XDCB đó là những hoạt động có chức năng tạo ra TSCĐ cho các ngành của nền kinh tế thông qua các hình thức xây dựng mới, mở rộng hoặc khôi phục các TSCĐ.
TSCĐ có hai loại đó là TSCĐ có tính chất sản xuất và TSCĐ không có tính chất sản xuất.
TSCĐ có tính chất sản xuất là những tài sản trực tiếp tạo ra lợi nhuận: Nhà xưởng, vật kiến trúc, phương tiện thiết bị dùng cho sản xuất xây lắp.
- TSCĐ không có tính chất sản xuất: Văn phòng, quản lý hành chính, sinh hoạt y tế, những tài sản này không trực tiếp tạo ra lợi nhuận tăng thêm.
Nguồn gốc của mọi TSCĐ của các ngành kinh tế do lĩnh vực XDCB tạo ra
53 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1457 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp chống thất thoát lãng phí vốn đầu tư XDCB, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ XDCB.
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XDCB.
1.Khái niệm:
XDCB đó là những hoạt động có chức năng tạo ra TSCĐ cho các ngành của nền kinh tế thông qua các hình thức xây dựng mới, mở rộng hoặc khôi phục các TSCĐ.
TSCĐ có hai loại đó là TSCĐ có tính chất sản xuất và TSCĐ không có tính chất sản xuất.
TSCĐ có tính chất sản xuất là những tài sản trực tiếp tạo ra lợi nhuận: Nhà xưởng, vật kiến trúc, phương tiện thiết bị dùng cho sản xuất xây lắp.
- TSCĐ không có tính chất sản xuất: Văn phòng, quản lý hành chính, sinh hoạt y tế, những tài sản này không trực tiếp tạo ra lợi nhuận tăng thêm.
Nguồn gốc của mọi TSCĐ của các ngành kinh tế do lĩnh vực XDCB tạo ra.
2. Ý nghĩa của hoạt động XDCB đối với nền kinh tế.
Hoạt động XDCB mang một ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc tạo ra những tiền đề cơ bản phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế đất nước.
Cụ thể là:
- XDCB là ngành duy nhất tạo ra những cơ sở vật chất kỹ thuật chủ yếu và cần thiết trong nền kinh tế, hình thành công trình xây dựng, dự án xây dựng góp phần tạo ra tài sản mới...
- Hoạt động XDCB tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự phát triển kinh tế đất nước, là tiền đề cơ bản để thực hiện CNH- HĐH đất nước.
- Hoạt động XDCB góp phần tạo ra cơ cấu kinh hợp lý giữa các ngành, các vùng và địa phương trong cả nước, đồng thời tao ra tích luỹ cho nền kinh tế quốc dân khi các dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng.
3. Nội dung và đặc điểm của xây dựng cơ bản.
Hoạt động xây dựng cơ bản nói chung là một phạm trù rộng bao gồm cả hoạt động XDCB và hoạt động khác. Ví dụ như xây dựng nhà cửa phục cho sinh hoạt của người dân, xây dựng công trình dân dụng mà các hoạt động này không tạo ra những tiền đề cơ sở vật chất cho nền kinh tế.
3.1. Nội dung của hoạt động xây dựng cơ bản.
Lĩnh vực XDCB gồm có ba hoạt đông: hoạt động khảo sát thiết kế, xây dựng và lắp đặt, mua sắm máy móc, vật liệu thiết bị.
3.1.1Khảo sát thiết kế
Khảo sát thiết kế là một hoạt động của lĩnh vực XDCB có chức năng mô tả hình dáng kiến trúc, nội dung kỹ thuật và tính kinh tế của công trình.
- Khảo sát kih tế nhằm trả lời câu hỏi sự cần thiết phải xây dựng công trình và tính kinh tế của công trình.
- Khảo sát kỹ thuật trả lời câu hỏi khả năng, điều kiện, phương tiện để tiến hành xây dựng công trình.
Thông thường khảo sát về mặt kinh tế được tiến hành trước khảo sát kỹ thuật.
