Đề tài Một số biện pháp tổ chức hướng dẫn trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo

Vui chơi là một hoạt động luôn đi cùng và gắn bó với cuộc sống của con người ngay từ thuở thơ Êu cho đến khi trưởng thành. Tuy nhiên nội dung và hình thức chơi ở mỗi giai đoạn, mỗi lứa tuổi có khác nhau song nó còng chung một mục đích là thoả mãn nhu cầu hoạt động của con người trong cuộc sống.

doc72 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 10154 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp tổ chức hướng dẫn trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài tập nghiên cứu tốt nghiệp này. Tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của cô Nguyễn Như Mai khoa giáo dục mầm non. Cùng sự giúp đỡ của các cô giáo lớp mẫu giáo bé. Các trường mầm non mà tôi đã thực nghiệm ở TP Hải Phòng. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới cô Nguyễn Như Mai người đã hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Kính chúc cô mạnh khoẻ công tác tốt. Xin trân trọng cảm ơn cô giáo và các cháu mầm non Sinh viên: K5A Khoa Giáo dục Mầm non Nguyễn Thị Phương Thảo PHẦN 1 MỞ ĐẦU LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Vui chơi là một hoạt động luôn đi cùng và gắn bó với cuộc sống của con người ngay từ thuở thơ Êu cho đến khi trưởng thành. Tuy nhiên nội dung và hình thức chơi ở mỗi giai đoạn, mỗi lứa tuổi có khác nhau song nó còng chung một mục đích là thoả mãn nhu cầu hoạt động của con người trong cuộc sống. Đối với trẻ mẫu giáo, vui chơi là hoạt động chủ đạo, qua chơi trẻ được phát triển chức năng tâm lý và hình thành nhân cách. Khi chơi cũng là dịp tốt để trẻ khám phá môi trường xung quanh, qua đó kích thích tính tò mò, khả năng quan sát, năng lực phán đoán, trí tưởng tượng… của trẻ. Chính vì lẽ đó mà nhiều nhà giáo dục đã gọi: “trò chơi là trường học của cuộc sống”. Trẻ cần chơi nh­ cần ăn no, mặc Êm, cần được yêu thương. Trò chơi nuôi dưỡng tâm hồn trẻ mà không có gì thay thế được. Nh­ vậy, trường Mầm Non là môi trường thuân lợi nhất để trẻ phát triển.ở đây trẻ không những được chăm sóc, giáo dục mà còn được vui chơi để thoả mãn ước muốn làm người lớn với khả năng thực tÕ của mình. Trong khi chơi đứa trẻ học cách sử dụng đồ vật, đồ chơi do con người sáng tạo ra. Học những quy tắc ứng xử giữa người với người trong xã hội tức là học làm người. Trẻ Mẫu Giáo có thể tham gia nhiều loại trò chơi nh­ trò chơi đóng vai theo chủ đề, trò chơi đóng kịch, các trò chơi có luận… Mỗi loại trò chơi đều có tác dụng phát triển một mặt nhất định của trẻ. Nhưng trung tâm của hoạt động vui chơi đối với trẻ đóng vai theo chủ đề là loại trò chơi chủ yếu tạo ra nét đặc trưng trong trò chơI,trong đời sống tâm lý của trẻ Mẫu Giáo. Tại sao trẻ Mẫu Giáo thích chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề, bởi qua chơi trẻ với cuộc sống của người lớn, trẻ muốn tự mình làm mọi việc như người lớn, với khả năng của mình. Do vậy trò chơi nói chung và trò chơi đóng vai theo chủ đề nói riêng