Đề tài Một số biện pháp sư phạm nhằm nâng cao tính biểu cảm của ngôn ngữ trong dạy học lịch sử ở trường THPT (vận dụng qua chương trình lớp 10 - Chương trình chuẩn)

Có lẽ chưa bao giờ, vấn đề nâng cao chất lượng dạy học, đặc biệt là dạy học lịch sử ở trường THPT lại được đặt ra gay gắt và chiếm được sự quan tâm đặc biệt của xã hội như hiện nay. Như một lụgic tất yếu, chất lượng dạy học của bộ môn lịch sử không thể nâng cao nếu như cả người dạy và người học đều không hứng thú với môn học, mọi phương pháp, mọi đổi mới, mọi sự vận dụng các phương tiện dạy học hiện đại vào dạy học đều bị hạn chế tác dụng nếu người học vẫn thờ ơ với môn học. Làm thế nào để học sinh hứng thú với môn học, yêu thích môn học, tìm thấy ở đó niềm say mê khám phá những tri thức của lịch sử xã hội loài người, điều đú luụn là những câu hỏi lớn đối với đội ngũ những người làm công tác nghiên cứu và giảng dạy bộ môn lịch sử ở trường THPT hiện nay, không chỉ trong nhận thức lý luận mà còn bằng hoạt động thực tiễn trong dạy học. Trong tính tổng thể các phương pháp, biện pháp sư phạm nhằm kích thích niềm say mê, hứng thú học tập bộ môn và theo đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử, thì vấn đề sử dụng ngôn ngữ dạy học có một vị trí đặc biệt quan trọng, bởi đây là một trong những nguồn cung cấp kiến thức chủ yếu cho học sinh. Ngôn ngữ là vỏ vật chất của tư duy, là vỏ của quá trình nhận thức, là chiếc cầu nối của quá trình dạy học, nói như TS Kiều Thế Hưng: Người giáo viên như người lái đũ trờn dòng sông thời gian, mà con đũ chớnh là ngôn ngữ. Cùng với con đò giàu biểu cảm và sáng tạo ấy, người thầy sẽ đưa các thế hệ học trò của mình đến bến bờ lịch sử xa xôi, nhưng đầy hấp dẫn và thú vị để hình thành ở họ những phẩm chất tốt đẹp của con người trong xã hội mới, những hành trang không thể thiếu trên con đường đi tới tương lai.

doc129 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2070 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp sư phạm nhằm nâng cao tính biểu cảm của ngôn ngữ trong dạy học lịch sử ở trường THPT (vận dụng qua chương trình lớp 10 - Chương trình chuẩn), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Có lẽ chưa bao giờ, vấn đề nâng cao chất lượng dạy học, đặc biệt là dạy học lịch sử ở trường THPT lại được đặt ra gay gắt và chiếm được sự quan tâm đặc biệt của xã hội như hiện nay. Như một lụgic tất yếu, chất lượng dạy học của bộ môn lịch sử không thể nâng cao nếu như cả người dạy và người học đều không hứng thú với môn học, mọi phương pháp, mọi đổi mới, mọi sự vận dụng các phương tiện dạy học hiện đại vào dạy học đều bị hạn chế tác dụng nếu người học vẫn thờ ơ với môn học. Làm thế nào để học sinh hứng thú với môn học, yêu thích môn học, tìm thấy ở đó niềm say mê khám phá những tri thức của lịch sử xã hội loài người, điều đú luụn là những câu hỏi lớn đối với đội ngũ những người làm công tác nghiên cứu và giảng dạy bộ môn lịch sử ở trường THPT hiện nay, không chỉ trong nhận thức lý luận mà còn bằng hoạt động thực tiễn trong dạy học. Trong tính tổng thể các phương pháp, biện pháp sư phạm nhằm kích thích niềm say mê, hứng thú học tập bộ môn và theo đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử, thì vấn đề sử dụng ngôn ngữ dạy học có một vị trí