Những tài liệu sử dụng trong khảo sát thiết kế: đại hình địa chất, thuỷ văn khí tượng các tài liệu này phải được tổ chức có chuyên môn thiết lập và lập nên đảm bảo tính chất kỹ thuật đề ra.
3.1.2. Xây dựng và lắp đặt: (hoạt động xây lắp)
Xây dựng và lắp đặt tiến hành thi công trên hiện trường để tạo ra những sản phẩm xây dựng theo như trong thiết kế bảo đảm kế hoạch đề ra.
Kết quả xây lắp bao gồm: những công trình xây dựng, công tác sữa chữa nhà xưởng, kiến trúc, thành quả của công tác lắp đặt máy móc thiết bị, kết quả của công tác thiết kế, thăm dò, khảo sát phát sinh trong quá trình xây lắp.
- Trình tự đầu tư và xây dựng bao gồm 3 giai đoạn:
Chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, vận hành kết quả đầu tư.
Thực hiện đầu tư: chuẩn bị xây dựng, tiến hành xây dựng và lắp đặt.
ãChuẩn bị xây dựng: Kể từ khi luận chứng hoặc dự án được phê duyệt và được ghi vào kế hoạch đầu tư cho đến khi thực hiện được những công việc chủ yếu đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi cho việc khởi công xây dựng công trình:chuẩn bị mặt bằng xây dựng, lựa chọn tổ chức tư vấn.
ãTiến hành xây dựng và lắp đặt: Tạo kiến trúc, kết cấu công trình theo như trong thiết kế . Thực hiện việc lắp đặt máy móc thiết bị vào công trình, rút ngắn thời gian xây dựng những vẫn đẩm bảo tiến độ kỹ thuật, chất lượng công trình.
3.1.3. Mua sắm vật liệu, máy móc thiết bị nó chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư xây dựng.
3.2. Đặc điểm của XDCB .
- Đặc điểm của XDCB mang đặc điểm của đầu tư phát triển.
ã Tiền vốn, vật tư, lao động cần thiêt cho một công cuộc đầu tư thường rất lớn .
ã Thời gian xây dựng dài, thời gian vận hành kết quả XDCB thường kéo dài có khi là vĩnh viễn.
ã Các thành quả của hoạt động XDCB có thể được tạo dựng vật chất kỹ thuật, có thể nguồn lực ( công trình xây dựng, vật kiến trúc như nhà máy hầm mỏ, các công trình thuỷ lợi, đường xá...) thì sẽ vận hành ở ngay nơi mà nó được tạo dựng lên.
Do tính cố định của nó nên xây lắp có tính lưu động: mỗi công trình, hạng mục công trình có một đặc thù riêng phụ thuộc vào chức năng, đặc điểm xây dựng công trình.
XDCB có tính chất liên ngành, nó liên quan đến nhiều đối tượng, nhiều lĩnh vực nên nó là sự kết hợp, phối hợp nhiều lực lượng tham gia.
XDCB là một quá trình sử dụng đất đai, tài nguyên thiên nhiên đất nước vì vậy có sự kết hợp các lực lượng để đảm điều kiện đầu tư: môi trường, KT-XH.
Từ những đặc điểm đó nên sản phẩm của XDCB:
Hoạt động của XDCB tạo ra sản phẩm có tính đơn chiếc, cá biệt: mỗi công trình xây dựng đều có nét đặc thù riêng khác với quá trình sản xuất liên tục hoặc gián đoạn thì kết quả của XDCB không phải là sản phẩm sản xuất hàng loạt mà có tính khác biệt cao, sản phẩm mà do XDCB đem lại là duy nhất. Các yếu tố đầu vào phục vụ cho sản xuất sản phẩm sản xuất sản phẩm không cố định và thường xuyên phải di chuyển vì vậy tính ổn định trong sản xuất rất khó bảo đảm điều này phụ thuộc nhiều vào khâu quản lý sản xuất của nhà thầu trong quá trình thi công công trình.
