Trong doanh nghiệp sản xuất thì chi phí NVL đầu vào rất lớn, cần phải kiểm soát chi phí một cách hợp lí để không ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Đồng thời, có kế hoạch dự trữ NVL tại kho để phục vụ sản xuất. Đối với số NVL này, ngoài việc doanh nghiệp phải bảo quản tốt để tránh hư hỏng thì doanh nghiệp cũng phải quản lí tránh hao hụt, mất mát. Doanh nghiệp phải có các biện pháp theo dõi cả về số lượng và mặt giá trị của NVL trong kho, thông qua việc theo dõi NVL nhập, xuất, tồn kho. Xuất phát từ yêu cầu của quản lí NVL trong quá trình dự trữ và sử dụng hình thành công tác tính giá NVL. Tính giá NVL là việc xác định giá trị ghi sổ của NVL nhập, xuất kho, chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình hoạt động và lập các BCTC của doanh nghiệp. Nếu việc tính giá NVL có sai sót thì kết quả hoạt động của doanh nghiệp bị phản ánh sai lệch và thông tin cung cấp cho các đối tượng quan tâm cũng không chính xác, điều này có thể dẫn đến những quyết định sai lầm, những thiệt hại không mong muốn. Vì vậy, tính giá là hoạt động thường xuyên và đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp. Vì vậy em xin chọn đề tài “Một số đề suất hoàn thiện phương pháp tính giá NVL nhập kho, xuất kho”. Nghiên cứu đề tài giúp chúng ta thấy rõ được vai trò của công tác tính giá, CMKT QT cũng như CMKT VN về tính giá, những bất cập trong lựa chọn phương pháp tính giá.
46 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1497 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số đề suất hoàn thiện phương pháp tính giá nguyên vật liệu nhập kho, xuất kho, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Trong doanh nghiệp sản xuất thì chi phí NVL đầu vào rất lớn, cần phải kiểm soát chi phí một cách hợp lí để không ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Đồng thời, có kế hoạch dự trữ NVL tại kho để phục vụ sản xuất. Đối với số NVL này, ngoài việc doanh nghiệp phải bảo quản tốt để tránh hư hỏng thì doanh nghiệp cũng phải quản lí tránh hao hụt, mất mát. Doanh nghiệp phải có các biện pháp theo dõi cả về số lượng và mặt giá trị của NVL trong kho, thông qua việc theo dõi NVL nhập, xuất, tồn kho. Xuất phát từ yêu cầu của quản lí NVL trong quá trình dự trữ và sử dụng hình thành công tác tính giá NVL. Tính giá NVL là việc xác định giá trị ghi sổ của NVL nhập, xuất kho, chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình hoạt động và lập các BCTC của doanh nghiệp. Nếu việc tính giá NVL có sai sót thì kết quả hoạt động của doanh nghiệp bị phản ánh sai lệch và thông tin cung cấp cho các đối tượng quan tâm cũng không chính xác, điều này có thể dẫn đến những quyết định sai lầm, những thiệt hại không mong muốn. Vì vậy, tính giá là hoạt động thường xuyên và đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp. Vì vậy em xin chọn đề tài “Một số đề suất hoàn thiện phương pháp tính giá NVL nhập kho, xuất kho”. Nghiên cứu đề tài giúp chúng ta thấy rõ được vai trò của công tác tính giá, CMKT QT cũng như CMKT VN về tính giá, những bất cập trong lựa chọn phương pháp tính giá.
PHẦN I: CƠ SỚ LÍ LUẬN VỀ TÍNH GIÁ NGUYÊN VẬT LIỆU
NHẬP KHO, XUẤT KHO
1.1. Tính giá NVL và bản chất của tính giá NVL
1.1.1. Tính giá NVL
Để ghi nhận và phản ánh được giá trị tiền tệ của tài sản vào sổ sách, chứng từ, báo cáo kế toán sử dụng phương pháp tính giá.
Tính giá là phương pháp thông tin và kiểm tra về sự hình thành và phát sinh chi phí có liên quan đến từng loại vật tư, sản phẩm, hàng hoá, tài sản và dịch vụ.
Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động, thể hiện dưới dạng vật hoá, tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất vào tạo nên thực thể của sản phẩm.
Vậy tính giá NVL là gì?
Theo PGS. TS. Nguyễn Văn Công, tính giá NVL thực chất là việc xác định giá trị ghi sổ của NVL.
