Đề tài Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê UTZ

Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản phổbiến trên thếgiới, được trồng ở khoảng 80 quốc gia trên thếgiới. Với lượng cà phê xuất khẩu bình quân đạt 1 triệu tấn/niên vụ, cà phê Việt Nam đang giữvịtrí thứ2 thếgiới vềxuất khẩu. Tuy nhiên, xuất khẩu cà phê Việt Nam vẫn còn một sốhạn chếnhư: chủyếu xuất qua các kênh trung gian; chất lượng cà phê thấp và bịthải loại nhiều, giá xuất khẩu thấp và thường bịép giá. Với mục tiêu nâng cao chất lượng và tạo ra giá trịgia tăng cho cà phê nhân xuất khẩu, một sốdoanh nghiệp xuất khẩu cà phê đã đăng ký tham gia sản xuất cà phê theo hướng bền vững thông qua một sốchương trình cà phê có chứng nhận được giới thiệu tại Việt Nam. Việc tham gia các chương trình này làm thay đổi thói quen canh tác của người trồng cà phê, áp dụng những kỹthuật sản xuất mới đáp ứng các yêu cầu thân thiện với môi trường, bền vững vềmặt xã hội và đảm bảo an toàn vệsinh thực phẩm, giúp cà phê Việt Nam từng bước đáp ứng yêu cầu của thịtrường thếgiới.

pdf92 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1425 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê UTZ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-1- CHƯƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ KHẲNG ĐỊNH SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ UTZ -2- Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản phổ biến trên thế giới, được trồng ở khoảng 80 quốc gia trên thế giới. Với lượng cà phê xuất khẩu bình quân đạt 1 triệu tấn/niên vụ, cà phê Việt Nam đang giữ vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu. Tuy nhiên, xuất khẩu cà phê Việt Nam vẫn còn một số hạn chế như: chủ yếu xuất qua các kênh trung gian; chất lượng cà phê thấp và bị thải loại nhiều, giá xuất khẩu thấp và thường bị ép giá... Với mục tiêu nâng cao chất lượng và tạo ra giá trị gia tăng cho cà phê nhân xuất khẩu, một số doanh nghiệp xuất khẩu cà phê đã đăng ký tham gia sản xuất cà phê theo hướng bền vững thông qua một số chương trình cà phê có chứng nhận được giới thiệu tại Việt Nam. Việc tham gia các chương trình này làm thay đổi thói quen canh tác của người trồng cà phê, áp dụng những kỹ thuật sản xuất mới đáp ứng các yêu cầu thân thiện với môi trường, bền vững về mặt xã hội và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, giúp cà phê Việt Nam từng bước đáp ứng yêu cầu của thị trường thế giới. 1.1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ UTZ 1.1.1 Cà phê và cà phê UTZ 1.1.1.1 Lịch sử cà phê Cà phê (gốc từ café trong tiếng Pháp) là một loại thức uống màu đen có chứa chất caffein và được sản xuất từ việc rang hạt của cây cà phê. Cà phê được sử dụng lần đầu tiên vào thế kỉ thứ 9 khi nó được khám phá từ vùng cao nguyên Ethiopia. Theo truyền thuyết, những người chăn dê ở Kaffa (thuộc Ethiopia ngày nay) đã phát hiện một số con dê trong đàn sau khi ăn một cành cây có lá xanh thẫm và quả giống như quả anh đào đã chạy nhảy không mệt mỏi cho đến tận đêm