mà các chủ thể trong nước tham gia xuất nhập khẩu không dễ dàng khống chế được.
Như vậy nhập khẩu là một hoạt động quan trọng của ngoại thương nhập khẩu tác động một cách trực tiếp và quyết định đến sản xuất và đời sống trong nước.
2. Vai trò của nghiệp vụ nhập khẩu
Nhập khẩu là hoạt động không thể thiếu đối với mỗi quốc gia. Đây cũng là nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế, là chìa khoá của sự tăng trưởng. Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá ở nước ta hiện nay nhập khẩu có vai trò to lớn và nó được thể hiện ở các mặt sau :
- Nhập khẩu bổ sung kịp thời các mặt mất cân đối của nền kinh tế, đảm bảo một sự phát triển cân đối và ổn định, khai thác tối đa tiềm năng của nền kinh tế vào vòng quay kinh tế.
- Nhập khẩu mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước, cho phép tiêu dùng một lượng hàng hoá nhiều hơn khả năng sản xuát trong nước và thoả mãn nhu cầu trực tiếp của nhân dân về hàng hoá tiêu dùng.
- Nhập khẩu đảm bảo đầu vào cho sản xuất, tạo việc làm ổn định cho người lao động góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân.
- Nhập khẩu tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
- Nhập khẩu xoá bỏ tình trạng độc quyền, phá vỡ triệt để nền kinh tế đóng cửa, chế độ tự cung tự cấp.
- Nhập khẩu tác động trực tiếp vào sản xuất và kinh doanh thương mại quốc tế làm cho khối lượng và giá trị hàng nhập khẩu ngày càng ra tăng cùng với sự phát triển kinh tế. Nhập khẩu giúp cho sản xuất được liên tục và ổn định
- Nhập khẩu có vai trò tích cực đến thúc đẩy xuất khẩu sự tác động này thể hiện ở chỗ tạo đầu vào cho sản xuất hàng xuất khẩu nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu, tạo môi trường thuận lợi cho xuất khẩu đặc biệt là nước nhập khẩu.
- Nhập khẩu tạo ra sự cạnh tranh giữa hàng sản xuất trong nước và hàng ngoại nhập, tức là tạo ra động lực bắt buộc các nhà sản xuất trong nước phải không ngừng vươn lên và hoàn thiện sản phẩm của mình để có chất lượng tốt, giá rẻ, phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, từ đó thúc đẩy sản xuất phát triển.
3. Các hình thức nhập khẩu của các doanh nghiệp Xuất nhập khẩu hiện nay.
Hoạt động xuất nhập khẩu chỉ được tiến hành ở các doang nghiệp XNK trực tiếp. Trong thực tế do các tác động của điều kiện kinh doanh cũng như sự ràng buộc năng động sáng tạo của người làm kinh doanh đã tạo ra nhiều hình thức nhập khẩu đa dạng khác nhau. Dưới đây là một vài hình thức nhập khẩu được áp dụng trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hiện nay :
3.1. Nhập khẩu trực tiếp
*Khái niệm: Là hoạt động nhập khẩu độc lập của doanh nghiệp XNK trực tiếp. Doanh nghiệp phải tự nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước tính toán chi phí đảm bảo kinh doanh nhập khẩu có lãi, đúng phương hướng chính sách, luật pháp quốc gia cũng như luật pháp quốc tế.
3.2.Nhập khẩu uỷ thác
*Khái niêm: Là hoạt động nhập khẩu hình thành giữa một doanh nghiệp trong nước có vốn ngoại tệ riêng và có nhu cầu nhập khẩu một số loại hàng nhưng không có quyền tham gia quan hệ trực tiếp hoặc không có các điều kiện cần thiết để nhập khẩu nên uỷ thác cho doanh nghiệp có chưc năng trực tiếp giao dịch, thường tiến hành đàm phán với nước ngoài để làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá theo yêu cầu của bên uỷ thác và được hưởng một phần thù lao gọi là phí uỷ thác.
3.3 . Nhập khẩu liên doanh.
* Khái niệm: Là hoạt động Nhập khẩu hàng hóa trên cơ sở liên kết kinh tế một cách tự nguyện giữa các doanh nghiệp (trong đó có ít nhất một doanh nghiệp XNK trực tiếp nhầm phối hợp để cùng giao dịch và đề ra các chủ trương, biện pháp có liên quan đến hoạt động Nhập khẩu, thúc đẩy hoạt động này phát triển theo hướng có lợi nhất cho cả hai bên, cùng chia lãi và chịu lỗ.