thực sự cần thiết cho trẻ… Trong khi đó, ở các trường Mầm Non trò chơi đóng vai theo chủ đề chưa thực sự được quan tâm, trò chơi chưa là niềm vui, là niềm hạnh phúc của trẻ. Vậy vấn đề cấp thiết hiện nay là phải tăng cường tổ chức hướng dẫn các trò chơi một cách thường xuyên và nhất là trò chơi đóng vai theo chủ đề, phải có sự hướng dẫn tỉ mỉ, cụ thể để tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, hứng thú, có như vậy chúng ta mới thực sự tạo cho trẻ niềm vui, niềm hạnh phúc… Từ lý luận và thực tiễn với khả năng và niềm say mê hứng thú của mình trong một thời gian hạn hẹp tôi đã chọn đề tài : “ Một số biện pháp tổ chức hướng dẫn trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ Mẫu Giáo”. Để làm bài tập tốt nghiệp. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Trên cơ sở làm rõ thực trạng tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ Mẫu Giáo ở một số trường Mầm Non ở Hải Phòng, đề xuất và vận dụng một số biện pháp tổ chức, hướng dẫn trò chơi đóng vai theo chủ đề của trẻ Mẫu Giáo nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. 1/ Khách thể nghiên cứu: Quá trình tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ Mẫu Giáo. 2/ Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp tổ chức hướng dẫn trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ Mẫu giáo lứa tuổi Mẫu Giáo Bé. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: 1/ Nhiện cứu cơ sở lý luận về trò chơi đóng vai theo chủ đề. 2/ Nghiên cứu cơ sở thực tiễn: Thăm dò khảo sát thực trạng tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề ở một số trường Mầm Non khu vực Hải Phòng. 3/ Đề xuất một số biện pháp tổ chức hướng dẫn trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ Mẫu Giáo nhằm cải tiến thực trạng. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau: 1/ Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. Phương pháp tổng hợp, phân tích lý thuyết. Phương pháp xếp loại và khái quát hoá lý thuyết. 2/ Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn. 2.1 Phương pháp điều tra. 2.1.1 Điều tra bằng phiếu ankét. 2.1.2 Điều tra bằng trò chuyện. 2.2 Phương pháp quan sát. - Đối với giáo viên: Dự giê, quan sát, ghi chép cách tổ chức hướng dẫn trò chơi đóng vai theo chủ đề ở trường Mầm Non. - Đối với trẻ: Theo dõi kỹ năng đóng vai vui chơi, hứng thú, thao tác và hành động vui chơi trong quá trình chơi. 2.3 Phương pháp Đàm thoại: Theo dõi với giáo viên về một số vấn đề của trẻ Mẫu Giáo. 2.4 Phương pháp Thực nghiệm. Dùng phương pháp này nhằm kiểm nghiệm các biện pháp đã nêu có liên quan đến giả thuyết của đề tài, phương pháp này được tiến hành như sau: Lấy 15 cháu ở lớp Mẫu Giáo Bé A. các cháu ở thành phố, đi học đều có sức khoẻ bình thường để làm nhóm thực nghiệm. Lấy 15 cháu ở lớp Mẫu Giáo Bé B. các cháu ở thành phố, đi học đều có sức khoẻ tốt để làm nhóm đối chứng. Đo đầu vào của 2 nhóm theo một số tiêu trí sau: + Kỹ năng đóng vai theo chủ đề. + Hứng thú chơi. + Khả năng mở rộng chủ đề và