Đề tài Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn 2001 - 2010

Trong điều kiền toàn cầu hoá của đời sống kinh tế thế giới hiện nay, cũng như trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, Nghị quyết đại hội đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII đã xác định rõ tầm quan trọng của chiến lược kinh tế đối ngoại hướng mạnh vào xuất khẩu, một mũi đột phá của sự nghiệp công nghiệp hoá nước nhà.

doc80 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1428 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn 2001 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Trong điều kiền toàn cầu hoá của đời sống kinh tế thế giới hiện nay, cũng như trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, Nghị quyết đại hội đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII đã xác định rõ tầm quan trọng của chiến lược kinh tế đối ngoại hướng mạnh vào xuất khẩu, một mũi đột phá của sự nghiệp công nghiệp hoá nước nhà. Để tăng xuất khẩu trong thời gian tới Việt Nam chủ trương xuất khẩu những mặt hàng mà đất nước có lợi thế tương đối( Những mặt hàng xuất khẩu truyền thống: hàng nông lâm thuỷ sản, nhiên liệu và hàng dệt may) và một số hàng có hàm lượng kỹ thuật công nghệ cao bao gồm cả ô tô, xe máy, hàng điện từ và dịch vụ phần mềm … Mặt hàng gạo là mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam, kinh ngạch xuất khẩu năm 1999 đạt 304 triệu USD, đến năm 2000 đã tăng lên 679 triệu USD chiếm 6,7% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam. Và là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lần thứ 5 sau dầu thô, dệt may, dầy dép, thuỷ sản, điện tử máy tính linh kiện. Trong thời gian tới, tuy có sự thay đổi các mặt hàng xuất khẩu chính yếu của Việt Nam, nhưng gạo vẫn là một trong những mặt hàng xuất khẩu lớn của đất nước. Mặt hàng gạo còn giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam, góp phần quan trọng trong việc giải quyết công ăn việc làm cho hàng cho triệu người dân và đảm bảo an ninh xã hội cho đất nước cũng như thoả mãn nhu cầu lương thực ngày càng tăng của thị trường trong nước và thế giới. Nhận thức được tần quan trọng của xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian tới, cũng như trước đòi hỏi thực tế của việc hoàn thiện, nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo của Việt Nam, cùng với những kiến thức được trang bị tại nhà trường và những tìm hiểu thực tế trong đợt thực tập cuối khoá tại vụ kế hoạch và thống kê - Bộ thương mại, em mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: " Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn 2001 - 2010". Mục đích của đề tài này là: từ việc nghiên cứu khẳng định tính đúng đắn của xuất khẩu gạo ở Việt Nam và phân tích thực trạng xuất khẩu gạo trong một số năm qua, đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo trong thời gian tới. Do khuôn khổ bài viết có hạn chế, nên không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô để đề tài có chất lượng cao hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Lê Hữu Khi, là người đã trực tiếp hướng dẫn và cho em những ý kiến quí báu, đồng thời xin cảm ơn PTS Hoàng Thịnh Lâm, và CVCC các cô chú ở Vụ kế hoạch Thống kê - Bộ Thương mại đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài này. Chương I Tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo trong quá trình phát triển kinh tế Việt Nam. I. Tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân. 1. Các lý thuyết về thương mại quốc tế. 1.1. Tính