3.4. Nhập khẩu tái xuất
*Khái niệm : Nhập khẩu tái xuất là hoạt động nhập khẩu hàng hoá nhưng không phải để tiêu thụ trong nước mà là để xuất sang một nước thứ ba nào dó nhằm mục đích thu lợi nhuận, song, những hàng hoá này được chế biến ở nước tái xuất
3.5. Nhập khẩu gia công hàng xuất khẩu
* Khái niệm : Nhập khẩu gia công hàng xuất khẩu là hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế , trong đó một bên (gọi là bên nhận gia công )nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác(gọi là bên đặt gia công )để chế biến ra thành phẩm, giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao(gọi là phí gia công). Khi hoạt động gia công vượt ra kgỏi biên giới quốc gia thì được gọi là gia công xuất khẩu.
II. Nội dung hoạt động của nghiệp vụ kinh doanh nhập khẩu
1. Nghiên cứu thị trường nhập khẩu và lập phương án kinh doanh
Hoạt động kinh doanh đối ngoại thường phức tạp hơn các hoạt động kinh doanh đối nội vì rất nhiều lý do. Chẳng hạn như : Bạn hàng ở cách xa nhau, hoạt động chịu sự điều tiết của nhiều hệ thống luật pháp, hệ thống tiền tệ tài chính khác nhau….Do đó trước khi bước vào giao dịch đàm phán để ký kết hợp đồng thì cácc đơn vị kinh doanh phải chuẩn bị chu đáo. Kết quả của việc giao dịch phần lớn dựa vào sự chuẩn bị đó. Công việc chuẩn bị bao gồm 2 bộ phần chính:
1.1. Nghiên cứu tiếp cận thị trường
Ngoài việc nắm vững tình hình trong nước và đường lối chính sách, luật lệ quốc gia có liên quan đến hoạt động kinh tế đối ngoại . Đơn vị kinh doanh XNK cần phải nhận biết hàng hoá nhập khẩu, nấm vững thị trường và lựa chọn khách hàng.
a. Nhận biết hàng hoá
Mục đích của việc nhận biết mặt hàng xuất khẩu là để nhập khẩu đúng chủng loại hàng hoá mà thị trưòng trong nước cần để kinh doanh có hiệu quả và đạt được mục tiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp. Việc nhận biết mặt hàng Nhập khẩu trước hết phải dựa vào nhu cầu sản xuất và tiêu thụ trong nước, chủng loại,kích cỡ giá cả, chất lượng, số lượng, thời vụ và các thị hiếu cũng như tập quán tiêu thụ của từng vùng, từng lĩnh vực sản xuất. Từ đó xem xét các khía cạnh của hàng hoá trên thị trường thế giới về nhập khẩu hàng hoá như: Công dụng các đặc tính, quy cách phẩm chất, mẫu mã giá cả, điều kiện mua bán và khả năng sản xuất, các dịch vụ kèm theo như sửa chữa, bảo dưỡng…
Để chọn mặt hàng kinh doanh, một nhân tố nữa được tính đến đó là Tỷ xuất ngoại tệ hàng nhập khẩu, đó là tổng số tiền Việt Nam thu được khi phải chi tiêu một đơn vị ngoại tệ để nhập khẩu. Nếu tỷ suất ngoại tệ hàng Nhập khẩu lớn hơn tỷ giá hối đoái trên thị trường thì việc nhập khâủ có hiệu quả.
Ví dụ : Tính tỷ suất ngoại tệ mặt hàng Nhập khẩu M (Có giá CIP Hải Phòng là 1600 USD/tấn )
-Ta có giá nhập khẩu theo điều kiện CIP: 1.600USD
-Thuế nhập khẩu 10% + 160 USD
1.760 USD
-Lãi định mức 15%´1.760 = 264 USD
-Lãi vay Ngân hàng 1% Tháng 1%´3 tháng´1.760 = 52,8 USD
-Thuế lợi tức 50% ´264 = 132 USD
Cộng toàn bộ : 2.208,8 USD
Do buôn bán trong nước 2.208.800 đồng VN/tấn.