đặc biệt quan trọng, bởi đây là một trong những nguồn cung cấp kiến thức chủ yếu cho học sinh. Ngôn ngữ là vỏ vật chất của tư duy, là vỏ của quá trình nhận thức, là chiếc cầu nối của quá trình dạy học, nói như TS Kiều Thế Hưng: Người giáo viên như người lái đũ trờn dòng sông thời gian, mà con đũ chớnh là ngôn ngữ. Cùng với con đò giàu biểu cảm và sáng tạo ấy, người thầy sẽ đưa các thế hệ học trò của mình đến bến bờ lịch sử xa xôi, nhưng đầy hấp dẫn và thú vị để hình thành ở họ những phẩm chất tốt đẹp của con người trong xã hội mới, những hành trang không thể thiếu trên con đường đi tới tương lai. Không thể có một bài học lịch sử có chất lượng nếu như việc sử dụng ngôn ngữ thiếu chất lượng, khô cứng, sáo mòn, thiếu khả năng kích thích hứng thú và niềm say mê, sáng tạo của học sinh. Chúng ta có thể có nội dung dạy học tốt, có phương pháp dạy học phù hợp, có hệ thống phương tiện dạy học hiện đại, nhưng tất cả điều đó đều kém hiệu quả rất nhiều nếu nó không được chuyển tải và vận hành qua hệ thống ngôn ngữ giàu biểu cảm. Vai trò của ngôn ngữ nói chung và ngôn ngữ trong dạy học lịch sử nói riêng rất quan trọng, nhưng lâu nay chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm đúng mức. Vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyên biệt, tập trung nào đề cập đến vấn đề quan trọng này, xuất phát từ thực tế trên đây và kinh nghiệm dạy học ở trường THPT, chúng tôi mạnh dạn đi sâu vào vấn đề ngôn ngữ trong dạy học lịch sử. Tuy nhiên, do ngôn ngữ trong dạy học là một vấn đề lớn, bao gồm nhiều nội dung và được thể hiện ở nhiều góc độ khác nhau, trong phạm vi của luận văn, chúng tôi chỉ xin đề cập đến một trong những nội dung được coi là nhân tố máu thịt của nó- đó là tính biểu cảm của ngôn ngữ. Tính biểu cảm của ngôn ngữ là gỡ? Nó cú vai trò quan trọng như thế nào trong dạy học lịch sử? Cần phải sử dụng các biện pháp sư phạm như thế nào để ngôn ngữ trong dạy học lịch sử thể hiện được sức sống của nó trong việc góp phần vào tích cực vào việc nâng cao hiệu quả bài học lịch sử, từ đó nâng cao chất lượng dạyhọc lịch sử ở trường THPT. Đó là những lý do cơ bản để chúng tôi lựa chọn đề tài: Một số biện pháp sư phạm nhằm nâng cao tính biểu cảm của ngôn ngữ trong dạy học lịch sử ở trường THPT (vận dụng qua chương trình lớp 10- chương trình chuẩn). Sự thành công của đề tài khẳng định ý nghĩa của biện pháp sư phạm, thao tác sư phạm về việc sử dụng ngôn ngữ, góp phần đổi mới phương pháp dạy học lịch 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Cho đến nay, trong những công trình nghiên cứu về lý luận dạy học, phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học lịch sử nói riêng của các Nhà giáo dục học và giáo dục lịch sử đã đề cập đến vấn đề quan trong này ở các góc độ và mức độ khác nhau. Có thể tóm lược ở mấy loại sau đây: * Loại thứ nhất: Là các tài liệu của Hồ Chí Minh và các bài viết về cách sử dụng ngôn ngữ của chủ tịch Hồ Chí Minh: Chủ tịch Hồ Chí Minh là người rất coi trọng ngôn ngữ và trong dạy học, trong cuốn “Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 2”: Qua những bài giảng cho lớp tập huấn chính trị Quảng châu 1925-1927, chúng ta có thể học được PPDH của Người và đặc biệt là học tập được cách sử dụng ngôn ngữ giảng dạy của của chủ tịch Hồ Chí Minh qua các bài “Cuộc cách mạng tư sản Phỏp”, “Cuộc cách mạng tư sản Mỹ”, “Cuộc cách mạng Nga” [12] Khi nghiên cứu các tác phẩm của Hồ Chí Minh, nhiều nhà nghiên cứu đã tập trung đi sâu vào vấn đề ngôn ngữ, trong số đó phải kể đến cuốn “Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh” do GS. Đặng Xuân Kỳ (chủ biên) [18], tác giả đã đề cao phong cách diễn đạt của chủ tịch Hồ Chí Minh đó là: Có sự kết hợp hài hoà cái dân gian và cái bác học, cái cổ diển và cái hiện đại, giữa phong cách phương Đông và phong cách phương Tây để tạo ra sức cuốn hút mạnh mẽ với người nghe. Khi nghiên cứu tác phẩm Hồ Chí Minh, chúng ta không thể không nhắc tới tác phẩm “Hồ Chí Minh tác gia tác phẩm nghệ thuật ngôn từ” của nhà xuất bản giáo dục. Thông qua những bài viết, các tác giả đã phân tích để thấy sự sáng tạo trong cách sử dụng ngôn từ của chủ tịch Hồ Chí Minh cả trong ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, tác giả Nguyễn Kim Thản đã đánh giá đó là: di sản về ngôn ngữ. Giá trị ngôn ngữ mà chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tạo ra dựa trên cơ sở ngôn ngữ truyền thống dân tộc và mối giao lưu quốc tế và nhấn mạnh: “Một người không tạo ra được ngôn ngữ. Nhưng có người thông qua việc sử dụng ngôn ngữ, nhất là thông qua sự sáng tạo của mình về sử dụng từ ngữ, về cách diễn đạt, v..v.. có thể đóng góp cho sự phát triển của ngôn ngữ, thậm chí có thể ảnh hưởng lớn đến chiều hướng phát triển của ngôn ngữ. Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là một người như thế” [13, 72] * Loại thứ hai: Là các tài liệu giáo dục học, tâm lý học: Nhà giáo dục học A.T.Ilina đã nhấn mạnh tầm quan trọng của yếu tố ngôn ngữ, trong cuốn: “Giỏo dục học” Tác giả đã viết: Rất nhiều những kích thích bằng lời, một mặt đẩy chúng ta vào thực tế, vì thế chúng ta phải ghi nhớ điều đó để không làm sai lệch quan điểm của chúng ta đối với thực tế. Mặt khác, chính ngôn ngữ làm cho chúng ta trở thành người [17.185]. Trong cuốn “Dạy học nêu vấn đề”, tác giả I.Lecne đánh giá cao hình thức “Trỡnh bày nêu vấn đề”, coi đó là hình thức để khai thác tiềm lực sáng tạo của học sinh, tạo ra hứng thú trong việc tìm tòi, sáng tạo của các em và đặt ra yêu cầu nêu vấn đề của giáo viên qua cách trình bày miệng. Khi nói về các biện pháp nâng cao hiệu quả giờ học, Nhà giáo dục học N.V.Savin trong cuốn “Giáo dục học”, Tập 1, đã nhấn mạnh công cụ quan trọng và phổ biến của dạy học là lời nói: “Việc dạy học là một nghệ thuật, không nên nghĩ rằng chỉ có một số người có thể nắm được nú…Lời núi của giáo viên là công cụ dạy học dễ hiểu nhất và phổ biến nhất” [28.171]. Còn tác giả I.F.Kharlamốp trong cuốn “Phỏt huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào?” đã đánh giá cao kích thích bên trong của học sinh và nhấn mạnh đến nghệ thuật dạy học để tạo cho học sinh hứng thú học tập và khẳng định: “Chớnh đó là nghệ thuật của sự giảng dạy” [19] Đối với quá trình nhận thức: PGS.TSKH Thái Duy Tuyên trong cuốn “Giỏo dục học hiện đại” Để thực hiện điều có hiệu quả kế hoạch bài giảng, giáo viên phải dự kiến cả ngôn ngữ, ngôn từ, tốc độ hành động, phong cách thích hợp để tạo hứng thú cho học sinh khi nghe giảng. Cuốn 2 “Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sỏch giỏo