Đề tài Một số biện pháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụ xi măng của công ty Sông Đà 12

Trong thời kỳ nền kinh tế Việt Nam đang còn trong tình trạng tập trung bao cấp, các ngành sản xuất, kinh doanh hầu hết đều phát triển kém. Người ta gần như không quan tâm gì tới thị trường, không coi trọng đúng mức vai trò của thị trường đối với việc sản xuất, kinh doanh. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng trì trệ kéo dài của nền kinh tế.

doc94 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1380 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụ xi măng của công ty Sông Đà 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Trong thời kỳ nền kinh tế Việt Nam đang còn trong tình trạng tập trung bao cấp, các ngành sản xuất, kinh doanh hầu hết đều phát triển kém. Người ta gần như không quan tâm gì tới thị trường, không coi trọng đúng mức vai trò của thị trường đối với việc sản xuất, kinh doanh. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng trì trệ kéo dài của nền kinh tế. Khái niệm về thị trường cùng với những nghiên cứu về những lĩnh vực của thị trường mới thực sự xuất hiện ở Việt Nam khi nền của nền kinh tế chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập chung sang nền kinh tế thị trường. Không được nhà nước bao cấp cung tiêu đầu vào, đầu ra, đứng trước sự sống còn phải chủ động sản xuất, kinh doanh. Các doanh nghiệp mới nhận thấy vai trò hết sức quan trong của thị trường. Chỉ có thị trường mới giúp doanh nghiệp trả lời được câu hỏi như: sản xuất cái gì? sản xuất bao nhiêu? sản xuất cho ai? Doanh nghiệp có tiêu thụ được sản phẩm sản xuất ra hay không, có phát triển được danh tiếng của mình không đều phụ thuộc vào thị trường của nó. Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp có thể lựa chọn rất nhiều mục tiêu để theo đuổi như: lợi nhuân, vị thế, thị phần, an toàn... doanh nghiệp lựa chọn mục tiêu nào là tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh doanh, năng lực và khả năng cạnh tranh của mình. Riêng đối với công công ty Sông Đà 12 là công ty kinh doanh đa lĩnh vực, đa ngành nghề nhưng sản phẩm mà công ty sản xuất, kinh doanh lại chủ yếu được tiêu thụ trong nội bộ tổng công ty(chiếm 65%). Điều này đã han chế rất lớn khả năng phát triển sản xuất kinh doanh của công ty. Vì vậy vấn đề nhức nhối nhất đối với công ty Sông Đà 12 bây giờ là làm sao để mở rộng thị trường tiêu thụ của công ty ra bên ngoài. Với mong muốn giúp công ty giải quyết bài toán khó về thị trường trên kết hợp với những kiến thức đã được học ở trường. Được sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS.Nguyễn Xuân Quang, THS. Đinh Lê Hải Hà và được sự giúp đỡ của các cán bộ, nhân viên trong phòng kinh doanh thị trường em đã lựa chọn đề tài “Một số biện pháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụ xi măng của công ty Sông Đà 12" cho chuyên đề tốt nghiệp của mình. ở chuyên đề này, em phân tích hoạt động phát triển thị trường của một công ty và cụ thể ở đây là công ty Sông Đà 12. Nhưng do hạn chế về trình độ cũng như thời gian nghiên cứu nên mặc dù, công ty sản xuất và kinh doanh nhiều sản phẩm nhưng em chỉ chọn sản phẩm xi măng để phân tích và cũng chỉ phân tích hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ xi măng của công ty trong khoảng thời gian 3 năm 2000-2002 Trong chuyên đề này chủ yếu thông qua phương pháp duy vật biện chứng để tìm ra điểm đạt được và điểm còn tồn tại trong hoạt động phát triển thị trường của công ty Sông Đà 12 từ đó đưa ra một số biện pháp nhằm khắc