khuya. Một người chăn dê và sau đó là các thầy tu ăn thử loại quả màu đỏ đó và xác nhận công hiệu của nó. Như vậy có thể coi rằng nhờ đàn dê này mà con người biết được cây cà phê. Người ta cũng tin rằng tỉnh Kaffa của Ethiopia chính là vùng đất khởi nguyên của cây cà phê. -3- Vào thế kỉ thứ 14 những người buôn nô lệ đã mang cà phê từ Ethiopia sang vùng Ả Rập. Nhưng tới tận giữa thế kỉ thứ 15 người ta mới biết rang hạt cà phê lên và sử dụng nó làm đồ uống. Trung tâm giao dịch cà phê là thành phố cảng Mocha, hay còn gọi là Mokka, tức là thành phố Al Mukha thuộc Yemen ngày nay. Sau đó, cà phê được phổ biến ở Ai Cập, Armenia, Persia, Thổ Nhĩ Kỳ và phía bắc Châu Phi. Sau đó là Ý và phần còn lại của Châu Âu, Indonesia và Mỹ. Ngày nay, cà phê là một trong những thức uống thông dụng toàn cầu. Hiện nay, cây cà phê được trồng tại hơn 80 quốc gia trên thế giới. Hạt cà phê được lấy từ hạt của các loài cây thuộc họ cà phê (Rubiaceae) trong đó ba dòng cây cà phê chính là cà phê Arabica (cà phê chè), cà phê Robusta (cà phê vối) và cà phê Excelsa (cà phê mít). Chất lượng hay đẳng cấp của cà phê khác nhau tùy theo từng loại cây, từng loại hạt và nơi trồng. Cà phê Robusta được đánh giá thấp hơn so với cà phê Arabica do có chất lượng thấp hơn nên giá cả theo đó cũng rẻ hơn. Loại cà phê đắt nhất và hiếm nhất thế giới tên là Kopi Luwak (hay cà phê chồn) của Indonesia và Việt Nam. Cà phê đã và đang mang lại cho hàng triệu nông dân ở các nước xuất khẩu cà phê nguồn thu nhập chính. Cà phê còn thúc đẩy sự tiến bộ của loài người vì cà phê là chất xúc tác không thể thiếu cho mọi phát minh, mọi hoạt động sáng tạo. Cà phê giúp con người khỏe mạnh về thể xác và tinh thần. Cà phê cũng góp phần vào sự hòa hợp và tiến bộ xã hội, phát triển văn hóa và nghệ thuật, kích thích sáng tạo và cổ vũ cho sự phát triển bền vững. 1.1.1.2 Cà phê UTZ Một trong những trọng điểm phát triển của thị trường hàng hóa trong vòng 10 - 15 năm qua là hình thành các tiêu chuẩn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trên thế giới. Tiêu chuẩn đảm bảo rằng mọi mắt xích trong chuỗi cung cấp phải đáp ứng các tiêu chuẩn gắt gao về trách nhiệm xã hội và các vấn đề về môi trường. Các tiêu chuẩn này bao gồm nhiều vấn đề từ an toàn sức khỏe nghề nghiệp đến các dự án phát triển cộng đồng và cung cấp tín dụng cho nông dân. Đối -4- với người tiêu dùng cuối cùng, họ được khuyến khích trả một khoản phụ trội cho ly cà phê mà mình yêu thích để bù đắp một phần chi phí cho yêu cầu phát triển nông nghiệp bền vững. Hiện nay, có nhiều tổ chức khác nhau đưa ra các tiêu chuẩn khác nhau, trong đó các chương trình phổ biến là UTZ Certified, 4C, Rain Forest Alliance, Organic, Fairtrade... Mục đích của các chương trình đều giống nhau là hướng tới phát triển cà phê bền vững với các chủ trương về xã hội, môi trường và kinh tế: Tạo dựng những điều kiện sinh hoạt và làm việc tốt cho nông dân, gia đình họ và những người làm công, bao gồm tôn trọng nhân quyền và các tiêu chuẩn lao động; Bảo vệ môi trường