Nền kinh tế thị trường trong những năm gần đây đang diễn ra một sự thay đổi lớn lao trên các mặt sản xuất, kinh doanh dịch vụ cho tới cả văn hoá xã hội. Điều khởi nguyên và cốt yếu của quá trình này là nhằm mục đích đáp ứng những nhu cầu ngày càng phong phú, đa dạng ở mức độ cao của con người. Những nhu cầu này không chỉ dừng lại ở sự đòi hỏi về mặt lượng, sự nâng cao về mặt chất mà còn đòi hỏi được đáp ứng về mặt tinh thần. Thêm vào đó, các nhu cầu này luôn luôn thay đổi cùng với thời gian, cùng với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật.
60 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1571 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm phát triển đa dạng hoá sản phẩm tại nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Nền kinh tế thị trường trong những năm gần đây đang diễn ra một sự thay đổi lớn lao trên các mặt sản xuất, kinh doanh dịch vụ cho tới cả văn hoá xã hội. Điều khởi nguyên và cốt yếu của quá trình này là nhằm mục đích đáp ứng những nhu cầu ngày càng phong phú, đa dạng ở mức độ cao của con người. Những nhu cầu này không chỉ dừng lại ở sự đòi hỏi về mặt lượng, sự nâng cao về mặt chất mà còn đòi hỏi được đáp ứng về mặt tinh thần. Thêm vào đó, các nhu cầu này luôn luôn thay đổi cùng với thời gian, cùng với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật.
Trên góc độ đó, đa dạng hoá sản phẩm trở thành một xu thế phát triển tất yếu, là một nhân tố mang lại sự thắng lợi trong cạnh tranh cũng như trong việc chiếm lĩnh thị trường của các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Việt nam là một nnước đang ở giai đoạn đầu của nền kinh tế thị trường, một môi trường kinh doanh bình đẳng đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp mà tiêu chí cuối cùng là cạnh tranh để tồn tại, phát triển và đưa đất nước tiến lên, do đó đa dạng hoá sản phẩm là cần thiết và có ý nghĩa đặ biệt quan trọng hơn bao giờ hết.
Nhận thức được tầm quan trọng và vai trò quyết định của đa dạng hoá sản phẩm đối với sự sống còn của doanh nghiệp, thời gian qua nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép một doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Xây dựng đã tận dụng tối đa năng lực máy móc thiết bị, khai thác triệt để tiềm năng trí tuệ của nhà máy để thực hiện phương án đa dạng hoá sản phẩm . Đây là một sự lựa chọn sáng suốt và đúng đắn của nhà máy, tuy nhiên trong quan trọng thực hiện vẫn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định.
Trong thời gian thực tập tại nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép, nhận thấy việc đa dạng hoá sản phẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của Công ty trong cơ chế mới, em đã mạnh dạn lựa chọn và nghiên cứu đề tài : "Một số biện pháp nhằm phát triển đa dạng hoá sản phẩm tại nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép". Em hy vọng được đóng góp một phần công sức nhỏ bé vào việc hoàn thiện công tác đa dạng hoá sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của nhà máy.
Kết cấu chuyên đề gồm 3 phần chính
Phần I : Một số lý luận cơ bản về đa dạng hoá sản phẩm trong doanh nghiệp.
Phần II: Thực trạng công tác đa dạng hoá sản phẩm tại nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép .
Phần III: Một số biện pháp nhằm phát triển đa dạng hoá sản phẩm tại nhà máy chế tạo thiết bị và kết cấu thép.
Phần I
Một số lý luận cơ bản về đa dạng hoá sản phẩm trong doanh nghiệp.
