Đề tài Một số giải pháp đầu tư phát triển sắn nguyên liệu vùng Tây Nguyên

Ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, sắn là cây lương thực đứng hàng thứ ba sau lúa và ngô, là cây dễ chăm sóc, chịu hạn tốt, năng suất ổn định và ít bị sâu bệnh. Trong thời gian gần đây, sắn đã trở thành 1 trong 7 loại hàng hoá có thể xuất khẩu của Việt Nam đem lại nguồn thu nhập khá cho bà con nông dân một số địa phương ở vùng Tây Nguyên, nhất là những nơi đã trồng giống sắn mới và đưa các nhà máy chế biến tinh bột vào hoạt động thì hiệu quả kinh tế từ sắn là khá cao so với lại một số cây trồng khác có cùng điều kiện đất đai, khí hậu. Vì vậy sắn là một trong những cây quan trọng góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc và tham gia đắc lực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là ở trung du và miền núi. Sản phẩm từ sắn được sử dụng nhiều trong lĩnh vực kinh tế và đời sống. Ngoài lương thực trực tiếp cho con người, thức ăn cho gia súc, sắn còn là nguồn nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp khác như : sản xuất rượu cồn, đường glucô, bột ngọt Tây Nguyên là vùng có tập quán canh tác sắn lâu đời. Song thực tế sản xuất có nhiều thăng trầm làm cho nghề trồng sắn không phát triển lên được. Để khuyến khích nông dân thâm canh tăng năng suất, mở rộng diện tích, góp phần xoá đói giảm nghèo thì cần thiết phải có những biện pháp và chính sách phù hợp. Với tầm quan trọng như vậy nên tôi đã chọn đề tài " Một số giải pháp đầu tư phát triển sắn nguyên liệu vùng Tây Nguyên" để có thể tìm hiểu sâu hơn về trồng sắn nguyên liệu vùng Tây Nguyên và đưa ra một số kiến nghị của mình. Đề tài gồm có 3 phần:  Chương 1: Lý luận chung  Chương 2 : Thực trạng đầu tư phát triển sắn nguyên liệu vùng Tây Nguyên  Chương 3 : Định hướng và giải pháp đẩy mạnh đầu tư phát triển sắn nguyên liệu vùng Tây Nguyên Tôi xin cảm ơn cán bộ hướng dẫn T.S Hoàng Tuấn Hiệp và giảng viên Th.s Nguyễn Thị Ái Liên đã giúp tôi hoàn thành đề tài này.

doc86 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1443 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp đầu tư phát triển sắn nguyên liệu vùng Tây Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, sắn là cây lương thực đứng hàng thứ ba sau lúa và ngô, là cây dễ chăm sóc, chịu hạn tốt, năng suất ổn định và ít bị sâu bệnh. Trong thời gian gần đây, sắn đã trở thành 1 trong 7 loại hàng hoá có thể xuất khẩu của Việt Nam đem lại nguồn thu nhập khá cho bà con nông dân một số địa phương ở vùng Tây Nguyên, nhất là những nơi đã trồng giống sắn mới và đưa các nhà máy chế biến tinh bột vào hoạt động thì hiệu quả kinh tế từ sắn là khá cao so với lại một số cây trồng khác có cùng điều kiện đất đai, khí hậu. Vì vậy sắn là một trong những cây quan trọng góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc và tham gia đắc lực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là ở trung du và miền núi. Sản phẩm từ sắn được sử dụng nhiều trong lĩnh vực kinh tế và đời sống. Ngoài lương thực trực tiếp cho con người, thức ăn cho gia súc, sắn còn là nguồn nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp khác như : sản xuất rượu cồn, đường glucô, bột ngọt… Tây Nguyên là vùng có tập quán canh tác sắn lâu đời. Song thực tế sản xuất có nhiều thăng trầm làm cho nghề trồng sắn không phát triển lên được. Để khuyến khích nông dân thâm canh tăng năng suất, mở rộng diện tích, góp phần xoá đói giảm nghèo thì cần thiết phải có những biện pháp và chính sách phù hợp. Với tầm quan trọng như vậy nên tôi đã chọn đề tài " Một số giải pháp đầu tư phát triển sắn nguyên liệu vùng Tây Nguyên" để có thể tìm hiểu sâu hơn về trồng sắn nguyên liệu vùng Tây Nguyên và đưa ra một số kiến nghị của mình. Đề tài