Đề tài Một số biện pháp xây dựng kế hoạch năm học ở trường tiểu học số 2 Hoàn Lão - Bố Trạch - Quảng Bình

Thời đại ngày nay, thời đại của nền thông tin khoa học - kỹ thuật, nền kinh tế - xã hội cũng như khoa học công nghệ của các nước tiên tiến trên thế giới đạt đến thành tựu rực rỡ. Để đưa đất nước ta từng bước tiến kịp cùng với họ đòi hỏi các nhà quản lý phải phát huy vai trò lãnh đạo của mình để hoàn thành tốt các nhiệm vụ. Trong cơ chế hiện nay, yêu cầu người quản lý phải luôn luôn làm việc có kế hoạch. Trước khi làm một công việc gì phải lập kế hoạch rõ ràng, cụ thể, từ đó thực hiện theo kế hoạch đã định. Khi nghiên cứu về kế hoạch các nhà khoa học đã khẳng định: “Xây dựng kế hoạch có một vai trò hết sức quan trọng, ảnh hưởng đến công việc; “không có kế hoạch một doanh nghiệp hay bất kỳ một tổ chức nào khác sẽ như con thuyền không lái, chỉ chạy vòng quanh”, lập kế hoạch sơ sài có lẽ vẫn là nguyên nhân gây ra nhiều thất bại trong quản lý”. (7 - Trang 119). Trong hệ thống xã hội ngành giáo dục là một bộ phận quan trọng xã hội. Nhiệm vụ của ngành giáo dục là đào tạo những con người có đủ phẩm chất đạo đức và năng lực đáp ứng nền sản xuất mới của xã hội. Đảng ta coi trọng con người - coi “nguồn lực người là quý báu nhất, có vai trò quyết định,. (2 - Trang 9) cũng chính là coi trọng giáo dục và đào tạo. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục tiểu học là một bộ phận và là bộ phận quan trọng nhất có tính chất nền tảng. Bậc tiểu học là bậc học đầu tiên dành cho tất cả mọi người dân ở khắp mọi miền đất nước, là bậc học tạo cơ sở ban đầu để thực hiện mục tiêu “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, tạo nguồn nhân lực con người cho xã hội. Như vậy, nhất thiết phải nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học.

doc43 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 4432 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số biện pháp xây dựng kế hoạch năm học ở trường tiểu học số 2 Hoàn Lão - Bố Trạch - Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Lý luận Thời đại ngày nay, thời đại của nền thông tin khoa học - kỹ thuật, nền kinh tế - xã hội cũng như khoa học công nghệ của các nước tiên tiến trên thế giới đạt đến thành tựu rực rỡ. Để đưa đất nước ta từng bước tiến kịp cùng với họ đòi hỏi các nhà quản lý phải phát huy vai trò lãnh đạo của mình để hoàn thành tốt các nhiệm vụ. Trong cơ chế hiện nay, yêu cầu người quản lý phải luôn luôn làm việc có kế hoạch. Trước khi làm một công việc gì phải lập kế hoạch rõ ràng, cụ thể, từ đó thực hiện theo kế hoạch đã định. Khi nghiên cứu về kế hoạch các nhà khoa học đã khẳng định: “Xây dựng kế hoạch có một vai trò hết sức quan trọng, ảnh hưởng đến công việc; “không có kế hoạch một doanh nghiệp hay bất kỳ một tổ chức nào khác sẽ như con thuyền không lái, chỉ chạy vòng quanh”, lập kế hoạch sơ sài có lẽ vẫn là nguyên nhân gây ra nhiều thất bại trong quản lý”. (7 - Trang 119). Trong hệ thống xã hội ngành giáo dục là một bộ phận quan trọng xã hội. Nhiệm vụ của ngành giáo dục là đào tạo những con người có đủ phẩm chất đạo đức và năng lực đáp ứng nền sản xuất mới của xã hội. Đảng ta coi trọng con người - coi “nguồn lực người là quý báu nhất, có vai trò quyết định,.... (2 - Trang 9) cũng chính là coi trọng giáo dục và đào tạo. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục tiểu học là một bộ phận và là bộ phận quan trọng nhất có tính chất nền tảng. Bậc tiểu học là bậc học đầu tiên dành cho tất cả mọi người dân ở khắp mọi miền đất nước, là bậc học tạo cơ sở ban đầu để thực hiện mục tiêu “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, tạo nguồn nhân lực con người cho xã hội. Như vậy, nhất thiết phải nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học. Muốn nâng cao chất lượng, đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ của bậc tiểu học thì việc xây dựng kế hoạch nói chung và kế hoạch năm học nói riêng là công việc hết sức quan trọng và cần thiết. Trong quản lý trường học bản kế hoạch năm học được xem như là một cương lĩnh hoạt động trong năm học của nhà trường. Trong chu trình quản lý thì xây dựng kế hoạch là chức năng đầu tiên và cũng là chức năng nền tảng. Nếu xây dựng một bản kế hoạch chặt chẽ, phù hợp và tổ chức thực hiện kế hoạch một cách khoa học sẽ hạn chế sự bất ổn định trong quá trình tổ chức, giúp cho người Hiệu trưởng nhìn thấy những thay đổi từ bên ngoài, tạo khả năng thực hiện công việc một cách hiệu quả nhất, tập trung được sự cố gắng của mọi người vào việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ năm học. Khi có kế hoạch sẽ giúp cho Hiệu trưởng dễ dàng thực hiện các chức năng quản lý khác. Có thể nói rằng tính kế hoạch là đặc điểm của quản lý, có kế hoạch là nguyên tắc của quản lý, quản lý bằng kế hoạch là phương pháp chủ đạo của quá trình quản lý. Mục đích của quản lý trường học là nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động của nhà trường, trong đó dạy và học là hoạt động chủ đạo. Để hoạt động của nhà trường đạt hiệu quả, ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng phải tổ chức xây dựng một bản kế hoạch đầy đủ, chi tiết, phù hợp với điều kiện hiện có của nhà trường, yêu cầu của ngành và thực tế địa phương nơi trường đóng, bản kế hoạch có khả năng thực thi cao. 1.2. Thực tiễn Ở trường tiểu học, muốn nâng cao chất lượng giáo dục đòi hỏi phải có nhiều yếu tố tác động như cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, sự quan tâm của ngành và chính quyền địa phương,... trong đó, vai trò lãnh đạo của người Hiệu trưởng là quan trọng nhất. Người Hiệu trưởng giỏi tất yếu bộ mặt nhà trường sẽ có những tiến bộ rõ rệt. Người Hiệu trưởng muốn quản lý tốt thì luôn luôn phải có kế hoạch và làm việc theo kế hoạch. Trong từng năm học, việc xây dựng kế hoạch ngay từ đầu sẽ giúp người Hiệu trưởng định hướng trước được những công việc sẽ làm, phải làm, ai làm, thời gian bao lâu,... Làm như vậy trong quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học, người Hiệu trưởng cũng như đội ngũ cán bộ giáo viên khỏi bị bất cập và không bị bỏ sót một công việc nào hoặc làm qua loa vì không có thời gian. Xây dựng kế hoạch năm học là biện pháp tốt nhất góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục. Nhưng qua tìm hiểu thực tế ở một số trường tiểu học hiện nay thì việc xây dựng kế hoạch năm học chưa được quan tâm đúng mức. Ở các trường tiểu học hiện nay, Hiệu trưởng tuy đã nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch năm học nhưng vì chưa nắm chắc lý luận nên một số Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch chưa tuân theo các nguyên tắc và quy trình của nó. Do đó bản kế hoạch phần lớn là sản phẩm riêng của Hiệu trưởng chứ chưa tập trung được trí tuệ của tập thể dẫn đến nội dung kế hoạch ít mang tính khả thi, chất lượng hoạt động của nhà trường không cao, chỉ mang tính bề nổi, không đi vào chiều sâu. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng trên? Đó là câu hỏi khiến chúng tôi băn khoăn và suy nghĩ, mong tìm được giải pháp hữu hiệu để khắc phục nó. Sau thời gian nghiên cứu lý luận, mặc dù kinh nghiệm của bản thân còn ít ỏi sự hiểu biết còn hạn chế nhưng tôi mạnh dạn tìm hiểu đề tài “Một số biện pháp xây dựng kế hoạch năm học ở trường tiểu học số 2 Hoàn Lão - Bố Trạch - Quảng Bình” với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc tìm ra biện pháp xây dựng kế hoạch năm học một cách hợp lý. Đây là mảng đề tài khó, bên cạnh đó, hiểu biết của bản thân còn ít, chắc chắn đề tài sẽ có nhiều sai sót. Kính mong sự góp ý chân thành và sự chỉ bảo của các thầy giáo, cô giáo. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về công tác xây dựng kế hoạch năm học ở trường tiểu học hiện nay, đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn để tìm ra một số mặt tích cực và hạn chế, từ đó tìm ra một số biện pháp giải quyết cho phù hợp. 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu lý luận về kế hoạch và kế hoạch hoá, tìm hiểu thực tế việc xây dựng kế hoạch năm học ở một số trường tiểu học ở địa phương, rút ra những ưu điểm, nhược điểm. Phân tích những ưu, nhược điểm đó và đề xuất một số biện pháp khắc phục nhược điểm trong việc xây dựng kế hoạch năm học. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Do thời gian hạn chế nên đề tài này chỉ nghiên cứu vấn đề xây dựng kế hoạch năm học ở trường tiểu học số 2 Hoàn Lão - Bố Trạch - Quảng Bình. Ngoài ra còn tham khảo thêm ở một số trường lân cận. 5. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Nghiên cứu về “Biện pháp xây dựng kế hoạch năm học ở trường tiểu học số 2 Hoàn Lão - Bố Trạch - Quảng Bình”. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng các phương pháp sau: 6.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu. 6.2. Phương pháp đàm thoại trực tiếp, phỏng vấn. 6.3. Phương pháp điều tra bằng phiếu. 6.4. Phương pháp phân tích, so sánh. 6.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 7. KẾ HOẠCH THỜI GIAN Từ: 14/2 đến 28/2 : Thu thập và xử lý các số liệu, thông tin. 29/2 đến 05/3 : Viết đề cương chi tiết. 06/3 đến 20/3 : Viết lần 1. 21/3 đến 30/3 : Viết lần 2. 31/3 đến 07/4 : Viết lần 3. 8. CẤU TRÚC NỘI DUNG Phần 1: Mở đầu. Phần 2: Nội dung. Chương 1: Cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài. Chương 2: Thực trạng việc xây dựng kế hoạch năm học ở trường tiểu học số 2 Hoàn Lão. Chương 3: Một số biện pháp xây dựng kế hoạch năm học ở trường tiểu học. Phần 3: Kết luận và kiến nghị. PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1. KHÁI NIỆM, VỊ TRÍ, VAI TRÒ, TẦM QUAN TRỌNG CỦA KẾ HOẠCH VÀ KẾ HOẠCH HOÁ Như chúng ta đã biết, sự phát triển có kế hoạch, cân đối là một trong các quy luật đặc thù hết sức quan trọng của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Hệ thống giáo dục