Quá trình sản xuất thi công XDCB thường tiến hành ngoài trời nên phụ thuộc nhiều vào điều kiện khí hâụ, tự nhiên nơi thi công. Sản phẩm xây dựng thường có quy mô lớn vì vậy thời gian thi công kéo dài, trong thời gian thi công có hiện tượng ứ đọng vốn.
4. Sự cần thiết của việc nghiên cứu sự thất thoát lãng phí vốn trong đầu tư XDCB .
Bất kỳ một nước nào muốn tăng trưởng và phát triển cần đến một điều kiện không thể thiếu là vốn. Việt Nam cũng nằm trong quy luật đó. Nhưng hiện nay chúng ta đang đứng trước hai mâu thuẫn: Nhu cầu vốn đầu tư lớn, nhưng khả năng đáp ứng chưa tương xứng do tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế còn thấp. Trong khi đó, việc quản lý và sử dụng vốn còn kém hiệu quả, nên làm cho nhu cầu vốn trở nên lớn hơn.
Trong thời gian qua, tại các kỳ họp quốc hội, trên các phương tiện thông tin đại chúng và trong dư luận xã hội nói chung vấn đề thất thoát vốn trong XDCB được đề cập nhiều lần. Có nhiều ý kiến khác nhau về mức độ thất thoát: Những người thận trọng thì cho rằng tỷ lệ thất thoát 5%-7%, một số người mạnh dạn hơn thì cho rằng tỷ lệ đó lên tới 15%-20%.
Đầu năm 1994 QĐ92/Ttg của thủ tướng chính phủ về việc tăng cường quản lý, chống thất thoát, lảng phí và tiêu cực trong đầu tư XDCB được ban hành ,nhưng xem ra tình hình thất thoát vốn trong lĩnh vực này vẫn chưa có chuyển biến đáng kể. Nhiều nơi, nhiều công trình tỷ lệ thất thoát lên đến 20%-30% thậm chí 50%-60%.
Thất thoát trong XDCB không chỉ có vốn đầu tư, mà nó cồn biểu hiện ở nhiều khâu dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhưng khái quát có thể quy ở ba dạng chủ yếu sau: Thất thoát của cải vật chất như việc sử dụng máy móc, thiết bị, để mất mát và hư hỏng NVL; thất thoát dưới dạng lãng phí sức lao động của con người mà biểu hiện trực tiếp rõ nhất là lãng phí ngày công lao động của công nhân trong các đơn vị thi công xây lắp; thất thoát dưới dạng tiền vốn, tức là khoản vốn bằng tiền không được đầu tư cho công trình mà được chui vào “túi”một số cá nhân nào đấy.
Suy cho cùng các khoản thất thoát trên đều tập trung vào vốn đầu tư. Bởi vì, vốn phải bỏ ra để mua sắm máy móc, thiết bị để mua NVL, để trả lương cho công nhân....
Nguyên nhân của hiện tượng thất thoát vốn trong XDCB có nhiều, có nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan , về tự nhiên, kinh tế và xã hội...nhưng có thể tập hợp thành các nhóm nguyên nhân sau đây:
ã Các nguyên nhân thuộc về cơ chính sách nhà nước, cơ chế quản lý XDCB, mà vấn đề hàng đầu là quản lý cấp phát vốn đầu tư.
ãHệ thống tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật, định mức tiêu hao vật chất, dơn giá xây dựng, đấu thầu chưa phù hợp với cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay.
ã Chủ trương đầu tư, thanh kiểm tra, tham nhũng, năng lực, trình độ tay nghề công nhân trong toàn bộ hệ thống từ cơ quan cấp phát vốn, quản lý vốn đến sử dụng vốn.
Từ những vấn đề bức xúc gây lãng phí, thất thoát lớn trong XDCB như vậy nên em đã chọn đề tài để nghiên cứu. Tuy nhiên trong bài viết này thì em chỉ đi vào nghiên cứu một số giải pháp chống thất thoát, lãng phí vốn đầu tư XDCB .