Như vậy tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu mặt hàng này là :
2.208.800 VNĐ
2.208,8 USD
= 10000 VND
b. Nắm vững thị trường ngoài nước
Đối với đơn vị kinh doanh đối ngoại, việc nghiên cứu thị trường nước ngoài có một ý nghĩa rất quan trọng. Trong việc nghiên cứu đó những nội dung cần nắm vững về một thị trường nước ngoài là : những điều kiện chính trị. Thương mại chung, luật pháp và chính sách buôn bán, điều kiện về tiền tệ tín dụng, điều kiện vận tải và tình hình giá cước..
Bên cạnh những điểm trên, đơn vị kinh doanh cũng cần nắm vững những điều như: dung lượng thị trường, tập quán và thị hiếu tiêu dùng,những kênh tiêu thụ, sự biến động giá cả…
c. Lựa chọn khách hàng
Việc nghiên cứu tình hình thị trường giúp cho đơn vị kinh doanh lựa chọn thị trường, thời cơ thuận lợi,lựa chọn phương thức mua bán và điều kiện giao dịch thích hợp. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, kết quả hoạt động kinh doanh còn phụ thuộc nhiều vào khách hàng.
Vì vậy để lựa chọn khách hàng, không nên căn cứ vào những lời quảng cáo, tự giới thiệu, mà cần tìm hiểu khách hàng về thái độ chính trị của thương nhân, khả năng tài chính, lĩnh vực kinh doanh và uy tín của họ trong kinh doanh.
Trong việc lựa chọn khách hàng chủ yếu dựa vào hai phương thức sau:
- Nghiên cứu lựa chọn thông quáách báo và các tài liệu ấn phẩm khác
- Nghiên cứu tại chỗ nghĩa là cử cán bộ đến tận nơi để tìm hiểu khách hàng.
1.2 Lập phương án kinh doanh
Trên cơ sở những kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu tiếp cận thị trường, đơn vị kinh doanh cần xây dựng phương án kinh doanh và nó bao gồm các bước sau :
- Đánh giá tình hình thị trường và thương nhân .
- Lựa chọn mặt hàng, thời cơ, điều kiện và phương thức kinh doanh.
- Đề ra mục tiêu, chẳng hạn nhập hàng về thì sẽ bán được bao nhiêu. Với giá cả bao nhiêu,sẽ bán ở thị trường nào …
- Đề ra biện pháp thực hiện
- Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của việc kinh doanh. Để đánh giá hiệu quả kinh doanh trong quá trình kinh doanh nhập khẩu thường sử dụng một số chỉ tiêu sau:
+Tỷ suất ngoại tệ
+Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn T
T =
S
B + A +I
Trong đó - S : Tổng số tiền bỏ ra để kinh doanh
- A : Khấu hao
- B : Lãi
- I : khoản tiền trả lãi tiền vay.
+Chỉ tiêu tỷ suất doanh lợi Rb
Rb =
A + B
x 100%
S
+Chỉ tiêu điểm hoà vốn Q
Q =
FC
P - V
Trong đó : - FC : Chi phí cố định
- P : Giá
- V : Biến phí
2. Giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng nhập khẩu
2.1 Các phương thức và điều kiện giao dịch chủ yếu trong nhập khẩu
2.1.1 . Các phương thức giao dịch
Trên thị trường thế giới, những giao dịch ngoại thương (hoạt động xuất nhập khẩu) đều tiến hành theo những cách thức nhất định. Những cách thức mua bán như vậy quy định thủ tục tiến hành,điều kiện giao dịch, thao tác và chứng từ cần thiết của quan hệ giao dịch. Người ta gọi những cách thức đó là phương thức giao dịch. Mỗi phương thức đó có những đặc điểm riêng, có kỹ thuật tiến hành riêng.
Sau khi tiến hành công việc nghiên cứu thị trường quốc tế thì căn cứ vào mặt hàng dự định nhập khẩu, đối tượng, thời gian giao dịch và năng lực của người tiến hành giao dịch mà doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu lựa chọn cho mình một phương thức giao dịch phù hợp nhất, thuận tiện nhất. Dưới đây là một số phương thức giao dịch cơ bản trong mua bán quốc tế :
a. Giao dịch trực tiếp
Giao dịch trực tiếp trong kinh doanh quốc tế là giao dịch mà người mua và người bán trực tiếp quan hệ giao dịch với nhau bằng cách gặp mặt hoặc qua thư từ, điện tín để bàn bạc và thoả thuận với nhau về hàng hoá, giá cả, điều kiện giao dịch, phương thức thanh toán ... Và những nội dung này được thoả thuận một cách tự nguyện, không có sự ràng buộc với lần giao dịch trước việc mua không nhất thiết phải tiến hành với việc bán.