tất yếu khách quan của thương mại quốc tế. Thương mại quốc tế là quá trình trao đổi hàng hoá giữa các nước thông qua trao đổi buôn bán nhằm mục đích kinh tế tối đa. Trao đổi hàng hoá là hình thức của các mối quan hệ hệ thống xã hội và phản ánh sự phụ thuộc sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những ngươì sản xuất kinh doanh hàng hoá riêng biệt của các quốc gia. Quốc gia cũng như cá nhân không thể sống riêng lẻ mà vẫn đầy đủ được. Thương mại quốc tế đã trở thành vấn đề sống còn, vì nó cho phép thay đổi cơ cấu sản xuất và nâng cao mức tiêu dùng của dân cư một quốc gia. Ngày nay, khi quá trình phân công lao động quốc tế đang diễn ra hết sức sâu sắc thì thương mại quốc tế gắn liền với quá trình phân công lao động quốc tế. Xã hội càng phát triển, phân công lao động quốc tế diễn ra ngày càng sâu sắc. Điều đó phản ánh mối quan hệ phụ thuộc kinh tế giữa các quốc gia ngày càng tăng lên. Thương mại quốc tế cũng vì thế mà ngày càng mở rộng và phức tạp. Thương mại quốc tế xuất hiện từ sự đa dạng về điều kiện tự nhiên và xã hội giữa các quốc gia. Do đó các quốc gia phải tăng cường xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. Lý thuyết này mặc dù cho phép giải thích bản chất bên trong của các hiện tượng kinh tế, song đó đã là những tư tưởng của các nhà kinh tế cổ điển về hiện tượng và lợi ích của ngoại thương. Kế đến là các lý thuyết về lợi ích tương đối của A.smit, lợi thế tương đối của D.Ricardo, và của Hecksches - Ohlin đã từng bước đi sâu vào phân tích bản chất của vấn đề và để lại nhiều ý nghĩa thực tiễn cho đến ngày nay. 1.2. Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của A.Smith. A.Smith đề cao vai trò của thương mại, đặc biệt là ngoại thương. Theo ông, ngoại thương đã có tác dụng thức đẩy nhanh sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của một quốc gia. Ông khẳng định rằng mặc dù ngoại thương có vai trò rất to lớn, nhưng nó không phải là nguồn gốc duy nhất đem lại sự giàu có cho một quốc gia. Sự giàu có của một quốc gia không phải do ngoại thương mà là do công nghiệp. Theo ông, hoạt động kinh tế (bao gồm cả hoạt động sản xuất và hoạt động lưu thông) phải được tiến hành một cách tự do, do bộ máy cung cầu và thị trường qui định. Từ đó ông cũng cho rằng mỗi quốc gia cần phải chuyên môn hoá vào những ngành sản xuất có lợi thế tuyệt đối, nghĩa là phải biết dựa vào những ngành sản xuất c thể sản xuất ra những sản phẩm có chi phí sản xuất nhỏ hơn so với quốc gia khác nhưng lại thu được lượng sản phẩm nhiều nhất, sau đó đem số sản phẩm đó trao đổi với một quốc gia khác có mức giá trong nước cao hơn. Chính sự chênh lệch ở quốc gia khác làm cho nền kinh tế tăng trưởng. Như vậy, lý thuyết lợi thế tuyệt đối của A.smith cho thấy: một nước có lợi thế tuyệt đối so với nước khác về một loại hàng hoá, nước đó sẽ thu được lợi ích ngoại thương, nếu chuyên môn hoá sản xuất theo lợi thế tuyệt đối. Tuy nhiên, do lý thuyết này chỉ dựa vào lợi thế tuyệt đối, nên không thể giải thích được tại sao một nước có lợi thế hơn hẳn so với các nước khác, hoặc một nước không có lợi thế tuyệt đối nào, vẫn có thể tham gia quá trình hợp tác và phân công lao động quốc tê để phát triển các hoạt động thương mại quốc tế. 1.3. Lý thuyết lợi thế tưong đối của David Ricardo. Nhà kinh tế học cổ điển anh David Ricardo đã bổ sung thêm vào ký thuyết thương mại của Adam Smith bằng lý thuyết lợi thế tương đối. Theo ông: Mọi nước đều có lợi ích khi phân công lao động quốc tế, bởi vì phát triển ngoại thương cho phép mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước. Nguyên nhân chính là do chuyên môn hoá sản xuất một số sản phẩm nhất định của mình để đổi lấy hàng nhập khẩu từ các nước khác thông qua con đường thương mại quốc tế. Những nước có lợi thế tuyệt đối hoàn toàn hơn hẳn các nước khác, hoặc bị kém tuyệt đối hơn hẳn so với các nước khác, vẫn có thể có lợi thế khi tham gia vào phân công lao động và thương mại quốc tế, vì mỗi nước đều có những lợi thế tương đối nhất định. Như vậy, có thể kết luận rằng: một trong những điểm cốt yếu nhất của lý thuyết lợi thế so sánh là những lợi ích do chuyên môn hoá sản xuất và thương mại quốc tế phụ thuộc vào lợi thế so sánh chứ không phải là lợi thế tuyệt đối. 1.4. Lý thuyết Heckches - Ohlin. Lý thuyết Heckches - Ohlin đã bổ sung rất nhiều và hạn chế những thiếu sót của lý thuyết lợi thế tương đối như lợi thế so sánh do đâu mà có, vì sao các nước khác lại có lợi thế so sánh khác nhau …? Lý thuyết này đã giải thích hiện tượng thương mại quốc tế là do trong một nền kinh tế mở cửa, mỗi nước đều hướng đến chuyên môn hoá các ngành sản xuất mà cho phép sử dụng nhiều yếu tố sản xuất đối với các nước đó là thuận lợi nhất. Nói cách khác, theo lý thuyết Lý thuyết Heckches - Ohlin một số nước này có lợi thế so sánh hơn trong việc xuất khẩu một số sản phẩm hàng hoá của mình là do việc sản xuất nhũng hàng hoá đó đã sử dụng nhiều yếu tố sản xuất, mà một nước có được ưu đãi hơn một số nước khác về lợi thế tự nhiên của các yếu tố sản xuất đã khiến một số nước đó có chi phí cơ hội thấp hơn (so với việc sản xuất các sản phẩm hàng hoá khác) khi sản xuất những sản phẩm hàng hoá đó. Như vậy cơ sở khoa học của lý thuyết H - O vẫn chính là dựa vào lý thuyết về lợi thế so sánh của David Ricasdo, nhưng ở trình độ phát triển cao hơn vì đã xác định được nguồn gốc của lợi thế so sánh chính là ưu đãi về các yếu tố sản xuất. Đây chính là lý thuyết hiện đại về thương mại quốc tế. II. Vai trò của xuất khẩu gạo đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam . 1 Đặc điểm của ngành sản xuất và kinh doanh lúa gạo. 1.1. sản xuất lúa gạo phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Các nước đang phát triển trên thế giới gia tăng nguồn của cải vật chất phụ thuộc vào khả năng biến đổi các nguồn lực tự nhiên thành các nguồn lực sản xuất. Đói với nước ta, đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng của ngành nông nghiệp nói chung và ngành trồng lúa nói riêng. Quá trình canh tác lúa được tiến hành trên các cánh đồng lúa chiến phạm vi không gian tương đối lớn hơn so với các ngành khác. Tuy nhiên với diện tích đất trồng lúa nhất định đã hạn chế việc tăng sản lượng lúa. Để tăng diện tích gieo trồng lúa thì khai hoang và tăng vụ là hai điểm khác hay được dùng. Năm 1998, diện tích đất trồng lúa nước của nước ta chỉ có 4,2 triệu ha nhưng nhờ tăng vụ nên diện tích gieo trồng lúa lên đến 7,3 triệu ha, nâng hệ số sử dụng đất lên 1,7 lần. Năng suất lúa cũng bị hạn chế bởi một yếu tố khá cơ bản là độ mầu mỡ của đất đai. Các vùng với chất đất khác nhau có thể cho năng suất lúa khác nhau với cùng loại gióng lúa và cùng mức chăm sóc. Một trong những yếu tố góp phần đưa năng suất lúa của vùng đồng bằng sông hồng (ĐBSH) lên 44,4 tạ/ha và vùng (ĐBSCL) lên 40,2 tạ/ha vào năm1995, cao hơn năng suất lúa trung bình cả nước (36,9 tạ/ha) là do hai vùng đồng bằng này có được loại đất trồng lúa là loại đất phù sa. Đất phù sa có tính hơi sốt, nhiều khoáng chất tự nhiên làm cho cây lúa dễ hấp thụ và sinh trưởng