khoa” tác giả Trần Bá Hoành [9] đã nêu ra đã nêu lên những lý luận cơ bản định hướng cho việc đổi mới phương pháp dạy học, qua đó các tác giả chú trọng tới tâm lý lứa tuổi, phương pháp dạy học trong đó nhấn mạnh tới phương pháp trình bày miệng, các hoạt động kích thích hứng thú học tập lịch sử của học sinh, những yêu cầu cần thiết để trở thành giáo viên giỏi, theo tác giả: cần có vốn kiến thức sâu rộng về điều mình dạy, có kỹ năng truyền đạt tốt. Cuốn “Lý luận giáo dục” của Phan Thanh Long (Chủ biên) – Trần Quang Ấn - Nguyễn Văn Diện [26], khi đưa ra việc phân loại các phương pháp giáo dục, các tác giả đã đánh giá cao về ý nghĩa của những phương pháp dùng lời trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh Cuốn giáo trình “Tâm lý học đại cương” của tác giả Nguyễn Xuân Thức (Chủ biên) [32] đã nêu lên các dạng hoạt động ngôn ngữ, tác giả chỉ rõ những yêu cầu đối với việc trình bày miệng của giáo viên. Trong đó có nhấn mạnh yêu cầu phải có tính truyền cảm và khẳng định vai trò của ngôn ngữ với việc tưởng tượng của học sinh Cuốn “Dạy học hiện đại, lý luận và biện pháp kỹ thuật” của tác giả Đặng Thành Hưng [16], đã nêu lên những phương pháp dạy học cụ thể trong quá trình dạy học, trong đó có nhấn mạnh tới những phương pháp và kỹ năng của ngôn ngữ như cấu trúc ngữ pháp ra sao, phát ngôn diễn cảm như thế nào? Tác giả đi sâu vào mô hình và kỹ năng thảo luận, nhất là thảo luận nhóm- một hình thức dạy học khá phổ biến hiện nay, cách đặt vấn đề của giáo viên phải khuyến khích học sinh bộc lộ được hiểu biết cá nhân của mình, vì vậy giáo viên phải biết lựa chọn những ngôn ngữ và cách trình bày dễ hiểu. * Loại thứ ba: Các công trình về: Phương pháp dạy học lịch sử và Ngôn ngữ học Trong cuốn “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào ?” của N.G.Đairi, tác giả đã chỉ rõ yếu tố “Nhịp độ trình bày của thầy giáo phải đúng mực… nhịp độ của lời giảng còn ảnh hưởng đến thái độ của học sinh” [7], điều này có ý nghĩa quan trọng trong phương pháp trình bày miệng của giáo viên, nhằm thực hiện mục tiêu giáo dưỡng, giáo dục và phát triển tư duy học sinh. Trong cuốn: Giáo trình “phương pháp dạy học lịch sử” của GS.TS Phan Ngọc Liên – Trần Văn Trị (đồng Chủ biên) đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của ngôn ngữ giáo viên sẽ dẫn dắt học sinh trở về với quá khứ lịch sử, tạo được biểu tượng rõ ràng, cụ thể về một sự vật, biến cố lịch sử… giúp học sinh biết suy nghĩ, tìm tòi, rút ra kết luận, hình thành khái niệm nhằm tìm hiểu bản chất của sự vật, quy luật của quá trình phát triển, tác giả viết “Lời nói nhiệt tâm, chân thành làm tăng tác dụng giáo dục” [ 23, 126] và luôn đề cập, nhấn mạnh vai trò đặc biệt của phương pháp trình bày miệng. Cuốn “Cỏc con đường biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thụng” của PGS.TS Nguyễn Thị Côi [4] Trong đó trình bày cụ thể các vấn đề lý luận và có những bài minh hoạ về biện pháp sư phạm để nâng cao hiệu quả bài học lịch sử, và nêu rõ yêu cầu khi trình bày nội dung phải: Ngắn gọn, xỳc tớch, cụ thể, dễ hiểu, không rườm rà, nhiều tên riờng, tờn nước ngoài, đõy cũng là nguyên tắc trong việc sử dụng ngôn ngữ trong giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông. Cuốn giáo trình “Phương pháp dạy học lịch