là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân cho nên hệ thống giáo dục cũng cần được phát triển một cách có kế hoạch giáo dục là một chức năng cơ bản rất quan trọng của quản lý giáo dục và là cơ sở của quản lý giáo dục. Đường lối giáo dục vạch ra các mục tiêu và nhiệm vụ tổng quát, kế hoạch giáo dục có nhiệm vụ diễn tả các nhiệm vụ và mục đích đó thành mục tiêu cần đạt tới trong từng thời kỳ. Song mọi kế hoạch đều mang tính “tác chiến” nên nội dung kế hoạch không chỉ bao gồm mục tiêu mà phải bao gồm cả phương tiện, biện pháp thức hiện để đạt được mục tiêu đó. Các nhà nghiên cứu đã định nghĩa về kế hoạch và kế hoạch hoá một cách ngắn gọn như sau: “Kế hoạch hoá trong giáo dục, với nghĩa rộng nhất là áp dụng việc phân tích hệ thống và hợp lý các quá trình phát triển giáo dục với mục đích làm cho giáo dục đạt được các kết quả và có hiệu quả hơn, phù hợp với những yêu cầu và nhiệm vụ của người học và xã hội đặt ra”. (8). Có nhiều cánh định nghĩa khác nhau về kế hoạch và kế hoạch hoá nhưng nói một cách chung nhất thì kế hoạch chính là dự kiến những việc cần làm, ai làm, làm bằng cách nào, vào thời gian nào,... sao cho hiệu quả công việc đạt tới mức cao nhất. Kế hoạch là chức năng đầu tiên trong 4 chức năng của chu trình quản lý. Chu trình đó được thể hiện qua sơ đồ sau: I: Thông tin Theo sơ đồ ta thấy, kế hoạch là chức năng đầu tiên của chu trình quản lý. Nó có mối quan hệ mật thiết với các chức năng khác tạo nên một chu trình khép kín từ khâu xây dựng kế hoạch đến tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra. Trong quản lý kinh tế cũng như trong quản lý giáo dục, kế hoạch có vai trò hết sức quan trọng. Không thể quản lý tốt nếu không có kế hoạch. Nhiều lý thuyết gia cho rằng: “Kế hoạch là cái khởi nguyên của mọi hoạt động, mọi chức năng quản lý khác. Họ ví kế hoạch như một chiếc đầu tàu kéo theo các toa “tổ chức”, “chỉ đạo”, “kiểm tra” hoặc như cái thân cây sồi trên đó có các chức năng “tổ chức”, “chỉ đạo”, “kiểm tra” đam cành, kết nhánh”. Có thể sự ví von đó hơi quá nhưng nếu không có kế hoạch thì người quản lý sẽ không biết tổ chức nhân sự và các nguồn lực khác như thế nào, không biết chỉ dẫn, lãnh đạo người thuộc quyền mình ra sao để đạt được kết quả như mong muốn. Không có kế hoạch không thể xác định đúng mục tiêu cần đạt và sự kiểm tra sẽ trở thành vô căn cứ. Có thể nói kế hoạch có ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn, cả tầm vĩ mô và vi mô trong quản lý. Kế hoạch là chức năng cơ bản, quan trọng và cũng là một chức năng bắt buộc trong quản lý nói chung và quản lý giáo dục nói riêng. Trong trường học, muốn thực hiện tốt mục tiêu giáo dục - đào tạo thì quản lý không thể không có kế hoạch. Kế hoạch giáo dục phổ thông nhằm mục tiêu xây dựng nền tảng dân trí của đất nước, cung cấp giáo dục cơ bản cho mọi người dân. Việc xây dựng kế hoạch nhằm để phối hợp các hoạt động trong tổ chức trường học khẳng định sự phát triển của một tổ chức trong tương lai, đảm bảo cơ sở hợp lý cho hoạt động của tổ chức, kế hoạch được xem là một công cụ quản lý. Chính bản kế hoạch là quyết định đầu tiên của người quản lý để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục - đào tạo. Kế hoạch giúp người quản lý hạn chế sự bất ổn định trong hệ thống trước những thay