Cho vay là hoạt động cơ bản của các Ngân hàng Thương mại. Tuy nhiên, từ xưa tới nay, các ngân hàng mới chỉ quan tâm đến cho vay các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa mà chưa thực sự chú ý tới nhu cầu vay tiêu dùng của người dân. Trong khi trên thực tế, nếu chỉ cho vay sản xuất nhiều mà khách hàng không tiêu thụ được do người dân không có nhu cầu về hàng hóa đó hoặc có nhu cầu nhưng lại không có khả năng thanh toán thì tất yếu sẽ dẫn tới cung vượt quá cầu, hàng hóa bị tồn kho và ứ đọng vốn.
Hiện nay cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu tiêu dùng của con người ngày càng đòi hỏi cao hơn, vay tiêu dùng gia tăng mạnh mẽ gắn liền với nhu cầu về hàng tiêu dùng lâu bền như nhà, xe, đồ gỗ sang trọng, nhu cầu du lịch Vì vậy, các Ngân hàng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng để đáp ứng nhu cầu của người dân là một điều cần thiết, một mặt tăng thu nhập cho Ngân hàng, mặt khác tạo ra uy tín cho Ngân hàng.
Bên cạnh đó, trong môi trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay, việc hoàn thiện và mở rộng các hoạt động là hướng đi và phương châm cho các ngân hàng tồn tại và phát triển. Thực tế cho thấy, nhiều hãng lớn khi thiếu vốn đã không tìm đến ngân hàng để vay tiền mà họ tự tài trợ chủ yếu bằng phát hành cổ phiếu và trái phiếu. Thêm vào đó nhiều công ty tài chính hoặc giữa các ngân hàng cạnh tranh với nhau trong cho vay làm cho thị phần cho vay các doanh nghiệp của ngân hàng bị giảm sút buộc ngân hàng phải mở rộng thị trường cho vay tiêu dùng, hướng tới người tiêu dùng như là một khách hàng tiềm năng
Sau một thời gian thực tập, tìm tòi và học hỏi tại Ngân hàng TMCP Nam Á – Chi nhánh Thị Nghè, em nhận thấy Ngân hàng đã quan tâm đến hoạt động cho vay tiêu dùng nhưng hoạt động này vẫn chưa thực sự trở thành hoạt động lớn của Ngân hàng. Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu và đưa ra các giải pháp để phát triển nghiệp vụ cho vay tiêu dùng sẽ có ý nghĩa về phương diện lý luận và thực tiễn đối với sự đa dạng hóa hoạt động của ngân hàng. Do đó, em đã lựa chọn đề tài “ Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Nam Á – Chi nhánh Thị Nghè” làm đề tài nghiên cứu của mình.
68 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1469 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á – Chi nhánh Thị Nghè, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM
KHOA NGÂN HÀNG
&
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Niên khoá 2005 - 2009
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM Á – CHI NHÁNH THỊ NGHÈ.
Giáo viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Quốc Anh
Sinh viên thực hiện : Văn Thị Anh Đài
Lớp : NH 11
TP. HCM, tháng 05 năm 2009
Qua thời gian thực tập gần 3 tháng tại Ngân hàng TMCP Nam Á – Chi nhánh Thị Nghè, em đã rút ra được rất nhiều kinh nghiệm thực tế mà khi ngồi trên ghế nhà trường em chưa được biết.
Để có kiến thức và kết quả thực tế ngày hôm nay, trước hết em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại Học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh đã giảng dạy và trang bị cho em những kiến thức cơ bản, đặc biệt là thầy giáo Th.S Nguyễn Quốc Anh đã tận tình hướng dẫn và giúp em hoàn thành chuyên đề này. Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban lãnh đạo, các cô chú, anh chị ở Ngân hàng TMCP Nam Á – Chi nhánh Thị Nghè và nhất là các anh chị phòng tín dụng đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành tốt quá trình thực tập.
