Phát triển và hội nhập là một trong những xu thế lớn của thời đại. Ngày nay, khu vực hoá, quốc tế hoá, tham gia vào các liên minh kinh tế Quốc tế là xu thế phát triển kinh tế khách quan của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Không một quốc gia nào có thể tồn tại độc lập trong khuôn khổ một nền kinh tế khép kín, tự cung, tự cấp như trước đây. Sự luân chuyển của các nguồn lực kinh tế bị bó hẹp, hạn chế trong biên giới quốc gia và sự kiểm soát của các chính sách điều chỉnh kinh tế theo ý chí của Nhà nước làm cho sự phân bố hiệu quả của các nguồn lực kinh tế thế giới bị giảm sút đồng thời tạo nên sự chênh lệch tương đối giữa các quốc gia
48 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1426 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp góp phần hoàn thiện quy trình thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu Tổng cục Hải quan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
Phát triển và hội nhập là một trong những xu thế lớn của thời đại. Ngày nay, khu vực hoá, quốc tế hoá, tham gia vào các liên minh kinh tế Quốc tế là xu thế phát triển kinh tế khách quan của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Không một quốc gia nào có thể tồn tại độc lập trong khuôn khổ một nền kinh tế khép kín, tự cung, tự cấp như trước đây. Sự luân chuyển của các nguồn lực kinh tế bị bó hẹp, hạn chế trong biên giới quốc gia và sự kiểm soát của các chính sách điều chỉnh kinh tế theo ý chí của Nhà nước làm cho sự phân bố hiệu quả của các nguồn lực kinh tế thế giới bị giảm sút đồng thời tạo nên sự chênh lệch tương đối giữa các quốc gia.
Xuất phát từ quan điểm đó tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện chính sách kinh tế “mở cửa”, phát triển nền kinh tế theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, thực hiện phương châm “Việt Nam sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước”.
Sau hơn 10 năm thực hiện chính sách đổi mới, hoạt động kinh tế, đặc biệt là hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư, du lịch phát triển mạnh mẽ. Để đạt được kết quả đó các cấp, các ngành đã phải hết sức nỗ lực phấn đấu, trong đó phải kể tới đóng góp không nhỏ của ngành Hải quan.
Hoàn thiện quy trình thu thuế xuất nhập khẩu nhằm tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, đảm bảo quản lý thu thuế xuất nhập khẩu, phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng, ổn định và bền vững trong thời kỳ phát triển mới của đất nước.
Luật Hải quan ra đời đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong cải cách thủ tục Hải quan. Vì vậy việc thực hiện tốt Luật Hải quan và cải cách quy trình thu thuế xuất nhập khẩu sẽ góp phần đưa hoạt động xuất nhập khẩu theo định hướng của Nhà nước.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế, tầm quan trọng của công tác thu thuế xuất nhập khẩu và sự cần thiết phải cải cách thủ tục Hải quan, kết hợp với những kiến thức lĩnh hội được trong thời gian thực tập tại Cục Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu Tổng cục Hải quan em đã lựa chọn đề tài “Một số giải pháp góp phần hoàn thiện quy trình thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu Tổng cục Hải quan”.
Toàn bộ nội dung chính của đề tài bao gồm:
Chương I Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình thu thuế xuất nhập khẩu.
Chương II Tổ chức thực hiện quy trình thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Kiểm tra thu thuế xuất nhập khẩu Tổng cục Hải quan.
Chương III Một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện quy trình thu thuế xuất nhập khẩu.
Do tính thời sự của đề tài và quy trình thu thuế xuất nhập khẩu mới được sửa đổi, nên các vấn đề được giải quyết trong đề tài có thể còn một số bất cập, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô, bạn bè và những người quan tâm để đề tài này hoàn thiện hơn.