Theo PGS. TS. Đặng Thị Loan, tính giá NVL là dùng tiền tệ để biểu hiện giá trị của chúng.
Tính giá NVL còn được hiểu là dùng thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị NVL theo những nguyên tắc nhất định.
Như vậy, tính giá NVL là sử dụng thước đo tiền tệ để xác định giá trị NVL làm căn cứ ghi sổ kế toán.
1.1.2. Bản chất tình giá NVL
Dùng tiền tệ để phản ánh, biểu hiện các chi phí liên quan.
Kiểm tra giá trị NVL bằng thước đo tiền tệ.
Tính giá NVL dựa trên thông tin do chứng từ, tài khoản, các báo cáo cung cấp rồi tổng hợp lại.
1.2. Các phương pháp tinh giá NVL
Xác định phương pháp tính giá NVL là nguyên tắc cho việc xác định giá cho từng đơn vị NVL, điều này ảnh huởng tới việc xác định giá cho từng đơn vị NVL, việc xác định lợi nhuận của kỳ và tới cả chỉ tiêu trị giá NVL trên bảng cân đối kế toán. Tính giá NVL có vai trò quan trọng tới tính hữu ích của thông tin kế toán trên các báo cáo tài chính để cung cấp cho các đối tượng sử dụng khác nhau.
Thông thường kế toán sử dụng ít nhất năm phương pháp tính giá NVL với các mục đích khác nhau, đó là giá phí lịch sử (giá gốc); giá phí hiện tại xác định bằng giá phí thay thế; giá phí hiện tại xác định bằng giá trị thuần có thể thực hiện được; giá thấp hơn giá gốc và giá thị trường; và giá phí chuẩn. Theo các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận (GAAP) yêu cầu phải sử dụng nguyên tắc đánh giá theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá thị trường.
1.2.1. Phương pháp giá gốc (giá phí lịch sử)
Theo phương pháp này đánh giá từng đơn vị NVL theo giá phí lịch sử của chúng cho đến khi bán, sử dụng hàng đó. Mọi biến động giá thị trường không bị ảnh hưởng cho đến khi sản phẩm đó được bán. Theo phương pháp này trên bảng cân đối kế toán NVL không phản ánh sát với giá thị trường, doanh nghiệp càng nắm giữ lâu số NVL này thì giá thị trường sẽ khác so với giá gốc của NVL.
1.2.2. Phương pháp giá phí hiện tại
Theo phương pháp này, giá đơn vị của NVL phải ánh theo giá thị trường hiện tại. Có hai phương pháp giá phí hiện tại đó là giá phí hiện tại nhập vào thường gọi là giá phí thay thế và giá phí hiện tại xuất ra thường gọi là giá trị thuần có thể thực hiện được. Khi doanh nghiệp phản ánh NVL theo giá phí hiện tại thì đòi hỏi phải ghi nhận lãi hoặc lỗ do thay đổi đơn giá NVL trong khoảng thời gian dự trữ đến lúc bán hàng đó. Trong khi theo phương pháp giá phí lịch sử (giá gốc) thì NVL phản ánh các thông tin khách quan và sát thực nhưng có thể không cập nhật thì phương pháp giá phí hiện tại cho biết các thông tin cập nhật và có thể hữu ích hơn cho người sử dụng dạng thông tin, nhưng việc xác định này sẽ gây khó khăn cho việc phản ánh và kiểm soát. Theo nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận thì không cho phép doanh nghiệp áp dụng phương pháp giá phí hiện tại để phản ánh trị giá hàng tồn kho trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
1.2.3. Giá phí thay thế
Là giá mua tại một thời điểm mà doanh nghiệp phải trả để có được số sản phẩm, vật tư đó. Trong việc tính toán giá phí thay thế phải giả thiết là giá thị trường thông thường của sản phẩm đó và doanh nghiệp thường hay mua, sản xuất sản phẩm đó theo mẫu mã và số lượng bình thường, giá phí thay thế ở đây là giá mua thông thường, không phải là giá mua đột biến của sản phẩm đó.
1.2.4. Giá phí có thể thực hiện được
Là khoản mà doanh nghiệp có thể nhận được khi bán và mua hàng trong nghiệp vụ kinh doanh bình thường. Việc xác định giá trị có thể thực hiện được có thể nảy sinh vấn đề là hàng tồn kho không phải để bán (ví dụ: NVL tồn kho để sản xuất sản phẩm) thì doanh nghiệp sẽ phải bỏ thêm chi phí sản xuất trước khi bán sản phẩm đó, đồng thời có thể nảy sinh hoa hồng bán hàng, chi phí bán hàng khác như các chi phí bao gói, vận chuyển…Trong trường hợp này giá phí có thể thực hiện là giá trị thuần giữa giá ước bán trừ các chi phí ước tính có thể xảy ra để bán sản phẩm đó. Thường các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, khoáng sản áp dụng việc phản ánh theo giá này.