I. Khái niệm, nội dung, hình thức của đa dạng hoá sản phẩm
1. Khái niệm đa dạng hoá sản phẩm
Trong nền kinh tế thị trường số lượng, chủng loại sản phẩm, hàng hoá dịch vụ hết sức đa dạng, phong phú nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của người tiêu dùng. Một doanh nghiệp chỉ có thể được coi là làm ăn có hiệu quả khi các sản phẩm cuả doanh nghiệp được tiêu thụ với mức giá thị trường và số lượng theo khả năng đáp ứng nhất. Muốn vậy doanh nghiệp phải gắn được sản phẩm của mình với người tiêu dùng, tức là phải xác định được một danh mục và cơ cấu sản phẩm có hiệu quả nhất. Tuy nhiên tính hiệu quả của cơ cấu và danh mục sản phẩm lại phụ thuộc vào những điều kiện khách quan, chủ quan nhất định. Khi các điều kiện đó thay đổi thì cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp cũng phải thay đổi theo để thích ứng với điều kiện mới. Chính vì vậy cơ cấu cảu sản phẩm của doanh nghiệp luôn là một cơ cấu động.
Nếu cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp thay đổi theo hướng thu hẹp lại, đảm bảo sự tập trung cao hơn về sản xuất thì doanh nghiệp phát triển theo hướng chuyên môn hoá. Ngược lại cơ cấu sản phẩm đựơc mở rộng, danh mục sản phẩm được tăng thêm thì có nghĩa doanh nghiệp phát triển theo hướng đa dạng hoá sản phẩm.
Vậy đa dạng hoá sản phẩm là gì?
Có nhiều định nghĩa về đa dạng hoá sản phẩm như:
"Đa dạng hoá sản phẩm là một chiến lược nhằm giảm bớt rủi ro bằng cách góp chung rủi ro của nhiều loại tài sản có mức lợi tức của từng loại khác nhau ".
"Đa dạng hoá sản phẩm là quá trình mở rộng một cách hợp lý danh mục sản phẩm, cơ cấu sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu thị trường và xã hội, phù hợp với điều kiện của môi trường, doanh nghiệp nhằm tạo ra cơ cấu, danh mục sản phẩm hợp lý và có hiệu quả của doanh nghiệp".
Vậy bản chất của đa dạng hoá sản phẩm là quá trình mở rộng hợp lý danh mục và cơ cấu sản phẩm nhằm tạo nên cơ cấu sản phẩm có hiệu quả của doanh nghiệp công nghiệp.
2.Nội dung của đa dạng hoá sản phẩm.
Tùy theo từng giai đoạn phát triển và các yêu cầu từ phía thị trường, môi trường kinh doanh ... mỗi doanh nghiệp có các chiều hướng đa dạng hoá khác nhau. Trên thực tế các doanh nghiệp thường tiến hành các hướng đa dạng hoá sau:
a. Đa dạng hoá mở rộng.
Theo xu hướng này doanh nghiệp tiến hành đa dạng hoá dựa trên việc kết hợp các yếu tố:
Đa dạng hoá sản phẩm trên nền chuyên môn hoá.
- Đa dạng hoá sản phẩm dựa trên cơ sở kết hợp sản phẩm chuyên môn hoá và mở rộng chủng loại sản phẩm cùng công nghệ .
-Đa dạng hoá sản phẩm dựa trên cơ sở tận dụng khả năng thừa của máy móc công nghệ và nguyên vật liệu chính.
b. Đa dạng hoá thu hẹp.
- Đa dạng hoá sản phẩm bằng cách thu hẹp sản phẩm chuyên môn hoá, mở rộng sản phẩm có thể sử dụng cơ sở vật chất có sẵn.
-Khép kín dây chuyền sản xuất, tận dụng tối đa mọi nguồn lực cho sản phẩm chuyên môn .
- Thu hẹp sản phẩm chuyên môn hoá, chuyển hướng sản xuất.
c. Đa dạng hoá thực sự:
- Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sang lĩnh vực mới không có mối liên hệ nào về công nghệ hoặc thương mại với các hoạt động hiện có của doanh nghiệp.