gồm có 3 phần: Chương 1: Lý luận chung Chương 2 : Thực trạng đầu tư phát triển sắn nguyên liệu vùng Tây Nguyên Chương 3 : Định hướng và giải pháp đẩy mạnh đầu tư phát triển sắn nguyên liệu vùng Tây Nguyên Tôi xin cảm ơn cán bộ hướng dẫn T.S Hoàng Tuấn Hiệp và giảng viên Th.s Nguyễn Thị Ái Liên đã giúp tôi hoàn thành đề tài này. MỤC LỤC CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG I. Một số khái niệm về đầu tư 1. Khái niệm về đầu tư phát triển 1.1. Khái niệm đầu tư 1.2. Khái niệm đầu tư phát triển 2. Đặc điểm của đầu tư phát triển 3. Vai trò của đầu tư phát triển 3.1. Trên giác độ toàn bộ nền kinh tế của đất nước 3.1.1. Đầu tư vừa tác đông đến tổng cung, vừa tác động đến tổng cầu 3.1.2. Đầu tư có tác động hai mặt đến sự ổn định kinh tế 3.1.3. Đầu tư với việc tăng cường khả năng khoa học và công nghệ của đất nước 3.1.4. Đầu tư và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế 3.1.5. Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế 3.2. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ 3.3. Đối với các cơ sở vô vị lợi 4. Nguồn vốn của đầu tư phát triển 4.1. Nguồn vốn Nhà nước 4.2. Nguồn vốn từ khu vực tư nhân 4.3. Thị trường vốn 4.4. Nguồn vốn nước ngoài II. Một số vấn đề lý luận về đầu tư phát triển sắn nguyên liệu 1. Khái quát chung về sắn và các sản phẩm từ sắn 2. Yêu cầu về sinh thái và dinh dưỡng của cây sắn 2.1. Yêu cầu về sinh thái của cây sắn 2.2. Yêu cầu về dinh dưỡng của cây sắn 3. Đặc điểm đầu tư phát triển sắn nguyên liệu III. Vai trò của đầu tư phát triển sắn nguyên liệu IV. Nguồn vốn của đầu tư phát triển sắn nguyên liệu CHƯƠNG II THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SẮN NGUYÊN LIỆU VÙNG TÂY NGUYÊN I. Đặc điểm tự nhiên và tình hình kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên 1. Điều kiện tự nhiên khí hậu vùng Tây Nguyên 2. Tình hình kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên II. Thực trạng trồng sắn ở các tỉnh Tây nguyên 1. Về diện tích trồng sắn 2. Về năng suất 3. Sản lượng sắn của các tỉnh Tây Nguyên 4. Hiệu quả kinh tế của cây sắn so với một số loại cây trồng khác ở Tây Nguyên trong cùng điều kiện III. Thực trạng đầu tư phát triển sắn nguyên liệu vùng Tây Nguyên 1. Đầu tư của Nhà nước cho việc phát triển sắn nguyên liệu 1.1. Đầu tư cho việc lai tạo và phát triển giống 1.2. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 1.3. Đầu tư nghiên cứu kỹ thuật canh tác 2. Đầu tư của hộ nông dân 2.1. Đầu tư phân bón 2.2. Đầu tư công lao động và chăm sóc III. Đánh giá kết quả đạt hoạt động đầu tư phát triển sắn nguyên liệu vùng Tây Nguyên 1. Những thành tựu đạt được 2. Khó khăn và tồn tại CHƯƠNG III ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SẮN NGUYÊN LIỆU VÙNG TÂY NGUYÊN I. Cơ hội và thách thức 1. Cơ hội phát triển sắn nguyên liệu vùng Tây Nguyên 2. Những thách thức trong đầu tư phát triển sắn nguyên liệu II. Định hướng và mục tiêu phát triển 1. Cơ sở cho việc định hướng 2. Định hướng phát triển 3. Mục tiêu phát triển III. Một số giải pháp đẩy mạnh đầu tư phát triển sắn nguyên liệu vùng Tây Nguyên 1. Nghiên cứu lai tạo những giống sắn phù hợp với điều kiện tự nhiên vùng Tây Nguyên 2. Áp dụng những biện pháp kỹ thuật canh tác sắn thích hợp 3. Giải pháp phục hồi độ phì cho đất 4. Xây dựng cơ sở hạ tầng cho vùng sắn nguyên liệu 5. Phối hợp với các nhà máy xây dựng vùng nguyên liệu ổn định để có cơ sở đầu tư phát triển lâu dài. 6. Giải pháp về chính sách Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG I. Một số khái niệm về đầu tư 1. Khái niệm về đầu tư phát triển 1.1. Khái niệm về đầu tư Đầu tư theo nghĩa rộng nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được kết quả đó. Nguồn lực đó có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ. Những