1.2.5. Phương pháp giá thấp hơn giá gốc và giá thị trường (Lower of cost or market value- LCM)
Theo phương pháp này thì xác định đơn giá từng mặt NVL là giá thấp hơn giữa giá gốc và giá thị trường. Việc xác định giá thị trường của từng mặt hàng là không được cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được đồng thời không được thấp hơn chênh lệch giữa giá trị thuần có thể thực hiện trừ đi lãi gộp thông thường có thể đạt được của mặt hàng đó. Như vậy, việc xác định theo phương pháp giá thấp hơn giá gốc và giá thị trường được thực hiện theo 2 bước (minh hoạ trong Bảng1-1).
Bước 1: Xác định giá thị trường.
Giá thị trường
=
Giá trị giữa (giá phí thay thế, giá trị thuần có thể thực hiện,
giá trị thuần có thể thực hiện trừ lãi gộp thông thường)
Bước 2: Xác định giá thấp hơn giá gốc và giá thị trường.LCM = Giá trị nhỏ nhất của giá gốc và giá thị trường
Như vậy, từ bảng 1-1 cho thấy theo LCM thì mặt hàng A dùng giá gốc, mặt hàng B sử dụng giá trị thuần có thể thực hiện, mặt hàng C sử dụng giá phí thay thế, và mặt hàng D sử dụng giá gốc. Phương pháp LCM trong đánh giá hàng tồn kho là việc áp dụng chính sách kế toán khá thận trọng. Bởi vì, thứ nhất phương pháp này ghi nhập các khoản lỗ do sự giảm giá trên thị trường trước khi doanh nghiệp bán sản phẩm nhưng không ghi nhận các khoản lãi do việc tăng giá trên thị trường trước khi bán sản phẩm đó. Thứ hai, các số liệu về NVL trên bảng cân đối kế toán không bao giờ cao hơn giá gốc nhưng có thể thấp hơn giá gốc. Nói cách khác là việc ghi nhận các khoản lỗ chưa xảy ra thường xuyên xuất hiện trong các báo cáo tài chính trong khi việc ghi nhận các khoản lãi chưa thực hiện không xuất hiện cho đến khi doanh nghiệp bán sản phẩm đó. Tuân thủ theo LCM là thực hiện khá triệt để nguyên tắc thận trọng trong kế toán. Trong một thời gian dài trước đây, lợi nhuận xác định bằng dòng tiền vào trừ dòng tiền ra (cơ sở tiền). Đối với từng mặt hàng chỉ có một số là lãi hoặc lỗ (chênh lệch giữa giá bán và giá gốc của mặt hàng đó). Nguyên tắc đánh giá chỉ được xác định khi xuất hiện các khoản lãi, lỗ này trong các báo cáo tài chính qua các kỳ kế toán giữa khi mua và khi bán lần cuối. Khi doanh nghiệp sử dụng phương pháp LCM thì lợi nhuận thuần của kỳ mà NVL xuất bán bị giảm giá sẽ thấp hơn nếu doanh nghiệp sử dụng phương pháp giá gốc, nhưng lợi nhuận của kỳ sau sẽ cao hơn khi doanh nghiệp bán số hàng đó.
Bảng 1-1: Minh hoạ cách xác định theo LCM
Đơn vị: 1.000 đ
Nội dung
Mặt hàng
A
B
C
D
1. Xác định giá thị trường
a. Giá phí thay thế
92
96
92
96
b. Giá trị thuần có thể thực hiện
95
95
95
95
c. Giá trị thuần có thể thực hiện trừ lãi gộp thông thường
86
86
86
86
d. Giá thị trường = giá giữa của a, b, c
92
95
92
95
2. Xác định giá thấp hơn giá phí và giá thị trường (LCM)
e. Giá gốc
90
97
96
90
f. Giá thị trường (=d)
92
95
92
95
g. LCM (giá trị tối thiểu của e, d)
90
95
92
90
1.2.6. Phương pháp giá phí chuẩn (Standard cost)
Giá phí chuẩn là một sự dự kiến trước giá phí của những mặt hàng ở doanh nghiệp sản xuất. Việc nghiên cứu các thông tin dữ liệu về giá phí lịch sử và giá phí dự kiến là Phương pháp cho việc xác định giá phí chuẩn. Các doanh nghiệp sản xuất thường dùng hệ thống giá phí chuẩn để thực hiện việc phản ánh và kiểm soát nội bộ. Giá phí chuẩn được đề cập khá kỹ trong kế toán quản trị và kế toán chi phí.