Chương I
Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình
thu thuế xuất nhập khẩu
1.1.Những nhận thức cơ bản về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (hay còn gọi là thuế quan) là thuế đánh vào hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới của một nước, kể cả hàng hoá đưa vào khu chế xuất và từ khu chế xuất đưa vào tiêu thụ trong nước.
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là một khoản nộp đã có từ lâu đời, nó được hình thành từ thời chiếm hữu nô lệ đến thời kỳ phong kiến, đặc biệt nó phát triển ở Anh và ở Pháp vào thế kỷ XVII đến thế kỷ XVIII. Tuy nhiên, ở mỗi nước và mỗi thời kỳ khác nhau sẽ có cách nhìn nhận khác nhau về vị trí và vai trò của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có đặc điểm:
- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là loại thuế gián thu nhằm động viên một phần giá trị mới nằm trong giá cả hàng hoá trao đổi qua biên giới một nước. Người tiêu dùng là người chịu thuế. Người nộp thuế là các tổ chức, cá nhân có hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thu vào các nhóm hàng, mặt hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu.
Trên thế giới, bất kỳ quốc gia nào cũng phải xây dựng hệ thống thuế đồng thời thiết lập các cơ quan chức năng quản lý thu thuế. Ở Việt Nam, công tác tổ chức quản lý thu thuế xuất nhập khẩu được giao cho Tổng cục Hải quan.
1.1.2 Mục đích của việc đánh thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Xu hướng chung của toàn cầu là chuyển từ đối đầu sang đối thoại, chuyển từ chiến tranh sang hợp tác kinh tế, do vậy việc hội nhập kinh tế của mỗi quốc gia vào khu vực cũng như thế giới là cần thiết. Tuy nhiên, mỗi quốc gia đều có hoàn cảnh lịch sử kinh tế cụ thể nên khi hội nhập cần có một hệ thống chính sách kinh tế phù hợp với những cam kết của tổ chức mà họ tham gia đồng thời hệ thống chính sách này phải mang lại lợi ích cho quốc gia đó.
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là một bộ phận quan trọng của hệ thống các chính sách thuế. Sử dụng thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu để bảo vệ nền sản xuất trong nước tuỳ theo đặc điểm kinh tế của mỗi nước và điều tiết vĩ mô nền kinh tế theo những mục tiêu khác nhau. Tuy nhiên hầu hết các nước đều coi thuế quan là công cụ đóng vai trò che chắn cho nền sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh kinh tế trong hoạt động ngoại thương. Vì thế thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được sử dụng với mục đích kiểm soát ngoại thương bằng cách tất cả các nước đều thông qua thuế quan để điều chỉnh kinh tế nội địa và kiểm soát hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá với quốc gia khác theo hướng có lợi cho quốc gia mình. Bên cạnh đó, sử dụng thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu vì mục đích ngân khố cũng được coi trọng ở các nước đang phát triển vì ở những nước này nguồn thu cho NSNN còn eo hẹp.
Hiện nay, theo xu hướng chung trên thế giới, mục đích chủ yếu của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là thực hiện chức năng kiểm soát hàng xuất nhập khẩu phù hợp với thông lệ quốc tế, với khu vực đảm bảo nguồn thu, chi NSNN, yêu cầu bảo vệ sản xuất được giải quyết bằng cách tạo môi trường đầu tư trực tiếp từ nước ngoài thật thông thoáng và hấp dẫn, các nhà sản xuất trong nước được ưu đãi về nhiều mặt đặc biệt là nhằm mục đích sản xuất nhiều loại hàng hoá phục vụ tiêu dùng trong nước và hướng tới xuất khẩu.
1.1.3 Vai trò của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong nền kinh tế thị trường.
Cùng với thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và những sắc thuế tiên tiến khác, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cũng thể hiện vai trò của nó trong nền kinh tế mới.
- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là nguồn thu lớn trong số thu của NSNN.