Do thời gian thực tập có hạn, trình độ lý luận và năng lực bản thân còn nhiều hạn chế nên chuyên đề này không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo từ các thầy cô giáo. Em chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Văn Thị Anh Đài
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
&
TP.HCM, Ngày tháng 05 năm 2009
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
&
TP.HCM, Ngày tháng năm 2009
Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á – Chi nhánh Thị Nghè 13
1.1. Sơ lược về Ngân hàng TMCP Nam Á 14
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Nam Á 14
1.1.2. Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Nam Á 15
1.1.3. Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng TMCP Nam Á 16
1.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh Ngân hàng TMCP Nam Á 16
1.1.5. Định hướng phát triển trong tương lai Ngân hàng TMCP Nam Á 17
1.2. Sơ lược về Ngân hàng TMCP Nam Á – Chi nhánh Thị Nghè 17
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Nam Á – Chi nhánh Thị Nghè 17
1.2.2. Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Nam Á – Chi nhánh Thị Nghè 18
1.2.3. Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng TMCP Nam Á – Chi nhánh Thị Nghè 19
1.2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh Ngân hàng TMCP Nam Á – Chi nhánh Thị Nghè 19
1.2.5. Định hướng phát triển trong tương lai Ngân hàng TMCP Nam Á – Chi nhánh Thị Nghè 21
Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Nam Á - Chi nhánh Thị Nghè 22
2.1. Cơ sở lý luận về cho vay tiêu dùng 23
2.1.1. Khái niệm cho vay tiêu dùng 23
2.1.2. Đặc điểm của cho vay tiêu dùng 23
2.1.3. Phân loại cho vay tiêu dùng 24
2.1.3.1. Căn cứ vào mục đích vay 24
2.1.3.2. Căn cứ vào phương thức hoàn trả 24
2.1.3.3.Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ 26
2.1.4. Một số chỉ tiêu sử dụng để đánh giá hiệu quả cho vay tiêu dùng 28
2.1.4.1. Nhóm chỉ tiêu định lượng 28
2.1.4.2. Nhóm chỉ tiêu định tính 30
2.1.5. Lợi ích của cho vay tiêu dùng 31
2.1.5.1. Đối với người tiêu dùng 31
2.1.5.2. Đối với ngân hàng 31
2.1.5.3. Đối với nền kinh tế 32
2.1.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM
2.1.6.1. Yếu tố vi mô 32
2.1.6.2. Yếu tố vĩ mô 34
2.2. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Nam Á - Chi nhánh Thị Nghè 35
2.2.1. Giới thiệu chung về cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Nam Á - Chi nhánh Thị Nghè 35
2.2.1.1. Quy định chung về cho vay tiêu dùng 35
2.2.1.2. Quy trình cho vay tiêu dùng 37
2.2.2. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Nam Á - Chi nhánh Thị Nghè 41
2.2.2.1. Tình hình huy động vốn 41
2.2.2.2. Dư nợ cho vay tiêu dùng 42
2.2.2.3. Nợ quá hạn cho vay tiêu dùng 45
2.2.2.4. Cơ cấu cho vay tiêu dùng 46
2.2.2.5. Thu lãi cho vay tiêu dùng 47
2.2.3. Đánh giá hiệu quả cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Thị Nghè 38
2.2.3.1. Những kết quả đạt được 48
2.2.3.1. Hạn chế và nguyên nhân 49
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Nam Á - Chi nhánh Thị Nghè 51
3.1. Nhận xét 52
3.2. Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Nam Á - Chi nhánh Thị Nghè 52
3.2.1. Hoàn thiện chính sách thông tin về các yếu tố có liên quan tới cho vay tiêu dùng 52
3.2.2. Đa dạng hóa các sản phẩm cho vay tiêu dùng 53
3.2.3. Chú trọng đến vai trò của hoạt động Marketing 55
3.2.4. Ứng dụng công nghệ khoa học mới 56
3.2.5. Phát triển nguồn nhân lực 56
3.3. Một số kiến nghị 57
3.3.1. Đối với Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước 57
3.3.2. Đối với Hội sở chính Ngân Hàng TMCP Nam Á 58
3.33. Đối với Ngân Hàng TMCP Nam Á – Chi nhánh Thị Nghè 60
Bảng 1.1.Kết quả hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh Thị Nghè.