nội dung chơi. + Kỹ năng liên kết các trò chơi. Tiến hành thực nghiệm tác động những biện pháp của mình vào nhóm thực nghiệm, còn nhóm đối chứng để nguyên phương pháp tiến hành. Đo kết quả đầu ra của 2 nhóm sau thực nghiệm và so sanh kết quả giữa 2 nhóm để rót ra kết luận. Nếu kết quả nhóm thực nghiệm cao hơn kết quả của nhóm đối chứng thì đề ra biện pháp hợp lý. IV- XÂY DUNG MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ 1. Tiêu chí 1: Hứng thú chơi Sử dụng phương pháp trò chơi đóng vai theo chủ đề + Mức độ 1: Trẻ thực sự hứng thú say mê khi được tham gia vào trò chơi đóng vai theo chủ đề (2 điểm) + Mức độ 2: Trẻ chưa thực sự hứng thú trong khi chơi còn tẻ nhạt chưa rõ ràng (2 điểm) + Mức độ 3: Trẻ thờ ơ tẻ nhạt không hứng thú với trò chơi (1 điểm) 2. Tiêu chí 2: Kỹ năng đóng vai trong trò chơi Trẻ đóng vai cụ thể trong trò chơi, đóng vai trong chủ đề, quan sát kỹ năng và thao tác nhập vai của trẻ. + Mức độ 1: Trẻ nhập vào các vai một cách thành thạo tự nhiên hành động của vai chơi giống nh­ thật ( 3 điểm) + Mức độ 2: Hành động và kỹ năng đóng vai chưa thành thạo còn lúng túng chưa được tự nhiên ( 2 điểm) + Mức độ 3: Kỹ năng hành động của vai chơi còn kém chưa đúng với trò chơi (1 điểm) 3. Tiêu chí 3: Mở rộng chủ đề nội dung chơi Đưa ra mét trò chơi đóng vai, chủ đề cụ thể quan sát khả năng mở rộng chủ đề và trẻ sáng tạo nội dung chơi. + Mức độ 1; Trong quá trình chơi trẻ biết liên kết các trò chơi theo từng chủ đề riêng lẻ lại với nhau và biết mở rộng nội dung phong phú giải quyết các tình huống nhanh nhẹn và sáng tạo (3 điểm) + Mức độ 2: Biết mở rộng các chủ đề chơi và nội dung chơi nhưng chưa phong phú và sáng tạo ( 2 điểm) + Mức độ 3: Không biết mở rộng chủ đề chơi, nội dung chơi thì nghèo nàn, tẻ nhạt ( 1 điểm) 4. Tiêu chí 4: Kỹ năng liên kết các trò chơi Cho trẻ chơi trò chơi có chủ đề chung quan sát kỹ năng liên kết, quan hệ qua lại giữa các nhóm chơi với nhau. + Mức độ 1: Trong quá trình chơi trẻ biết liên kết giữa trò chơi này với trò chơi khác, để mở rộng quan hệ chơi (3 điểm) + Mức độ 2: Trẻ đã liên kết các trò chơi nhưng còn lúng túng và chưa biết liên kết được 2 trò chơi với nhau (2 điểm) + Mức độ 3: Trẻ không biết liên kết các trò chơi chỉ chơi trong một trò chơi đầu đến cuối (1 điểm) ò Sử dụng các tiêu trí trên để đo thực trạng trước thực nghiệm của cả 2 nhóm (thực nghiệm và đối chứng) và đo kết quả sau khi tiến hành thực nghiệm tác động (đo đầu ra ở nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng). V- PHẠM VI NGHIÊN CỨU. Thăm dò, khảo sát thực trạng tổ chức hướng dẫn trò chơi đóng vai theo chủ đề ở 2 lớp Mẫu Giáo trường Mầm Non Hoạ Mi - Phan Bội Châu - Hải Phòng. PHẦN 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN I- TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ. 