như rừng nguyên sinh, bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác như nước, đất, đa dạng sinh học và năng lượng là những yếu tố then chốt đối với sản xuất cà phê và quá trình sau thu hoạch; Khả năng sinh lợi về kinh tế bao gồm thu nhập hợp lý cho toàn bộ chuỗi sản xuất cà phê, tiếp cận thị trường dễ dàng và ổn định. Trong giới hạn của đề tài này tác giả muốn giới thiệu sâu hơn về cà phê UTZ vì theo tác giả là đây là chương trình đem lại nhiều lợi ích hơn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam. Các sáng lập viên đã tạo ra một tổ chức hoạt động độc lập với các nhà sản xuất và nhà rang xay với văn phòng được mở tại thành phố Guatemala năm 1999 với tên gọi UTZ Kapeh và được đổi tên thành UTZ Certified “Good Inside” vào tháng 3 năm 2007. UTZ Certified là Chương trình chứng nhận toàn cầu dành cho các hoạt động sản xuất và cung ứng cà phê có trách nhiệm cao. UTZ theo ngôn ngữ người Maya là “tốt”. UTZ Certified thực hiện trách nhiệm tạo ra một thị trường mở và minh bạch cho các sản phẩm nông nghiệp. Chương trình này đảm bảo về qui trình sản xuất và cung ứng bền vững cũng như tạo ra khả năng truy nguyên nguồn gốc trực tuyến cho các sản phẩm nông nghiệp. UTZ Certified là một tổ chức phi chính phủ (NGO), phi lợi nhuận hoạt động trên phạm vi quy mô toàn cầu trong lĩnh vực cấp chứng chỉ sản xuất các sản phẩm cà phê tốt, có trách nhiệm, truy nguyên nguồn gốc, an toàn thực phẩm và bền vững trong 3 lĩnh vực kinh tế - môi trường và xã hội. Đây là tổ chức độc lập thực hiện chương trình chứng nhận cà phê được sản xuất một cách có trách nhiệm và trợ giúp -5- các nhà sản xuất, rang xay tăng thêm giá trị cho sản phẩm cà phê của họ khi được UTZ chứng nhận. Hoạt động chứng nhận của UTZ là nhằm trả lời cho người mua các câu hỏi về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm cà phê đến từ đâu, được sản xuất như thế nào, nhà sản xuất có bảo đảm các tiêu chí về thân thiện môi trường, điều kiện chăm sóc, phân bón, tưới nước để đạt lượng sản phẩm cà phê sạch, chất lượng tốt… Chỉ trong vòng 5 năm, UTZ Certified đã lớn mạnh, trở thành một trong những chương trình chứng nhận cà phê lớn nhất toàn cầu đáp ứng được những đòi hỏi kỳ vọng của nông dân, ngành công nghiệp thực phẩm và người tiêu dùng. UTZ sẽ trả lời được hai câu hỏi trọng yếu mà mọi người quan tâm nhất: “Cà phê có xuất xứ từ đâu? Và cà phê được sản xuất như thế nào?”. Trong giới hạn của đề tài này, tác giả xin định nghĩa cà phê UTZ là loại cà phê được sản xuất và xuất khẩu đạt chứng nhận UTZ Certified, tuân thủ các quy định của Bộ nguyên tắc UTZ đồng thời tạo ra khả năng truy nguyên thông qua Hệ thống truy nguyên dựa trên trang web của UTZ Certified (xin tham khảo hình 1.1 và Phụ lục số 2). a. Bán hàng. Một nhà sản xuất cà phê được UTZ chứng nhận bán cà phê của mình cho người mua đã đăng ký. Họ thương thuyết các chi tiết hợp đồng và cùng thỏa thuận về giá thưởng (premium) dành cho sản phẩm được chứng nhận. b. Thông báo bán hàng. Nhà sản xuất thông báo cho UTZ Certified