Các sản phẩm sử dụng công nghệ kỹ thuật số (gọi tắt là sản phẩm kỹ thuật số) là sản phẩm của công nghệ hiện đại, chúng vừa có những đặc điểm của các sản phẩm thuộc hàng tiêu dùng, vừa có đặc điểm của các mặt hàng xa xỉ. Hiện nay, các sản phẩm kỹ thuật số ngày càng đa dạng và chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống hàng ngày của người dân Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ.
Do có một thời gian thực tập và tìm hiểu ở một công ty thương mại điện tử về các sản phẩm kỹ thuật số, tác giả có chú ý thấy các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này ở Việt Nam chưa thực sự quan tâm đúng mức đến hoạt động PR. Các chiến lược và các công cụ PR mà các doanh nghiệp đó đang sử dụng tuy đa đạng nhưng đôi lúc mang tính bột phát, chưa được áp dụng một cách có kế hoạch, khoa học và chưa đạt hiệu quả cao. Thậm chí, có những hoạt động PR nửa vời lại gây phản tác dụng, mất đi cảm tình của khách hàng.
119 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1437 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động PR cho sản phẩm kỹ thuật số tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài:
Các sản phẩm sử dụng công nghệ kỹ thuật số (gọi tắt là sản phẩm kỹ thuật số) là sản phẩm của công nghệ hiện đại, chúng vừa có những đặc điểm của các sản phẩm thuộc hàng tiêu dùng, vừa có đặc điểm của các mặt hàng xa xỉ. Hiện nay, các sản phẩm kỹ thuật số ngày càng đa dạng và chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống hàng ngày của người dân Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ.
Do có một thời gian thực tập và tìm hiểu ở một công ty thương mại điện tử về các sản phẩm kỹ thuật số, tác giả có chú ý thấy các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này ở Việt Nam chưa thực sự quan tâm đúng mức đến hoạt động PR. Các chiến lược và các công cụ PR mà các doanh nghiệp đó đang sử dụng tuy đa đạng nhưng đôi lúc mang tính bột phát, chưa được áp dụng một cách có kế hoạch, khoa học và chưa đạt hiệu quả cao. Thậm chí, có những hoạt động PR nửa vời lại gây phản tác dụng, mất đi cảm tình của khách hàng.
Hoạt động PR chưa tương xứng với sự phát triển của thị trường sản phẩm số có thể làm chậm lại sự phát triển của thị trường này tại Việt Nam. Hơn nữa, hiện nay, đa phần các sản phẩm kỹ thuật số ở Việt Nam đều là sản phẩm nhập khẩu và mang nhãn hiệu ngoại quốc. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, các mặt hàng kỹ thuật số đa dạng về chủng loại và phong phú về nhãn hiệu khiến người tiêu dùng đứng trước muôn vàn lựa chọn song không biết lựa chọn thế nào để có sản phẩm thích hợp nhất. Làm thế nào để các doanh nghiệp có thể khuyếch trương được sản phẩm của mình? Làm thế nào sản phẩm của doanh nghiệp có thể đi vào tâm trí khách hàng, giành được sự ủng hộ của khách hàng/công chúng? PR chính là công cụ mà doanh nghiệp cần tìm đến.
Với ý nghĩa trên, tác giả chọn đề tài:
Đẩy mạnh hoạt động PR cho sản phẩm kỹ thuật số tại Việt Nam.
Mục đích của nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về PR và thực trạng PR cho sản phẩm kĩ thuật số tại Việt Nam, đề tài đưa ra những giải pháp nhằm sử dụng những công cụ PR một cách hợp lý nhất, đem lại hiệu quả cao, góp phần đẩy mạnh hoạt động PR trên thị trường sản phẩm kỹ thuật số tại Việt Nam hiện nay.
Đối tượng phạm vi nghiên cứu:
* Đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động PR cho các sản phẩm kỹ thuật số trên thị trường Việt Nam (có tham khảo kinh nghiệm một số nước trên thế giới).
* Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu các hoạt động PR đặt trong mối quan hệ của các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm số với nhóm công chúng chính là khách hàng mà không đi sâu vào phân tích hoạt động cụ thể của từng doanh nghiệp hay mối quan hệ của doanh nghiệp với từng nhóm công chúng khác nhau.
Do các sản phẩm kỹ thuật số khá đa dạng và phức tạp, nên khoá luận xin tập trung nghiên cứu một số sản phẩm thông dụng nhất hiện nay trên thị trường Việt Nam, đó là: Điện thoại di động, máy tính xách tay, máy ảnh kỹ thuật số và máy nghe nhạc mp3, mp4.