II. VỐN VÀ CƠ CẤU VỐN ĐTXDCB.
1. Phân loại vốn đầu tư XDCB.
Vốn đầu tư XDCB là toàn bộ các chi phí để đạt được mục đích đầu tư, bao gồm chi phí cho việc khảo sát, quy hoạch xây dựng, chuẩn bị đầu tư, chi phí thiết kế xây dựng, chi phí mua sắm lắp đặt máy móc thiết bị và các chi phí khác được ghi trong tổng quyết toán.
. Theo yếu tố cấu thành.
Theo yếu tố cấu thành ta chia vốn đầu tư XDCB thành: Vốn xây lắp, vốn mua sắm máy móc thiết bị, vốn kiến thiết cơ bản khác.
- Vốn xây lắp: chi phí cho việc chuẩn bị mựt bằng xây dựng, chi phí cho xây dựng công trình, hạng mục công trình.Chi phí cho việc lắp đặt hoàn thiện công trình.
- Vốn mua sắm máy móc thiết bị, dụng cụ được lắp vào công trìnhtheo dự toán. Cụ thể: Giá trị của bản thân máy móc thiết bị, chi phí của bảo quản, chi phí gia công tu sửa, kiểm tra máy móc thiết bị trước khi lắp đặt. Giá trị của những dụng cụ: công cụ dụng cụ có thể dùng cho sản xuất, quản lý. Vốn cho mua sắm máy móc thiết bị, dụng cụ chiếm tỷ lệ tương đối lớn 35%-40% trong tổng vốn đầu tư.
Vốn kiến thiết cơ bản khác:
Bao gồm: Những chi phí kiến thiết cơ bản được tính vào giá trị công trình: Như chi phí cho tư vấn đầu tư, chi phí khảo sát thiết kế, chi phí cho ban quản lý, chi phí cho việc đền bù, giải phóng mặt bằng, di dời, di chuyển.
.Chi phí kiến thiết cơ bản được tính vào giá trị tài sản lưu động bàn giao bàn giao: Bao gồm chi phí cho mua sắm súc vật, cây giống, đào tạo cán bộ công nhân viên.
ã Những chi phí kiến thiết cơ bản khác được Nhà nước cho phép không tính vào giá trị công trình gồm: Chi phí công trình hư hỏng do thiên tai, thiệt hại do công trình bị dừng lại hoặc huỷ bỏ...
1.2. Cơ cấu theo nguồn vốn hình thành.
1.2.1. Nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Thực hiện đường lối đổi mới kinh tế của Đảng đề ra, Nhà nước đã có nhiều chính sách đổi mới và dẫn đến những thay đổi cơ bản trong nền kinh tế đất nước trong đó có sự thay đổi về cơ cấu nguồn vốn đầu tư XDCB. Nếu như trước kia trong nền kinh tế tập trung thì nguồn vốn dầu tư XDCB chủ yếu từ ngân sácg nhà nước, vốn tự có của các doanh nghiệp nhà nước và vốn tín dụng nhà nước. Giá trị lượng vốn đầu tư XDCB này nhỏ trong khi đó việc đầu tư lại dàn đều cho tất cả các ngành, tất cả các lĩnh vực trong nền kinh tế khiến cho hiệu quả đồng vốn không cao. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây cơ cấu nguồn vốn đầu tư XDCB đã có sự thay đổi. Hiện nay vốn đầu tư XDCB thuộc khu vực nhà nước chỉ chiếm khoảng 40% tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản của toàn xã hội.
Xét về tỷ trọng thì vốn đầu tư XDCB từ ngân sách giảm khá lớn nhưng giá trị tuyệt đối của nó hàng năm đều tăng lên nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước.
Vốn ngân sách nhà nước: ngân sách TW, ngân sách địa phương dùng để đầu tư XDCB, Dự án đầu tư phát triển xã hội. Những dự án đó không có khả năng trực tiếp thu hồi vốn. Vốn ngân sách được cấp theo kế hoạch nhà nước đặt ra hàng năm chi 24%- 26%.