về lô hàng bán và các thông tin hợp đồng qua việc thực hiện một Thông báo bán hàng trên Hệ thống Theo dõi của UTZ Certified. Khi nhận được Thông báo Bán hàng, UTZ Certified sẽ cấp một số theo dõi duy nhất cho hợp đồng này. Số UTZ duy nhất này được gửi lại cho nhà sản xuất để nhà sản xuất gửi tiếp cho người mua đầu tiên của lô cà phê. Số UTZ duy nhất này sẽ đi cùng lô cà phê suốt toàn chuỗi cung ứng. c. Kinh doanh. Nhà kinh doanh khi bán lại cà phê được UTZ chứng nhận không phải làm thông báo bán hàng trong hệ thống theo dõi UTZ Certified. Tuy nhiên, khi họ muốn bán một phần hợp đồng hoặc cùng một hợp đồng cà phê được chứng nhận cho nhiều người mua khác nhau, họ cũng phải thực hiện Thông báo tách lô hàng trên hệ thống theo dõi UTZ Certified. UTZ Certified sẽ tạo ra số UTZ -6- duy nhất mới cho mỗi phần hợp đồng để đảm bảo khả năng truy nguyên của cà phê được chứng nhận. Nhà kinh doanh sau đó sẽ tiếp tục gửi (những) số UTZ duy nhất này đi cho người mua mới. 4. Đối chiếu. Khi nhận được cà phê UTZ, người mua cuối cùng trong chuỗi cung ứng đối chiếu cà phê với số liệu trong Hệ thống theo dõi. Người mua cuối cùng đưa ra Xác nhận hàng đã nhận được bằng cách nhập số UTZ duy nhất vào hệ thống. Người mua cuối cùng sẽ xác nhận thông tin trong hệ thống có khớp với các chi tiết trong hợp đồng hay không. Nếu các thông số này khớp, cà phê mà người mua cuối cùng đã mua chính thức là cà phê đã được UTZ chứng nhận. Người mua từ đó có thể biết chính xác cà phê của mình đến từ đâu và nó đã được sản xuất như thế nào. Hình 1.1: Quy trình truy xuất nguồn gốc của cà phê UTZ 1.1.2 Tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê trên thế giới Sản lượng cà phê thế giới tăng, giảm thất thường một phần do thời tiết (sương giá, hạn hán luôn là mối lo ngại rất lớn về sự sụt giảm sản lượng cà phê. Thực tế những năm qua khi có sương giá xảy ra ở mức độ nhẹ nhưng đã gây sụt giảm sản lượng đáng kể), một phần do canh tác, một phần do phụ thuộc vào chu kỳ sinh trưởng của cây cà phê (nghĩa là năm nay thu hoạch cao thì năm sau sẽ giảm vì -7- thường những nhánh cà phê sau khi thu hoạch sẽ bị khô chết). Do đó, sản lượng cà phê không ổn định là điều dễ nhận thấy và được chứng minh qua số liệu ở bảng 1.1. Vụ mùa 2006/2007 tổng sản lượng của quốc gia sản xuất cà phê số 1 thế giới - Brazil là 42,512 triệu bao. Nhưng đến vụ mùa 2007/2008 do ảnh hưởng sương giá nên sản lượng đã sụt giảm xuống còn 36,07 triệu bao. Tuy nhiên, vụ 2008/2009 thì sản lượng cà phê lại tăng lên đến 45,992 triệu bao. Vụ cà phê 2007/2008, ở một số vùng cà phê, hiện tượng El Nino đã làm sản lượng vụ này giảm còn 117,882 triệu bao. Vụ 2008/2009 lượng cà phê toàn cầu khởi sắc trở lại và sản lượng đạt khoảng 127 triệu bao. Trong đó, sản lượng cà phê Brazil là 45,992 triệu bao, tăng 9,922 triệu bao so với năm 2008 do sử dụng phân bón hợp lý và lượng mưa được cải thiện sau mùa khô hạn kéo dài ở năm trước. Các yếu tố giá cả được cải thiện tạo điều kiện cho nông dân tăng cường đầu tư cho vườn cà phê