Để tiến tới quá trình buôn bán trực tiếp hai bên mua bán phải trải qua một số quá trình giao dịch gồm có các bước sau :
a1. Hỏi giá: Là việc bên mua đề nghị bên bán cho biết những điều kiện bán hàng như giá cả, thời hạn giao hàng, điều kiện thanh toán …
Hỏi giá thực chất là thăm dò để giao dịch cho nên không bắt buộc người hỏi giá trở thành người mua.
a2. Báo giá: là nghiệp vụ tiếp theo của giao dịch và ký kết hợp đồng. Nếu đã báo giá là đã có sự cam kết của người bán sẽ bán hàng với giá đó và kèm theo điều kiện trong thư báo giá. Khi người mua đồng ý với điều kiện trong thư báo giá người bán không có quyền từ chối .
a3. Chào hàng: Luật pháp coi đây là lời đề nghị ký kết hợp đồng và như vậy chào hàng có thể do người bán hoặc người mua đưa ra. Trong chào hàng người ta nêu rõ :Tên hàng, quy cách, phẩm chất, số lượng, giá cả, điều kiện, cơ sở giao hàng, thời hạn giao hàng, điều kiện thanh toán, bao bì, ký mã hiệu, thể thức giao nhận hàng…
a4. Đặt hàng: Là nơi đề nghị ký kết hợp đồng xuất phát từ phía người mua và trong đặt hàng phải nêu đầy đủ cụ thể về yêu cầu hàng hoá định mua và các nội dung cần thiết để phục vụ cho việc ký kết hợp đồng.
a5. Chấp nhận: Là sự đồng ý hoàn toàn một cách vô điều kiện ,tất cả các điều kiện mà bên kia đưa ra.
a6. Xác nhận: Là việc hai bên mua bán sau khi đã thống nhất thoả thuận cùng nhau về điều kiện giao dịch thì được ghi chép lại và cả hai bên cùng ký kết xác nhận vào biên bản đó.
b. Giao dịch qua trung gian
Giao dịch qua trung gian là mọi việc kiến lập qua quan hệ giữa người mua và người bán, và việc quy định các điều kiện mua bán đều phải thông qua một người thứ ba. Người thứ ba này được gọi là người trung gian mua bán
Người trung gian mua bán phổ biến trên thị trường hiện nay là đại lý và môi giới.
- Đại lý : Là các thể nhân hoặc pháp nhân tiến hành thực hiện một hay một số hành vi kinh doanh theo sự uỷ thác của người uỷ thác.
- Môi giới : Là loại thương nhân trung gian giữa người mua và người bán được người bán hoặc người mua uỷ thác tiến hành mua bán hàng hoá dịch vụ.Khi tiến hành nghiệp vụ người môi giới không được đứng tên của chính mình mà đứng tên của người uỷ thác, không được chiếm hữu hàng hoá và không chịu trách nhiệm cá nhân trước ngưòi uỷ thác về việc khách hàng không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Người môi giới không trực tiếp tham gia và thực hiện hợp đồng trừ trường hợp có sự uỷ quyền của ngưòi uỷ thác.
* Hợp đồng đại lý thường được phản ánh một số nội dung sau:
-Các bên ký kết bao gồm : tên, địa chỉ người thay mặt ký hợp đồng.
-Xác định quyền của đại lý.
-Xác định mặt hàng được uỷ thác hoặc bán như tên hàng, số lượng, chất lượng, bao bì.
-Xác định khu vực địa lý, nơi đại lý hoạt động.
-Xác định giá cả : Giá cả tối đa. giá cả tối thiểu và giá cố định
-Xác định tiền thù lao và các khoản chi phí
- Thời hạn hiệu lực của hợp đồng.
-Quyền và nghĩa vụ của đại lý.