kết quả đó có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất (nhà máy , đường sá, các của cải vật chất khác...) và nguồn nhân lực có đủ điều kiện để làm việc với năng suất cao hơn trong nền sản xuất xã hội. Trong các kết quả đã đạt được trên đây những kết quả là các tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực tăng thêm có vai trò quan trọng trong mọi lúc mọi nơi, không chỉ đối với người bỏ vốn mà còn đối với cả nền kinh tế. Những kết quả này không chỉ người đầu tư mà cả nền kinh tế được thụ hưởng. Theo nghĩa hẹp, đầu tư chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện tại, nhằm đem lại cho nền kinh tế xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được kết quả đó. Như vậy nếu xét trong phạm vi quốc gia thì chỉ có những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để trực tiếp làm tăng các tài sản vật chất, nguồn nhân lực và tài sản trí tệ, hoặc duy trì sự hoạt động sủa các tài sản và nguồn nhân lực sẵn có thuộc phạm trù đầu tư theo nghỉa hẹp hay đầu tư phát triển. 1.2. Khái niệm đầu tư phát triển Đầu tư phát triển là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tụê để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và cấu trúc hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế- xã hội, tạo việc làm và nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội. 2. Đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển Hoạt động đầu tư phát triển có các đặc điểm khác biệt với các loại hình đầu tư khác, đó là: - Hoạt động đầu tư phát triển đòi hỏi một số vốn lớn và để nằm khê đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư. Đây là cái giá phải trả khá lớn của đầu tư phát triển. - Thời gian để tiến hành một công cuộc đầu tư cho đến khi các thành quả của nó phát huy tác dụng thường đòi hỏi nhiều năm tháng với nhiều biến động xảy ra. - Thời gian cần hoạt độngđể có thể thu hồi đủ vốn đã bỏ ra đối với các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất kinh doanh thường đòi hỏi nhiều năm tháng và do đó không tránh khỏi sự tác động hai mặt tích cực và tiêu cực của các yếu tố không ổn định về tự nhiên, xã hội, chính trị kinh tế. - Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển có giá trị sử dụng lâu dài, điều này nói lên giá trị lớn của các thành quả đầu tư phát triển. - Các thành quả của hoạt động đầu tư là các công trình xây dựng sẽ hoạt động ở ngay nơi mà nó được tạo dựng lên. Do đó, các điều kiện về địa lý, địa hình tại đó có ảnh hưởng lớn đến quá trình thực hiện đầu tư cũng như kết quả sau này của các kết quả đầu tư. - Mọi thành quả và hậu quả của quá trình thực hiện đầu tư chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố không ổn định theo thời gian và điều kiện địa lý của không gian. - Để đảm bảo cho mọi công cuộc đầu tư đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao đòi hỏi phải làm tốt công tác chuẩn bị. Sự chuẩn bị này được thể hiện trong việc soạn thảo các dự án đầu tư (lập các dự án đầu tư), có nghĩa là phải thực hiện đầu tư theo dự án được soạn thảo với chất lượng tốt. 3. Vai trò của đầu tư phát triển 3.1 Trên giác độ toàn bộ nền kinh tế của đất nước 3.1.1. Đầu tư vừa tác động đến tổng cung vừa tác động đến tổng cầu - Về mặt cầu: Đầu tư là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế. Trong số liệu của Ngân hàng Thế giới, Đầu tư thường chiếm khoảng 24-28% trong cơ cấu tổng cầu của tất cả các nước trên thế giới. Đối với tổng cầu, tác động của đầu tư là ngắn hạn. Với tổng cung chưa kịp thay đổi, sự tăng lên của đầu tư làm cho tổng cầu tăng kéo sản lượng cân bằng tăng theo và giá cả của các đầu vào của đầu tư tăng. - Về mặt cung: Khi thành quả của hoạt động đầu tư phát huy tác dụng, các