Phương pháp nghiên cứu:
Khoá luận được thực hiện trên cơ sở sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau như: điều tra, thống kê, tổng hợp, so sánh và phân tích các số liệu, diễn giải, quy nạp, hệ thống hoá các kết quả nghiên cứu...
Kết cấu của khoá luận:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, khoá luận được chia làm ba chương:
Chương 1: Tổng quan về PR
Chương 2: Thực trạng hoạt động PR cho các sản phẩm kỹ thuật số tại Việt Nam.
Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động PR cho sản phẩm kỹ thuật số tại Việt Nam
Do bản thân tác giả còn non trẻ về tuổi đời và non kém về kinh nghiệm nên mặc dù đã rất cố gắng, chắc chắn khóa luận còn rất nhiều thiếu sót. Kính mong các thầy cô giúp đỡ và góp ý để tác giả có thể rút ra được những kinh nghiệm cho mình.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PR
Nói đến PR (Public Relations), nhiều người còn thấy đây là một khái niệm khá mới mẻ, ngay cả với một số người hoạt động trong lĩnh vực tiếp thị. Có ba khái niệm được xem là có quan hệ mật thiết với PR là: báo chí, quảng cáo và marketing. Nhưng PR không phải là báo chí hay truyền thông, không phải là quảng cáo và cũng không phải là Marketing. So với các ngành khác, PR vẫn được cho là sinh sau đẻ muộn, nhiều người cho rằng cơ hội để PR để phát triển rất lớn. Trong cuốn sách “ PR: bước chuyển từ truyền thông văn bản đến truyền thông hình ảnh” Janeen Smith đã viết: “Tương lai của PR là không có giới hạn. Đó là lí do phần lớn mọi người vẫn chưa thể hiểu chính xác đó là gì ngày hôm nay. Cái khó khăn nhất về PR, trong nhiều lúc, lại là làm sao để ban lãnh đạo doanh nghiệp nhận ra PR là gì và tại sao lại cần thiết cho doanh nghiệp.” Để có được cái nhìn đúng đắn về PR, chúng ta cần tìm hiểu lịch sử hình thành PR cũng như các quan điểm về PR đang tồn tại hiện nay.
1.1. Khái niệm PR
1.1.1. Nguồn gốc PR
Hiện nay các học giả lẫn các chuyên gia PR hàng đầu thế giới có những ý kiến rất khác nhau về nguồn gốc của PR: PR ra đời từ khi nào? Hình thức PR đầu tiên trên thế giới đã xuất hiện ở đâu?
Có quan điểm cho rằng PR đã xuất hiện từ rất lâu từ khi con người biết giao tiếp, với những hình thức đầu tiên ở rất nhiều quốc gia trên thế giới: Trung Quốc, Châu Âu, Mỹ, Thái Lan, Hy Lạp, La Mã thậm chí là...Việt Nam. Frank Jefkins đã nói: “Có thể tạm kết luận rằng PR ra đời cùng với nền văn minh của nhân loại” [15, tr15]
Các chuyên gia có thể không thống nhất về nơi PR thật sự bắt đầu, nhưng có một thực tế không thể phủ nhận là PR hiện đại đã được hình thành và phát triển mạnh mẽ nhất ở Mỹ. Mỹ được coi là môi trường lý tưởng cho PR phát triển với chế độ xã hội cộng hoà, nền dân chủ, thị trường tự do, dân chúng độc lập và hệ thống kiểm soát cân bằng (với 03 cơ quan: Lập Pháp, Hành Pháp và Toà án). (Public Relation – The profession and the Practice, nhóm tác giả Otis Baskin, Craig Aronof và Dan Lattimore). [15, tr13-14]
Trong giai đoạn đầu của quá trình đấu tranh hình thành nước Mỹ, PR được sử dụng nhằm mục đích bán những nhu yếu phẩm và bất động sản. Năm 1620, công ty Virginia phát động một chương trình phân bố miễn phí 50 hecta đất cho những ai đưa người nhập cư đến nước Mỹ trước năm 1625.