phục và hoàn thiện hoạt động phát triển thị trường của công ty Sông Đà 12. Chuyên đề có kết cấu bao gồm ba chương: Chương I: Cơ sở lý luận về hoạt động phát triển thị trường trong doanh nghiệp. Chương II: Thực trạng hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ xi măng của công ty Sông Đà 12 Chương III: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ xi măng đối với công ty Sông Đà 12 tiếp tục Do sự hạn chế về thời gian nghiên cứu và trình độ, bản chuyên đề này không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo trong trường ĐHKTQD, các cô, chú, anh, chị trong công ty Sông Đà 12 để bản chuyên đề này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy: PGS.TS. Nguyễn Xuân Quang, cô giáo: ThS. Đinh Lê Hải Hà đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cùng tập thể cán bộ, nhân viên phòng kinh doanh thị trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian thực tập để em hoàn thành chuyên đề này. Chương I: Cơ sở lý luận về hoạt động phát triển thị trường trong doanh nghiệp I. Thị trường của doanh nghiệp và vai trò của thị trường trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 1. Khái niệm về thị trường của doanh nghiệp Thị trường xuất hiện đồng thời với sự ra đời và phát triển của nền sản xuất hàng hoá và được hình thành trong lĩnh vực lưu thông. theo nghĩa cổ điển, thị trường chỉ đơn thuần là nơi diễn ra các quan hệ trao đổi, mua bán hàng hoá. Theo nghĩa này, thị trường thu hẹp bởi “cái chợ”. Vì thế có thể biết thị trường về không, gian thời gian và dung lượng. Sản xuất ngày càng phát triển, quá trình lưu thông càng trở nên phức tạp hơn, các quan hệ buôn bán không còn đơn giản là “tiền trao, cháo múc” nữa mà đa dạng, phong phú nhiều kiểu hình khác nhau. Khái niện thị trường cổ điển không bao quát hết được đầy đủ ý nghĩa của thị trường, nội dung mới được đưa vào phạm trù này. Theo nghĩa hiện đại, thị trường là quá trình mà người mua, người bán tác động qua lại để xác định giá cả và lượng hàng hoá mua bán. Như vậy thị trường là tổng thể các quan hệ và lưu thông hàng hoá, lưu thông, tiền tệ, các giao dịch mua bán và cả dịch vụ. Tuy nhiên, những khái niệm trên được dùng để mô tả thị trường theo nghĩa chung. Đối với doanh nghiệp, thị trường được mô tả theo các tiêu thức khác nhau bao gồm: thị trường đầu vào, thị trường đầu ra. Thị trường đầu vào liên quan tới các khả năng và các yếu tố ảnh hưởng tới nguồn cung cấp đầu vào của doanh nghiệp. Thị trường đầu ra của doanh nghiệp sản xuất công nghiệp chính là thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Để mô tả thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp, có thể sử dụng riêng biệt hoặc kết hợp ba tiêu thức cơ bản: sản phẩm, địa lý, khách hàng và nhu cầu của họ. Sau đây em sẽ trình bầy khái niện khách hàng với nhu cầu của họ: Theo Mc Carthy thị trường có thể được hiểu là “các nhóm khách hàng tiềm năng với các nhu cầu tương tự và những người bán đưa ra những sản phẩm khác nhau với các cách thức khác nhau để thoả mãn nhau cầu đó” Dù đươc miêu tả theo tiêu thức nào thì thị trường luôn phải có được các yếu tố sau: -Phải có khách hàng (những người có nhu cầu chưa được thoả mãn) -Có sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng -Khách hàng có khả năng thanh toán cho việc mua hàng 2. Các tiêu thức xác định thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp Nắm vững và hiểu rõ đặc điểm của từng loại thị trường là một bí quyết thành công trong kinh doanh. Thị trường có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau: 2.1. Thị trường tiêu thụ theo tiêu thức sản phẩm Theo tiêu thức này, doanh nghiệp thường xác định thị trường theo ngành hàng (dòng sản phẩm ) hay nhóm hàng mà họ sản xuất và tiêu thụ trên thị trường. -Thị trường kim loại -Thị trường hoá chất -Thị trường vật liệu xây dựng -Thị trường lương thực, thực phẩm -Thị trường hàng may mặc -Thị trường hàng gia dụng -... 