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động xuất nhập khẩu đã thực sự đóng một vai trò lớn đối với các quốc gia. Trước đây, khi Việt Nam chưa thực hiện chính sách kinh tế mở cửa, mở rộng kinh tế đối ngoại, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không phát huy được ưu điểm của mình là điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu vì hầu hết các mặt hàng xuất nhập khẩu đều do Nhà nước sắp đặt kế hoạch trước. Từ khi chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, Việt Nam đã mở rộng quan hệ buôn bán trao đổi với hơn 100 nước trên thế giới. Các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu ngày càng thêm phong phú và đa dạng cả về số lượng và chất lượng. Số thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ngày một tăng với kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên. Hiện nay, số thu về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu chiếm khoảng 20%-25% tổng số thu NSNN từ thuế. (Biểu1)
Biểu 1: Tình hình thu nộp thuế XNK trong tổng thu NSNN
Đơn vị: tỉ USD
Năm
Thuế xuất nhập khẩu
Tỉ lệ so với tổng số thuế
1997
1.180
21,8%
1998
1.235
22,0%
1999
1.438
23,1%
2000
1.456
23,7%
2001
1.680
27,4%
- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là công cụ góp phần thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về Hải quan, kiểm tra các hoạt động xuất nhập khẩu, vừa điều tiết vĩ mô hoạt động xuất nhập khẩu, vừa kích thích định hướng hoạt động xuất nhập khẩu, vừa hướng dẫn người tiêu dùng.
Hiện nay hoạt động hợp tác giao lưu kinh tế với các nước diễn ra mạnh mẽ. Nhà nước không thể lấy kế hoạch để định hướng, mà hoạt động xuất nhập khẩu phải tuân theo quy luật thị trường. Vì vậy Nhà nước muốn điều tiết được hoạt động xuất nhập khẩu thì phải sử dụng công cụ pháp luật, công cụ tài chính để điều tiết hoạt động này. Việc điều tiết được thông qua hệ thống các chính sách trong đó chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là một công cụ linh hoạt và hiệu quả để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý của mình.
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có tác dụng khuyến khích hoặc hạn chế tiêu dùng thông qua việc điều chỉnh thuế suất. Xây dựng biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, chính sách miễn giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Nhà nước có thể thực hiện việc kiểm soát và hướng dẫn hoạt động xuất nhập khẩu và điều chỉnh cơ cấu kinh tế cho phù hợp với đường lối phát triển kinh tế xã hội, thu hút đầu tư nước ngoài, thực hiện công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước.
- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu góp phần bảo hộ nền sản xuất trong nước.
Để thực hiện chức năng và đường lối chính sách của quốc gia mình, các nước đều sử dụng thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Sự tồn tại của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là tất yếu khách quan nhưng mức độ quan trọng của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở mỗi quốc gia còn tuỳ thuộc vào ý chí của mỗi quốc gia đó. Tuy nhiên không thể không thừa nhận vai trò quan trọng của thuế quan là bảo hộ nền sản xuất trong nước. Nhờ có vai trò quan trọng này, Nhà nước có thể bảo vệ, trợ giúp các thành phần kinh tế trong điều kiện cần thiết, tạo ra một hành lang pháp lý thuận lợi giúp cho các doanh nghiệp có điều kiện phát triển hoạt động của mình, có thể đứng vững và vươn lên trong cơ chế trị trường, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là một khoản chi phí nằm trong giá thành hàng hoá. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận thu được của doanh nghiệp. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì giá cả là vấn đề được quan tâm hàng đầu, cạnh tranh về giá bao giờ cũng là cạnh tranh có hiệu quả nhất. Với những đặc tính như vậy, Nhà nước sẽ sử dụng thuế quan để kích thích hoặc hạn chế những mặt hàng theo nhu cầu riêng. Đối với những hoạt động nhập khẩu, để hạn chế nhập (hay khuyến khích nhập) một mặt hàng nào đó, ngoài các chính sách phi thuế quan như cấp giấy phép, quota...Nhà nước có thể điều chỉnh thuế suất tăng (giảm hoặc đôi khi không đánh thuế) vào mặt hàng đó. Với hoạt động nhập khẩu, nếu muốn khuyến khích nhập thì Nhà nước sẽ sử dụng thuế suất ưu đãi nhằm tăng khả năng cạnh tranh của những mặt hàng đó, còn nếu muốn hạn chế nhập thì điều chỉnh thuế suất cao.