Biểu 1: Các xu hướng đa dạng hoá sản phẩm (trang bên)
3. Hình thức đa dạng hoá sản phẩm .
Chiến lược đa dạng hoá sản phẩm của doanh nghiệp được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Các hình thức của đa dạng hoá sản phẩm thường có sự đan xen trong cách thể hiện. Có một số hình thức đa dạng hoá sau:
a. Chiến lược đa dạng hoá đồng tâm.
- Là việc mở rộng danh mục sản phẩm từ sản phẩm truyền thống nhằm đáp ứng các nhu cầu thị trường thường xuyên biến động. Trong sản xuất kinh doanh công nghiệp hình thức đa dạng hoá đồng tâm thường được diễn ra theo hai hướng.
* Đa dạng hoá sản phẩm trên cơ sở sản phẩm gốc chuyên môn hoá.
Đây là hình thức đa dạng hoá đã phát triển từ lâu và đem lại hiệu quả cao. Thông thường khi doanh nghiệp càng mở rộng đa dạng hoá thì trình độ
Biểu 1: Các xu hướng đa dạng hoá sản phẩm
Xu hướng
Ví dụ
Nội dung
Nguyên nhân
Công việc đã giải quyết
1. Đa dạng hoá sản phẩm trên nền CMH
Công ty dệt Vĩnh Phú
Tăng thêm kiểu cách, mẫu mã và hình thức nội dung của sản phẩm
Sản phẩm gốc bị mất thị trường do mẫu mã đơn điệu
Điều tra thị trường, nâng cấp và đầu tư thiết bị , thiết kế sản phẩm mới.
2.Kết hợp sản phẩm CMH và mở rộng sản phẩm cùng công nghệ
Công ty sứ Hải Dương
Hoàn thiện và nâng cao chất lượng sứ dân dụng, phát triển sứ điện, sứ mỹ nghệ.
Sản phẩm gốc bị mất thị trường và kém sức cạnh tranh do mẫu mã và chất lượng kém
Điều tra thị trường, thiết kế sản phẩm, tạo ra sức cạnh tranh về chất lượng
3.Tận dụng khả năng sản xuất thừa
Công ty động cơ Nam Định
Làm dịch vụ cơ khí, điện dân dụng và công nghiệp
Sản phẩm gốc bị mất thị trường do nhu cầu về sản phẩm giảm
Phát huy khả năng lao động và công suất thiết bị
4.Thu hẹp sản phẩm CMH. Mở rộng sản phẩm sử dụng cơ sở vật chất hiện có
Công ty xe đạp Xuân Hoà
- Giảm số lượng sản xuất xe đạp
- Xản xuất sản phẩm trang thiết bị nội thất bằng kim loại (bàn ghế...)
Sản phẩm gốc bị mất thị trường do nhu cầu về sản phẩm giảm
Điều ra thị trường thiết kế sản phẩm mới
5.Khép kín cơ sở vật chất hiện có
Dệt kim Hà Nội
Huy động hết công suất, sản xuất sợi, quần áo dệt kim
Sản phẩm có uy tín trên thị trường và tiềm lực đầu tư
Đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới
6. Thu hẹp sản xuất chuyên môn
Công ty chế biến lâm sản Hải Dương
Từ bánh mỳ, mỳ sợi- sản xuất nghiền ớt, tỏi, bánh kẹo, sản xuất bia.
