Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ theo cơ chế thị trường theo định hướng XHCN có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Chính sự chuyển đổi mô hình kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường đã tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ của nền kinh tế nước ta; điều đó đã được chứng minh thông qua những kết quả mà đất nước ta đạt được sau 20 năm đổi mới. Và đang hướng tới Đại hội Đảng X lại có nhiều bước chuyển biến lớn cho nền kinh tế nước nhà.
85 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1473 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty gạch ốp lát Hà Nội Viglacera, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ theo cơ chế thị trường theo định hướng XHCN có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Chính sự chuyển đổi mô hình kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường đã tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ của nền kinh tế nước ta; điều đó đã được chứng minh thông qua những kết quả mà đất nước ta đạt được sau 20 năm đổi mới. Và đang hướng tới Đại hội Đảng X lại có nhiều bước chuyển biến lớn cho nền kinh tế nước nhà.
Trong cơ chế thị trường hiện nay thì các doanh nghiệp có sự cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp nào không có những thay đổi, chậm tiếp thu những nhu cầu mới của thị trường, cổ hủ trong quản lý thì chắc chắn khó có thể tồn tại được. Ngày nay vấn đề sống còn của các doanh nghiệp là làm sao tạo ra được vị thế, thương hiệu mạnh trên thị trường, có như vậy thì mới tồn tại và phát triển được. Để có được điều đó không còn cách nào khác là phải nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty mình.
Thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của chất lượng sản phẩm như vậy, cùng với thực trạng chất lượng sản phẩm tại Công ty gạch ốp lát Hà Nội còn nhiều bất cập cho nên tôi chọn đề tài : "Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty gạch ốp lát Hà Nội Viglacera ” để có cái nhìn tổng quan và khách quan nhất về chất lượng sản phẩm của Công ty.
Cơ cấu bài viết này được chia làm 3 phần chính:
Phần I: Tổng quan về Công ty gạch ốp lát Hà Nội
Phần II: Thực trạng về chất lượng sản phẩm của Công ty
Phần III: Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty
Rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy và Nguyễn Thành Hiếu anh Phan Phi Long (Phó Phòng Kinh doanh của Công ty) giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành bài viết.
PHẦN I
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY GẠCH ỐP LÁT HÀ NỘI VIGLACERA
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA CÔNG TY.
1. Thông tin chung về doanh nghiệp.
Tên Công ty : CÔNG TY GẠCH ỐP LÁT HÀ NỘI
Tên giao dịch quốc tế : HANOI CERAMIC TILES COMPANY
Tên viết tắt : VIGLACERA
Công ty Gạch ốp lát Hà Nội là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Thuỷ tinh và gốm xây dựng.
Lĩnh vực hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty là các loại gạch men cao cấp.
Địa chỉ : Trung Hoà - Cầu Giấy – Hà Nội
Điện thoại : (04) 5530771 – 8542627 – 8542794
Fax : (04) 8541889 – 8542794
Email : ceramichn@hn.vnn.vn
Wedsite : www.ceramichn.com
Công ty có tổng diện tích : 2,26 ha
Trong đó:
+ Diện tích của bộ phận quản lý: 0,66 ha (chiếm 30% tổng diện tích).
+ Diện tích của bộ phận sản xuất: 1,54 ha (chiếm 70% tổng diện tích).
Nhằm tạo ra sự thống nhất về tên gọi với các sản phẩm khác của Tổng Công ty thuỷ tinh và Gốm xây dựng, từ ngày 01/01/1999 nhãn hiệu sản phẩm VCERA của Công ty Gạch ốp lát Hà Nội được thay bằng nhãn hiệu VIGLACERA.
Điểm nổi bật đánh giá sự thành công của Công ty là ngày 05/10/2000 Công ty đã được cơ quan chứng nhận BVQL – Vương quốc Anh cấp giấy chứng nhận số 72803 về hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9002 – 2000 cho các sản phẩm gạch lát nền và gạch ốp tường của Công ty.
2. Lịch sử ra đời và sự thay đổi hình thức pháp lý.
Công ty Gạch ốp lát Hà Nội là một đơn vị thành viên của Tổng Công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng.