Trong số các nguồn vốn đầu tư XDCB của khu vực nhà nước thì vốn thuộc ngân sách chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tuy nhiên, trong những năm qua tỷ trọng của nó giảm liên tục mặc dù nếu xét về quy mô thì vốn đầu tư vẫn tăng liên tục. Lượng vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước năm 1995 là 8925 tỷ đồng và đến năm 1999 lượng này lên dến13546 tỷ đồng. Về tỷ trọng thì năm 1995 chiếm tỷ trọng là 55,8%, đến năm 1999 là 33.5%. Điều này cho thấy quyết tâm chuyển đổi cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong những năm gần đây của nhà nước là rất được chú trọng, tổng vốn ngân sách giảm nhường chổ cho vốn tín dụng Nhà nước, vốn của các doanh nghiệp Nhà nước.
Trong ngồn vốn đầu tư XDCB từ ngân sách Nhà nước thì có sự đóng góp rất đáng kể của vốn ODA. Trong những năm qua vốn ODA cho đầu tư XDCB tăng lên rất nhanh từ 1720 tỷ đồng năm 1995 đến năm 1999 đã tăng lên 4620 tỷ đồng, năm 2001 là 6420 tỷ đồng và dự kiến năm 2002 tăng 10%. Tiến độ giải ngân vốn ODA diển ra nhanh hơn. Năm 2001, Việt Nam đã giải ngân được 1.711 tỷ USD vốn ODA, đưa tổng vốn ODA đã giải ngân cho đế nay đạt 9,72 tỷ USD. Mục tiêu 2002 nước ta phải tăng giải ngân vốn ODA lên khoảng 1,9 tỷ USD. Sự tăng vốn ODA trong XDCB chứng tỏ Nhà nước đã quan tâm hơn đén nguồn này và cũng chứng tỏ được rằng các dự án đầu tư XDCB sử dụng vốn ODA được thực hiện ngày càng có hiệu quả.
Theo Bộ KH-ĐT, trong tháng 1/2002 vốn đầu tư XDCB tập trung thuộc ngồn vốn ngân sách Nhà nước được thực hiện tương đối khá, với khỏng 2250 tỷ đồng, bằng 10,4% kế hoạch năm 2002 và tăng 82,2% so với cùng kỳ năm 2001. Tính đến nay, chỉ tiêu kế hoạch và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2002 đã giao xong tới các Bộ, ngành, tổng công ty 91 và các địa phương. Theo như dự báo của các nhà hoạch định chính sách vĩ mô thì để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm từ 7%-8% trong giai đoạn 2001-2010 thì nhu cầu vốn đầu tư XDCB cần thực hiện trong giai đoạn này là 2555 nghìn tỷ đồng. Trong đó dự kiến vốn ngân sách nhà nước chiếm 20%-25%, là một tỷ lệ thấp so với những năm trước đây.
1.2.2.Vốn tín dụng ưu đãi Nhà nước.
Vốn tín dụng ưu đãi Nhà nước tuy có quy mô nhỏ nhất trong số các nguồn vốn đầu tư XDCB của khu vực Nhà nước, nhưng trong những năm gần đây do chủ trương Đảng và Nhà nước là giảm bao cấp trong đầu tư XDCB, nên nguồn này đã được Nhà nước chú trọng hơn, từ 2351 tỷ đồng năm 1995, năm 1998 là 7840 tỷ đồng. Sở dĩ có sự tăng đột biến năm 1998 là do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực đã làm giảm FDI nên để đảm bảo giữ vững được tốc độ phát triển kinh tế thì nhà nước phải tăng lượng vốn này. Vì vậy, nguồn vốn tín dụng nhà nước từ năm 1995-1999 có sự tăng trưởng liên tục về tỷ trọng trong nguồn vốn thuộc khu vực Nhà nước. Nhưng đến 1999 thì tỷ trọng của nó là 25,9%. Năm 2000, 2001 tốc độ giải ngân vốn tín dụng đầu tư XDCB chậm, một phần do lãi suất không còn tính ưu đãi. Và dự kiến năm 2002- 2010 tỷ trọng vốn tín dụng ưu đãi Nhà nước là 30%- 35%.
1.2.3. Vốn của các doanh nghiệp Nhà nước.
Vốn này đầu tư phát triển để nâng cao chất lượng sản, thay đổi máy móc thiết bị, tăng tính cạnh tranh trên thị trường.