năng lực mới đi vào hoạt động thì tổng cung, đặc biệt là tổng cung dài hạn tăng lên, kéo theo sản lượng tiềm năng tăng và do đó giá cả sản phẩm giảm. Sản lượng tăng, giá cả giảm cho phép tăng tiêu dùng. Tăng tiêu dùng đến lượt mình lại tiếp tục kích thích sản xuất hơn nữa. Sản xuất phát triển là nguồn gốc cơ bản để tăng tích luỹ, phát triển kinh tế xã hội, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội. 3.1.2. Đầu tư có tác động hai mặt đến sự ổn định kinh tế Sự tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tư đối với tổng cầu và đối với tổng cung của nền kinh tế làm cho mỗi sự thay đổi của đầu tư, dù là tăng hay giảm đều cùng một lúc vừa là yếu tố duy trì sự ổn định vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế của mọi quốc gia. Chẳng hạn, khi tăng đầu tư, cầu của các yếu tố đầu tư tăng làm cho giá của các hàng hoá có liên quan tăng (giá chi phí vốn, giá công nghệ, lao động, vật tư) đến một mức độ nào đó dẫn đến tình trạng lạm phát. Đến lượt mình, lạm phát làm cho sản xuất dình trệ, đời sống người lao động gặp nhiều khó khăn do tiền lương ngày càng thấp hơn, thâm hụt ngân sách, kinh tế phát triển chậm lại. Mặt khác, tăng đầu tư làm cho cầu của các yếu tố có liên quan tăng, sản xuất của các ngành này phát triển, thu hút thêm lao động, giảm tình trạng thất nghiệp, nâng cao đời sống người lao động, giảm tệ nạn xã hội. Tất cả các tác động này tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế. Khi giảm đầu tư (như Việt Nam thời kỳ 1982-1989) cũng dẫn đến tác động hai mặt, nhưng theo chiều hướng ngược lại so với các tác động trên đây. Vì vậy, trong điều hành vĩ mô nền kinh tế, các nhà hoạt động chính sách cần thấy hết tác động hai mặt này để đưa ra các chính sách nhằm hạn chế các tác động xấu, phát huy tác động tích cực, duy trì được sự ổn định của toàn bộ nền kinh tế. 3.1.3. Đầu tư với việc tăng cường khả năng khoa học và công nghệ của đất nước Công nghệ là trung tâm của công nghiệp hoá. Đầu tư là điều kiện tiên quyết của sự phát triển và tăng cường khả năng công nghệ của nước ta hiện nay. Theo đánh giá của các chuyên gia công nghệ, trình độ công nghệ của Việt Nam lạc hậu nhiều thế hệ so với thế giới và khu vực. Theo UNIDO, nếu chia quá trình phát triển công nghệ thế giới làm 7 giai đoạn thì Việt Nam năm 1990 ở vào giai đoạn 1 và 2. Việt Nam đang là một trong 90 nước kém nhất về công nghệ. Với trình dộ công nghệ lạc hậu này, quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá của Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu không đề ra được một chiến lược đầu tư phát triển công nghệ nhanh và vững chắc. Chúng ta đều biết rằng có hai con đường cơ bản để có công nghệ là tự nghiệ cứu phát minh ra ccông nghệ và nhập công nghệ từ nước ngoài. Dù là sự nghiên cứu hay nhập từ nước ngoài đều cần phải có tiền, cần phải có vốn đầu tư. Mọi phương án đổi mới công nghệ không gắn với nguồn vốn đầu tư sẽ là phương án không khả thi. 3.1.4. Đầu tư và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy con đường tất yếu có thể tăng trưởng nhanh tốc độ mong muốn (từ 9 đến 10%) là tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển ở khu vực công nghiệp và dịch vụ. Đối với các ngành nông, lâm, ngư nghiệp do những hạn chế về đất đai và các khả năng sinh học, để đạt được tốc độ tăng trưởng từ 5-6% là rất khó khăn. Như vậy, chính đầu tư quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các quốc gia nhằm đat được tốc độ tăng trưởng nhanh của toàn bộ nền kinh tế. Về cơ cấu lãnh thổ, đầu tư có tác dụng giải quyết những mất cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng đói ngèo, phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế, chính trị... của những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn, làm bàn đạp thúc đẩy những vùng khác phát triển. 