Đại học King (nay là Đại học Columbia), gửi một thông báo chính thức khai trường vào năm 1758 cho các tờ báo khác nhau và được đưa thành những mẫu tin trên báo, được coi như một trong những thông cáo báo chí đầu tiên tại Mỹ.[24]
Ngay cả hình thức PR rất phổ biến và phát triển hiện nay là tài trợ cũng đã tồn tại trong thời kỳ này. Trận đấu giữa hai trường Đại học Harvard và Yale năm 1852 đã đuợc tài trợ bởi công ty đường sắt Boston, Concord và Montreal.
Trong cuộc Cách mạng nước Mỹ, các nhà yêu nước Mỹ đã tạo ra nhiều anh hùng (Geogre Washington, Ethan Allen), huyền thoại (Yankee, Doodle, tinh thần 76), khẩu hiệu (“Hãy để chúng tôi tự do hoặc ban cho cái chết”), biểu tượng (cây tự do) và bài phát biểu (bài phát biểu của John Adams, bài viết của Thomas Jeferson và bản Tuyên Ngôn Độc Lập). Những nhà yêu nước Mỹ đã sáng lập ra các tổ chức công cộng (The Sons of Liberty, The Committee of Correspondence).
Công ty PR đầu tiên “Publicity Bureau” đã được thành lập tại Boston vào năm 1900. Ngay sau đó có nhiều công ty quảng cáo và PR ra đời, trong đó quan trọng nhất là công ty do George F Parker và Ivy Lee thành lập. Nhiều kỹ thuật và thủ thuật hữu ích đã được phát triển trong giai đoạn sơ khai này.
Những đại gia hàng đầu như hãng xe hơi Ford đã giúp mở rộng lợi nhuận công ty thông qua chức năng của PR. Vào năm 1908, Ford đã thành lập nhà xuất bản Ford Times. Vào năm 1912, công ty đã bắt đầu tiến hành các cuộc điều tra về quan niệm của công chúng phục vụ cho mục đích nghiên cứu thị trường. Vào năm 1904, Ford đã thành lập phòng sản xuất phim tập đoàn đầu tiên. [24]
Theo kết quả thống kê các quan điểm qua internet, website PR Việt Nam và diễn đàn giám đốc Việt (vietCEO.com), lịch sử PR có thể tạm chia thành 05 giai đoạn:
- Giai đoạn khởi nguyên PR tại nước Mỹ: 1600 -1799
- Giai đoạn truyền thông/nền tảng: kỷ nguyên báo chí và tuyên truyền: 1800- 1899
- Giai đoạn phản ứng/ trả lời: thời đại báo chí: 1900 -1939
- Giai đoạn hoạch định/ đề phòng: giai đoạn phát triển PR như là một chức năng quản trị: 1940-1979
- Giai đoạn chuyên nghiệp hoá: kỷ nguyên của PR trong truyền thông toàn cầu: 1980- hiện nay.
Như vậy có thể coi Mỹ là cái nôi đầu tiên nuôi dưỡng PR và phát triển PR thành một ngành có vị trí quan trọng như hiện nay.
Do có nhiều mối quan hệ đặc biệt với giới truyền thông, các chuyên gia PR ban đầu là những nhà báo chuyển sang làm PR. Cho đến nay, các trường dạy báo chí phương Tây cũng chính là nơi đào tạo nhân lực chính cho ngành PR: học viên học các môn cơ sở như nhau, sau đó người học PR sẽ được đào tào chuyên sâu thêm những nghiệp vụ của ngành đó để làm việc chuyên môn. Như vậy có thể nói về căn bản, sự hình thành và phát triển của PR gắn liền với báo chí.