2.2. Thị trường tiêu thụ theo tiêu thức địa lý Theo tiêu thức này, doanh nghiệp thường xác định thị trường theo phạm vi khu vực điạ lý mà họ có thể vươn tới để kinh doanh. Tuỳ theo mức độ rộng hẹp có tính toàn cầu, khu vực hay lãnh thổ có thể xác định thị trường của doanh nghiệp: -Thị trường trong nước: + Thị trường miền bắc: thị trường Hà Nội, thị trường Hải Phòng... +Thị trường miền trung: thị trường Nghệ An, thị trường Đà Nẵng ... + Thị trường miền nam: thị trường thành phố Hồ Chí Minh, thị trường Cần Thơ, thị trường Long An. +Thị trường khu vực: thị trường các tỉnh phía bắc, thị trường duyên hải miền trung, thị trường đồng bằng sông cửu long -Thị trường nước ngoài + Thị trường khu vực: thị trường các nước ASEAN, thị trường khu vực thái bình dương, thị trường EU ... + Thị trường châu lục: thị trường châu Âu, thị trường châu Mỹ, thị trường châu úc ... +Thị trường toàn cầu 2.3.Thị trường tiêu thụ theo tiêu thức khách hàng với nhu cầu của họ Theo tiêu thức này, doanh nghiệp mô tả thị trường của mình theo các nhóm khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới để thoả mãn nhu cầu của họ, bao gồm cả khách hàng hiện tại và khách hàng hàng tiềm năng. Về lý thuyết tất cả những người mua trên thị trường đều có thể trở thành khách hàng của doanh nghiệp và hình thành nên thị trường của doanh nghiệp, nhưng trên thực tế thì không phải như vậy, nhu cầu của khách hàng rất đa dạng, họ cần tới những sản phẩm khác nhau để thoả mãn nhu cầu, trong khi doanh nghiệp chỉ có thể đưa ra một hoặc một số sản phẩm nào đó để thoả mãn họ. Để thoả mãn nhu cầu, khách hàng có thể có nhiều cách thức mua sắm và sử dụng khác nhau trong khi doanh nghiệp chỉ có thể lựa chọn và đáp ứng tốt một hoặc một số yêu cầu về cách thức mua sắm, sử dụng nào đó của khách hàng. Điều đó dẫn tới thực tế là hình thành nên một thị trường - những nhóm khách hàng mà doanh nghiệp có thể chinh phục. Xác định thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp theo tiêu thức này cho phép doanh nghiệp xác định cụ thể đối tượng cần tác động (là những nhóm khách hàng nào ) và tiếp cận tốt, hiểu biết đầy đủ nhu cầu thực của thị trường. Đồng thời doanh nghiệp đưa ra những quyết định về sản phẩm, giá cả, xúc tiến và phân phối phù hợp với nhu cầu và đặc biệt là những nhu cầu mang tính cá biệt của đối tượng tác động. 2.4. Tầm quan trọng của thị trường Thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp có thể được phân đoạn hay phân khúc thành nhiều đoạn thị trường khác nhau. Các đoạn thị trường chính là các thị trường nhỏ với tầm quan trọng khác nhau: nó có thể là thị trường trọng điểm ( bao gồm cả thị trường tiêu thụ chính hiện tại và thị trường mục tiêu của doanh nghiệp trong tương lai ) cũng có thể nó chỉ là thị trường thứ yếu, thị trường phụ của công ty. Thông thường thị trường trọng điểm là thị trường được công ty quan tâm, chú trọng nhất. Thị trường trọng có thể được hiểu là nhóm khách hàng có khả năng tiêu thụ nhiều nhất sản phẩm của công ty và công ty có khả năng đáp ứng tốt nhất nhóm khách hàng này. Cách thức tốt nhất thường được sử dụng để xác định thị trường trọng điểm của doanh nghiệp là kết hợp đồng bộ của ba tiêu thức khách hàng, sản phẩm, địa lý. Trong đó -Tiêu thức khách hàng với nhu cầu của họ là tiêu thức chủ đạo. -Tiêu thức sản phẩm được sử dụng để chỉ rõ “ sản phẩm cụ thể” “cách thức cụ thể” có khả năng thoả mãn nhu cầu của khách hàng đồng thời cũng là sản phẩm và cách thức mà doanh nghiệp đưa ra để phục vụ khách hàng. -Tiêu thức địa lý được sử dụng để giới hạn phạm vi không gian (giới hạn địa lý ) liên quan đến nhóm khách hàng sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp và khả năng kiểm soát của doanh nghiệp. 