Kế toán sử dụng phương pháp giá gốc cho hầu hết các tài sản. Giá thị trường của một số NVL có thể giảm sút một cách đáng kể dưới giá gốc của chúng do giá của mặt hàng đó thay đổi hoặc do một số mặt hàng trong kho bị kém phẩm chất (giảm giá trị, xuống cấp,…). Các nguyên tắc kế toán chung đòi hỏi đánh giá trên phương pháp LCM. Điều này có nghĩa là trong một số trường hợp kế toán sử dụng giá thị trường. Tính toán giá thị trường đòi hỏi cả hai giá là giá phí thay thế và giá trị thuần có thể thực hiện được. Do đó, các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận áp dụng cho NVL đánh giá và phản ánh giá vốn hàng bán đòi hỏi một sự kết hợp của ba phương pháp đánh giá đó là: giá gốc, giá phí thay thế và giá trị thuần có thể thực hiện được.
Khi giá cả tăng lên, giá phí thay thế và giá trị thuần có thể thực hiện được thường cao hơn giá gốc vì vậy NVL trong trường hợp này đánh giá theo phương pháp giá gốc và theo phương pháp LCM cho kết quả như nhau.
1.3. Kinh nghiệm tính giá NVL tại một số nước
1.3.1. Kinh nghiệm từ kế toán Mỹ
1.3.1.1. Thực tế đánh giá
Giá gốc được áp dụng phổ biến, tuy nhiên giá thị trường vẫn được áp dụng khi cần thiết (hợp nhất), hoặc đánh giá theo giá thấp hơn giá thị trường.
Nguyên vật liệu chủ yếu được đánh giá theo phương pháp LIFO cho mục đích tránh nộp thuế những năm đầu. Điều đó cũng được chấp nhận bởi cơ quan thuế.
Khác với kế toán Pháp, hệ thống kế toán Mỹ chỉ công bố các nguyên tắc, chuẩn mực, không quy định cụ thể, không bắt buộc các doanh nghiệp phải hạch toán giống nhau.
1.3.1.2. Đối với kế toán NVL hệ thống kế toán Mỹ qui định
Chế độ kế toán Mỹ xác định rất đầy đủ phạm vi của chỉ tiêu NVL, có tính đến tất cả trường hợp có thể xẩy ra liên quan đến NVL. Nguyên vật liệu được phản ánh theo giá thực tế. Trị giá của hàng mua vào được ghi nhận là giá trên danh đơn của hàng mua vào sau khi trừ đi tất cả các khoản chiết khấu. Kế toán sử dụng tài khoản "Mua vào" để tập hợp giá trị của tất cả hàng mua vào bán trong kỳ (tài khoản này không phản ánh hàng có còn trong tay hay đã chuyển đi vì đã bán hoặc vì lý do khác)
Xác định trị giá thực tế NVL được sử dụng theo 4 phương pháp:
- Giá trên từng danh đơn riêng biệt (Specific invoice inventory pricing): được sử dụng vì nó hoàn toàn làm tương xứng giữa chi phí và thu nhập nhưng chỉ áp dụng cho các loại hàng có giá trị cao.
- Trị giá vốn bình quân gia quyền (Weighted Average cost): cách sử dụng đơn giản nhưng có khuynh hướng che giấu sự biến động của giá.
- Phương pháp FIFO: cung cấp một cách đánh giá hàng hoá tồn kho sát với giá hiện hành của hàng hoá thay thế nhất.
- Phương pháp LIFO: chọn chi phí phát sinh sau cùng để xác định giá trị thực tế của NVL xuất kho, do đó kết quả của nó là sự tương xứng tốt nhất giữa chi phí hiện hành và thu nhập trên báo cáo thu nhập.
Theo hệ thống kế toán Mỹ, NVL được quản lý theo 2 phương pháp: KKTX và KKĐK.