ở các nước như Ethiopia, Ấn Độ… đã làm tăng sản lượng ở những nước này. Bảng 1.1: Tình hình sản xuất cà phê thế giới ĐVT: ngàn bao (1bao = 60kg) “Nguồn: Thống kê của Tổ chức cà phê thế giới (ICO)” [28] Vụ mùa 06/07 Vụ mùa 07/08 Vụ mùa 08/09 Quốc gia SL Tỷ trọng SL Tỷ trọng SL Tỷ trọng Brazil 42.512 33,30 36.070 30,60 45.992 36,21 Việt Nam 19.340 15,15 16.467 13,97 16.000 12,60 Colombia 12.153 9,52 12.515 10,62 10.500 8,27 Ethiopia 4.636 3,63 4.906 4,16 6.133 4,83 Indonesia 7.483 5,86 7.751 6,58 5.833 4,59 Mexico 4.200 3,29 4.150 3,52 4.650 3,66 Ấn Độ 5.079 3,98 4.148 3,52 4.610 3,63 Peru 4.249 3,33 2.953 2,51 4.102 3,23 Honduras 3.461 2,71 3.842 3,26 3.833 3,02 Uganda 2.700 2,12 3.250 2,76 3.500 2,76 Guatemala 3.950 3,09 4.100 3,48 3.370 2,65 Bờ Biển Ngà 2.847 2,23 2.150 1,82 2.500 1,97 Các nước khác 15.043 11,78 15.580 13,22 15.982 12,58 TỔNG CỘNG 127.653 100,00 117.882 100,00 127.005 100,00 -8- Về xuất khẩu cà phê, theo tính toán của Tổ chức cà phê thế giới thì sản lượng cà phê dành cho xuất khẩu chiếm khoảng 75 - 80% tổng sản lượng cà phê toàn cầu nhưng tỷ trọng này là khác biệt tại các nước sản xuất. Theo số liệu ở bảng 1.2, những nước xuất khẩu cà phê chủ yếu như Brazil, Việt Nam và Colombia chiếm hơn 50% sản lượng cà phê xuất khẩu của thế giới. Cụ thể vụ mùa 2006/2007 tỷ trọng này là 59,24%, vụ mùa 2007/2008 là 57,56% và vụ 2008/2009 là 59,10%. Sản lượng của các nước này cùng nhau quyết định vận mệnh của thị trường cà phê toàn cầu. Ba nước này cùng với Indonesia, Ấn Độ, Mexico, Ethiopia, Guatemala, Honduras, Uganda và Peru chiếm hơn 80% tổng lượng cà phê xuất khẩu thế giới. Bảng 1.2: Sản lượng cà phê xuất khẩu toàn cầu ĐVT: Triệu bao (1bao = 60kg) Quốc gia Vụ mùa 06/07 Tỷ trọng (%) Vụ mùa 07/08 Tỷ trọng (%) Vụ mùa 08/09 Tỷ trọng (%) Brazil 27,34 30,98 27,97 29,11 31,55 32,33 Việt Nam 14,00 15,87 15,77 16,42 17,41 17,84 Colombia 10,94 12,39 11,56 12,03 8,72 8,93 Indonesia 5,28 5,98 5,51 5,74 7,57 7,76 Guatemala 3,31 3,75 3,82 3,98 3,46 3,54 Honduras 2,90 3,28 3,39 3,53 3,02 3,10 Ấn Độ 3,70 4,19 3,39 3,53 2,54 2,60 Peru 3,88 4,40 3,23 3,37 3,43 3,52 Uganda 2,17 2,46 3,21 3,34 3,06 3,13 Ethiopia 2,94 3,33 2,81 2,92 1,87 1,91 Mexico 2,57 2,91 2,56 2,66 2,77 2,84 Bờ Biển Ngà 2,40 2,72 1,95 2,03 1,57 1,61 Các nước khác 6,82 7,72 10,91 11,36 10,61 10,88 Tổng cộng 88,24 100,00 96,08 100,00 97,58 100,00 “Nguồn: Thống kê của Tổ chức cà phê thế giới (ICO)” [28] Tại các quốc gia phát triển như Tây Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản thì nhu cầu tiêu dùng các loại cà phê có chứng nhận là rất cao. Các nhà rang xay cũng như các công ty bán lẻ đã bắt đầu chú ý đến cà phê có chứng nhận. Thị trường cà phê thế giới bị chi phối bởi 3 công ty đa quốc gia là Nestle, Kraft, Sara Lee và một số ít các nhà rang xay lớn như Starbucks, Tchibo và Lavazza. Gần như tất cả các công ty cà phê -9- lớn đều mua một hoặc nhiều loại cà phê có chứng nhận. Những công ty này thể hiện sự quan tâm đến cà phê có chứng nhận với chiến lược đa dạng hóa