Công ty Gạch ốp lát Hà Nội trước đây là một xí nghiệp công nghiệp trực thuộc Công ty Gốm xây dựng Hữu Hưng. Công ty Gốm xây dựng Hữu Hưng ( tên cũ là: Xí nghiệp Gạch Ngói Hữu Hưng ), được thành lập vào tháng 06/1959 theo NQ/094A BXD – TCLĐ của Bộ trưởng Bộ xây dựng. Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là chuyên sản xuất và kinh doanh các loại Gạch xây dựng.
Trước nhu cầu ngày càng tăng cao về các sản phẩm của Gạch, tháng 02/1994 Công ty gốm xây dựng Hữu Hưng đã mở rộng sản xuất, sản xuất thêm các sản phẩm gạch lát nền. Công ty đã đầu tư hơn 70 tỷ đồng xây dựng dây chuyền sản xuất gạch lát nền có công suất 1.015.000 m2/năm, toàn bộ máy móc thiết bị tự động hoá được nhập từ Italia. Tháng 11/1994 dây chuyền đã chính thức đi vào hoạt động, sản phẩm gạch lát nền với nhãn hiệu VICERA được bán rộng rãi trên cả nước, được khách hàng đánh giá cao. Lần đầu tiên tại Việt Nam có một dây chuyền sản xuất gạch lát nền tiên tiến nhất Châu Âu. Sản phẩm gạch lát nền của Công ty đã đạt được tiêu chuẩn Châu Âu cho gạch lát nền ( CNT\CT78 ).
Mặc dù vậy, sự ra đời của dây chuyền 1 với công suất hơn 1 triệu m2/năm vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu xây dựng ngày càng tăng ở Việt Nam. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng, tháng 04/1996, Công ty đã mạnh dạn đầu tư hơn 60 tỷ đồng xây dựng dây chuyền 2 cũng với thiết bị nhập từ Italia. Dây chuyền sản xuất này với công suất hơn 2 triệu m2/năm đã nâng tổng công suất của toàn bộ Công ty lên hơn 3 triệu m2/năm.
Để tạo điệu kiện thuận lợi hơn trong công tác hạch toán và để tăng điều kiện tự chủ trong sản xuất kinh doanh, ngày 19/05/1998 Bộ trưởng Bộ xây dựng đã ra QĐ/284/QĐ/BXD tách Công ty Gốm xây dựng Hữu Hưng thành Công ty Gạch ốp át Hà Nội và Nhà máy Gạch Hữu Hưng. Từ đây Công ty Gạch ốp lát Hà Nội là một đơn vị độc lập, thuộc Tổng Công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng.
- Từ 1/1/1999 sản phẩm gạch ốp lát của công ty được mang nhãn hiệu mới là VIGLACERA.
- Tháng 8/2000 công ty Gạch ốp lát Hà Nội được tổ chức BVQI của Anh cấp chứng chỉ ISO 9002.
Công ty đã triển khai nhiều biện pháp để phát huy hết công suất thiết bị đồng thời nâng cao hơn nữa chất lượng và hạ giá thành sản phẩm .
Năm 2000 Công ty sản xuất 3.820.000 m2 và đạt 127% công suất thiết kế doanht hu đạt 211,7 tỉ đồng . Năm 2001 Công ty sản xuát được 3.570.000m2 đạt 93,78% so với năm 2000 và đạt 120% công suất thiết kế doanh thu năm 2001 đạt 208 tỷ đồng .
Công ty có tổng vốn kinh doanh là 123.266.892.000 VNĐ
Trong đó : Vốn lưu động : 4.332.445.000 VNĐ
Vốn cố định : 118.934.447.000 VNĐ
Tháng 10/2001 Công ty dầu tư lắp đặt dây chuyền 3 ( sản xuất gạch lát ) công suất đạt 1,5 triệu m2/ năm nhằm tăng cường khả năng cung ứng ra thị trường về chủng loại số lượng cũng như hạ giá thành sản phẩm nâng cao chất lượng sản phẩm. Như vậy sản lượng hàng năm của Công ty đạt sấp xỉ 5 triệu m2/năm tương đương 15.000m2 mỗi ngày. Nâng tổng vốn kinh doanh của Công ty lên 311. 978.652.000
Trong đó : Vốn lưu động : 10.568.745.000 VNĐ
Vốn cố định : 301.409.907.000 VNĐ
Đến tháng 9/2003 Công ty nổi tiền trong cả nước với năng lực sản xuất cao, nguồn lực lao động dồi dào, công nghệ hiện đại, máy móc và trang thiết bị đông bộ cùng với danh mục sản phẩm phong phú và đa dạng. Sản lượng hàng năm đạt hơn 5 triệu m2/năm, tương đương 15.500m2 mỗi ngày .