1.3.2. Kinh nghiệm từ kế toán Pháp
Kế toán truyền thống của Pháp theo xu hướng cung cấp thông tin cho các nhà tín dụng và cơ quan thuế, gần giống với kế toán Đức. Tuy nhiên, tính truyền thống này ít nhiều đã bị thay đổi bởi vì sức ép đến những công ty lớn có cổ phiếu niêm yết trên thị trường và đặc biệt những công ty đa quốc gia đã định hướng thông tin kế toán cần được cung cấp nhiều hơn cho các nhà đầu tư.
Kế toán Pháp áp dụng phương pháp đánh giá rất thận trọng
Đối với NVL, kế toán Pháp quy định cụ thể như sau:
- Về phương pháp đánh giá NVL: nguyên vật liệu phải được ghi sổ theo giá thực tế. Cụ thể:
+ Đối với hàng mua vào: là giá mua thực tế. Giá mua thực tế bao gồm giá thoả thuận và phụ phí mua (không kể thuế di chuyển tài sản, thù lao hay tiền hoa hồng, lệ phí chứng thư)
+ Đối với hàng xuất kho: Giá hàng xuất kho được tính theo một trong 3 phương pháp: giá bình quân cả kỳ dự trữ, giá bình quân sua mỗi lần nhập và giá nhập trước - xuất trước.
- Về phương pháp kế toán NVL: kế toán pháp cũng quy định 2 phương pháp: kiểm kê định kỳ và kê khai thường xuyên.
1.3.3. Kinh nghiệm từ kế toán Trung Quốc
Hệ thống kế toán Trung Quốc chuyển dịch từ việc tập trung cung cấp thông tin cho các tổ chức chính phủ nhằm thực hiện các mục tiêu kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân và các chính sách thuế sang cung cấp thông tin kế toán phục vụ cho các đối tượng rộng rãi hơn bao gồm các nhà đầu tư, nhà tín dụng và các nhà quản trị doanh nghiệp. Một mặt, hệ thống kế toán vừa cố gắng theo xu hướng cung cấp những thông tin cho các quyết định thuộc kinh tế vi mô; mặt khác, nó cố gắng duy trì những cách đánh giá, báo cáo phục vụ cho nền kinh tế vĩ mô.
Cách đánh giá tài sản của Trung Quốc rất thận trọng và giá vốn thực tế được vận dụng một cách nghiêm ngặt.
Giá vốn thực tế hàng xuất kho có thể được tính toán theo những phương pháp sau: bình quân, FIFO và LIFO, phương pháp “thấp hơn giá thị trường” không được chấp nhận, tuy nhiên có thể lập dự phòng cho hàng hóa lỗi thời hoặc hư hỏng.
PHẦN II: CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ TÍNH GIÁ NGUYÊN VẬT LIỆU NHẬP KHO, XUẤT KHO
2.1. Lịch sử kế toán thế giới về tính giá NVL
Kế toán tính giá NVL được chia thành hai giai đoạn lấy mốc là sự ra đời của CMKT VN số 02: hàng tồn kho ban hành theo Quyết định 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001.
2.1.1. Giai đoạn trước CMKT VN số 02 ra đời
Trên thế giới, thời kỳ tư bản chủ nghĩa với sự phát triển nhanh chóng của thương nghiệp, nông nghiệp. Các quan hệ trao đổi, buôn bán được mở rộng đặt ra nhu cầu phải hạch toán các mối quan hệ nảy sinh trong quá trình vận động của tư bản cá biệt. Các đối tượng kế toán mới đã xuất hiện. Phương pháp hạch toán kế toán đã được hình thành và ứng dụng rộng rãi gồm một hệ thống hoàn chỉnh gồm chứng từ, đối ứng tài khoản, tính giá và tổng hợp cân đôi kế toán. Tính giá NVL cũng ra đời từ đó.
Trong điều kiện của chủ nghĩa xã hội, kế toán tính giá NVL có tiền đề phát triển nhanh chóng và toàn diện.
Tại Việt Nam, kế toán tính giá NVL được qui định trong Chế độ kế toán doanh nghiệp lần đầu được ban hành theo Quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995. Công tác kế toán NVL đã được trình bày khá đầy đủ. Trong những năm tiếp theo, sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế dẫn đền yêu cầu cần phải hoàn thiện hơn công tác kế toán tính giá NVL. Vì vậy mà CMKT VN số 02: hàng tồn kho đã ra đời.