Bảng 2.1. Nguồn vốn huy động tại Chi nhánh Thị Nghè.
Bảng 2.2. Dư nợ cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Thị Nghè.
Bảng 2.3. Nợ quá hạn cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Thị Nghè.
Bảng 2.4. Cơ cấu cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Thị Nghè
Bảng 2.5. Thu lãi cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Thị Nghè.
Hình 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Nam Á.
Hình 2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Thị Nghè.
Hình 3. Lưu đồ cho vay tiêu dùng gián tiếp.
Hình 4. Lưu đồ cho vay tiêu dùng trực tiếp.
Biểu đồ 1.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Thị Nghè.
Biểu đồ 2.1. Tình hình huy động vốn tại Chi nhánh Thị Nghè.
Biểu đồ 2.2. Tổng dư nợ và dư nợ CVTD qua các năm.
Biểu đồ 2.3. Tổng nợ quá hạn và nợ quá hạn cho vay tiêu dùng.
Biểu đồ 2.4. Tổng lãi cho vay và lãi cho vay tiêu dùng.
CBTD : Cán bộ tín dụng
CN : Chi nhánh
CTBL : Công ty bán lẻ
CVTD : Cho vay tiêu dùng
GĐ : Giám đốc
HĐBĐ : Hợp đồng bảo đảm
HĐTD : Hợp đồng tín dụng
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
NHTM : Ngân hàng thương mại
NQH : Nợ quá hạn
NTD : Người tiêu dùng
PGDKT : Phòng giao dịch kế toán
PGĐ : Phó Giám đốc
PTD : Phòng tín dụng
TMCP : Thương mại cổ phần
Lý do chọn đề tài.
Cho vay là hoạt động cơ bản của các Ngân hàng Thương mại. Tuy nhiên, từ xưa tới nay, các ngân hàng mới chỉ quan tâm đến cho vay các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa mà chưa thực sự chú ý tới nhu cầu vay tiêu dùng của người dân. Trong khi trên thực tế, nếu chỉ cho vay sản xuất nhiều mà khách hàng không tiêu thụ được do người dân không có nhu cầu về hàng hóa đó hoặc có nhu cầu nhưng lại không có khả năng thanh toán thì tất yếu sẽ dẫn tới cung vượt quá cầu, hàng hóa bị tồn kho và ứ đọng vốn.
Hiện nay cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu tiêu dùng của con người ngày càng đòi hỏi cao hơn, vay tiêu dùng gia tăng mạnh mẽ gắn liền với nhu cầu về hàng tiêu dùng lâu bền như nhà, xe, đồ gỗ sang trọng, nhu cầu du lịch… Vì vậy, các Ngân hàng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng để đáp ứng nhu cầu của người dân là một điều cần thiết, một mặt tăng thu nhập cho Ngân hàng, mặt khác tạo ra uy tín cho Ngân hàng.
Bên cạnh đó, trong môi trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay, việc hoàn thiện và mở rộng các hoạt động là hướng đi và phương châm cho các ngân hàng tồn tại và phát triển. Thực tế cho thấy, nhiều hãng lớn khi thiếu vốn đã không tìm đến ngân hàng để vay tiền mà họ tự tài trợ chủ yếu bằng phát hành cổ phiếu và trái phiếu. Thêm vào đó nhiều công ty tài chính hoặc giữa các ngân hàng cạnh tranh với nhau trong cho vay làm cho thị phần cho vay các doanh nghiệp của ngân hàng bị giảm sút buộc ngân hàng phải mở rộng thị trường cho vay tiêu dùng, hướng tới người tiêu dùng như là một khách hàng tiềm năng
Sau một thời gian thực tập, tìm tòi và học hỏi tại Ngân hàng TMCP Nam Á – Chi nhánh Thị Nghè, em nhận thấy Ngân hàng đã quan tâm đến hoạt động cho vay tiêu dùng nhưng hoạt động này vẫn chưa thực sự trở thành hoạt động lớn của Ngân hàng. Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu và đưa ra các giải pháp để phát triển nghiệp vụ cho vay tiêu dùng sẽ có ý nghĩa về phương diện lý luận và thực tiễn đối với sự đa dạng hóa hoạt động của ngân hàng. Do đó, em đã lựa chọn đề tài “ Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Nam Á – Chi nhánh Thị Nghè” làm đề tài nghiên cứu của mình.