3. Chức năng nhiệm vụ của Công ty
3.1 Chức năng của Công ty quy định trong điều lệ
Công ty thực hiện chức năng sản xuất kinh doanh sản phẩm gạch Ceramic từ đầu tư, sản xuất, cung ứng đến tiêu thụ sản phẩm; nhập khẩu nguyên vật liệu, phụ kiện, phụ liệu, thiết bị, sản xuất sản phẩm gạch ốp lát; liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.
Nghiên cứu và ứng dụng triển khai các công nghệ kỹ thuật tiên tiến trên thế giới; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho các cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật.
Tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật và các nhiệm vụ khác do Nhà nước giao cho.
3.2. Nhiệm vụ của Công ty
Để hoàn thành được những mục tiêu đặt ra là sản xuất kinh doanh có lãi, đóng góp tích cực vào ngân sách Nhà nước, đảm bảo và nâng cao đời sống cho người lao động trong Công ty; Công ty đã không ngừng mở rộng sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường. Do vậy, Công ty đã đề ra các nhiệm vụ cụ thể sau:
Sử dụng và khai thác một cách có hiệu quả các nguồn lực nhằm phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh theo những định hướng mà Nhà nước giao cho.
Công ty phải thực hiện đúng, đầy đủ các cam kết đã ghi trong hợp đồng mà Công ty đã ký với các bạn hàng, giữ và tăng uy tín cho Công ty.
Công ty phải có sự đổi mới trang thiết bị, công nghệ, cải tiến quá trình sản xuất, đổi mới phương thức quản lý trong nội bộ Công ty.
Công ty phải có nghĩa vụ nhận, sử dụng có hiệu quả, bảo toàn vốn của Nhà nước giao cho; sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đất đai và các nguồn lực khác của Công ty, của Nhà nước và của cá nhân để thực hiện mục tiêu kinh doanh và bảo đảm đời sống cho cán bộ công nhân viên trong Công ty và làm nghĩa vụ đầy đủ với Nhà nước.
Trả các khoản tín dụng Quốc tế mà Công ty sử dụng theo quyết định của Chính phủ. Trả các khoản tín dụng do Công ty trực tiếp vay.
Công ty có nghĩa vụ phải thực hiện đúng các chế độ và các quy định về quản lý vốn, tài sản, các quỹ, kế toán, hạch toán, chế độ kiểm toán và các chế độ khác mà Nhà nước quy định; chịu trách nhiệm xác thực của các hoạt động tài chính của Công ty. Phải công bố công khai báo cáo tài chính hàng năm, các thông tin để đánh giá đúng đắn khách quan về hoạt động tài chính của Công ty; đồng thời có nghĩa vụ khai báo tài chính hàng năm, nộp các khoản thuế và các khoản nộp ngân sách khác theo quy định của Nhà nước như: BHXH, BHYT, các quỹ phúc lợi XH....
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
1. Bộ máy quản lý và cơ cấu sản xuất của Công ty
Xuất phát từ quy mô và đặc điểm quy trình công nghệ, sản xuất kinh doanh, Bộ máy quản lý của Công ty Gạch ốp lát Hà Nội được tổ chức theo kiểu trực tuyến - chức năng, thi hành chế độ thủ trưởng ở tất cả các khâu. Mọi công nhân viên và các phòng ban đều chấp hành mệnh lệnh chỉ thị của Giám đốc. Giám đốc có quyền hạn và chịu trách nhiệm cao nhất trong Công ty, các phòng ban có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc, hướng dẫn các bộ phận thực hiện quyết định của Giám đốc theo đúng chức năng của mình.
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
Giám Đốc
P.GĐ
Kinh doanh
P.GĐ
Kỹ thuật
P.GĐ
Sản xuất
Phòng Hành chính
Phòng Kỹ thuật KCS
Phòng Kế hoạch sản xuất
Phòng Kinh doanh
PX
Cơ điện
PX Sản xuất
Phòng tổ chức lao động động
Phòng Kế toán
Nguồn: Phòng Kinh doanh
2. Nhiệm vụ chức năng của các phòng ban
2.1. Ban Giám Đốc
Gồm 4 người ( 1 Giám đốc và 3 phó Giám đốc ) chịu trách nhiệm quản trị vĩ mô và đưa ra quyết định chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của toàn Công ty, đề ra phương hướng và các chính sách kinh doanh của Công ty.