thị trường đòi hỏi sự tự do lựa chọn từ một hệ thống tiêu chuẩn với những nhãn hiệu khác nhau cho các thị trường khác nhau. Ví dụ MacDonalds bán cà phê có chứng nhận Rainforest Alliance tại hệ thống cửa hàng ở Anh nhưng ở một số quốc gia châu Âu khác MacDonalds giới thiệu cà phê UTZ và bán cà phê có chứng nhận Fairtrade ở Mỹ. Dunkin’Donuts bán 100% cà phê epresso có chứng nhận Fairtrade ở Mỹ. Gần đây, Ikea bắt đầu phục vụ cà phê UTZ cho tất cả các khách hàng của họ. Hình 1.2: Xuất khẩu cà phê toàn cầu theo quốc gia vụ mùa 2008/09 Trong những năm gần đây thì sản lượng xuất khẩu cà phê có chứng nhận tăng lên đáng kể. Nếu năm 2002 tỷ lệ này là 1% thì đến năm 2008 lượng cà phê có chứng nhận mua bán trên thế giới khoảng 8 triệu bao chiếm khoảng 6% tổng lượng cà phê xuất khẩu toàn cầu, trong đó cà phê UTZ chiếm tỷ lệ 1,53%. Năm 2006 sản lượng cà phê UTZ được mua bán là 600.000 bao tương đương 36.000 tấn. Tổng lượng bán cà phê UTZ năm 2008 là 77.500 tấn, tăng 48% so với năm 2007. Nhu cầu cà phê UTZ năm 2008 là nhiều hơn dự kiến 20% so với mục tiêu tổ chức UTZ đề ra cho năm 2008 là 65.000 tấn. Năm 2009 mục tiêu của UTZ là đạt 95.000 tấn, số liệu cà phê UTZ mua bán trong năm 2009 cụ thể như sau: 32.33% 17.84% 8.93% 7.76% 3.54% 3.10% 2.60% 3.52% 3.13% 1.91% 2.84% 1.61% 10.88% Brazil Việt Nam Colombia Indonesia Guatemala Honduras Ấn Độ Peru Uganda Ethiopia Mexico Bờ Biển Ngà Các nước khác -10- - Quý I/2009: lượng bán quý I cho đến cuối tháng 3 tăng 10,2% so với quý I năm 2008 với tổng lượng bán 24.079 tấn so với 21.848 tấn cùng kỳ năm trước. Sự khởi đầu tốt đẹp đó của UTZ cho thấy mặc dù trải qua thời kỳ khó khăn, nguồn cà phê UTZ vẫn tăng trưởng bền vững. - Quý II/2009: số lượng bán vào giảm chút ít 0,12% với tổng khối lượng 39.109 tấn so với 39.062 tấn của năm 2008. Việc giảm 0,12% này cho thấy lượng tiêu dùng giảm chút ít có thể do suy thoái kinh tế toàn cầu. Để đảm bảo lượng bán và duy trì được tốc độ cũ hay cao hơn năm 2008, UTZ đã thúc giục các thành viên tăng cường đặt hàng và tăng cường công tác tiếp thị/PR để giúp tăng lượng bán. Điều đó không chỉ quan trọng đối với UTZ nhằm đảm bảo mức độ tăng trưởng trong lượng bán mà nó còn đặc biệt quan trọng đối với người sản xuất, người mua và các nhà rang xay khi họ gặp khó khăn với lượng bán giảm. - Quý III/2009: đến cuối tháng 8 có 56.664 tấn cà phê UTZ đã được giao dịch, tăng 4% so với năm trước. Với việc các đối tác hiện tại cam kết mua cao hơn và có nhiều quan tâm từ các khách hàng tiềm năng, lượng bán của các nước sản xuất vẫn không thay đổi so với năm trước: vị trí dẫn đầu là Brazil (36%) và Việt Nam (22%). Honduras và Colombia đang tranh vị trí số 3 về lượng bán của nước sản xuất với tỷ lệ tương ứng là 11% và 12%. - Cuối tháng 12 năm 2009: 91.450 tấn cà phê UTZ đã được giao dịch trong khuôn khổ chương trình chứng nhận UTZ Certified. Khối lượng giao dịch so với năm trước tăng 7%. Về các nước sản xuất thì Brazil và Việt Nam vẫn là hai nước có mức bán nhiều nhất với tỷ lệ 36% và 23% trong