Mục tiêu nghiên cứu.
Đánh giá hiệu quả cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Nam Á – Chi nhánh Thị Nghè, từ đó trên cơ sở lý luận và thực tiễn đưa ra một số giải pháp, kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng này.
Phương pháp nghiên cứu.
Quan sát quy trình tín dụng.
Thu thập số liệu từ các báo cáo, tài liệu của Ngân hàng TMCP Nam Á, Chi nhánh Thị Nghè, thông tin trên mạng; thống kê và tổng hợp số liệu.
Phân tích số liệu và đánh giá các chỉ tiêu phân tích từ tài liệu thu thập được.
Phạm vi nghiên cứu.
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Nam Á – Chi nhánh Thị Nghè từ năm 2006 tới năm 2008, kết hợp nghiên cứu các sản phẩm cho vay tiêu dùng cung cấp cho khách hàng.
Kết cấu nội dung đề tài:
Nội dung đề tài bao gồm ba chương:
Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng TMCP Nam Á – Chi nhánh Thị Nghè.
Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Nam Á – Chi nhánh Thị Nghè.
Chương 3: Một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Nam Á – Chi Nhánh Thị Nghè.
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NAM Á – CHI NHÁNH THỊ NGHÈ.
Sơ lược về Ngân hàng TMCP Nam Á.
Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Nam Á.
Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Nam Á.
Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng TMCP Nam Á.
Tình hình hoạt động kinh doanh Ngân hàng TMCP Nam Á.
Định hướng phát triển trong tương lai Ngân hàng TMCP Nam Á.
Sơ lược về Ngân hàng TMCP Nam Á – Chi nhánh Thị Nghè.
Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Nam Á – Chi nhánh Thị Nghè.
Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Nam Á – Chi nhánh Thị Nghè.
Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng TMCP Nam Á – Chi nhánh Thị Nghè.
Tình hình hoạt động kinh doanh Ngân hàng TMCP Nam Á – Chi nhánh Thị Nghè.
Định hướng phát triển trong tương lai Ngân hàng TMCP Nam Á – Chi nhánh Thị Nghè.
1.1. Sơ lược về Ngân hàng TMCP Nam Á.
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Nam Á.
Ngân hàng TMCP Nam Á (gọi tắt là Ngân hàng Nam Á) được thành lập và chính thức hoạt động từ ngày 21/10/1992 theo quyết định số 0026/NHGP của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trên cơ sở hợp nhất 3 Hợp tác xã tín dụng An Đông - Thị Nghè - Tân Định, là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên được thành lập sau khi Pháp lệnh về Ngân hàng được ban hành vào năm 1990, trong bối cảnh nước ta đang tiến hành đổi mới kinh tế. Qua 16 năm hoạt động, cơ sở vật chất và mạng lưới hoạt động của Ngân hàng ngày càng mở rộng, đời sống cán bộ nhân viên ngày càng được cải thiện, uy tín của Ngân hàng ngày càng được nâng cao.