Sản phẩm gốc bị mất thị trường
Đầu tư xây dựng bộ phận sản xuất mới
7. Kinh doanh tổng hợp
Nhiều doanh nghiệp
Tranh thủ mọi cơ hội trong kinh doanh
Để hỗ trợ lẫn nhau sản xuất các sản phẩm
Làm tất cả những gì có thể làm
CMH sẽ giảm sút. Tuy nhiên trong hình thức này đa dạng hoá và trình độ chuyên môn hoá lại có mối quan hệ rất biện chứng bơỉ các lý do sau:
- Thứ nhất: là bản thân sản phẩm CMH của doanh nghiệp cũng phải được hoàn thiện cải tiến về hình thức và nội dung, tăng thêm về kiểu cách mẫu mã để đáp ứng yêu cầu thị trường hết sức đa dạng. Đó là một trong những điều kiện quan trọng đảm bảo cho doanh nghiệp có sức cạnh tranh giữ và mở rộng thị phần. Vì vậy sản phẩm CMH của doanh nghiệp được đánh theo hình thức biến đổi chủng loại
- Thứ hai: Tại một số doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ CMH thường không sử dụng hết các nguồn lực sẵn có. Vì vậy trong khi nâng cao một cách hợp lý trình độ chuyên môn hoá theo phương hướng phát triển chỉ đạo của doanh nghiệp thì doanh nghiệp vẫn cần mở rộng danh mục sản phẩm để tận dụng năng lực sản xuất của nhà máy thiết bị, tận dụng nguyên vật liệu thừa... nhằm đáp ứng các nhu cầu khác của thị trường. Theo lý do này, đa dạng hoá sản phẩm chính là doanh nghiệp tạo ra "tuyến sản phẩm " hỗ trợ quan trọng cho việc phát triển CMH.
- Thứ ba: Mặc dù có nhiều hình thức đa dạng hoá sản phẩm nhưng nếu như đa dạng hoá sản phẩm được dựa trên cơ sở nền tảng là các điều kiện vật chất kỹ thuật của CMH ban đầu thì việc đa dạng hoá sản phẩm sẽ giảm bớt nhu cầu đầu tư, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nhằm hạn chế rủi ro. Hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hay thấp chính là yếu tố quyết định việc có nên đa dạng hoá sản phẩm dựa trên chuyên môn hoá.
Như vậy CMH sản xuất luôn phải được coi là nhiệm vụ trung tâm và là phương hướng chủ đạo trong phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu như quan niệm cơ cấu sản phẩm của doanh nghiệp là cơ cấu động phải thường xuyên hoàn thiện đổi mới đảm bảo cho các doanh nghiệp thích ứng với sự vận động của môi trường kinh doanh thì bản thân sản phẩm CMH của doanh nghiệp cũng phải được đa dạng hoá và được đa dạng hoá sản phẩm của doanh nghiệp chính là một giải pháp mang tính chiến lược lâu dài. Để đảm bảo sản xuất kinh doanh có hiệu quả và ổn định cần có một chiến lược CMH và đa dạng hoá hợp lý trong doanh nghiệp.
* Phát triển đa dạng hoá sản phẩm trên cơ sở các sản phẩm đa dạng hoá được sử dụng trên kỹ thuật công nghệ và các yếu tố hiện có của doanh nghiệp.
áp dụng hình thức này, doanh nghiệp vừa vận dụng được lợi thế về nguồn lực sẵn có của mình như kỹ thuật công nghệ, máy móc thiết bị, lao động nguồn nguyên liệu... để có thể sản xuất thêm và đưa ra thị trường được những sản phẩm có chất lượng cao, hình thức đẹp phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
* Đa dạng hoá đồng tâm thường được sử dụng theo các hình thức cụ thể là:
- Đa dạng hoá sản phẩm từ sản phẩm CMH
- Đa dạng hoá sản phẩm từ việc hoàn thiện phục vụ trong quá trình tiêu thụ.
- Đa dạng hoá sản phẩm hoàn thiện tốt hơn, đầy đủ hơn, triệt để hơn các yếu tố của quá trình sản xuất.
- Đa dạng hoá sản phẩm từ hướng cải tiến hợc đổi mới một bộ phận, hoặc một số chi tiết của sản phẩm CMH.
- Đa dạng hoá sản phẩm nhằm vào sự thay đổi của nhu cầu thị trường hoặc đi sâu vào các thị trường ngách.
b. Đa dạng hoá kết khối.