1. Khái niệm trò chơi đóng vai theo chủ đề: Trò chơi đóng vai theo chủ đề là một loại hoạt động trò chơi mà trẻ em mô phỏng lại một mảng nào đó của cuộc sống người lớn trong xã hội bằng việc nhập vào các vai, tức là ướm mình vào một người nào đó để hành động theo chức năng của họ trong mối quan hệ xã hội. Bản chất của trò chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề là một mô hình hoá những quan hệ xã hội, mà trẻ chịu sự chi phối của chúng. Đó là quan hệ giữa người lớn với nhau trong xã hội, cách cư xử, hành vi ứng xử, văn minh được trẻ em quan tâm và trở thành đối tượng hành động của chúng. 2. Cấu trúc của trò chơi đóng vai theo chủ đề. Trò chơi cuộc sống của người lớn. Tại sao trẻ em, nhất là trẻ Mẫu Giáo lại thích trò chơi, trẻ muốn tự mình làm mọi việc như người lớn, bắt đầu từ đây mà hoạt động vui chơi, trung tâm là trò chơi đóng vai theo chủ đÒ là loại trò chơi phổ biến nhất ở trẻ Mẫu Giáo, nhưng đó là cấu trúc tương đối phức tạp. Việc phân tích cấu trúc trò chơi này cho thấy rõ những đặc điểm hình thành nhân cách ban đầu của trẻ Mẫu Giáo. Trò chơi đóng vai theo chủ đề là loại trò chơi phổ biến nhất ở trẻ Mẫu Giáo nhưng: Cấu trúc trò chơi đóng vai theo chủ đề gồm 4 phần: 2.1. Chủ đề và nội dung chơi đóng vai theo chủ đề. Trò chơi đóng vai theo chủ đề đã phản ánh cuộc sống xung quanh rất đa dạng với các mảng hiện thực hết sức phong phú. Các mảng hiện thực được phản ánh vào trò chơi coi là chủ đề của trò chơi. Do đó chủ đề của trò chơi cũng mang tính muôn mầu, muôn vẻ. Cụ thể nh­: Chủ đề sinh hoạt gia đình, chủ đề bán hàng, chủ đề bệnh viện,chủ đề dạy học… Phạm vi hiện thực mà trẻ tiếp xúc càng rộng bao nhiêu thì các chủ đề của trò chơi càng đa dạng phong phú bấy nhiêu. Số lượng chủ đề chơi của trẻ được tăng dần cùng với sự phát triển của chúng. Chủ đề chơi được phát triển không chỉ theo số lượng mà còn được phức tạp hoá dần và được mở rộng ra. Chẳng hạn cũng là trò chơi theo chủ đề sinh hoạt gia đình, nhưng ở trẻ Mẫu Giáo Bé thường chỉ thể hiện rất đơn giản như: Mẹ cho con ăn, mẹ bế con, cho con ngủ, còn đến Mẫu Giáo Nhỡ – Mẫu Giáo Lớn không chỉ dừng ở quan hệ mẹ con mà còn mối quan hệ với những nhân vật khác nữa: Mẹ đưa con đi học gặp cô giáo, mẹ đưa con đi siêu thị, mẹ đưa con đi khám bệnh, đi chơi công viên. Như vậy cùng một chủ đề chơi nhưng ở mỗi lứa tuổi trẻ lại tái tạo các mặt rất khác nhau của hiện thực cuộc sống, ở lứa tuổi sau thì càng sâu sắc, phong phú hơn lứa tuổi trước. Chính vì thế bên cạnh các chủ đề chơi ta phải chú ý đến mặt nội dung chơi. Nội dung của trò chơi là những hoạt động của người lớn mà đứa trẻ nhận thức được và phản ánh vào trò chơi của mình. Đó là những hoạt động của người lớn với các đồ vật, mối quan hệ giữa người với người, những yếu tố đạo đức thẩm mỹ. Chẳng hạn, trò chơi: “ Lái tàu hoả” ở các độ tuổi khác nhau thì diễn ra khác nhau. Với Mẫu Giáo Bé chỉ dừng lại ở chỗ bắt trước hành động của người lái tàu, người đi tàu. Nổi lên ở đây là hành động thực của người lớn với các đối tượng mà trẻ bắt trước được. Việc tái tạo lại những hành động Êy trở thành nội dung cơ bản trong trò chơi của Mẫu Giáo Bé. Cùng với trò chơi này ở Mẫu Giáo Lớn thì nổi bật lên hàng đầu là mối