-Quyền và nghĩa vụ của bên uỷ thác.
c. Buôn bán đối lưu
* Khái niệm: Là một phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, Người bán đồng thời là người mua lưọng hàng hoá dịch vụ trao đổi với nhau có giá trị tương đươngnghĩa là lượng hàng hoá đó có giá trị tương xứng với lượng hàng hoá nhập về.
Trong quá trình buôn bán ký hợp đồng thì thì cần có các yêu cầu cân bằng sau:
-Cân bằng về mặt hàng.
-Cân bằng về giá cả.
-Cân bằng về điều kiện giao hàng.
-Cân bằng về tổng giá trị hàng hoá trao đổi.
d. Đấu giá quốc tế.
* Khái niệm : Là một phương thức bán hàng đặc biệt được ổ chức công khai ở một nơi nhất định, tai đó sau khi xem trước hàng hoá, những người mua tự do cạnh tranh giá cả và cuói cùng hàng hoá sẽ được bán cho người mua nào trả giá cao nhất.
Có hai loại giá :
- Đấu giá thương nghiệp : Là trong đó hàng hoá được phân lô. phân loại, có thể được sơ chế và người tham gia đấu giá đại bộ phận là các nhà buôn
- Đấu giá phi thương nghiệp : Trong đó hàng hoá có sao bán vậy và những người tham dự đại bộ phận là người tiêu dùng.
e. Đấu thầu quốc tế
Là một phương thức giao dịch đặc biệt trong đó người mua (người gọi thầu ) cong bố trước điều kiện mua hàng để người bán (người dự thầu)báo giá mình muốn bán. Sau đó người mua sẽ chon mua của người bán nào đáp ứng được yêu cầu của người mua.
g. Giao dịch tại sở giao dịch hàng hoá.
Là một thị trường đặc biệt tại đó thông qua những người môi giới do sở giao dịch chỉ định, người ta mua bán các loại hàng hoá có khối lượng lớn, có tính chất đồng loạt, có phẩm chất có thể thay thế được với nhau.
* Các loại giao dịch tại sở giao dịch
- Giao dịch giao ngay : Là giao dịch trong đó giá cả hàng hoá được giao ngay và trả tiền ngay vào lúc ký kết hợp đồng
- Giao dịch kỳ hạn : Là giao dịch trong đó giá cả hàng hoá được ánn định và ký kết hợp đồng nhưng việc giao dịch thanh toán đều được tién hành sau một kỳ hạn nhất định nhằm mục đích thu lợi nhuận do chênh lệch giá giữa lúc ký hợp đồng và thời điểm giao hàng trả tiền
h. Giao dịch tại hội chợ hoặc triển lãm
- Hội chợ là thị trường hoạt động định kỳ tổ chức và một thời gian và ở một địa điểm cố định trong một thời hạn nhất định, tại đó người bán trưng bày hàng hoá của mình và tiếp xúc với người mua để ký kết hợp đông mua bán
- Triển lãm : Là việc trưng bày giới thiệu những thành tựu của một nền kinh tế hoặc một nghành kinh tế ,văn hoá, kỹ thuật.
2.1.2. Các điều kiện giao dịch trong nhập khẩu.
Trong quá trình buôn bán với nước ngoài, việc vận dụng chính xác các điều kiện giao dịch có ý nghĩa quan trọng đối với các đơn vị kinh doanh xuát nhập khẩu bởi vì giao dịch buôn bán quốc tế thường xảy ra những tranh chấp do các bên không thống nhất và hiểu lầm nội dung của hợp đồng buôn bán. Từ đó, một số điều kiện cơ bản của hợp đồng ra đời nhằm thống nhất quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên tham gia ký két hợp đồng.
Có rất nhiều điều kiên giao dịch song chủ yếu gồm các giao dịch sau :
a. Điều kiên tên hàng
Tên hàng là điều kiện quan trọng của mỗi thư chào hàng,thư hỏi giá và hợp đồng ....Nó nói lên chính xác đối tượng mua bán, trao đổi là gì. Vì vậy tên hàng phải đảm bảo chính xác để các bên mua và bán đều hiểu và thống nhất. Do vậy ngoài tên chung còn cần phải gắn với ký mã hiệu, địa danh tên hàng...
VD : Thuốc trừ sâu ĐT, Xe máy hon đa...
b. Điều kiện phẩm chất hàng hoá
Phẩm chất hàng hoá là điều k