Giám đốc:
Là quản trị viên hàng đầu, là thủ trưởng cấp cao nhất trong doanh nghiệp; Giám đốc quản lý bố trí hợp lý, cân đối lực lượng quản trị viên.
Bảo đảm quan hệ bền vững trong Công ty, các hoạt động ăn khớp, nhịp nhàng, bảo đảm công ăn việc làm cho đội ngũ công nhân viên của Công ty, hoàn thành tốt mục tiêu đề ra...
Phó Giám đốc kinh doanh:
Phụ trách tiêu thụ sản phẩm, tổ chức mạng lưới bán hàng, các đại lý tiêu thụ sản phẩm cho Công ty, được uỷ quyền ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm.
Phó Giám đốc sản xuất:
Phụ trách về sản xuất của Công ty, theo dõi và giám sát quá trình sản xuất, tiếp thu ý kiến từ bộ phận sản xuất để cải tiến quá trình sản xuất, và tiến hành đổi mới công nghệ nâng cao năng suất.
Phó Giám đốc kỹ thuật:
Phụ trách về máy móc thiết bị của Công ty, đảm bảo cho máy móc thiết bị luôn hoạt động tốt.
2.2. Phòng tổ chức lao động
Có chức năng sắp xếp nhân sự, thực hiện các chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước đối với cán bộ công nhân viên, đảm bảo các quyền lợi về văn hoá, tinh thần, quyền lợi về vật chất và sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên, tổ chức bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật...
Xây dựng kế hoạch công tác tổ chức, lao động tiền lương, định mức lao động, bảo hiểm xã hội, các chế độ liên quan đến người lao động, xây dựng nội quy, quy chế của Công ty.
Tổ chức công tác đào tạo, công tác nâng bậc lương của cán bộ công nhân viên, theo dõi việc ký kết hợp đồng lao động.
Quản lý hồ sơ cán bộ nhân viên, giải quyết thủ tục tuyển dụng, thôi việc...
2.3. Phòng hành chính
Quản lý, thực hiện toàn công tác hành chính trong Công ty theo quy định chung về pháp lý hành chính hiện hành của Nhà nước.
Quản lý, theo dõi việc sử dụng tài sản của Công ty như: Nhà xưởng, đất đai, phương tiện, thiết bị văn phòng...
Thực hiện công tác đối nội, đối ngoại, giao dịch hàng ngày, phục vụ hội họp, ăn ca, đảm bảo công tác an ninh trật tự trong Công ty.
Quản lý công tác y tế cơ sở.
Tổ chức công tác bảo vệ tài sản, hàng hóa, vật tư, thiết bị.
2.4. Phòng kinh doanh
Có nhiệm vụ nắm bắt khả năng nhu cầu thị trường để xây dựng và tổ chức các phương án kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo nguồn hàng hoá chất lượng tốt, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Thực hiện các công việc về thương mại nhằm tiêu thụ tối đa số lượng sản phẩm của Công ty sản xuất ra.
Thực hiện các công tác nghiên cứu thị trường và đề ra các chiến lược kinh doanh của Công ty.
Phối hợp với các đơn vị của Công ty để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty.
Tổ chức điều phối, nghiên cứu thị trường, đề xuất các mẫu mã được khách hàng ưa chuộng, kết hợp với phòng kỹ thuật tạo ra các mẫu mã và thực hiện dịch vụ sau bán hàng.
Thiết lập và quản lý mạng lưới đại lý, đề xuất các phương án, mạng lưới bán hàng, các hình thức quảng cáo, khuyến mại, .... nhằm đẩy mạnh tiêu thụ.
2.5. Phòng kế toán
Thực hiện hạch toán kế toán theo quy định của Nhà nước và theo điều lệ hoạt động của Tổng Công ty, của Công ty, tổ chức lập và thực hiện các kế hoạch tài chính, cung cấp những chỉ tiêu kinh tế tài chính và lập báo cáo kế toán phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh hàng tháng, quý, năm của Công ty, cung cấp những chỉ tiêu kinh tế tài chính cần thiết cho Giám đốc Công ty, trên cơ sở đó giúp cho Giám đốc nhìn nhận và đánh giá một cách toàn diện và có hệ thống tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty, từ đó đề ra phương hướng, biện pháp chỉ đạo sát sao hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được hiệu quả hơn.