Phần vốn DNNN có được có thể do tích luỹ, khấu hao cơ bản, vốn vay.
Trong những năm qua vốn đầu tư XDCB từ nguồn tự có của các DNNN tăng nhanh nhất trong số các nguồn vốn đầu tư. Từ năm 1995 nguồn vốn này ở mức 4720 tỷ đồng thì đến năm 1999 là 16418 tỷ đồng, với tốc độ tăng bình quân hàng năm khoảng 50%. Nguồn vốn đầu tư XDCB từ vốn tự có của DNNN từ chỗ, năm 1995 chỉ chiếm 29.5% trong tổng số các nguồn vốn thuộc khu vực Nhà nước thì đến năm 1999 tỷ lệ này là 40,8%, cao nhất trong số các nguồn vốn khu vực Nhà nước, điều này phản ánh chính xác chủ trương của Đảng và Nhà nước, đó là giảm bao cấp trong đầu tư XDCB từ ngân sách Nhà nước, khuyến khích các DNNN tự bỏ vốn đầu tư.
1.2.4. Nguồn vốn từ dân cư.
Trong những năm trước đây khi mà đất nước còn duy trì nền kinh tế kế hoạch tập trung thì nguồn vốn đầu tư của tư nhân và dân cư bị lãng quên nhưng kể từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường thì Nhà nước đã quan tâm khai thác nguồn vốn có tiềm năng rất lớn từ trong dân, trong các nguồn vốn của toàn xã hội đầu tư XDCB thì vốn của dân cư, tư nhân chiếm khoảng 30%. Năm 1995 nguồn vốn của khu vực dân cư là 11700 tỷ đồng đến năm 1999 là 19483. Tuy vậy, tỷ trọng vốn đầu tư của dân cư trên toàn bộ các nguồn vốn đầu tư XDCB năm 1999 là 25,2%, giảm so với năm 1995. Điều này cho thấy lĩnh vực đầu tư XDCB chưa thực sự hấp dẫn để có thể thu hút được lượng vốn nhàn rỗi tiềm năng trong dân cư. Đây là một trong những vấn đề mà Nhà nước cần có biện pháp sớm giải quyết để tận dụng nguồn vốn về vốn đầu tư ở trong nước để thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước.
1.2.5.Vốn FDI .
Vốn FDI đóng một vai trò quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế nước ta. Những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương chính sách nhằm huy động tối đa nguồn vốn FDI vào lĩnh vực XDCB. Vốn FDI liên tục tăng từ 1995-1997.
Năm 1995 lượng vốn FDI là 15820 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 36,3% vốn đầu tư XDCB. Đến năm 1997 lượng vốn FDI là 20185 tỷ đòng chiếm tỷ trọng 30,7% vốn đầu tư XDCB. Tuy nhiên mức độ tăng không lớn, bình quân hàng năm khoảng 13%. Đến năm 1998 do khủng hỏng kinh tế tài chính trong khu vực đã khiến các nhà đầu tư nước ngoài giảm lượng đầu tư vào việt nam và trong 1998 thì lượng vốn FDI chỉ còn 16486 tỷ đồng giảm khoảng 19% so với năm 1997. Tuy nhiên đến năm 1999 thì do cuộc khủng hoảng trong khu vực đã qua, nhiều nền kinh tế trong đó có Việt Nam đã có đấu hiệu phục hồi, ngoài ra còn do hàng loạt chính sách mở rộng nhằm thu hút đầu tư nước ngoài thì lượng FDI đã tăng lên và đạt mức 17396 tỷ đồng. Tuy vậy, tỷ trọng vốn FDI trong toàn bộ các nguồn vốn đầu tư XDCB liên tục giảm dần từ 1995(36,3%) dến năm 1999( 22,5%) điều này chứng tỏ chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài của ta vẫn còn những hạn chế nên vẫn chưa thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài.