đổi của mục tiêu, tạo khả năng thực hiện công việc một cách kinh tế, tập trung sự cố gắng của mọi người vào mục tiêu và tạo điều kiện tối đa cho người quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động của mọi người. Khi xem cấu trúc hoạt động của trường phổ thông theo quan điểm hệ thống, ta thấy ở trường phổ thông bao gồm các thành tố sau: 1. Mục đích. 5. Giáo viên. 2. Nội dung. 6. Học sinh. 3. Phương pháp. 7. Cơ sở vật chất. 4. Phương tiện. 8. Kết quả. Các thành tố này tạo thành một hệ thống toàn vẹn, chúng tác động và bổ sung cho nhau theo một quy luật nhất định. Muốn hoàn thành các mục tiêu giáo dục thì phải điều hành tốt các hoạt động của các thành tố trên cơ sở các mối quan hệ chặt chẽ có tác động hỗ trợ cho nhau cùng phát triển. Chính vì vậy, việc xây dựng kế hoạch được xem là một chức năng nền tảng nhằm định hướng cho quản lý giáo dục đi đến đích và đạt được kỳ vọng như mong muốn. 2. CÁC NGUYÊN TẮC CỦA KẾ HOẠCH Nguyên tắc là điều cơ bản định ra nhất thiết phải tuân theo trong một loạt việc làm. Để kế hoạch có hiệu quả cần tuân theo những nguyên tắc sau: 2.1. Nguyên tắc kế hoạch phục vụ nhiệm vụ chính trị - xã hội Kế hoạch hoạt động của nhà trường phải phù hợp với chủ trương, đường lối phát triển của Đảng về Giáo dục và đào tạo. Khi xây dựng kế hoạch phải bám sát hệ thống mục tiêu phát triển của nền kinh tế - xã hội, nhất là mục tiêu của ngành giáo dục. Nội dung của bản kế hoạch phải làm rõ chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, tuân theo sự lãnh đạo của cấp trên, dựa vào thực tế địa phương, bám sát mục tiêu phát triển của địa phương của ngành. 2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính tập trung dân chủ: Nguyên tắc này vừa thể hiện tính làm chủ của dân, vừa thể hiện sự lãnh đạo của Đảng. Với cơ chế: Đảng lãnh đạo, dân làm chủ, chính quyền quản lý, đây là nguyên tắc quản lý xã hội chủ nghĩa. Dân chủ trên cơ sở pháp luật, tập trung nguồn quản lý, chỉ đạo theo cơ chế thị trường. Trong việc xây dựng kế hoạch năm học, để đảm bảo nguyên tắc này người Hiệu trưởng phải tranh thủ ý kiến đóng góp của tập thể sư phạm, tôn trọng ý kiến của họ, khai thác trí tuệ của họ nhằm làm cho bản kế hoạch có chất lượng hơn. 2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và tính thực tiễn: Tính khoa học là thuộc tính cơ bản của kế hoạch. Vì vậy bản kế hoạch phải xây dựng sao cho khoa học tức là phải rõ ràng, dễ thực hiện, phù hợp với định hướng phát triển giáo dục chung của xã hội và tình hình địa phương, nhà trường. Các biện pháp đưa ra để thực hiện các mục tiêu phải vừa vận dụng các thành tựu khoa học - công nghệ nhưng phải phù hợp với thực tế của nhà trường và địa phương, khi đó kế hoạch mới mang tính khả thi cao. 2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính cân đối, thống nhất và ưu tiên nhiệm vụ trọng tâm: Nội dung bản kế hoạch được xây dựng phải đảm bảo tính cân đối, thống nhất giữa các mục tiêu và các biện pháp thực hiện. Khi xây dựng kế hoạch phải xác định các mục tiêu: Mục tiêu ưu tiên, mục tiêu lâu dài, nhiệm vụ trọng tâm cần ... Phải sắp xếp nó một cách hợp lý, chặt chẽ, logic. Dành thời gian và kinh phí phù hợp cho việc thực hiện từng mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể. 2.5. Nguyên tắc đảm bảo tính liên tục, kế thừa và phát triển: Khi xây dựng một bản kế hoạch người Hiệu trưởng phải dựa trên những thành tựu đã đạt được trong những năm qua để làm cơ sở, căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch trong những năm tiếp theo. Kế hoạch năm sau phải phát triển những thành tựu của năm trước lên một mức cao hơn. 2.6. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lệnh và tính linh hoat, mềm dẻo: Kế hoạch được xem là một quyết định quản lý hành chính tổng hợp. Vì vậy, mọi nhiệm vụ đặt ra trong kế hoạch đều phải mang tính pháp chế, bắt buộc đối với người thực hiện. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện tuỳ tình hình thực tế để có sự điều chỉnh linh hoạt trong khả năng cho phép, nhằm thực hiện có hiệu quả các công việc của nhà trường. 2.7. Nguyên tắc đảm bảo tính kinh tế, hiệu quả: Khi xây dựng kế hoạch, người Hiệu trưởng cần chú ý tính toán đến tính kinh tế và tính hiệu quả của nó. Các biện pháp đề ra để thực hiện mục tiêu cần hạn chế đến mức thấp nhất các chi phí nhưng phải đạt kết quả tối ưu. Trong quá trình xây dựng kế hoạch cũng như tổ chức thực hiện kế hoạch, người Hiệu trưởng cần chú ý đến các nguyên tắc, áp dụng trong từng điều kiện cụ thể để phát huy vai trò của bản kế hoạch. 3. CÁC GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH 3.1. Tiền kế hoạch: Đây là giai đoạn chuẩn bị cho xây dựng kế hoạch, ta cần phải tiến hành các bước sau: - Xác định thủ tục xây dựng kế hoạch. - Thành lập ban xây dựng kế hoạch. Ban này có thể khởi thảo hoặc tập hợp kế hoạch của các bộ phận trong trường. - Thu thập và xử lý các thông tin cần thiết để phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch. 3.2. Dự báo, chẩn đoán: Đây cũng là giai đoạn chuẩn bị cho xây dựng kế hoạch, ở giai đoạn này gồm các công việc sau: - Phân tích, đánh giá tình hình thực trạng của nhà trường để từ đó tìm ra điểm mạnh, điểm yếu và nguồn lực của nhà trường. - Phân tích tình hình môi trường xã hội để biết được các cơ hội cần tận dụng và các nguy cơ, thách thức cần tránh. - Trên cơ sở đó, dự đoán chiều hướng phát triển về các chỉ tiêu cần có trong kế hoạch. 3.3. Xây dựng kế hoạch sơ bộ: Đây là giai đoạn hết sức quan trọng vì đây là tiền đề của bản kế hoạch chính thức. Giai đoạn này gồm các công việc sau: - Xây dựng hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt được của nhà trường trong từng thời điểm cụ thể. - Xây dựng các điều kiện cần thiết cho kế hoạch như nhân lực, phương tiện, thiết bị, tài chính. - Dự thảo các phương án, dự án về kế hoạch. 3.4. Xây dựng kế hoạch chính thức: - Trên cơ sở của kế hoạch sơ bộ, xây dựng kế hoạch chính thức. Có thể chọn một trong các phương án hoặc tổng hợp các phương án đã dự định. - Cho thảo luận tập thể (cán bộ cốt cán, toàn thể cán bộ, nhân viên, giáo viên của trường. Có thể thông qua đại hội cán bộ công nhân viên chức đầu năm học). - Trình cấp trên (phòng Giáo dục, chính quyền địa phương,...) xét duyệt. - Lập chương trình hành động. Bước này bao gồm các công việc cụ thể: + Phân tích thời gian thực hiện. + Phân công người phụ trách. + Phân bổ ngân sách cho các mục tiêu. + Lập kế hoạch hỗ trợ và kế hoạch điều hành của người quản lý. - Phân bổ ngân sách cho các mục tiêu và đặt mức ưu tiên cho các mục tiêu. - Thông