quan hệ xã hội, giữa những người trên tàu hoả: ai là người lái tàu, ai là nhân viên trên tàu, ai là hành khách và quan hệ của họ ra sao… Bên cạnh đó trẻ còn quan tâm đến những mối quan hệ bên trong nh­ về mặt tình cảm, đạo đức của những mối quan hệ đó. Chính vì vậy với nội dung trò chơi ta cần phải xem xét khía cạnh tích cực hay tiêu cực của mảng hiện thực mà trẻ em tái tạo bởi lẽ đời sống xã hội người lớn hết sức phong phú và phức tạp. Bên cạnh những việc tốt, người tốt còn có bao yếu tố tiêu cực xen lẫn vào. Điều này cũng được phản ánh nhạy bén vào trò chơi của trẻ em. Nếu không quan tâm giáo dục thì trẻ có thể chơi những trò chơi tiêu cực nh­: say rượu, bố mẹ cãi nhau hoặc cảnh đánh chửi nhau… Vai trò của người giáo dục không những giúp trẻ có được những chủ đề chơi ngày càng phong phú, rộng lớn mà còn giúp trẻ nắm được những hành động của người lớn trong cuộc sống thực, hiểu được những mối quan hệ qua lại giữa người lớn trong xã hội theo chức năng của mỗi người và đặc biệt là giúp trẻ biết phân biệt được cái xấu, cái đẹp, cái đúng, cái sai trong những quan hệ Êy, nhằm giúp trẻ tái tạo được cái hay, cái đẹp trong mảng hiện thực xung quanh và tránh bắt chước hành vi sai trái thô bạo mà trong xã hội vẫn còn tồn tại. 2.2. Vui chơi và hành động chơi. Nh­ chóng ta đã biết, trò chơi đóng vai theo chủ đề xuất hiện là để thoả mãn nhu cầu của trẻ muốn được giống người lớn. Trong thực tế, trẻ chưa thực hiện một chức năng xã hội của một người nào đó mà trẻ đã trông thấy bằng cách nhập vào một vai tức là ướm mình vào vị trí của người lớn và bắt chước hành động của người đó. Vai chơi là yếu tố quan trọng để tạo nên trò chơi, Đóng vai có nghĩa là tái tạo hành động của một người lớn với đồ vật trong những mối quan hệ nhất định với những người xung quanh. Trong vui chơi trẻ nhận làm một chức năng xã hội của một người nào đó, thường là chức năng mang tính chất nghề nghiệp như lái xe, dạy học, chữa bệnh, bán hàng… Đây chính là con đường để trẻ thâm nhập vào cuộc sống của người lớn xung quanh. Muốn trở thành một vai trò trong trò chơi, điều quan trọng nhất là phải biết thực hiện hành động của vai đó. Ví dụ: Bác sĩ phải biết khám bệnh, người bán hàng là phải biết bán hàng… Những hành động này phải xuất phát từ hành động thực tế mà trẻ đã trông thấy trong cuộc sống đời thực hay nghe kể lại, nhưng thao tác của hành động lại phụ thuộc vào đồ chơi. Chẳng hạn trong trường hợp trẻ lấy gậy thay cho con ngựa, khi đó thao tác của trẻ phải phù hợp với cái gậy chứ không phải là con ngựa. Điều này chứng tỏ hành động chơi và cả thao tác chơi đều phải phù hợp với điều kiện thực tế. Vai chơi trong trò chơi, quy định hành động của trẻ đối với đồ vật và cả hành động của trẻ đối với bạn cùng chơi. Tuy nhiên đây chỉ là hành động mô phỏng, nó không hoàn toàn giống nh­ hành động của người lớn, bởi vì mục đích của hành động chơi không nhằm vào kết quả mà nhằm vào chính quá trình chơi. Do đó hành động chơi không đòi hỏi phải có thao tác đúng kỹ thuật mà