3.1.5. Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế Kết quả nghiên cứu của các nhà đầu tư cho thấy: Muốn giữ tốc độ phát triển ở mức độ trung bình thì tỷ lệ đầu tư phải đạt được từ 15-20% so với GDP tuỳ thuộc vào ICOR của mỗi nước. Từ đó suy ra: Nếu ICOR không đổi, mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầu tư. Ở các nước phát triển, ICOR thường lớn, từ 5-7 do thừa vốn thiếu lao động, vốn được sử dụng nhiều để thay thế cho lao động, do sử dụng công nghệ hiện đại có giá cao. Còn ở các nước chậm phát triển ICOR thấp từ 2-3 do thiếu vốn, thừa lao động nên có thể cần và phải sử dụng lao động dể thay thế cho vốn do sử dụng công nghệ kém hiện đại , giá rẻ. Chỉ tiêu ICOR của mỗi nước phụ thuộc vào nhiều nhân tố, thay đổi theo trình độ phát triển kinh tế và cơ chế chính sách trong nước. Đối với các nước đang phát triển, phát triển về bản chất được coi làvấn đề đảm bảo các nguồn vốn đầu tư đủ để tăng thêm sản phẩm quốc dân dự kiến. Thực vậy, ở nhiều nước, đầu tư đóng vai trò như một “cái hích ban đầu”, tạo đà cho sự cất cánh của nền kinh tế. Đối với nước ta để đạt được mục tiêu đến năm 2010 tăng gấp đôi tổng sản phẩm quốc nội năm 2000 theo dự tính của các nhà kinh tế, nếu ICOR là 3 thì vốn đầu tư phải lớn gấp 6 lần hiện nay. Kinh nghiệm các nước cho thấy, chỉ tiêu ICOR phụ thuộc mạnh vào cơ cấu kinh tế và hiệu quả đầu tư trong các ngành, các vùng lãnh thổ cũng như phụ thuộc vào hiệu quả của chính sách kinh tế nói chung. Thông thường ICOR trong nông nghiệp thấp hơn trong công nghiệp, ICOR trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế chủ yếu do tận dụng năng lực. Do đó, ở các nước phát triển, tỷ lệ đầu tư thấp thường dẫn đến tốc độ tăng trưởng thấp. 3.2. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ: Đầu tư quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của mỗi cơ sở Chẳng hạn, để tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho sự ra đời của bất kỳ cơ sở nào đều cần phải xây dựng nhà xưởng, cấu trúc hạ tầng, mua sắm và lắp đặt thiết bị máy móc trên nền bệ, tiến hành các công tác xây dựng cơ bản và thực hiện các chi phí khác gắn liền với sự hoạt dộng trong một chu kỳ của các cơ sở vật chất kỹ thuật vừa được tạo ra. Các hoạt động này chính là hoạt động đầu tư. Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ đang tồn tại sau một thời gian hoạt động, các cơ sở vật chất –kỹ thuật của các co sở này hao mòn , hư hỏng. Để duy trì được sự hoạt động bình thường cần định kỳ tiến hành sửa chữa lớn hoặc thay mới các cơ sở vật chất-kỹ thuật đã hư hỏng, hao mòn này hoặc đổi mới để thích ứng với điều kiện hoạt động mới của sự phát triển khoa học – kỹ thuật và nhu cầu tiêu dùng của nền sản xuất xã hội, phải mua sắm các trang thiết bị mới thay thế cho các trang thiết bị cũ đã lỗi thời, cũng có nghĩa là phải đầu tư. 3.3. Đối với các cơ sở vô vị lợi Để tồn tại, duy trì sự hoạt động, ngoài tiến hành sửa chữa lớn định kỳ các cơ sở vật chất –kỹ thuật, các cơ sở vô vị lợi (hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận) còn phải thực hiện các chi phí thường xuyên. Tất cả những hoạt động và chi phí này đều là những hoạt động đầu tư. 4. Nguồn vốn của đầu tư phát triển 4.1. Nguồn vốn Nhà nước Nguồn vốn đầu tư Nhà nước bao gồm nguồn vốn của ngân sách Nhà nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp Nhà nước. - Đối với nguồn vốn ngân sách Nhà nước: Đây chính là nguồn chi của ngân sách Nhà nước cho đầu tư. Đó là một nguồn vốn đầu tư quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia. Nguồn vốn này thường được sử dụng cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hỗ trợ cho các dự