Là hình thức đa dạng hoá mà trong một doanh nghiệp tập hợp nhiều loại hình thức sản xuất kinh doanh thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
Biểu 2: Phân loại các hình thức đa dạng hoá sản phẩm (trang bên)
4.Sự cần thiết khách quan của đa dạng hoá sản phẩm .
Hoạt động trong cơ chế thị trường các doanh nghiệp thường hướng tới 2 mục tiêu cơ bản là:
- Tạo ra hàng hoá và dịch vụ với chất lượng tốt, mẫu mã đẹp phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
- Đạt được lợi nhuận tối đa sau mỗi kỳ kinh doanh trên cơ sở nâng cao hiệu quả của các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Cũng thấy rõ rằng, sản phẩm của doanh nghiệp càng có chất lượng cao, mẫu mã phong phú thì càng tiêu thụ được nhiều, doanh thu càng lớn, lợi nhuận càng cao. Muốn thế thì tất yếu doanh nghiệp phải xác định cho mình được một cơ cấu sản phẩm hợp lý, phải thực hiện đa dạng hoá sản phẩm cho phù hợp với thị yếu của thị trường và xã hội, phù hợp với điều kiện của môi trường doanh nghiệp (cơ hội, biến động của giá cả, thu nhập tính cạnh tranh, luật pháp). Nói cách khác, thực hiện đa dạng hoá sản phẩm tự bản thân doanh nghiệp đã tạo cho mình khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Ngày nay, đa dạng hoá sản phẩm đã trở thành xu hướng khách quan không chỉ ở nước ta mà còn ở nhhiều nước trên thế giới. Từ các tổ chức kinh tế lớn như tập đoàn kinh doanh đến doanh nghiệp độc lập với quy mô khác nhau cũng thực
Biểu 2: Phân loại hình thức đa dạng hoá sản phẩm
Cách tiếp cận
Hình thức
Đặc điểm chủ yếu
Nội dung
Điều kiện thực hiện
Ưu điểm
Xét theo sự biến
Biến đổi chủng loại
Hoàn thiện và cải tiến thị trường hiện có
Thị trường hiện tại và thị trường mới
Hoàn thiện về hình thức SP- nội dung SP hoặc cả hai
Có thể ứng dụng thực hiện rộng rãi
Phát triển chuyên môn hoá, sử dụng hợp lý nguồn lực hiện có
đổi của danh mục
sản phẩm
Đổi mới chủng loại
Tạo ra SP mới
Thị trường hiện có và thị trường mới
Đưa ra SP mới tuyệt đối hoặc SP mới tương đối
Phải nghiên cứu nhu cầu thị trường. Qui trình nghiên cứu công nghệ SX cần đầu tư lớn
để duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá
Hỗn hợp
Kết hợp cả hai hình thức trên
Kết hợp cả hai hình thức trên
Xét theo tính chất nhu cầu
ĐDHSP theo chiều sâu nhu cầu
Cải tiến SP hiện có tạo thêm nhiều thang dòng và mặt hàng mới
Tăng thêm kiểu cách, mẫu mã của cùng 1 loại SP.
Phải phân khúc (phân đoạn) nhu cầu thị trường SP.
Phát triển chuyên môn hoá theo chiều sâu , duy trì mở
sản phẩm
ĐDHSP theo chiềurộng nhu cầu
Mở rộng chủng loại sản phẩm
Chế tạo SP có kết cấu, công nghệ SX, giá trị sử dụng khác nhau.
Đòi hỏi tiềm lực tài chính, công nghệ lớn để xây dựng DN quy mô lớn, cơ cấu SX phức tạp
rộng thị trường tiêu thụ. Sử dụng hợp lý các nguồn lực hiện có
ĐDHSP theo hướng thoát ly sản phẩm gốc
SP mới - thị trường mới
SP mới không liên quan đến SP ban đầu về giá trị sử dụng và công nghệ SX.