sử”- Tập 1, 2 của GS.TS Phan Ngọc Liên (Chủ biên) - PGS.TS Trịnh Đỡnh Tùng - PGS.TS Nguyễn Thị Côi. Trên cơ sở phân tích đối tượng chức năng, nhiệm vụ của phương pháp dạy học lịch sử, đặc trưng của bộ môn để xác định hệ thống phương pháp dạy học lịch sử ở trường THPT, trong đó nhấn mạnh: Việc sử dụng lời nói sinh động góp phần quan trọng vào việc giải quyết các nhiệm vụ của dạy học lịch sử ở trường phổ thông, đõy là những cơ sở lý luận và và những kỹ năng nghiệp vụ cơ bản để thực hiện đề tài. Trong cuốn“Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử lịch sử” (một số chuyên đề) là một gợi ý quan trọng về phương hướng đổi mới PPDH lịch sử, các chuyên đề đều đưa ra các biện pháp sư phạm và nhấn mạnh hiệu quả bài học không những cần đáp ứng tính khoa học của nội dung bài học vừa phải đảm bảo tính vừa sức của học sinh. Trong “Hệ thống các phương pháp dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở” của PGS. TS Trịnh Đỡnh Tựng (chủ biên) - Trần Viết Thụ- Đặng Văn Hồ đã nêu ra biện pháp sư phạm cụ thể cho việc sử dụng lời nói trong đoạn tường thuật, miêu tả, giải thớch… Những nội dung cơ bản viết trong chuyên khảo “Rốn luyện kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm” PGS.TS Nguyễn Thị Côi (chủ biên)- Trịnh Tùng- Lại Đức Thụ-Trần Đức Minh, tuy không phải là sách hướng dẫn cụ thể về nghiệp vụ sư phạm, song tạo cơ sở cho giáo viên lịch sử ở trường phổ thông có kỹ năng và hướng sáng tạo trong dạy học lịch sử. Cuốn sách đã đề cập sâu sắc đến vai trò và ý nghĩa của diễn đạt núi, nờu yêu cầu cơ bản của kỹ năng diễn đạt nói, cách diễn đạt trong một số trường hợp trình bày cho học sinh, biện pháp rèn luyện kỹ năng diễn đạt nói. Trong các cuốn sách hướng dẫn trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa do PGS TS Nguyễn Thị Côi (Chủ biên), cuốn hệ thống các câu hỏi tự luận và trắc nghiệm do PGS TS Trịnh Đỡnh Tựng (chủ biên) đó giỳp cho giáo viên và học sinh có những thuận lợi trong phương pháp sử dụng hệ thống câu hỏi trong giờ hoc lịch sử. Trung tâm từ điển học điển học và Hội sử học Việt Nam- khoa Lịch sử trường ĐHSP Hà Nội đã xuất bản cuốn “ Từ điển Tiếng Việt” và “Từ điển Thuật ngữ lịch sử” [11] giúp tác giả luận văn giải thích các khái niệm, thuật ngữ chính xác và mang tính hình ảnh Cuốn “Đổi mới việc dạy, học lịch sử lấy học sinh làm trung tõm” của Hội giáo dục lịch sử, khoa sử trường ĐHSP Hà Nội là một gợi ý về mặt lý luận việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử, tác giả Trần Đức Minh đã nêu rõ vai trò của việc sử dụng tài liệu Hồ Chí Minh và đặc biệt học tập phong cách, ngôn ngữ của chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm phát triển năng lực tư duy của học sinh trong DHLS. Cuốn giáo trình “Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt” của Bùi Tất Tươm (chủ biên) đã đưa ra những cơ sở lý luận về ngôn ngữ, tính biểu cảm của ngôn ngữ, đõy là những kiến thức cơ sở về ngôn ngữ học, đặc biệt cuốn sách còn khái quát toàn bộ những biện pháp tu từ trong tiếng Việt và những phong cách chính trong sử dụng ngôn ngữ. Cuốn “99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt” của tác giả Đinh Trọng Lạc, đã giới thiệu và phân biệt rõ 5 “phương tiện” và 5 “biện pháp tu từ” trong tiếng Việt. Cuốn “Phong cách học tiếng Việt” cũng tác giả: Đinh Trọng Lạc ngoài việc giới thiệu về phong cách tiếng Việt nói chung, tác giả đã nhấn mạnh đến chức năng của hoạt động lời nói mang phong cách khoa học. Tác giả chú ý tới ba đặc trưng của phong cách này là: tính trừu tượng- khái quát cao; tớnh lụ gích nghiêm ngặt; tính chính xác khách quan Trong cuốn “Những bài giảng về ngôn ngữ học đại cương”, tập 1 (mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy), tác giả Nguyễn Lai đã nêu ra mối quan hệcủa các chức năng của ngôn ngữ. Tác giả Đỗ Ngọc Thống (chủ biên) cuốn “Văn miêu tả trong nhà trường” đã nêu lên những biện pháp chủ yếu và những yêu cầu của văn miêu tả, tác giả nhấn mạng đến mối liên hệ của miêu tả và tưởng tượng Cố GS Vũ Dung và các tác giả Vũ Thuỵ Anh, Vũ Quang Hào với cuốn “Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam”, đã tập hợp được những thành ngữ, tục ngữ, những câu ca dao, dân ca giúp cho việc sử dụng trong lĩnh vực này một cách có hiệu quả nhằm nâng cao tính biểu cảm cảu ngôn ngữ DHLS Công trình của tác giả Hoàng Anh: “Một số vấn đề sử dụng ngôn ngữ bỏo chớ” tác giả viết: “Tớnh biểu cảm của ngôn ngữ gắn với sử dụng từ ngữ, lối nói mới lạ, giàu hình ảnh, in đậm dấu ấn cá nhân, và do đó hấp dẫn hay ít nhất cũng gây ấn tượng với độc giả [1.23]. Trong cuốn “ Hệ thống thao tác trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thụng” của tác giả Kiều Thế Hưng đã khẳng định “Ngụn ngữ là nhân tố tất yếu trong dạy học, bởi vì lời nói là nguồn cung cấp kiến thức chủ yếu và sử dụng lời nói là một phương tiện rất quan trọng để truyền thụ kiến thức… Ngôn ngữ trong dạy học lịch sử phải chính xác, để trình bày sự kiện đúng như nó tồn tại, nhưng điều quan trọng là nó phải hàm chứa được trong đó hơi thở của thời đại và sức sống của hiện thực” [14- 57]. Từ đó tác giả đề ra những nội dung chủ yếu của ngôn ngữ trong dạy học lịch sử: “Âm lượng trong ngôn ngữ tuy có phụ thuộc lớn vào yếu tố bẩm sinh, nhưng chủ yếu do quá trình rèn luyện của người sử dụng nú” [14- 60]; Âm sắc và ngữ điệu trong ngôn ngữ dạy học lịch sử được tác giả đánh giá “Âm sắc và ngữ điệu trong ngôn ngữ dạy học phải nhằm hỗ trợ trong việc dạy học được truyền cảm hơn, sinh động hơn và thực hiện những yêu cầu dạy học xác định”. Tuy nhiên, trong dạy học ngôn ngữ, các động tác sư phạm, tư duy tri thức lịch sử có quan hệ chặt chẽ với nhau như một thể thống nhất “Tri thức nào thì ngôn ngữ ấy và động tác ấy” Ngoài ra còn có nhiều chuyên khảo đề cập tới nghiệp vụ sư phạm và các bài đăng trờn cỏc Tạp chí Giáo dục, khoá luận tốt nghiệp của đồng nghiệp, một số cuốn Tài liệu bồi dưỡng chu kỳ cho giáo viên 1997-2000; Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên THPT [2], việc thực hiện chương trình SGK lớp 10, năm 2006 nhấn mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử. Để tiến hành phần thực nghiệm sư phạm chúng tôi cần nhiều các tài liệu giáo trình “Lịch sử thế giới cận đại”[27], SGK [3], Tư liệu lịch sử 10 [31], Sử dụng kờnh hỡnh lịch sử trung học cơ sở (Phần lịch sử thế giới) của PGS TS Trịnh Đỡnh Tùng (chủ biên), cuốn “Tỡnh bạn vĩ đại và cảm động” của L. Vớtgốp và I.A. Xukhụtin là những tư liệu để chúng tôi tham khảo và giảng dạy trực tiếp các bài dạy thực nghiệm. Điểm qua