tổng số lượng bán. - Tại hội nghị tổng kết của Tổ chức UTZ Certified ở Amsterdam- Hà lan ngày 08/04/2010, qúy I năm 2010 đã có 32.042 tấn cà phê có chứng nhận UTZ Certified được bán, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2009 “ Nguồn : Văn phòng UTZ Certified Việt Nam ”. Bảng 1.3: Sản lượng cà phê UTZ mua bán toàn cầu Năm 2006 2007 2008 2009 Sản lượng (tấn) 36.000 52.365 77.500 91,450 -11- “Nguồn: Văn phòng UTZ Certified Việt Nam” 1.1.3 Xu hướng tiêu dùng cà phê hiện nay Nền kinh tế toàn cầu kết thúc năm 2008 trong khủng hoảng với những bất ổn trong ngành lương thực và năng lượng. Thế giới ngày càng nhận thức rõ hơn về một tương lai với các nguồn lực suy giảm, giá năng lượng và nhiên liệu cao, tranh cãi về nhiên liệu sinh học, trợ cấp nông nghiệp, phá rừng, căng thẳng về nguồn nước và suy thoái môi trường. Những vấn đề này đều chỉ ra tính bền vững là một thực tế kinh doanh và cũng là thách thức, cơ hội cho các công ty nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Lựa chọn của người tiêu dùng là một điều mà tất cả các bên liên quan trong ngành cà phê đều phải phấn đấu vì nó hàng ngày do thị hiếu tiêu dùng ngày nay cũng thay đổi nhiều với đòi hỏi cao hơn. Có người tiêu dùng quan tâm đến các lựa chọn, lại có những người khác thích sản phẩm quen thuộc và thuận tiện. Người tiêu dùng nên được khuyến khích tự lựa chọn dựa trên trách nhiệm cá nhân. Vì thế việc tìm ra bất cứ công cụ nào khiến cho cá nhân có thể tự làm chủ lựa chọn của mình và đào tạo cho họ là giải pháp tích cực. Với sự đồng thuận và quan điểm đúng đắn, có thể tìm ra một sản phẩm trung gian dung hòa được sự tin tưởng, sự quen thuộc, giá cả, hương vị và chất lượng cũng như tính bền vững. Tính bền vững là một xu hướng với dòng sản phẩm đa số và tính truy nguyên là một công cụ có thể hỗ trợ người tiêu dùng có thông tin lựa chọn. Hiểu biết được sản phẩm đến từ đâu sẽ khiến người tiêu dùng thêm đảm bảo về chất lượng và sản xuất bền vững. Vì ngày càng có nhiều hơn các công ty lựa chọn hướng đi này nên người tiêu dùng vẫn có thể tiếp tục lựa chọn sản phẩm dựa trên giá cả, chất lượng hay thương hiệu. Điều này được minh chứng cụ thể qua tình huống minh họa số 1. [1] Với xu hướng tiêu dùng như hiện nay thì việc đẩy mạnh xuất khẩu cà phê UTZ là cần thiết vì cà phê sẽ được trồng trên các trang trại mà ở đó sử dụng nông hóa phẩm một cách hợp lý, nông dân được trang bị những kiến thức canh tác cà phê [1] Tropical Commodity Coalition (2009), “Coffee Barometer 2009”, Tropical Commodity Coalition for sustainable Tea Coffee Cocoa [29]. -12- chuyên nghiệp. Hơn hết, người tiêu dùng có thể tin tưởng rằng cà phê họ sử dụng được trồng theo phương thức bền vững. Cụ thể như sau: o Thứ nhất, xu hướng sản xuất cà phê sạch đang gia tăng. Chất lượng hàng nông sản là vấn đề rất được quan tâm khi Việt Nam gia nhập WTO. Với mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm, nhiều doanh nghiệp cà phê đã đăng ký tham gia chương trình sản xuất và cung ứng cà
Tài liệu liên quan