2.1.2. Giai đoạn sau CMKT VN số 02 ra đời
Ngày 31/12/2001 CMKT VN số 02: hàng tồn kho được ban hành đánh dấu mốc quan trọng trong công tác tính giá NVL. Góp phần đưa kế toán Việt Nam xích lại gần kế toán thế giới, tạo tiền đề phát triển kinh tế trong nước. Trong CMKT VN 02 qui định rõ:
Nguyên tắc tính giá tại điều 4
Phương pháp tính giá được phép áp dụng vời NVL nhập kho, xuất kho từ điều 5 đến điều 17.
Tiếp đó vào ngày 20/03/2006, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng cho các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước từ năm tài chính 2006, thay thế Quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT. Trong Chế độ kế toán mới này, công tác tính giá NVL nhập kho, xuất kho đã được qui định một cách đầy đủ, cụ thể và hoàn thiện nhất từ trước đến nay.
2.2. Chế độ kế toán Việt Nam hiện hành về phương pháp tính giá NVL nhập kho, xuất kho
2.2.1. Nguyên tắc tính giá NVL
Tính giá nguyên vật liệu là một công tác quan trọng trong việc tổ chức hạch toán nguyên vật liệu.
Nguyên tắc tính giá nguyên vật liệu: áp dụng điều 04 chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 về hàng tồn kho được ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ Tài chính: " Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được". Trong đó:
Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí thu mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.
Như vậy phù hợp với chuẩn mực kế toán hàng tồn kho trong công tác hạch toán NVL ở các doanh nghiệp, NVL được tính theo giá thực tế.
Khi đánh giá nguyên vật liệu phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
+ Nguyên tắc giá gốc là một bộ phận của NVL nên khi đánh giá NVL cần thiết phải tuần thủ nguyên tắc giá gốc theo chuẩn mực 02- hàng tồn kho.Giá gốc hay được gọi là trị giá vốn thực tế của nguyên vật liệu; là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để có được nguyên vật liệu đó ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
+ Nguyên tắc thận trọng: Nguyên vật liệu được đánh giá theo giá gốc, nhưng trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.
+ Nguyên tắc nhất quán: Các phương pháp kế toán áp dụng trong đánh giá nguyên vật liệu phải đảm bảo tính nhất quán ít nhất là trong một niên độ kế toán.
Ngoài các nguyên tắc trên thì khi đánh giá nguyên vật liệu vẫn còn phải tuân thủ thêm nguyên tắc hoạt động liên tục. Nguyên tắc này đòi hỏi mọi loại tài sản trong đó có nguyên vật liệu phải được ghi nhận theo giá gốc.
2.2.2. Tính giá NVL nhập kho
Tính giá của NVL nhập kho tuân thủ theo nguyên tắc giá phí. Nguyên vật liệu nhập kho trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm rất nhiều nguồn nhập khác nhau. Tuỳ theo từng nguồn nhập mà giá trị thực tế của NVL nhập kho được xác định khác nhau.
2.2.2.1. Đối với NVL mua ngoài
Nguyên vật liệu mua vào sử dụng cho sản xuất, chế tạo sản phẩm, quản lý phân xưởng, cho bán hàng, cho quản lý doanh nghiệp,… Tuy khác nhau về tính chất và mục đích sử dụng nhưng việc tính giá phải phản ánh được giá ban đầu của NVL, nghĩa là tất cả khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc hinh thành tài sản. Trình tự tính giá NVL mua vào gồm các bước:
Bước 1: Xác định trị giá NVL mua vào.
Trị giá mua của NVL gồm giá mua ghi trên hoá đơn trừ (-) các khoản giảm giá hàng mua, chiết khấu thương mại khi mua hàng được hưởng cộng (+) các khoản thuế không được khấu trừ (thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt,.v.v..)
Bước 2: Tập hợp toàn bộ chi phí phát sinh liên quan tới quá trình thu mua NVL.
Chi phí thu mua gồm chi phí vận chuyển, bốc dỡ, chi phí bộ phận thu mua, chi phí liên quan đền kho hàng, bến bãi, hao hụt trong định mức…
Nếu những chi phí này liên quan đến một loại NVL thì tính trực tiếp cho NVL đó, còn nếu liên quan đến việc thu mua nhiều loại tài sản thì phân bổ cho từng loại tài sản theo những tiêu thức thích hợp (trọng lượng, số lượng, thể tích,…).
Bước 3: Tổng hợp chi phí và tính ra giá thực tế của NVL.
Ví dụ: Doanh nghiệp A mua vật liệu phục vụ sản xuất gồm
Vật liệu X: 10.000