Có nhu cầu và sức cạnh tranh lớn. Đầu tư lớn
Xéttheo phương
Sử dụng tổng hợp các chất có ích trong một loại NVL
Sản xuất một số loại có giá trị sử dụng khác nhau
Đầu tư lớn. Nhu cầu sản phẩm nhiều
Giảm được chi phí các yếu tố đầu vào. Hạ giá thành, tăng
thức thực hiện
SP khác nhau nhưng có chung NL gốc
Mở rộng chủng loại sản phẩm
Sản xuất 1 số loại sản phẩm có giá trị khác nhau
Nhu cầu sản phẩm có quan hệ trong SX lớn
sức cạnh tranh mơ rộng thị trường
Trên góc độ
ĐDHSP trên cơ sở nguồn lực hiện có
Hạn chế khả năng mở rộng danh mục sản phẩm của doanh nghiệp
Dựa trên năng lực sản xuất hiện có
Tận dụng hợp lý nguồn lực hiện có, đầu tư mới, hạn chế
phương thức thực
hiện
Nguồn lực hiện có và đầu tư bổ sung
Mở rộng danh mục SP doanh nghiệp
Khắc phục khâu thiếu hoặc khâu SX mà DN còn thiếu
Đòi hỏi phải có đầu tư (chỉ giữ vị trí bổ sung)
rủi ro. Nâng cao trình độ kỹ thuật, tăng sức cạnh tranh, mở
ĐDHSP bằng đầu tư mới
Sản xuất sản phẩm mới
Đưa ra SP mới mà khả năng hiện tại không đáp ứng được
Nhu cầu đầu tư lớn
rộng thị trường
hiện đa dạng hoá sản phẩm. Sự phát triển các xu thế này được giải thích bằng các lý do sau:
4.1. Nhu cầu thị trường về các loại sản phẩm công nghiệp rất phong phú, đa dạng và thường xuyên thay đổi.
Điều này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có đối sách để đảm bảo sự thích ứng với thị trường. Doanh nghiệp phải theo sát thị trường nắm chắc và dự báo nhu cầu của thị trường để sản xuất hàng hoá. Trong cơ chế thị trường, người mua đóng vai trò quyết định trong việc sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và trao đổi như thế nào? Nói cách khác, ở đây người bán giữ một vai trò phụ thuộc. Người mua chỉ mua những gì họ cần và phù hợp với khả năng thanh toán. Để tối đa hoá thoả dụng, họ không thụ động trước người sản xuất mà còn là lực lượng "đối tượng" với nhà sản xuất. Còn người bán họ chỉ bán những gì mà người tiêu dùng cần, tức là họ phải tìm ra thị trường, tìm ra nhu cầu và khả năng thanh toán của sản phẩm và dịch vụ mà họ định hướng.
Như vậy sự đòi hỏi của nhu cầu thị trường buộc các doanh nghiệp phải tiến hành đa dạng hoá sản phẩm và nhờ đó doanh nghiệp mới chiếm được thị trường tiêu thụ sản phẩm.
4.2. Tiến bộ khoa học- kỹ thuật.
Tiến bộ khoa học - kỹ thuật làm xuất hiện những nhu cầu mới, rút ngắn chu kỳ sống của sản phẩm và tạo ra nững khả năng sản xuất mới, tức là làm xuất hiện những cơ hội kinh doanh mới. Tất cả những tác động này đòi hỏi doanh nghiệp phải biết tranh thủ nắm bắt để phát triển.
Cùng với sự tiến bộ khoa học kỹ thuật thì chu kỳ sản phẩm giảm đi. Vì vậy doanh nghiệp luôn phải xem xét, đánh giá được sản phẩm đang ở giai đoạn nào trong chu kỳ sống, nếu đang ở giai đoạn suy thoái thì doanh nghiệp sẽ không sản xuất mặt hàng đó mà tìm cách cải tiến sản phẩm đa dạng hoá để giảm được hao phí lao động xã hội.
4.3.Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp công nghiệp và giữa các sản phẩm công nghiệp với nhau.