chỉ cần phỏng theo hình thức của nó và mang tính khái quát. Chính tính khái quát mang tính ước lệ của hành động chơi cho phép trẻ tiến hành trò chơi trong các điều kiện các đồ chơi khác nhau. Ví dụ: Khi làm đoàn tàu trẻ có thể dùng ghế xếp thành dãy mà cũng có thể dùng nhiều khối gỗ xếp thành hàng… 2.3. Những mối quan hệ qua lại của trẻ trong trò chơi. Trò chơi là một hoạt động chung đầu tiên và cơ bản của trẻ Mẫu Giáo, trong đó có hai mối quan hệ qua lại giữa những trẻ cùng tham gia trò chơi đó là quan hệ thực và quan hệ chơi. + Những quan hệ chơi: Đó là những quan hệ qua lại của các vai trong trò chơi theo một chủ đề nhất định mô phỏng lại mối quan hệ của người lớn trong xã hội như quan hệ giữa mẹ và con trong trò chơi gia đình, quan hệ giữa người mua và người bán trong trò chơi bán hàng… Đó là những quan hệ được trẻ quan tâm và trở thành đối tượng hành động của chúng. + Những quan hệ thực: Đó là những quan hệ qua lại giữa những trẻ là những người cùng tham gia vào trò chơi, những người bạn cùng thực hiện một cộng việc chung, trẻ tập hợp nhau thành nhóm để bàn bạc với nhau về chủ đề chơi, về việc phân vai, thoả thuận với nhau về quy tắc, hành vi của vai này, vai nọ và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình chơi. Trò chơi đóng vai theo chủ đề là mô hình của những quan hệ xã hội của người lớn và là phương tiện định hướng cho trẻ em vào những mối quan hệ Êy. Trong đó trò chơi đóng vai theo chủ đề, các quan hệ được hiện ra rõ rệt. Việc thực hiện hành động của vai chơi là phải tạo ra các mối quan hệ với các vai khác nhau, sức sống của trò chơi đóng vai theo chủ đề là ở chỗ nó tạo ra được những mối quan hệ giữa các vai. Đó chính là bản chất xã hội của trò chơi đóng vai theo chủ đề. Trò chơi của trẻ đó chính là cái xã hội người lớn thu nhỏ lại và cũng chứa đầy những mối quan hệ phức tạp. Những mối quan hệ xã hội được mô phỏng vào trò chơi có một đặc điểm đáng lưu ý là nó làm nảy sinh luật lệ hành động của các vai, buộc trẻ phải tuân theo như là những quy tắc xã hội ( Luật chơi), chơi như thế đứa trẻ tự nguyện chấp nhận những chuẩn mực của cuộc sống xã hội, của những quan hệ giữa người lớn với nhau, giữa trẻ em với người lớn, giữa trẻ với trẻ… Chẳng hạn khi chơi trò chơi “ Bán hàng” người mua phải trả tiền (dù tiền chỉ là mảnh giấy nhỏ) mới được lấy hàng, vì nếu không tuân theo luật lệ Êy thì bị coi là đồ ăn cắp. Như vậy, luật lệ hành động của các vai được nảy sinh từ các mối quan hệ được xác lập giữa những đứa trẻ tham gia vào trò chơi. Những trò chơi theo nhóm như vậy làm bộc lộ lên những mối quan hệ xã hội rõ ràng và hành vi của trẻ phải phục tùng các luật lệ do các mối quan hệ đó quy định sự phát triển đó là điều kiện quan trọng nhất để nhận biết chính nguyên lý của luật chơi và đó cũng là cơ sở làm nảy sinh ra bản thân: “Trò chơi có luật”. 