Đến những năm 2000, 2001 do chủ trương, môi trường đầu tư thông thoáng hơn, cải tiến các thủ tục hành chính, có biện pháp kêu gọi vốn FDI nên trong 2000, 2001 FDI tăng đáng kể. Vốn FDI thực hiện năm 2001 ước 2,3 tỷ USD, tăng 200 triệu so với năm 2000, đưa tổng vốn FDI. Thực hiện đến nay đạt gần 21,5 tỷ USD.
Tóm lại, với một quy mô vốn lớn cho đầu tư XDCB hàng năm, nhà nước cần có những chính sách cụ thể đối với mỗi nguồn vốn để tạo một cơ cấu nguồn vốn hợp lý.
Một cơ cấu nguồn vốn hợp lý phải là một cơ cấu phản ánh khả năng huy động vốn tối đa mọi nguồn lực của xã hội cho đầu tư phát triển. Là cơ cấu thay đổi theo hướng giảm dần tỷ trọng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách và tăng tỷ trọng nguồn vốn tín dụng ưu đãi và nguồn vốn của dân cư.
2.Cơ cấu vốn đầu tư XDCB theo các ngành kinh tế thời kỳ 1995-1999.
Để thấy được tình hình đầu tư XDCB trong những năm qua thì bên cạnh việc xem xét về cơ cấu nguồn vốn ta tiếp tục xem xét việc phân bổ nguồn vốn này như thế nào trong nền kinh tế.
Ta thấy ở các ngành kinh tế đều có nhu cầu vốn đầu tư XDCB, tuy nhiên việc phân bố nguồn vốn như thế nào thì phụ thuộc vào chủ trương đường lối của đảng và Nhà nước ta trong từng giai đoạn, từng thời kỳ của nền kinh tế. Đảng và Nhà nước căn cứ vào đặc điểm, tình hình của nền kinh tế để phân bố vốn đầu tư cho các ngành.
Việc xem xét cơ cấu vốn đầu tư XDCB là việc nghiên cứu, xem xét các quan hệ tỷ lệ của khối lượng vốn đầu tư XDCB vào các ngành kinh tế ta sẽ thấy được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng giai đoạn nhất định. Mặt khác nghiên cứu vốn đầu tư cho ta thấy được những thay đổi trong cơ cấu kinh tế. Bởi vì, khi nhà nước tập trung phát triển ngành nào thì vốn đầu tư XDCB sẽ tập trung nhiều cho ngành đó phát triển nhanh hơn.
Trước hết ta xem xét sự phân bổ chi đầu tư XDCB của ngân sách Nhà nước.
Phân bổ chi đầu tư XDCB của ngân nhà nước( %).
1986
1991-1995
1996-2000
1.Khu vực SXvật chất. Trong đó:
Nông lâm và thuỷ sản.
Công nghiệp và xây dựng
2. Khu vực dịch vụ cơ bản:
Giáo dục- đào tạo.
Khoa học công nghệ.
Y tế cứu trợ xã hội.
Văn hoá thể thao.
Phục vụ cá nhân cộng đồng.
13,4
25,7
2
0,5
1,3
1
41,4
8,7
38,7
1,7
0,2
0,8
1,1
24,5
8,5
40,2
1,8
1,2
0,9
1,1
25
Qua biếu trên ta thấy, sự phân bổ vốn ngân sách nhà nước cho khu vực sản xuất chiếm tỷ trọng lớn. Đặc biệt là công nghiệp và xây dựng ngày càng được nhà nước quan tâm phát triển. Năm 1986 tỷ trọng này là 25,7% đến giai đoạn 1991-1995 tỷ trọng công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng 38,7% và giai đoạn 1996-2000 là 40,2%.
Tỷ trọng vốn đầu tư cho nông nghiệp và thuỷ sản giảm dần từ 13,4% năm 1986 xuống 8,5% giai đoạn 1996-2000.
Trong khu vực dịch vụ cơ bản thì dịch vụ phục vụ cá nhân, cộng đồng giảm mạnh: từ 41,4% năm 1986 xuống 25% giai đoạn 1996-2000.
Y tế cứu trợ xã hội giảm từ 1,3% năm 1986 xuống 0,9% giai đoạn 1996-2000. Vốn ch