Từ những ngày đầu hoạt động, Ngân hàng Nam Á chỉ có 3 chi nhánh với số vốn điều lệ 5 tỷ đồng và gần 50 cán bộ nhân viên. Đến nay, qua những chặng đường phấn đấu đầy khó khăn và thách thức, Ngân hàng Nam Á đã không ngừng lớn mạnh, có mạng lưới gồm hơn 50 địa điểm giao dịch trên cả nước (gồm 15 chi nhánh và 33 phòng giao dịch trực thuộc). Ngoài ra Ngân hàng Nam Á còn thành lập thêm một công ty quản lý nợ và khai thác tài sản tại Quận 1, Tp.HCM. Vốn điều lệ hiện nay đạt 1.200 tỷ đồng và phấn đấu cho đến năm 2010 sẽ tăng lên 3.000 tỷ đồng để đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời gian tới; số lượng cán bộ nhân viên tăng lên đến 825 người, phần lớn là cán bộ trẻ, nhiệt tình được đào tạo chính quy trong và ngoài nước, có năng lực chuyên môn cao. Trong quá trình hình thành và phát triển, Ngân hàng luôn quan tâm đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, coi cán bộ nhân viên là tài sản quý giá nhất của Ngân hàng
Những năm gần đây, Ngân hàng Nam Á được biết đến là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển ổn định, bền vững, có chất lượng tín dụng thuộc loại tốt và được Ngân hàng Nhà nước đánh giá xếp loại A trong nhiều năm liền. Ngân hàng Nam Á là một trong số ít Ngân hàng tại Việt Nam được Ngân hàng Thế giới chọn để thực hiện Dự án Tài chính Nông thôn II từ năm 2002.
Thương hiệu Ngân hàng Nam Á đã được người tiêu dùng, cơ quan chức năng công nhận thông qua các giải thưởng có giá trị như: Top Trade Services do Bộ Công Thương trao tặng, “Thương hiệu vàng” do Bộ Công Thương và Hiệp hội chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) trao tặng; năm 2007, Ngân hàng còn nhận được giấy chứng nhận “Nhãn hiệu nổi tiếng Quốc gia” do Hội sở hữu Trí tuệ Việt Nam trao tặng, là “Một trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam” do bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNR500) công bố. Ngân hàng Nam Á còn vinh dự đón nhận bằng khen của Thủ Tướng Chính phủ, bằng khen của UBND TP.HCM nhân dịp kỷ niệm 15 năm thành lập.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Nam Á.
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Văn phòng HĐQT
Tổng GĐ
Ban kiểm toán
Phó TGĐ
GĐ khối QLRR
Phó TGĐ
GĐ khối Marketing
Phó TGĐ
GĐ khối vận hành
Phó TGĐ
GĐ KV phía Bắc
Phó TGĐ
GĐ khối KD I
Phó TGĐ
GĐ khối KD II
Phó TGĐ
GĐ khối hỗ trợ
Phòng kế hoạch tổng hợp
Phòng phát triển KH
Phòng Marketing
Phòng QL tín dụng
Phòng PC&TH nợ QH
Phòng QL RR
Phòng kế toán
Phòng TTQT
Phòng QL thẻ
Phòng ngân quỹ
CN Hà Nội
CN Hải Phòng
CN Lạng Sơn
Các CN khác
Phòng tín dụng
Các CN
Các PGD
Phòng nguồn vốn
Phòng KD ngoại hối
Phòng ĐT TC
Các cty trực thuộc
Phòng nhân sự
Phòng CNTT
Phòng HCQT
Phòng NV CN
KHÁCH HÀNG
Hình 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Nam Á.
1.1.3. Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng TMCP Nam Á.
Ngân hàng Nam Á hoạt động kinh doanh chủ yếu trong các lĩnh vực:
Huy động và cho vay vốn ngắn, trung và dài hạn.
Chiết khấu thương phiếu, giấy tờ có giá.
Đầu tư vào chứng khoán và các tổ chức kinh tế.
Bảo lãnh thanh toán.
Làm đầu mối trung gian thanh toán giữa các khách hàng.
Thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh nội địa, kinh doanh ngoại tệ, chi lương hộ, cất giữ hộ chứng từ có giá, tiền, kim loại quý và thực hiện các dịch vụ khác theo yêu cầu của khách hàng.
1.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh Ngân hàng TMCP Nam Á.
Năm 2006: Là năm mà Ngân hàng Nam Á đạt được nhiều thành công đáng kể trên nhiều lĩnh vực. Đến cuối năm 2006, tổng tài sản của Ngân hàng Nam Á tăng 142%, huy động vốn tăng 126,89%, dư nợ cho vay tăng 63,66%, lợi nhuận trước thuế tăng hơn 42% so với năm 2005, cổ tức đạt 11,12%/năm.