nhanh. Sản xuất lúa gạo mang tính chất thời vụ do ảnh hưởng của thời tiết khí hậu. Tính thời vụ là đặc trưng của sản xuất nông nghiệp. Mỗi loài thực vật phát triển theo thời vụ và đòi hỏi thời gian sinh trưởng nhất định. Trong thời gian này, cây lúa ít cần có sự tác động của con người. Thời gian lao động ngắn hơn thời gian sản xuất và chỉ diễn ra cấp tập vào lúc gieo cấy, thu hoạch hoặc có hiện tượng bất thường của thời tiết.Một chu kỳ canh tác lúa kéo dài từ 3 - 5 tháng tuỳ theo từng loại giống lúa. Đặc điểm thời tiết khí hậu từng vùng khác nhau trên lãnh thổ đất nước làm cho các vụ lúa của các vùng cũng khác nhau về thời gian. Tính theo thời điểm thu hoạch lúa thì thời gian gặt lúa ở hai miền Nam và Bắc như sau: Bảng 1: Thời gian gặt các vụ lúa ở nước ta Vụ lúa Miền Bắc Miền Nam Đông Xuân Tháng 6 - tháng 7 Tháng 3 - tháng 4 Hè thu - Tháng 8 - tháng9 Mùa Tháng 10 - tháng 11 Tháng 12 - tháng 1 Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Miền Bắc chỉ có thể trồng được hai vụ lúa đông xuân và vụ mùa. Vụ hè thu chỉ thích hợp với khí hậu Việt Nam và làm cho Nam bộ chỉ có thể trồng 3 vụ lúa. Để tận dụng đất canh tác giữa hai vụ lúa thì người nông dân đã trồng xen canh các loại cây lương thực khác như ngô, khoai, sắn… Góp phần làm tăng sản lượng của vùng và của cả đất nước. 1.2. Tập quán kỹ thuật và canh tác từng vùng Nước ta vốn là mọt trong những cái nôi của nền văn minh lúa nước từ lâu đời. Trải qua 4 ngàn năm lịch sử dụng nước và giữ nước, dân tộc ta đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm sử dụng đất đai, nguồn nước và thời tiết khí hậu để thâm canh cây lúa. cây lúa đã trở thành cây trồng chính trong sản xuất nông nghiệp của nước ta. Cách đây hàng ngàn năm. Kỹ thuật trồng lúa đòi hỏi người nông dân phải theo dõi chặt chẽ toàn bộ quy trình sản xuất từ khâu làm đất, tưới tiêu nước, gieo cấy, làm cỏ, bón phân đến khâu thu hoạch. Hộ gia đình nông dân tận dụng được sự phân công tự nhiên theo giới và theo lứa tuổi của các thành viên trong gia đình nên đã áp dụng được các đòi hỏi của kỹ thuật canh tác lúa. Từ khi có nghị quyết 10 (4/1998) của Bộ chính trị về đổi mới quản lý nông nghiệp, hộ nông dân thực sự trở thành đơn vị kinh tế tự chủ ở nông thôn, thay thế cho chủ thể sản xuất nông nghiệp là các hợp tác xã nông nghiệp trước đât. Người nông dân đợc làm chủ máy móc, trâu bò và các công cụ lao động khác. Họ được quyền mua bán và chuyển nhượng các phương tiện sản xuất trên thị trường. Đất đai hợp tác xã được giao hộ nông dân để họ an tâm sử dụng lâu dài. Tất cả những chuyển đổi trên đã khuyến khích người nông dân hăng hái đầu tư sức người, sức của vào sản xuất. ảnh hưởng của Nghị quyết 10 thấy rõ ở Miền Bắc nhưng ở Miền Nam ít có tác dụng, vì các hợp tác xã và tổ đội sản xuất thành lập sau năm 1975 ở Miền Nam chính là hình thức. Tuy nhiên do địa bàn phân bố sản xuất lúa thường trùng với địa bàn phân bố dân cư nên đất đai bị chia cắt thành các mảnh nhỏ một cách rất là manh múi. Trung bình cứ 5 mảnh ở một hộ gia đình đặc biệt là ở Miền Bắc đã gây khó khăn cho cơ khí hoá và thuỷ lợi hoá. Do đặc điểm tự nhiên các vùng khác nhau nên tập quán canh tác lúa hình thành từ lâu đời ở các vùng có một vài đặc điểm riêng. ở đồng bằng Sông Hồng làm đất trước khi gieo trồng bằng cách cày sới đất, gieo mạ và cấy bằng cây mạ non. Khi thu hoạch thì nông dân ở đồng bằng sông hồng gặt lúa về nhà tuốt, phơi thóc và đem cất trữ những lúc khó khăn. ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long do diện tích gieo trồng lớn, gần gấp 3 lần so với do dòng bằng sông hồng nhưng mật độ dân số lại chỉ bằng 1/3 so với đồng bằng Sông Hồng. Vì vậy nhân dân ở đồng bằng Song Cửu Long làm đất bằng cách trục đất và không cần làm nát gốc rễ cây lúa vụ trước. Đến khi thu hoạch họ gặt và tuốt lúa ngay tại ruộng. Sản xuất lúa ở đồng bằng Sông Hồng còn mang tính tự cung tự cấp trong khi ở đồng bằng Sông Cửu Long mang tính chất hàng hoá hơn. Trong kỹ thuật canh tác lúa, thuỷ lợi được coi là biện pháp hàng đầu để bảo đảm ổn định sản xuất lúa, tạo ra khả năng thâm canh, tăng vụ, khai hoang mở thêm diện tích mới, cải tạo đất phèn mặn. cây lúa pởt rất cần có nước, nhất là với các loại cây lúa nước ở vùng đồng bằng. Ông cha ta đã đúc kết "Nhất nước,nhì phần, tâm cần, tứ giống". Nước phải được cung cấp đầy đủ và kịp thời, thừa hay thiếu nước đều làm giảm năng suất và sản lượng lúa. Chính vì vậy mà vai trò của thuỷ lợi với sản xuất lúa rất quan trọng. Các vùng chiếm trũng ở Miền Bắc trước đây chỉ trồng được vụ Đông xuân còn vụ Mùa không trồng được vào màu hè vì thường có mua bão gây ra úng lụt ở các ruộng lúa. Từ khi hệ thống thuỷ lợi gồm kênh mương và máy bơm phát triển thì nông dân vùng chiêm trũng đã trồng thêm được vụ Mùa làm tăng đáng kể sản lượng lương thực trong vùng. 1.3. Lúa gạo sau khi thu hoạch đòi hỏi phải được sơ chế ngay. Sản phẩm của cây lưong thực đặc biệt là lúa gạo thuộc loại mau hỏng. Thành phần chủ yếu của lúa gạo là tinh bột là thức ăn của nhiều loài gặm nhấm, là môi trường dễ phát triển nấm mốc và các vi sinh vật có hại khác. Do đó hạt thóc sau khi được thu hoạch cần phải được phơi sấy và bảo quản lưu kho, khâu bảo quản còn được tiếp tục cho đến khi hạt thóc được đem ra tiêu thụ trong nước và xuất khấu. Sơ chế đã góp phần làm tăng thời gian sử dụng lúa gạo. Phần lớn lúa gạo sau khi thu hoạch không được tiêu dùng hết ngay, còn nhu cầu về lúa gạo lại có quanh năm. Vì vậy bảo quản lưu kho lúa gạo thường thấy ở các hộ gia đình nông dân, tư tưởng và các doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh lúa gạo. Tuy nhiên nếu các phương tiện bảo quản không tốt thì thời gian bảo quản thóc bằng các bao đây ở các hộ gia đình nông dân hoặc ở các kho của các doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo ở nước ta dễ làm giảm phẩm chất thóc gạo khi độ ẩm môi trường lên cao trên 70 - 80%. Do đó để tăng thời gian sử dụng lúa gạo hơn nữa thì phải nâng cao chất lượng của phương tiện bảo quản. Giá trị và giá trị sử dụng của luá gạo cũng tăng lên qua sơ chế. Giá trị được tăng thêm gồm các chi phí cần thiết đã bỏ ra để tách trấu, tách tấm cám, lọc sạn, đánh bóng, phân loại. Giá gạo thường cao hơn giá thóc 70%. về mặt gái trị sử dụng sơ chế lúa gạo không những cung cấp cho các loại nhu cầu đa dạng của các tầng lớp dân cư mà còn cho xuất khẩu gạo. Gạo có chất lượng cao với tỷ lệ tấm dưới 15% được nước ta xuất khẩu nhiều hơn. Phụ phẩm của xay xát lúa gạo là tấm cám có thể làm thức ăn cho chăn nuôi đối với lợn, gà, vịt.. Gạo xấu có thẻ dùng để nấu rượu, làm bún bánh. ở một số vùng người nông dân còn dùng rơm làm thành nấm để ăn. Rợm rạ thu được sau khi tuốt lúa và vỏ trấu thu được trong xay xát được người nông dân ở nhiều vùng nông thôn dùng làm chất đốt để đun nấu cho sinh hoạt gia đình. 1.4. sản phẩm của ngành là mặt hàng thiết yếu của dân cư lương thực là nhu yếu phẩm cần thiết hàng ngày của mọi người, là mặt hàng chiến lược của đất nước trước mắt cũng như lâu dài. K. Marx đã từng nói:" Con người trước hết cần phải có ăn mặc, ở