Giúp Giám đốc quản lý, theo dõi về mặt tài chính, thực hiện việc chi tiêu, hạch toán kinh doanh, nộp thuế và các khoản đóng góp khác, chi trả tiền lương, tiền thưởng và xác định lỗ lãi trong quá trình sản xuất kinh doanh.
III. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KỸ THUẬT ĐẶC TRƯNG CỦA CÔNG TY.
1. Đặc điểm về sản phẩm
Nhìn chung, đặc điểm các sản phẩm của Công ty rất đa dạng về mẫu mã, phong phú về chủng loại, có độ bền cao; đặc biệt là tính chính xác trong ghép gạch là rất cao, khi gạch được ghép không bị cong vênh hay bị thừa viên; đáp ứng được các nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng.
Gạch lát nền 300 x 300 mm và gạch lát nền 400 x 400 mm được sản xuất trên dây chuyền hiện đại Nassetti của Italia, sử dụng men ngoại nhập 50%. Đây là loại gạch lát nền được ưa chuộng và được sử dụng nhiều tại các công trình xây dựng. Kích thước chuẩn của hai loại gạch này là:
+ Loại gạch 300 x 300 x 8 mm: Một thùng gồm 11 viên với diện tích 0,99 m2. Hiện nay, loại gạch này mang lại doanh thu và lợi nhuận lớn nhất cho Công ty.
+ Loại gạch 400 x 400 x 8 mm: Một thùng gạch gồm 6 viên với diện tích 0,96 m2.
Gạch lát nền chống trơn sản xuất trên dây chuyền Welko, kích thước 200 x 200 x 7.5 mm, sản phẩm này có sử dụng loại men trong nước.
Gạch lát nền 500 x 500 x 10 mm, sản xuất trên dây chuyền Welko, sử dụng men ngoại đồng bộ 100%, được sử dụng khá phổ biến trong các ngôi nhà cao cấp, với ưu thế về mẫu mã đẹp phong phú và được thiết kế theo các catloge độc đáo.
Gần đây, Công ty mới cho ra đời loại gạch 600 x 600 x 10 mm nhằm để thăm dò thị trường, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu khách hàng ở mức cao nhất có thể.
Đến năm 2005, do nhu cầu của thị trường về gạch 500 x 500 x 10 mm không lớn nên Công ty đã ngừng sản xuất loại gạch này; tập trung vào sản xuất các loại gạch 400 x 400 mm và các loại gạch ốp tường chất lượng cao.
2. Đặc điểm về lao động
Công ty Gạch ốp lát Hà Nội có đội ngũ cán bộ quản trị giỏi, giàu kinh nghiệm và tận tuỵ với công việc mà mình được giao. Đội ngũ cán bộ nghiệp vụ tại các phòng ban có chuyên môn cao, yêu nghề, hết lòng giúp đỡ đồng nghiệp trong công việc.