Theo tổng hợp của PR Việt Nam, Ivy Ledbetter Lee (1877-1934) được coi là “cha đẻ” của ngành PR. Ông (cùng với George F. Parker) là người thành lập Cục Tuyên Truyền Quốc Gia Thứ Ba (1904). Ivy Lee được xem là chuyên gia PR thực hành theo phong cách hiện đại. Hầu hết các nỗ lực ban đầu của Lee đều là việc công bố rộng rãi “publicity”, nhưng sau đó ông và những người cùng thời đã đuợc gọi là trợ lý “quan hệ báo chí” khi có khủng hoảng xảy ra. Trước khi 30 tuổi, Lee đã đạt được tính chuyên môn, phần lớn là vì ông là người đã giới thiệu và đẩy mạnh tiêu chuẩn đạo đức đầu tiên. Quan điểm của Lee rất xuất sắc, phong cách thẳng thắn, tất cả những đức tính đó có từ sự ngưỡng mộ của ông dành cho ngành PR và tài chính. Ông xem đó như là mục tiêu của mình nhằm yêu cầu các công ty phải trao đổi thông tin cho công chúng. [3, tr28]
Uỷ ban Thông Tin Công Chúng (ra đời vào những năm đầu tiên của thế kỷ 20, trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất) được coi là tổ chức PR chuyên nghiệp đầu tiên do chính phủ thành lập tại Mỹ. Sự thành công của chương trình “Liberty Loan Drive” và hiệu quả tuyên truyền cho cuộc chiến trong và ngoài nước đã đánh dấu sự thành công của uỷ ban này. Goerge Creel (chủ tịch đầu tiên của uỷ ban này), Edward Bernays (thành viên uỷ ban), Carl Byoir (trợ lý chủ tịch uỷ ban) được coi là một trong những người đầu tiên đặt nền móng cho ngành PR. Carl Byoir trở thành một trong những chuyên gia PR thành công nhất của Mỹ. Có nhiều người đã tôn Edward Bernays vinh là “cha đẻ’ của PR bởi ông đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của PR trong những buổi đầu sơ khai. Điều quan trọng nhất là ông đã định nghĩa PR như một môn khoa học xã hội có khả năng thuyết phục.
Ông Samuel Insull, chuyên gia quảng cáo của công ty Edison tại Chicago cũng đã đóng góp rất nhiều ý tưởng mới cho ngành PR, trở thành một nhà tiên phong trong lĩnh vực này. Ông Insull đã thuyết trình về nhà điện được xây dựng trong năm 1902 để chứng minh sự tiến ích những công nghệ mới. Vào năm 1903, ông đã tiếp xúc với khách hàng của công ty qua tờ bướm và nhà xuất bản nhằm phân phát đến cộng đồng. Năm 1909, Insull trở thành người đầu tiên sản xuất những đoạn phim liên quan đến PR.
Sự ra đời của PR là một quá trình, là công trình của nhiều người, trải qua những thực tiễn hành động để phát triển thành lý luận. Không thể xác định một người, một quốc gia, một tổ chức nào là trung tâm, là người đầu tiên khai sinh ra PR, chính vì vậy sự phát triển của PR ngày nay là đóng góp của các chuyên gia PR vĩ đại và toàn thể nhân loại trên toàn thế giới.
1.1.2. Khái niệm PR
Sự xuất hiện của cụm từ “Public relations” cũng là một vấn đề còn gây nhiều tranh cãi. Ai là người thực sự gọi tất cả những hoạt động đó là PR? Và từ khi nào PR bắt đầu trở thành một ngành?
Có ý kiến cho rằng PR được nhắc tới lần đầu trong lễ tốt nghiệp của sinh viên trường luật Yale vào năm 1882. Nhiều sử gia cho rằng vào năm 1807, Thomas Jefferson là người đầu tiên kết hợp chữ “Public” và chữ “Relations” thành cụm từ “Public relations”. Những người khác thì lại cho rằng cụm từ này được luật sư Dorman Eaton sử dụng vào năm 1882. Nhưng cụm từ Public relations đuợc sử dụng với ý nghĩa hiện nay bắt đầu từ năm 1897, khi nó xuất hiện trong quyển “Niên giám bài văn hay của ngành đường sắt” thuộc Hiệp hội ngành đường sắt Mỹ. Thành tựu này có thể nói là thuộc về Edward Bernays, người mà như đã nói ở trên, được nhiều người gọi là “cha đẻ của ngành PR”.
Hiện nay trên thế giới có nhiều quan niệm và cách nhìn khác nhau về PR, những quan niệm đó tồn tại song song và bổ sung cho nhau. Theo Rex Harlow, một trong trong những học giả hàng đầu về PR, có đến hơn 500 định nghĩa khác nhau về PR.
Ở Việt Nam, Public Relations (PR) được dịch ra tiếng Việt theo nhiều cách khác nhau: Quan hệ đối ngoại, Giao tế cộng đồng, Giao tế nhân sự... Có hai từ khá sát với nghĩa đen lần nghĩa bóng của PR, đó là Quan hệ công chúng và Quan hệ cộng đồng. Từ quan hệ công chúng có vẻ thông dụng hơn, được mọi người thừa nhận và sử dụng nhiều hơn cả. Tuy nhiên, theo một số ý kiến, cụm từ này lại không đúng với nhiều nghiệp vụ của PR như Quan hệ với chính phủ - Government Relationship (hay Government affair). Trong các nghiệp vụ này, không thể coi các nhóm cộng đồng đồng nghiệp hay các nhóm quan chức chính quyền là những nhóm công chúng và bản chất của chúng cũng như vậy. Nếu nhìn theo cách này, từ “Quan hệ cộng đồng” là thích hợp hơn và khắc phục được nhiều điểm yếu của các cách dịch khác.