3. Vai trò của thị trường tiêu thụ trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Thị trường có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới từng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì nó vừa là mục tiêu, vừa là môi trường kinh doanh của mỗi doanh nghiệp và quan trọng hơn là bởi vì trong cơ chế kinh tế thị trường hiện nay thì các doanh nghiệp phải sản xuất và bán những thứ thị trường cần chứ không phải bán cái mình có. Vì vậy thị trường luôn là mối quan tâm hàng đầu đối với các doanh nghiệp. 3.1. Thị trường là yếu tố quyết định sự sống còn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế hàng hóa mục đích của các nhà sản xuất là sản xuất ra hàng hoá để bán, để thoả mãn nhu cầu của người khác. Vì thế mà các doanh nghiệp không thể tồn tại một cách đơn lẻ mà mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải gắn với thị trường. Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra không ngừng theo chu kỳ: Mua nguyên nhiên, vật tư, thiết bị trên thị trường đầu vào, tiến hành sản xuất ra sản phẩm sau đó bán chúng trên thị trường đầu ra. Mối liên hệ giữa thị trường và doanh nghiệp là mối liên hệ mật thiết, trong đó doanh nghiệp chịu sự chi phối trực tiếp của thị trường. Hay nói cách khác thị trường đã tác động và có ảnh hưởng nhất định tới mọi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thị trường tiêu thụ càng mở rộng và phát triển thì lượng sản phẩm được tiêu thụ càng nhiều và khả năng phát triển sản xuất kinh doanh càng cao và ngược lại. Bởi thế còn thị trường thì còn sản xuất kinh doanh, mất thị trường thì sản xuất kinh doanh bị đình trệ và các doanh nghiệp có nguy cơ bị phá sản. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, có thể khẳng định rằng thị trường có vai trò quyết định tới sự tồn tại và phát triển cuả doanh nghiệp . 3.2. Thị trường điều tiết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Thị trường đóng vai trò hướng dẫn sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Các nhà sản xuất kinh doanh căn cứ vào cung, cầu, gía cả thị trường để xác định sản xuất kinh doanh cái gì? Số lượng bao nhiêu? và cho ai? Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, mỗi doanh nghiệp khi bắt đầu quá trình sản xuất, kinh doanh đều phải xuất phát từ nhu cầu của khách hàng và tìm mọi cách để thoả mãn nhu cầu đó chứ không phải xuất phát từ ý nghĩ chủ quan của mình. Khi doanh nghiệp tiêu thụ được sản phẩm trên thị trường tức là sản phẩm của doanh nghiệp đã được chấp nhận, sản phẩm đó có uy tín trên thị trường. Như vậy doanh nghiệp sẽ dựa vào đó để lập kế hoạch sản xuất cho giai đoạn tiếp theo: sản phẩm nào nên tăng khối lượng sản xuất?ySản phẩm nào nên giảm khối lượng? Nên loại bỏ sản phẩm nào? Tóm lại doanh nghiệp phải trên cơ sở nhận biết nhu cầu của thị trường kết hợp với khả năng của mình để đề ra chiến lược, kế hoạch và phương án kinh doanh hợp lý nhằm thoả mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường và xã hội. 3.3. Thị trường là nơi kiểm tra, đánh giá các