án của doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực cần sự tham gia của Nhà nước, chi cho công tác lập và thực hiện các dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội vùng, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị và nông thôn. Trong những năm gần đây, quy mô tổng thu của ngân sách Nhà nước không ngừng gia tăng nhờ mở rộng nhiều nguồn thu khác nhau (huy động qua thuế, phí, bán tài nguyên, bán hay cho thuê tài sản thuộc Nhà nước quản lý...). Đi cùng với sự mở rộng quy mô ngân sách, mức chi cho đầu tư phát triển ngân sách Nhà nước cũng gia tăng đáng kể, tăng từ mức 2,3% GDP năm 1991 lên 6,1% năm 1996. - Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước: Cùng với quá trình đổi mới và mở cửa, tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ngày càng đóng vai trò đáng kể trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội. Nếu như trước năm 1990, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước chưa được sử dụng như một công cụ quản lý và điều tiết nền kinh tế thì trong giai đoạn 1991-2000, nguồn vốn này đã có mức tăng trưởng đáng kể và bắt đầu có vị trí quan trọng trong chính sách đầu tư của chính phủ. Giai đoạn 1991-1995, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước mới chiếm 5,6% tổng vốn đầu tư toàn xã hội thì giai đoạn 1996-1999 đã chiếm 14,5% và riêng năm 2000, nguồn vốn này đạt đến 17% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước có tác dụng tích cực trong việc giảm đáng kể sự bao cấp vốn trực tiếp của Nhà nước. Với cơ chế tín dụng, các đơn vị sử dụng nguồn vốn này phải bảo đảm nguyên tắc hoàn trả vốn vay. Chủ đầu tư là người vay vốn phải tính kỹ hiệu quả đầu tư, sử dụng vốn tiết kiệm hơn. Vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là một hình thức quá độ chuyển từ phương thức cấp phát ngân sách sang phương thức tín dụng đối với các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. Bên cạnh đó, vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước còn phục vụ công tác quản lý và đièu tiết kinh tế vĩ mô. Thông qua nguồn tín dụng đầu tư, Nhà nước thực hiện việc khuyến khích phát triển kinh tế -xã hội của ngành, vùng, lĩnh vực theo định hướng chiến lược của mình. Đứng ở khía cạnh là công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô, nguồn vốn này không chỉ thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà còn thực hiện cả mục tiêu phát tiển xã hội. Việc phân bổ và sử dụng vốn tín dụngđầu tư còn khuyến khích phát triển những vùng kinh tế khó khăn, giải quyết các vấn đề xã hội như xoá đói giảm nghèo. Và trên hết, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước có tác dụng tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đaị hoá. - Nguồn vốn đầu tư từ doanh nghiệp Nhà nước: Được xác định là thành phần giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, các doanh nghiệp Nhà nước vẫn nắm giữ một khối lượng vốn nhà nước khá lớn. Theo báo cáo tổng kết công tác tổng kiểm kê tài sản và xác định lại giá trị tài sản doanh nghiệp Nhà nước tại thời điểm 0h ngày 1 tháng 1 năm 2000, tổng nguồn vốn chủ sở hữu tại các doanh nghiệp Nhà nước là 173.857 tỷ đồng. Mặc dù vẫn còn một số hạn chế nhưng đánh giá một cách công bằng thì khu vực kinh tế Nhà nước với sự tham gia của các doanh nghiệp Nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần. Trong giai đoạn 1991-1995, tốc độ tăng trưởng bình quân của doanh nghiệp Nhà nước là 11,7% gấp 1,5 lần tốc độ tăng trưởng bình quân của nền kinh tế. Từ năm 1998 trở lại đây, tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp Nhà nước chậm lại nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong GDP của toàn bộ nền kinh tế, nộp ngân sách
Tài liệu liên quan