trước khi lo đến chuyện làm chính trị, kho học nghệ thuật, tôn giáo.." Khi nền kinh tế phát triển, cơ cấu bữa ăn cảu con người thay dodỏi theo hướng tăng dần tỷ trọng của phần thức ăn giầu đạm như thịt, trứng, sửa… nhưng trong 1 đơn vị thức ăn gia súc có trên dưới 80% là nguyên liệu là từ lương thực. Trong điều kiện nước ta hiện nay, vến đề đang được quan tâm giải quyết trước tên là chất bột mà trong chất bột tập trung chủ yếu vào lúa gạo. Đối với đời sống nhân dân ta thì lúa gạo là mặt hàng thiết yếu. Gạo chiếm khoảng 80% toỏng năng lượng hàng ngày, quyết định đến việc đảm bảo năng lượng cho cuộc sống của con ngưòi. Tập quán nấu gạo thổi cơm đã có từ bao đời và là món ăn không thể thiếu được với đại đa số ngưòi dân Việt Nam. Tuy vậy lúa gạo thuộc dạng thành phẩm thiết yếu ở dạng thô. Cung cầu lúa gạo dưới dạng thô thường không ổn định nên giá cả của nó cũng không ổn định và có xu hướng giảm so với gái hàng sản phẩm công nghiệp do sự phát triển của khoa học và công nghệ. Theo quy luật tiêu dùng sản phẩm của Engels thì khi thu nhập có thể sử dụng (DI) tăng lên thì lượng tiêu dùng sản phẩm thiết yếu như lúa gạo sẽ tăng lên nhưng với tốc độ chậm hơn tốc độ tăng DI. Từ đó ta có thể hệ số co dãn cuả cầu theo thu nhập (ED/I) của mặt hàng lúa gạo có dạng: 0< ED/I < 1. Đồ thị 1" Mối quan hệ giữa lượng tiêu dùng sản phẩm thiết yếu với thu nhập có thể sử dụng. Tâm lý và quán tính của lề lối cũ vẫn còn tạo nên độ trễ trong hành vi ứng xử của các chủ thể tham gia thị trường nhất là người nông dân ĐBSH. Mặc dù người nông dân là chủ thể sản xuất ra lúa gạo nhưng chủ thể kinh doanh lúa gạo hiện nay của nước ta do nhiều thành phần kinh tế tham gia là quốc doanh và các thành phần kinh tế khác. Điểm này khác với cơ chế trước đây chỉ có quốc doanh thực hiện thu mua, lưu thông, phân phối lương thực. Đố với việc xuất khẩu lúa gạo, Nhà nước ta quy định cho quóc doanh lương thực thực hiện là chủ yếu. Các thành phần kinh tế khác có thể mua bán l úa gạo ở những nơi trong nước mà họ cho là sẽ đem lại hiệu quả cho hoạt động ks của họ. Đây là đặc điểm quan trọng của ngành kinh doanh lúa gạo nước ta hiện nay. 2- vai trò của xuất khẩu gạo đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế ở nước ta. 2.1. Đối với tăng tưởng kinh tế Nông nghiệp là ngành có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự ổn định và phát triển kinh tế trong giai đoạn đầu công nghiệp hoá của các nước đang phát triển như nước ta. sản xuất lúa gạo hiện chiếm 10 - 15% GDP, 90% sản lượng lương thực và 65% tổng diện tích gieo trồng cả nước. Sản xuất lúa gạo phát triển đã góp phần làm cho nền kinh tế tăng trưởng bên vững. Tăng trưởng kinh tế được hiểu là sự gia tăng về quy mô khối lượng sản xuất và dịch vụ thực hiện trong môt thời gian nhất định thường là một năm. Có hai chỉ tiêu cơ bản để đánh giá sự tăng trưởng kinh tế là mức gia tăng (DY) và tốc độ tăng trưởng (GT). Nếu gọi Yt và yt - 1 là sản lượng sản xuất và dịch vụ của nền kinh tế hoặc của ngành vào năm (t) và năm (t - 1) thì: Mức tăng trưởng: DY = Yt - Yt - 1 Tốc độ tăng trưởng: gt = Yi - Yt -1 . 100 (%) Yt -1 Sản xuất lúa của nước ta những năm vừa qua liên tục gặt hái được những thành tựu trong việc gia tăng sản lượng. Sản lượng lúa tăng lên hàng năm với tốc độ trên 5% Bảng 2: sản lượng lúa nước ta Năm 1997 1998 1999 2000 sản lượng (triệu tấn) 23,528 24,937 26.397 27,524 Tốc độ tăng sản lượng (%) - 5,98 5,85 4,27 Nguồn: Niên giám trhống kê năm 2000 Nhờ có sự đóng góp đáng kể của
Tài liệu liên quan