Chính vì sự phức tạp về mặt ngữ nghĩa, hiện nay ở Việt Nam đã có khá nhiều người chấp nhận cách gọi đơn giản và giữ nguyên là: PR. Thuật ngữ: “hoạt động PR”, “nghề PR” đã dần trở nên quen thuộc trong giới kinh doanh. Vì vậy tác giả khoá luận xin sử dụng từ gốc “PR” (Public Relations) trong quá trình viết khoá luận để tránh những cách dịch đang còn gây tranh cãi tại Việt Nam.
Vậy PR là gì?
Theo từ điển wikipedia năm 2005: PR là môn nghệ thuật và khoa học về quản trị truyền thông giữa một tổ chức và những nhóm công chúng quan trọng, nhằm xây dựng, quản trị và duy trì hình ảnh tích cực của nó. (Public relations (PR) is the art and sience of managing communication between an organization and its key publics to build, manage and sustain its positive image.)
Đến nay, từ điển Wikipedia đã đổi thành: PR là một hoạt động xúc tiến nhằm tạo dựng hình ảnh tích cực của một người hay một tổ chức. PR độc lập với Marketing. (Public Relations is a promotion intended to create goodwill for a person or institutions image. Public Relations is separate from Marketing.) truy cập ngày 04/09/2007
Cả hai định nghĩa này nhấn mạnh đến chức năng xây dựng hình ảnh và thương hiệu của PR.
Theo Denny Grisword, nhà xuất bản của tờ “ Tin tức PR” (Public relation news): PR là chức năng quản trị bao gồm sắp xếp thái độ của công chúng, hoạch định chính sách, quy trình và lợi nhuận của một tổ chức dựa trên việc thiết lập một chương trình hành động để chiếm được sự hiểu biết và chấp nhận của công chúng. (Public Relations is a management function which tabulates public attitudes, defines the policies, procedures and interest of an ofganization followed by executing a program of action to earn Public understanding and acceptance.) Định nghĩa này nhấn mạnh đến chức năng quản trị và ảnh hưởng đến công chúng của PR.
Theo Bách Khoa toàn thư thế giới (The World Book Encyclopedia), định nghĩa: PR là hoạt động nhằm mục đích tăng cường khả năng giao tiếp (truyền thông) và sự hiểu lẫn nhau giữa các tổ chức hoặc cá nhân với một hoặc nhiều nhóm được mệnh danh là công chúng. [25] Định nghĩa này chú tâm vào chức năng giao tiếp và trao đổi thông tin của PR.
Pat Jackson, một chuyện gia nổi tiếng về PR hiện đại định nghĩa: PR như việc xây dựng mối quan hệ với các nhóm người liên quan mà tổ chức tác động tới để thay đổi thái độ của họ và mang lại những hành động mong đợi.
Viện quan hệ công chúng Anh (Insititue of Public relations) định nghĩa: “PR là một nỗ lực được lên kế hoạch và kéo dài liên tục để thiết lập và duy trì sự tín nhiệm và hiểu biết lẫn nhau giữa một tổ chức và công chúng.” [15, tr22] Định nghĩa này nói đến sự duy trì tín nhiệm bằng một kế hoạch dài hạn, cụ thể.
Theo sách Effective of Public Relations (S. Cutlip, A. Center và G. Broom) thì: “PR thực hiện chức năng quan trị, nhằm tạo dựng mối quan hệ hai bên cùng có lợi giữa một tổ chức và đối tượng công chúng quyết định sự thành bại của tổ chức đó.” Định nghĩa này lại nhấn mạnh vào việc tổ chức một hoạt động PR thành một chiến dịch hay một chương trình, và sử dụng PR như một công cụ quản trị kinh doanh.