Như vậy vai trò bảo hộ nền sản xuất trong nước của thuế quan sẽ còn được Nhà nước sử dụng để thúc đẩy hơn nữa nền kinh tế của mỗi quốc gia.
- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu góp phần thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước trong quan hệ quốc tế, góp phần đảm bảo bình đẳng và công bằng xã hội.
Mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta giai đoạn 2001-2010 đặt ra là: “Chính sách tài khoá giai đoạn 2001-2010 phải đảm bảo cho nền kinh tế tài chính chủ động hội nhập quốc tế một cách hiệu quả theo tốc độ và mức độ hợp lý ”.
Khi tham gia vào các tổ chức thương mại quốc tế, Việt Nam cũng phải tuân thủ đúng các quy định mà các tổ chức đó đề ra. Cùng với các sắc thuế khác, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cũng góp phần thục hiện những yêu cầu đó đồng thời thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước đề ra khi hội nhập với khu vực và thế giới là “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước”.
1.2. Nội dung của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quy trình thu thuế XNK ở nước ta hiện nay.
1.2.1. Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam.
Trước đây, hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta còn rất giản đơn, hoạt động ngoại thương buôn bán trao đổi chưa phát triển. Những mặt hàng chủ yếu là nông sản, lâm sản được xuất sang các nước XHCN thường là để trả nợ cho Chính phủ, hoặc xuất khẩu sang các nước XHCN đã có Hiệp ước ưu đãi về thuế quan, giá xuất khẩu thường không đủ bù đắp chi phí thu mua sản xuất. Còn hàng hoá nhập khẩu chủ yếu là hàng viện trợ hoặc hàng mua của các nước có thuế suất rất thấp. Trong giai đoạn này, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá không mang tính chất ngoại thương. Nó không theo quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị của nền kinh tế thị trường. Hàng hoá xuất nhập khẩu đều do Nhà nước ấn định và thông thường Nhà nước phải lấy từ ngân sách để bù lỗ cho các đơn vị có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện chế độ thu bù chênh lệch ngoại thương. Do đó hoạt động xuất nhập khẩu hoàn toàn trong thế bị động và thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không có khả năng điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu, không có khả năng khuyến khích sản xuất hàng hoá phát triển và cũng không có khả năng tạo nguồn thu cho NSNN.
Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được ban hành ở nước ta vào năm 1987 với tên gọi “Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng mậu dịch”. Sau đó, đến năm 1991 và năm 1993 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được sửa đổi nhưng vẫn chỉ phù hợp trong điều kiện Việt Nam chưa gia nhập ASEAN.
Để đáp ứng thực hiện nhiệm vụ mới tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá X-1998, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sửa đổi bổ sung đã được Quốc hội thông qua với sự thay đổi cơ bản về thuế suất, thời hạn tính thuế, xử lý vi phạm...góp phần tạo nên môi trường thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong tiến trình hội nhập vào khu vực và liên kết kinh tế quốc tế.
Một trong những nét đặc biệt của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là thuế suất. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được sửa đổi bổ sung (áp dụng 01/01/1999) đã quy định 3 loại thuế suất đối với hàng nhập khẩu:
- Thuế suất phổ thông: áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước ngoài hoặc khối các nước không có thoả thuận đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với nước ta;
- Thuế suất ưu đãi: áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước hoặc khối các nước có thoả thuận về đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
- Thuế suất ưu đãi đặc biệt: áp dụng cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ khối các nước có thoả thuận ưu đãi về thuế nhập khẩu theo thể chế khu vực thương mại tự do hoặc khối các nước có thoả thuận ưu đãi về thuế nhập khẩu theo thể chế khu vực thương mại tự do hoặc thương mại biên giới.