Năm 2007: Các chỉ tiêu kinh doanh đều tăng trưởng so với năm trước. Đến cuối năm 2007, tổng tài sản của Ngân hàng Nam Á tăng 35%, huy động vốn tăng 87,9%, dư nợ cho vay tăng 31,8%, lợi nhuận trước thuế đạt hơn 107 tỷ đồng, tăng 98,96% so với năm 2006 và cao hơn tổng lợi nhuận của 3 năm liền trước, cổ tức đạt 11,78%/năm.
Năm 2008: Với kết quả đạt được trong năm 2007, Ngân hàng Nam Á đã xây dựng kế hoạch kinh doanh năm 2008 với các chỉ tiêu tài chính như sau: Tổng tài sản: 10.350 tỷ đồng. Tổng huy động: 8.000 tỷ đồng. Tổng dư nợ: 5.000 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế: 210 tỷ đồng.
Thế nhưng, sự suy thoái kinh tế toàn cầu đã đặt nền kinh tế Việt Nam và thị trường tài chính – tiền tệ rơi vào khủng hoảng. Điều này ảnh hưởng to lớn đến hoạt động của toàn hệ thống Ngân hàng. Cuối năm 2008, tổng tài sản của Ngân hàng Nam Á đạt 5.897,8 tỷ đồng, tăng 12,5% so với năm 2007. Huy động vốn chỉ tăng 0,23%. Tổng dư nợ tăng 39,7%. Lợi nhuận trước thuế giảm tới 88,56%, cổ tức đạt 0,47011%/năm.
1.1.5. Định hướng phát triển trong tương lai Ngân hàng TMCP Nam Á.
Mục tiêu hiện nay của Ngân hàng Nam Á là phấn đấu thành một trong các ngân hàng hiện đại của Việt Nam trên cơ sở phát triển nhanh, vững chắc an toàn và hiệu quả, trở thành một trong các ngân hàng thương mại hàng đầu cả nước và không ngừng đóng góp cho sự phát triển kinh tế của cộng đồng, xã hội.
Cùng với chiến lược phát triển nguồn nhân lực, với phương châm luôn cung cấp “Giá trị vượt thời gian”, Ngân hàng tập trung nâng cao năng lực tài chính; đầu tư phát triển công nghệ thông tin theo hướng hiện đại hoá phù hợp với công nghệ ngân hàng trong khu vực và thế giới; mở rộng mạng lưới hoạt động, đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng; đồng thời chú trọng việc tăng cường kiểm tra kiểm soát nội bộ, tạo an toàn trong hoạt động; quảng bá rộng rãi thương hiệu Ngân hàng Nam Á, tiếp tục là người bạn đồng hành của doanh nghiệp, các tiểu thương, các hộ gia đình và cá nhân để cùng nhau phát triển.
1.2. Sơ lược về Ngân hàng TMCP Nam Á – Chi nhánh Thị Nghè.
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Nam Á – Chi nhánh Thị Nghè.
Chi nhánh Thị Nghè là Chi nhánh cấp 1 của Ngân hàng Nam Á, hoạt động ngay từ những ngày đầu hình thành và phát triển Ngân hàng. Chi nhánh Thị Nghè đặt tại 36A Xô Viết Nghệ Tĩnh, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM và có một phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh là Phòng giao dịch Gò Vấp đặt tại 65 Nguyễn Thái Sơn, Phường 4, Quận Gò Vấp, Tp.HCM để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và mở rộng thu hút khách hàng nhằm tăng lợi nhuận và góp phần vào sự phát triển chung của toàn Ngân hàng Nam Á.
1.2.2. Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Nam Á – Chi nhánh Thị Nghè.
Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của Ngân hàng Nam Á – Chi nhánh Thị Nghè được thực hiện theo cơ cấu tổ chức văn phòng, kết hợp hài hòa giữa cách tổ chức theo chức năng và bộ phận. Bộ máy quản lý gọn nhẹ, có sự phân công rõ ràng giữa trách nhiệm và nghĩa vụ được giao, góp phần giải quyết công việc một cách nhanh chóng và có hệ thống, nâng cao hiệu quả công việc và hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.
Hình 2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Thị Nghè:
GĐ khối kinh doanh I
CN Thị Nghè
PGD Gò Vấp
GĐ Chi nhánh
PGĐ Chi nhánh
PTD
PNQ
PGDKT
Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Thị Nghè gồm: 1 giám đốc, 1 phó giám đốc, 1 phòng giao dịch kế toán, 1 phòng ngân quỹ và 1 phòng tín dụng.
Chức năng và quyền hạn của các phòng ban:
Giám đốc chỉ đạo hoạt động của toàn chi nhánh và chuyên phụ trách về tín dụng. Phó giám đốc hỗ trợ giám đốc trong công tác quản lý và chuyên phụ trách về các hoạt động huy động vốn của chi nhánh.
Phòng giao dịch kế toán: Đây là phòng giao dịch với khách hàng về các nghiệp vụ như huy động tiền gửi, chuyển tiền,… và thực hiện về các nghiệp vụ kế toán như kế toán cho vay, kế toán tiết kiệm, kế toán tổng hợp. Phòng kế toán gồm có 1 tổ trưởng kiêm kiểm soát kế toán, 1 kế toán cho vay, 2 kế toán tiết kiệm, 1 kế toán thanh toán và 1 kế toán tổng hợp.
Phòng ngân quỹ: Chuyên thực hiện các nghiệp vụ về thu chi tiền mặt, đồng thời thực hiện thu đổi ngoại tệ. Phòng ngân quỹ gồm 3 nhân viên.
Phòng tín dụng: Chuyên thực hiện các nghiệp vụ cho vay; xem xét để việc sử dụng vốn đạt hiệu quả vừa mang lại lợi nhuận cho khách hàng vừa tạo lợi nhuận cho ngân hàng. Phòng tín dụng bao gồm 1 tổ trưởng tín dụng, 1 cán bộ quản lý tín dụng và 4 nhân viên tín dụng.
1.2.3. Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng TMCP Nam Á – Chi nhánh Thị Nghè.
Hoạt động chủ yếu của Ngân hàng TMCP Nam Á – Chi nhánh Thị Nghè là huy động vốn và cho vay.
Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng được cung cấp tại Chi nhánh Thị Nghè gồm có:
Huy động tiền gửi tiết kiệm đối với VNĐ, USD, Vàng.
Cho vay ngắn, trung và dài hạn.
Tài khoản tiền gửi thanh toán.
Chuyển tiền trong và ngoài nước.
Tài trợ xuất nhập khẩu.
Mua bán vàng, ngoại tệ.
Dịch vụ ngân quỹ.
Chiết khấu các chứng từ có giá.
1.2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh Ngân hàng TMCP Nam Á – Chi nhánh Thị Nghè.
Tình hình hoạt động của Chi nhánh được thể hiện qua bảng, biểu đồ sau:
Bảng 1.1.Kết quả hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh Thị Nghè.
ĐVT: Triệu đồng
Năm
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
So sánh 07/06
So sánh 08/07
+/-
(%)
+/-
(%)
Lợi nhuận
3.287
4.508
1.690
1.221
37,15
-2.818
-62,51
(Nguồn: Ngân hàng TMCP Nam Á – Chi nhánh Thị Nghè.)
Biểu đồ 1.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Thị Nghè.
Năm 2006, lợi nhuận thu được của Chi nhánh tương đối cao, tăng 12% so với năm 2005 (2.926 triệu đồng). Sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã tạo điều kiện cho sự phát triển sản xuất kinh doanh của đất nước và thu hút đầu tư nước ngoài làm cho hoạt động Ngân hàng phát triển mạnh. Thêm vào đó, năm 2006 Ngân hàng Nam Á đạt được nhiều t