qua bản nội dung kế hoạch năm học trước hội đồng sư phạm để thống nhất thực hiện. 4. KẾ HOẠCH NĂM HỌC Trong trường tiểu học, kế hoạch năm học là bản kế hoạch quan trọng nhất vì nó hội tụ đầy đủ nội dung của mọi hoạt động trong nhà trường. Có thể nói kế hoạch năm học là kế hoạch mẹ của tất cả các loại kế hoạch khác trong năm học. Kế hoạch năm học bao gồm hệ thống m ục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường cùng các biện pháp, giải pháp và điều kiện để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đó. Nói một cách cụ thể hơn, kế hoạch năm học là hệ thống chương trình hành động trong năm học của nhà trường. Chính vì vậy, khi xây dựng kế hoạch năm học cần dựa trên các căn cứ cụ thể, sát thực có ảnh hưởng đến chương trình hoạt động trong năm học của nhà trường. * Căn cứ để xây dựng kế hoạch: - Căn cứ vào đặc điểm, tình hình địa phương nơi trường đóng. - Căn cứ vào Chỉ thị, Nghị quyết, Văn bản hướng dẫn của Đảng và chính quyền cấp trên theo ngành và lãnh thổ. - Căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học trước và điều kiện hiện có (như đội ngũ giáo viên, tình hình học sinh, cơ sở vật chất - thiết bị dạy học, nguồn tài chính) của nhà trường. - Căn cứ vào kế hoạch phát triển dài hạn của nhà trường và địa phương. - Căn cứ vào nhu cầu học tập của địa phương. * Phương pháp xây dựng kế hoạch năm học: - Phương pháp cân đối: cân đối giữa nhu cầu giáo dục, khả năng thực hiện nhu cầu đó của nhà trường và địa phương. - Phương pháp tỷ lệ cố định: lấy một tỷ lệ nào đó, coi nó làm cố định để lấy tỷ lệ tương quan. Khi xây dựng kế hoạch năm học cần phối hợp sử dụng các phương pháp sao cho bản kế hoạch có chất lượng cao và có khả năng thực thi nhất. Trên đây là những nét chính về cơ sở lý luận của công tác kế hoạch nói chung và kế hoạch trong nhà trường tiểu học nói riêng. Đó là cơ sở và chỗ dựa cho việc phân tích và đánh giá thực trạng về công tác xây dựng kế hoạch năm học ở trường tiểu học hiện nay. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH NĂM HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 HOÀN LÃO - BỐ TRẠCH - QUẢNG BÌNH 1. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG 1.1. Tình hình địa phương: Bố Trạch - Quảng Bình thuộc một vùng miền Trung, khí hậu khắc nghiệt - nắng lắm, mưa nhiều - địa bàn ít thuận lợi có cả miền núi và miền biển. Hoàn Lão là một thị trấn huyện lỵ, huyện Bố Trạch, là nơi trung tâm kinh tế - văn hoá của huyện. Hoàn Lão nằm dọc quốc lộ 1A, cách thị xã Đồng Hới 17 km về phía Bắc. Hoàn Lão tách ra khỏi xã Trung Trạch từ năm 1986. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ cứu nước, người dân Hoàn Lão đã kiên cường bám đất bám làng, đánh giặc đến cùng, tất cả vì kháng chiến, với khẩu hiện “xe chưa qua, nhà không tiếc”. Tinh thần đánh giặc cứu nước của người dân Hoàn Lão đã được Nhà nước ghi nhận và phong tặng danh hiệu “Anh hùng các lực lượng vũ trang”. Hiện nay, trong cơ chế mới, nhân dân Hoàn Lão vẫn luôn luôn cố gắng, phấn đấu, không ngừng có những bước tiến mới. Địa bàn thị trấn Hoàn Lão có 12 tiểu khu, với diện tích 514,82 ha, có 1.555 hộ gia đình. Tổng số dân là 6.730 người, trong đó có 2.060 người đang trong độ tuổi lao động. Trên địa bàn thị trấn có một chợ huyện n
Tài liệu liên quan