chương trình, kế hoach, quyết định kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp khi lập các chiến lược, kế hoạch phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh đều dựa trên những thông tin về thị trường. Thị trường phản ánh tình hình biến động của nhu cầu cũng như của giá cả và giúp doanh nghiệp có được những quyết định đúng. Như vậy, thông qua thị trường, các kế hoạch, chiến lược, quyết định kinh doanh của doanh nghiệp mới thể hiện được những ưu, nhược điểm của chúng. Từ đó, những người lãnh đạo doanh nghiệp mới có thể đưa ra những điều chỉnh cần thiết cho phù hợp với tình hình thực tế. II. Phát triển thị trường và vai trò của phát triển thị trường trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 1. Khái niệm của phát triển thị trường Có rất nhiều các cách tiếp cận khác nhau về phát triển thị trường. ở đây em chỉ lựa chọn cách tiếp cận thị trường theo chiều rộng và theo chiều sâu. 1.1. Phát triển thị trường theo chiều rộng. Các doanh nghiệp đều mong muốn tìm kiếm thêm những thị trường nhằm tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh số bán, tăng lợi nhuận. Phát triển thị trường theo chiều rộng tức là doanh nghiệp cố gắng mở rộng phạm vi thị trường, tạo được những khách hàng mới. Phương thức này thường được các doanh nghiệp sử dụng khi thị trường hiện tại bắt đầu có xu hướng bão hoà. Đây là một hướng đi rất quan trọng đối với các doanh nghiệp, nó cho phép các doanh nghiệp được tiêu thụ thêm nhiều sản phẩm, tăng vị thế trên thị trường . -Theo tiêu thức địa lý: Phát triển thị trường theo chiều rộng đựợc hiểu là việc doanh nghiệp mở rộng địa bàn hoạt động kinh doanh, tăng cường sự hiện diện của mình trên các địa bàn mới bằng các sản phẩm hiện tại. Doanh nghiệp tìm cách khai thác những địa điểm mới và đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên thị trường này. Mục đích doanh nghiệp là để thu hút thêm khách hàng đồng thời quản bá sản phẩm của mình đến người tiêu dùng ở những địa điểm mới. Tuy nhiên để đảm bảo thành công cho công tác phát triển thị trường này, các doanh nghiệp phải tiến hành nghiên cứu thị trường mới để đưa ra những sản phẩm phù hợp với các đặc điểm của từng thị trường. -Theo tiêu thức sản phẩm: Phát triển thị trường theo chiều rộng tức là doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm mới trên thị trường hiện tại (thực chất là phát triển sản phẩm ). Doanh nghiệp luôn đưa ra những sản phẩm mới có tính năng, nhãn hiểu, bao bì mới phù hợp hơn với ngưới tiêu dùng khiến họ có mong muốn tiếp tục sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp -Theo tiêu thức khách hàng: Phát triển thị trường theo chiều rộng đồng nghĩa với doanh nghiệp kích thích, khuyến khích các nhóm khách hàng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Do trước đây, sản phẩm của doanh nghiệp mới chỉ phục vụ một nhóm khách hàng nào đó và đến nay, doanh nghiệp muốn chinh phục các nhóm khách hàng mới nhằm nâng cao số lượng sản phẩm được tiêu thụ 1.2.Phát triển thị trường theo chiều sâu Tức là doanh nghiệp cố gắng bán sản phẩm của mình thêm vào thị trường hiện tai. Tuy nhiên, hướng phát triển này thường chịu ảnh hưởng bởi sức mua và địa lý nên doanh nghiệp phải xem xét đến quy mô của thị trường hiện tại, thu nhập của dân cư cũng như chi phí cho việc quảng cáo, thu hút khách hàng....