Trong điều kiện sản xuất phát triển cao, cạnh tranh ngày càng trở nên quyết liệt thì đa dạng hoá càng có vai trò rất quan trọng chiếm vị trí chủ chốt trong chiến lược sản phẩm của mỗi doanh nghiệp. Đa dạng hoá giúp doanh nghiệp đưa ra thị trường những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng. Nhờ đó, doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh đã đặt ra. Ngược lại đa dạng hoá sản phẩm đòi hỏi sự nhanh nhạy với thị trường và sự đổi mới, phát triển không ngừng của doanh nghiệp.
Mặt khác, khi hoạt động trong kinh tế thị trường, doanh nghiệp bị chi phối bởi quy luật cạnh tranh. Quy luật đòi hoi doanh nghiệp phải có những chiến lược thị trường với vũ khí cạnh tranh có hiệu quả. Hàng hoá dịch vụ trước khi được đưa ra phải được nghiên cứu tỷ mỷ doanh nghiệp phải biết mình xâm nhập vào thị trường bằng vũ khí gì, chất lượng, giá cả hay đa dạng hoá sản phẩm. Và có thể nói rằng việc xác định cho mình một danh mục, cơ ccấu sản phẩm hợp lý là một trong những vũ khí cạnh tranh lợi hại của doanh nghiệp.
Tóm lại, để có thể tồn tại và phát triển, đạt được những thành công trong sản xuất kinh doanh thích ứng với cơ chế thị trường, tránh được rủi ro luôn thu được lợi nhuận cao, thì đa dạng hoá sản phẩm là một tất yếu khách quan đối với mỗi doanh nghiệp công nghiệp.
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến đa dạng hoá sản phẩm.
Việc xác định phương hướng và nội dung đa dạng hoá sản phẩm gắn liền với kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Và để đạt được mục tiêu hiệu quả của kế hoạch, cần phải phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đó là những nhân tố cơ bản sau:
1. Nhu cầu của thị trường.
Trong điều kiện cơ hế thị trường, mỗi doanh nghiệp phải bám sát cầu của thị trường, sản xuất và đưa ra những sản phẩm (dịch vụ) mà thị trường cần. Việc điều tra, phân tích nhu cầu thị trường phải được coi là một trong những công tác quan trọng hàng đầu trong quản lý doanh nghiệp. Tuỳ theo yêu cầu thực hiện những nội dung khác nhau của quản lý công nghiệp việc điêù tra, phân tích nhu cầu được tập trung vào những nội dung cụ thể khác nhau. Nếu để xác định qui mô hợp lý của doanh nghiệp, người ta quan tâm đến tổng lượng nhu cầu mỗi loại sản phẩm (dung lượng thị trường), để xác định phương hướng đa dạng hoá sản phẩm, người ta lại quan tâm đến nội dung sau:
a. Kiểu cách, mẫu mã, kích cỡ mỗi loại sản phẩm mà thị trường đòi hỏi.
Việc phân khúc thị trường có ý nghĩa quan trọng trong việc phân tích nhu cầu thị trường về mỗi loại sản phẩm. Bởi vì để cung lượng hàng hoá dịch vụ ở mức sản lượng, chất lượng nào đó, doanh nghiệp sẽ phân tích phân đó (ở mỗi phân đoạn khác nhau thì đặc điểm này lại khác nhau. Do đó, việc xác định đúng phân đoạn quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp.
b. Tính phức tạp về kết cấu sản phẩm và công nghệ sản xuất đó.
c. Nhu cầu các sản phẩm có liên quan trong tiêu dùng : Nghĩa là, phân tích bề rộng nhu cầu các loại sản phẩm. Để xác định phương hướng đa dạng hoá sản phẩm cần phải xem xét điều kiện để sản xuất các loại sản phẩm ấy.
d. Các loại sản phẩm có thể thay thế: Việc nghiên cứu, phân tích này nhằm