các công trình nghiên cứu có liên quan đến ngôn ngữ và ngôn ngữ dạy học lịch sử, có thể thấy vấn đề ngôn ngữ không phải là vấn đề còn mới mẻ trong dạy học nói chung và trong dạy học lịch sử nói riêng, tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách chuyên biệt và tập trung vào vấn đề này, Đặc biệt chưa có công trình nào đi sâu vào tính biểu cảm của ngôn ngữ trong dạy học lịch sử. Vì thế có thể coi đề tài: Một số biện pháp sư phạm nhằm nâng cao tính biểu cảm của ngôn ngữ trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Vận dụng qua chương trình lịch sử lớp 10- chương trình chuẩn) là một đề tài mới mẻ. Mặc dù chưa có công trình nào nghiên cứu tập trung, chuyên biệt về vấn đề này, nhưng vấn đề ngôn ngữ trong dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng được thể hiện trong các công trình nói trên là những cơ sở quan trọng giúp chúng tôi trong việc tìm hiểu và đi sâu nghiên cứu đề tài này. 3. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Trên cơ sở xác định và nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí của ngôn ngữ trong dạy học lịch sử và một số biện pháp sư phạm nhằm nâng cao tính biểu cảm của ngôn ngữ trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông. Đề tài này có mục đích cơ bản là: Tìm hiểu cơ sở khoa học, xác định nội dung, bản chất và biện pháp sư phạm để nâng cao tính biểu cảm của ngôn ngữ trong dạy học lịch sử, góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử và nâng cao chất lượng dạy học lịch sử ở trường THPT 4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Một số biện pháp sư phạm nhằm nâng cao tính biểu cảm trong ngôn ngữ dạy học lịch sử ở trường THPT. Đối tượng này gồm các vấn đề cụ thể do nội dung của đề tài đặt ra đó là: Sự cần thiết, cơ sở khoa học, những khái niệm cơ bản, nội dung và các biện pháp sư phạm nhằm nâng cao tính biểu cảm của ngôn ngữ dạy học lịch sử ở trường THPT. 5. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI Xuất phát từ mục đích, đối tượng nghiên cứu, đề tài nàycú những nhiệm vụ cơ bản sau đây: 5.1. Từ lý luận giáo dục học, tâm lý học, phương pháp dạy học lịch sử, xác định sự cần thiết tất yếu cũng như vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của ngôn ngữ nói chung, tính biểu cảm của ngôn ngữ dạy học lịch sử nói riêng trong dạyhọc lịch sử hiện nay ở các trường THPT 5.2. Trên cơ sở lý luận và điều tra thực tế xác định rõ những khái niệm, những nội dung, những yêu cầu cơ bản của tính biểu cảm trong ngôn ngữ dạy học lịch sử ở trường THPT 5.3. Xây dựng hệ thống các biện pháp sư phạm nhằm nâng cao tính biểu cảm của ngôn ngữ DHLS ở trường THPT 5.4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm để xác định tính đúng đắn khoa học và khả năng thực hiện các biện pháp sư phạm đề ra. 5.5. Rút ra những khái quát lý luận, những quan điểm khoa học về tính biểu cảm và các biện pháp sư phạm nhằm nâng cao tính biểu cảm của ngôn ngữ dạy học lịch sử ở trường THPT. 6. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6.1. Phương pháp luận: Dựa vào phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về khoa học giáo dục và khoa học lịch sử để thực hiện nghiên cứu đề tài. 6.2. Phương pháp nghiên cứu: 6.1.1. Từ lí luận giáo dục học, tâm l
Tài liệu liên quan