- Ngoài thuế suất phổ thông, thuế suất ưu đãi và thuế suất ưu đãi đặc biệt, hàng hóa nhập khẩu trong một số trường hợp còn bị đánh thuế suất bổ sung.
Tuy vậy, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan vẫn bộc lộ những hạn chế như về biểu thuế, về thuế quan trừng phạt đối với hàng nhập khẩu, về xử lý vi phạm và kiểm tra thu thuế... khiến các cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn.
Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sửa đổi bổ sung năm 1999 là một bước cải cách quan trọng đảm bảo chính sách thuế của Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế và tạo cơ sở thực hiện đúng nguyên tắc chỉ thực hiện bảo hộ thông qua thuế quan, đồng thời tạo thuận lợi để Việt Nam từng bước cắt giảm hàng rào thuế quan của mình theo xu hướng tự do hoá thương mại và quan trọng hơn cả là khắc phục được những hạn chế còn tồn tại nêu trên.
1.2.2. Nội dung của quy trình thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở nước ta.
Nội dung của quy trình thu thuế XNK trước đây.
Quy trình thu thuế XNK là trình tự các bước tiến hành thu thuế XNK vào NSNN được quy định thành luật, pháp lệnh và các văn bản dưới luật buộc các cơ quan Hải quan và cán bộ thu thuế khi thực hiện nhiệm vụ phải chấp hành. Mỗi bộ phận trong quy trình đều có chức năng và nhiệm vụ nhất định do đó phải bố trí cán bộ cho phù hợp với từng bộ phận của quy trình thu thuế nhằm đảm bảo cho các bộ phận trong quy trình hoạt động có hiệu quả, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chung cho toàn ngành Hải quan.
Theo Quyết định số 383/1998/QĐ-TCQH quy trình thu thuế XNK gồm 4 bước, theo trình tự sau:
Bước 1: Người khai báo hải quan tự kê khai tính thuế, nộp thuế:
- Bộ hồ sơ khai báo với hải quan gồm các loại giấy tờ phải nộp hoặc xuất trình khi làm thủ tục hải quan theo quy định;
- Người khai báo hải quan tự kê khai đầy đủ, chính xác nội dung những tiêu thức ghi trên tờ khai hàng hoá xuất nhập khẩu theo bản hướng dẫn đính kèm tờ khai;
- Dựa vào căn cứ tính thuế đã kê khai và xác định mã số thuế, thuế suất, giá tính thuế theo quy định để tự tính toán số thuế phải nộp của từng loại thuế.
Bước 2: Tiếp nhận đăng ký tờ khai hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
- Tiếp nhận hồ sơ;
- Kiểm tra bộ hồ sơ và tờ khai hải quan đã đầy đủ, chính xác đảm bảo hợp pháp, hợp lệ cho một bộ chứng từ làm thủ tục hải quan theo quy định của từng loại hình XNK;
- Nếu bộ hồ sơ đủ điều kiện thì cho đăng ký tờ khai;
Phân loại hồ sơ hàng hoá theo luồng (luồng xanh, luồng vàng, luồng đỏ).
- Chuyển bộ hồ sơ cho bộ phận thuế;
- Chuyển những nghi vấn, lập biên bản vi phạm đến các bộ phận có liên quan xử lý.
Bước 3. Thu thuế- Kiểm hoá- Giải phóng hàng.