2.4. Đồ chơi và hoàn cảnh chơi. Để một buổi hoạt động vui chơi được tiến hành đúng luật có kết quả tốt trước hết phải có đồ chơi. Có 2 loại đồ chơi: - Một loại là do người lớn làm cho trẻ, mô phỏng theo những đồ vật thực, nh­ con búp bê, đồ dùng nấu ăn bằng nhựa, đồ chơi bác sĩ, các loại phương tiện giao thông… - Một loại là những vật thay thế cho đồ vật thực. Trong khi thực hiện hành động của vui chơi trẻ không có được những đồ vật tương ứng. Để cho hành động được tiến hành theo chủ đề và nội dung chơi đã được đặt ra, trẻ cần phải lấy các đồ vật khác để thay thế cho các đồ vật thực tương ứng. Chẳng hạn trẻ dùng cái gối thay cho em bé, dùng ghế thay cho toa tàu, dùng gậy thay cho con ngựa… Do đồ chơi không: phải là đồ vật thực tương ứng với hành động của vai mà chỉ là vật thay thế nên khi trẻ thao tác với đồ vật thay thế thì những thao tác này không tương ứng với hành động chơi từ đó buộc trẻ phải tượng tưởng ra một hoàn cảnh chơi tương ứng, chẳng hạn khi đóng vai người lái xe do không có “vô lăng” thực mà chỉ là vật thay thế bằng chiếc ghế, trẻ cầm vào thành ghế thay cho vô lăng mồm kêu “píp píp” thay cho tiếng còi ôtô, từ đó nảy sinh ra một hoàn cảnh tưởng tượng ở trong đầu đứa trẻ đang lái ôtô. Nhiều công trình nghiên cứu trò chơi của trẻ Mẫu Giáo đã nhận định rằng: Do đồ chơi là vật thay thế nên thao tác chơi của trẻ không trùng khớp với hành động chơi, đó là lý do làm nảy sinh hoàn cảnh tưởng tượng (tức là hoàn cảnh chơi). Từ đó cần phải nhấn mạnh rằng hành động chơi không được sinh ra từ hoàn cảnh tưởng tượng mà ngược lại, hoàn cảnh tưởng tượng lại trùng khớp với hành động của vai. Nói cách khác hoạt động chơi của trẻ đã tạo ra kết quả là hoàn cảnh tưởng tượng(A.N.Lêonchiep) có nghĩa là hoạt động chơi làm nảy sinh trí tưởng tượng chứ không phải trí tưởng tượng có trước khi chơi, mà nó là kết quả của hoạt động chơi. Điều đó được chứng minh bằng nhiều thực nghiệm và quan sát. Ta dễ dàng nhận thấy khi trẻ không chơi thì không tưởng tượng ra hoàn cảnh chơi. Nh­ vậy là nếu trẻ không được chơi thì không nảy sinh ra hoàn cảnh chơi tưởng tượng. II- ĐẶC ĐIỂM CỦA TRÒ CHƠI ĐÓNG VAI THEO CHỦ ĐỀ 1. Đặc điểm của trò chơi đóng vai theo chủ đề của trẻ Mẫu giáo. 1.1.Trò chơi này được coi là trò chơi đóng vai theo chủ đề trước hết là vì trò chơi này bao giờ cũng có chủ đề. Chủ đề của trò chơi muôn màu, muôn vẻ, trẻ tái hiện lại những sinh hoạt của người lớn. Chẳng hạn chủ đề “Gia đình”, “Bán hàng”, “Giao thông vận tải”… Trong khi chơi phản ánh cuộc sống xung quanh rất đa dạng với các mảng hiện thực hết sức phong phú. Các mảng hiện thực được phản ánh vai trò chơi được gọi là chủ đề chơi. Phạm vi hiện thực mà trẻ tiếp xúc càng rộng bao nhiêu thì các chủ đề của trò chơi càng phong phú bấy nhiêu. Trong khi chơi, mọi hoạt động của trẻ đều xoay quanh chủ đề của trò chơi dựa vào những biểu tượng sinh động của chính các cháu về cuộc sống đang diễn ra hàng ngày. Trẻ càng lớn thì chủ đề chơi càng trở nên sâu rộng. 1.2. Để trò chơi đóng vai theo chủ đề được thực hiện trẻ cần phải đóng vai tức là ướm mình vào vị trí của một người lớn nào đó và bắt trước hành động của họ như là để
Tài liệu liên quan