Để đảm bảo cho sự thành công của công tác phát triển thị trường . Phát triển thị trường theo chiều sâu đa phần được sử dụng khi doanh nghiệp có tỷ phần thị trường còn tương đối nhỏ bé hay thị trường tiềm năng còn rất rộng lớn. -Theo tiêu thức địa lý: Phát triển thị trường theo chiều sâu tức là doanh nghiệp cố gắng tiêu thụ thêm sản phẩm trên địa bàn thị trường hiện tại. Trên thị trường hiện tại của doanh nghiệp có thể có các đối thủ cạnh tranh đang cùng chia sẻ khách hàng và những khách hàng hoàn toàn mới chưa hề biết đến sản phẩm của doanh nghiệp. Công việc phát triển thị trường của doanh nghiệp là tập chung giải quyết hai vấn đề trên: Một là quảng cáo, chào bán sản phẩm tới những khách hàng tiềm năng, hai là chiến lĩnh thị trường của đối thủ cạnh tranh. Bằng cách trên, doanh nghiệp có thể bao phủ kín sản phẩm của mình trên thị trường, đánh bật các đối thủ cạnh tranh và thậm chí tiến tới độc chiếm thị trường -Theo tiêu thức sản phẩm: Phát triển thị trường theo chiều sâu có nghĩa là doanh nghiệp tăng cường tới tối đa việc tiêu thụ một sản phẩm nhất định nào đó. Để làm tốt công tác này doanh nghiệp phải xác định được lĩnh vực, nhóm hàng, thậm chí là một sản phẩm cụ thể mà doanh nghiệp có lợi thế nhất để đầu tư vào sản xuất kinh doanh. -Theo tiêu thức khách hàng: Phát triển thị trường theo chiều rộng ở đây đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang tập chung nỗ lực để bán thêm sản phẩm của mình cho một nhóm khách hàng. Thông thường khách hàng có nhiều sự lựa chọn khác nhau, công việc của doanh nghiệp lúc này là luôn hướng họ tới các sản phẩm của doanh nghiệp khi họ có dự định mua hàng, thông qua việc thoả mãn tối đa nhu cầu tiêu dùng của khách hàng để gắn chặt khách hàng với doanh nghiệp và biến họ thành đội ngũ khách hàng “trung thành” của doanh nghiệp. Tóm lại, các doanh nghiệp có thể lựa chọn rất nhiều khả năng khác nhau để phát triển thị trường. Nhưng để phát triển thị trường một cách có hiệu quả nhất, các doanh nghiệp thường lựa chọn cách phối hợp các khả năng phát triển thị trường nhằm đáp ứng được yêu cầu sau: -Tạo một nguồn sản phẩm đầy đủ theo đúng yêu cầu của thị trường, nhằm phục vụ tốt thị trường hiện tại, cố gắng tạo nên thói quen tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp, ổn định thị trường. -Về lâu dài, các doanh nghiệp cố gắng từng bước chiếm lĩnh thị trường thông qua việc khai thác tiềm lực của doanh nghiệp, ngày càng hoàn thiện sản phẩm tạo đà thay thế các sản phẩm khác, mở ra khả năng chiếm lĩnh các thị trường còn lại. Cùng với đó là đưa ra các sản phẩm mới tạo thế cạnh tranh trên thị trường. ở chuyên đề này em cũng lựa chọn khái niệm phát triển thị trường bao gồm cả phát triển thị trường theo chiều rộng và theo chiều sâu để phân tích hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ xi măng ở công ty Sông Đà 12. Đồng thời đưa ra các giải pháp để hoàn thiện hoạt động phát triển thị trường của công ty. 2. Vai trò của hoạt động phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Các doanh nghiệp khi hoạt động trên thương trường đều theo đuổi rất nhiều mục tiêu. Với những giai đoạn khác nhau, vị trí của doanh nghiệp trên thị trường là khác nhau nên các mục tiêu mà doanh nghiệp đặt lên hàng đầu cũng khác nhau. Nhưng tựu chung lại, ba mục tiêu cơ bản và lâu dài nhất của doanh nghiệp chính là: Lợi nhuận, thế lực và an toàn. Để đạt được mục tiêu của minh, các doanh nghiệp luôn phải cố gắng đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thông qua nhiều biện pháp khác nhau như tìm kiếm khách hàng, giảm giá cho khách hàng mua với số lượng lớn, tăng chiết khấu cho khách hàng... Và phát triển thị trường là một yếu tố quan trọng để các doanh nghiệp đạt được điều đó. Khách hàng là yếu tố quyết đ
Tài liệu liên quan