- Căn cứ các quy định của Pháp luật về thời gian nộp thuế, trên cơ sở số thuế phải nộp do người khai báo hải quan tự tính, cơ quan Hải quan ra thông báo thuế và yêu cầu đối tượng nộp thuế thực hiện theo đúng quy định;
- Bộ hồ sơ được chuyển đến bộ phận kiểm hoá và tiến hành kiểm hoá theo đúng nguyên tắc được quy định;
- Chuyển các nghi vấn, biên bản vi phạm đến các bộ phận liên quan để xử lý;
- Giải phóng hàng sau khi đã:
+ Nộp thuế hoặc bảo lãnh được chấp nhận đối với hàng phải nộp thuế ngay;
+ Có thông báo thuế đối với hàng được gia hạn về thời gian nộp thuế;
- Giám sát việc giải phóng hàng;
- Chuyển hồ sơ tới bộ phận thuế.
Bước 4: Kiểm tra- Xử lý vi phạm.
- Kiểm tra kết quả tự kê khai, tự tính thuế của người khai báo hải quan;
- Căn cứ kết quả kiểm hoá, nguyên tắc xác định mã số thuế, thuế suất, giá tính thuế và khai báo của người khai báo hải quan xác định đúng số thuế phải nộp;
- Xử lý các vi phạm về thuế;
- Ra Quyết định điều chỉnh số thuế phải nộp;
- Kế toán thu nộp thuế;
- Phúc tập, xác định hồ sơ phải kiểm tra tiếp các khâu liên quan sau khi thông quan;
- Sắp xếp lưu trữ hồ sơ.
Đường lối đổi mới, chính sách “mở cửa”, xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã tạo cơ hội cho kinh tế đối ngoại, hoạt động xuất nhập khẩu, đầu tư, du lịch... phát triển mạnh mẽ với nhiều loại hình đa dạng như: Kho ngoại quan, khu chế xuất, khu công nghiệp, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu...
Các hoạt động trên đòi hỏi phải nhanh chóng tháo gỡ những ách tắc, phải thông thoáng; vừa phải nhanh chóng giải phóng được hàng hoá, vừa phải quản lý chặt chẽ, đúng chính sách, pháp luật. Vì vậy, quy trình thu thuế XNK ra đời.
Áp dụng quy trình thu thuế nhằm thực hiện đúng, chính xác các luật thuế: Xuất nhập khẩu, Giá trị gia tăng, Tiêu thụ đặc biệt... đối với hàng hoá xuất nhập khẩu, đảm bảo mục tiêu “thu đúng, thu đủ, nộp kịp thời tiền thuế vào NSNN”, đồng thời việc đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hải quan thông thoáng và quản lý chặt chẽ hoạt động xuất nhập khẩu sẽ phát huy vai trò tự chủ, sáng tạo, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động trong kinh doanh, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật trong việc tự khai báo; tự tính thuế; cũng như tăng cường vai trò thực hiện chức năng nhiệm vụ của ngành Hải quan trong viêc kiểm tra, giám sát hoạt động xuất nhập khẩu, đảm bảo nguồn thu cho NSNN. Bên cạnh đó, quy trình còn thực hiện chính xác công tác thống kê các mặt về xuất nhập khẩu.
1.2.2.2. Nội dung của quy trình thu thuế XNK hiện nay.
Hiện nay ở nước ta đang áp dung quy trình hành thu mới theo Quyết định số 1494/2001/QĐ-TCHQ ngày 26/12/2001 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan. Nội dung của quy trình được tóm tắt như sau.
* Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng xuất khẩu theo hợp đồng (Sơ đồ 1):
Bước 1: Tiếp nhận, đăng ký tờ khai hải quan và quyết định hình thức kiểm tra thực tế hàng hoá.
Bước 2: Kiểm tra thực tế hàng hoá, kiểm tra tính thuế.
* Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu theo hợp đồng (Sơ đồ 2):
Bước 1: Tiếp nhận, đăng ký tờ khai hải quan và quyết định hình thức kiểm tra thực tế hàng hoá.
Bước 2: Kiểm tra thực tế hàng hoá.
Bước 3: Kiểm tra tính thuế.
1.2.3. Sự cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện quy trình thu thuế XNK.
Thời gian qua ngành Hải quan đã có nhiều cố gắng đổi mới trong công tác tập trung nghiên cứu c