Để thấy được đặc điểm lao động điển hình của Công ty về số lượng, chất lượng và cách bố trí đội ngũ lao động trong Công ty, ta xem xét qua bảng số liệu sau:
Bảng 1: Cơ cấu lao động theo trình độ tại Công ty
STT
Trình độ
2001
2002
2003
2004
2005
1
Đại học và trên đại học
120
138
163
214
245
2
Cao đẳng
59
68
80
97
113
3
Trung cấp
49
52
57
106
124
4
Sơ cấp
17
19
20
32
30
5
Công nhân kỹ thuật
290
394
512
532
543
6
Lao động phổ thông
54
68
92
79
71
7
Tổng số CBCNV
589
739
924
1060
1126
Nguồn: Phòng tổ chức lao động và tiền lương
Qua Bảng 2 cho ta thấy, hiện nay tổng số lao động của Công ty là 1126 người: trong đó số cán bộ công nhân viên có trình độ đại học và trên đại học là 245 người chiếm 21,758% tổng số cán bộ công nhân viên trong đơn vị. Số lượng lao động có trình độ tay nghề kỹ thuật và quản lý ngày càng tăng theo thời gian nhất là lao động có trình độ đại học và trên đại học tăng nhanh và đều qua từng năm ( năm 2001 chỉ là 120 người thì đến năm 2005 lên đến 245 người ); Số lượng lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp tuy chiếm số lượng ít trong công ty nhưng hàng năm vẫn tăng đều ( như cao đẳng năm 2001 là 59 người thì đến năm 2005 là 113 người ); Còn lao động phổ thông và có trình độ sơ cấp có năm tăng nhưng đó chỉ là tạm thời nhưng nhìn chung có xu hướng giảm ( lao động phổ thông năm 2003 là 92 người thì đến năm 2005 chỉ còn 71 người ); Công nhân kỹ thuật ngày càng tăng với tốc độ cao qua từng năm ( năm 2001 chỉ có 290 lao động thì đến năm 2005 có 543 lao động ). Nhìn chung, đa số cán bộ công nhân viên trong Công ty là những người có trình độ cao, có kinh nghiệm, phẩm chất đạo đức tốt và có khả năng thích ứng cao, nhanh nhạy với cơ chế thị trường luôn luôn thay đổi, do vậy tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh và nhất trong thời gian này nước ta sắp gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới WTO.
Bảng 2: Cơ cấu lao động theo giới tính qua các năm
Giới tính
2001
2002
2003
2004
2005
Nam
389
405
488
575
614
Nữ
200
334
436
485
512
Tổng
589
739
924
1060
1126
Nguồn: Phòng tổ chức lao động và tiền lương
Qua bảng trên ta thấy cơ cấu lao động theo giới tính hàng năm như sau: lao động nam vẫn chiếm số lượng cao hơn là lao động nữ, đây cũng là điều dễ hiểu vì đặc thù công việc của Công ty là sản xuất các sản phẩm là gạch do vậy đây là những công việc nặng nhọc và tính chất độc hại cao. Lao động nữ chủ yếu làm ở bộ phận quản lý và bán hàng, làm tạp vụ.
Bảng 3: Cơ cấu công nhân kỹ thuật theo bậc năm 2005
Bậc thợ
Số lượng (người)
Tỷ trọng (%)
Thợ bậc 2
147
27.5
Thợ bậc 3
141
26.4
Thợ bậc 4
126
24.0
Thợ bậc 5
89
15.8
Thợ bậc 6
40
6.3
Tổng
543
100
Nguồn: Phòng tổ chức lao động và tiền lương
Qua bảng trên ta thấy rằng: Công nhân có trình độ thợ bậc 2 vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất với 147 người ( 27,5% ) điều này là một tất yếu vì lượng Công nhân có trình độ thấp trong các nhà máy vẫn phải chiếm số lượng cao nhưng Công nhân với bậc thợ trung bình của Công ty cũng chiếm số lượng lớn với thợ bậc 3 và 4 ( trên 50 % ), thợ bậc cao nhất của Công ty cũng có số lượng tương đối: thợ bậc 5 và 6 cũng chiếm đến trên 20 %. Do vậy, nhìn chung trình độ công nhân kỹ thuật của Công ty có trình độ tương đối cao, tay nghề vững; tuy nhiên Công nhân bậc thợ thấp vẫn chiếm sô lượng tương đối lớn. Công ty cũng có một số lượng lớn thợ bậc cao để có thể làm những công việc phức tạp và hướng dẫn cho công nhân có trình độ tay nghề thấp hơn.
3. Đặc điểm về máy móc thiết bị và dây chuyền sản xuất
Ngày nay chúng ta đang sống trong thời đại của sự vận dụng sáng tạo những thành tựu của khoa học - kỹ thuật hiện đại, thời đại của công nghệ, nhất là công nghệ thông tin. Các doanh nghiệp đổi mới công nghệ sản xuất, thay thế những thiết bị cũ, thô sơ, lạc hậu bằng những máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện đại, có khả năng tự động hoá cao nhằm bắt kịp thị trường và các nước phát triển trong khu vực và thế giới. Biết sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và hợp lý hoá máy móc thiết bị hiện có đồng thời kết hợp với đổi mới công nghệ dần dần từng khâu, từng bộ phận đến đổi mới hoàn toàn để nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh.
Công ty Gạch ốp lát Hà Nội là Công ty đầu tiên tại Việt Nam chuyên s