Trong cuộc họp giữa các viện sĩ thông tấn PR đến từ nhiều nước (World Assembly of Public relations Associates) diễn ra tại thành phố Mexico (tháng 8 năm 1978), PR được định nghĩa: “PR là một nghệ thuật và môn khoa học xã hội, phân tích những xu hướng, dự đoán những kết quả, tư vấn đưa ra các lời khuyến cáo cho các nhà lãnh đạo của tổ chức và thực hiện các chương trình hành động đã được lập kế hoạch để phục vụ quyền lợi của cả tổ chức và công chúng.” [15, tr23]
Frank Jefkins, đã định nghĩa: “PR bao gồm tất cả các hình thức giao tiếp được lên kế hoạch, cả bên trong lẫn bên ngoài tổ chức giữa một tổ chức và công chúng của nó nhằm đạt được những mục tiêu cụ thể từ đó có được sự hiểu biết lẫn nhau.” [15, tr23]
Định nghĩa này nhấn mạnh khía cạnh hoạt động có mục tiêu cụ thể và có kế hoạch và như vậy, chúng ta có thể đánh giá mức độ thành công hay thất bại của một chiến dịch PR dựa trên những mục tiêu đã đề ra. Định nghĩa này ẩn trong nó các chứng năng nghiên cứu, lên kế hoạch, thực hiện, đánh giá.
Hội quan hệ công chúng Mỹ (Public Relations Society of America) năm 1988 đưa ra định nghĩa về PR khá đơn giản, được chấp nhận và sử dụng rộng rãi: “PR giúp một tổ chức và công chúng của nó hiểu lẫn nhau.” [25]
Giáo trình Marketing lý thuyết –Trường Đại học Ngoại Thương: “Quan hệ công chúng là một công cụ Marketing quan trọng. Không những doanh nghiệp phải có mối quan tâm tới một loạt vật tư, nhà kinh doanh mà còn phải quan tâm tới một loạt những công chúng khác có quan tâm tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.”
Theo tổ chức “Nghiên cứu và đào tạo PR Mỹ” (Foundation of PR research and Education) có định nghĩa PR được tổng hợp từ 472 định nghĩa khác nhau: “PR là một chức năng quản lý giúp thiết lập và duy trì các kênh truyền thông, sự hiểu biết chấp nhận và hợp tác lẫn nhau giữa một tổ chức với các nhóm công chúng có liên quan. PR bao gồm việc quản lý sự việc và vấn đề; giúp thông tin cho ban lãnh đạo để đáp ứng kịp thời trước ý kiến công chúng; xác định và nhấn mạnh trách nhiệm của ban lãnh đạo là phục vụ quyền lợi của các nhóm công chúng. PR giúp ban lãnh đạo bắt kịp và vận dụng hiệu quả các thay đổi, hoạt động như một hệ thống dự báo để tiên đón các xu hướng; sử dụng việc nghiên cứu và những kỹ thuật truyền thông hợp lý và có đạo đức làm công cụ chính. [29]
Như vậy, tuy PR được định nghĩa đa dạng và khác nhau nhưng tất cả các định nghĩa đều tập trung vào một vấn đề cốt lõi là:
“PR là một quá trình quản lý về truyền thông nhằm nhận biết, thiết lập và duy trì những quan hệ hữu ích giữa một tổ chức, cá nhân với những cộng đồng liên quan có quyết định trực tiếp hay gián tiếp tới sự thành bại của tổ chức, cá nhân đó.”
Những cộng đồng công chúng có liên quan ở đây chính là đối tượng của các hoạt động PR, ví dụ: khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp nguyên vật liệu, giới truyền thông, nhân viên trong công ty, chính phủ ...
Như vậy có thể hiểu PR là:
Hoạt động có kế hoạch, có tổ chức và mục tiêu rõ ràng.
Quá trình quản lý thông tin, quản trị tổ chức và quản trị các mối quan hệ của tổ chức.
Hoạt động giao tiếp thông tin hai chiều.
Công cụ trao đổi và truyền tin của một tổ chức tới các nhóm công chúng liên quan đến sự tồn tại của nó.
Công cụ xây dựng hình ảnh tích cực và duy trì những mối quan hệ có ích của một tổ chức.
Tất cả những điều trên đã khiến cho PR khác biệt hẳn so với quảng cáo, và cũng không chỉ đơn thuần là một chữ P thứ 5 trong Marketing Mix, vượt ra khỏi vị trí là một công cụ của chữ P thứ 4 - Promotion. PR trở thành một ngành phát triển thực sự, đem lại những lợi ích to lớn cho những tổ chức hay những cá nhân sử dụng nó. Để hiểu rõ hơn về PR và sự khác biệt của nó với quảng cáo, khuyến mãi, tác giả xin trình bày một số vấn đề trong nội dung của PR.
1.2. Chức năng của PR
Các lĩnh vực hoạt