Đề tài Một số giải pháp hoàn thiện chiến lược về nhãn hiệu Ceramic Hồng Hà

Kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới. Hiện giờ chúng ta đang tiến tới gia nhập các tổ chức kinh tế lớn nhỏ trong khu vực và trên thế giới như AFTA, WTO Mà đòi hỏi của những tổ chức kinh tế này buộc chúng ta phải thay đổi theo họ. Cái đầu tiên cần phải thay đổi đó là tư duy kinh doanh và quản lý kinh tế, thay đổi tận trong ý nghĩ của những người quản lý vĩ mô nền kinh tế đến những nhà quản lý một doanh nghiệp.

doc66 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1387 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp hoàn thiện chiến lược về nhãn hiệu Ceramic Hồng Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu 1.Tính cấp thiết của đề tài Kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới. Hiện giờ chúng ta đang tiến tới gia nhập các tổ chức kinh tế lớn nhỏ trong khu vực và trên thế giới như AFTA, WTO…Mà đòi hỏi của những tổ chức kinh tế này buộc chúng ta phải thay đổi theo họ. Cái đầu tiên cần phải thay đổi đó là tư duy kinh doanh và quản lý kinh tế, thay đổi tận trong ý nghĩ của những người quản lý vĩ mô nền kinh tế đến những nhà quản lý một doanh nghiệp. Thương hiệu là vấn đề nổi cộm nhất, được bàn đến nhiều nhất trong giai đoạn hiện nay của kinh tế Việt Nam. Xây dựng thương hiệu hay nhãn hiệu mạnh, nếu bàn về nó cách đây vài năm thì đó vẫn là một cái gì đó quá xa xỉ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên cùng với sự chuyển mình của nền kinh tế, vì mục tiêu phát triển kinh tế Việt Nam vươn ra tầm quốc tế. Vấn đề thương hiệu đã được đưa lên một tầm cao mới. Khởi đầu đó là thay đổi trong ý nghĩ của những nhà quản lý vĩ mô nền kinh tế. Họ ngày càng chú ý đến nhãn hiệu. Các hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao, báo chí, truyền hình …tuyên truyền nhiều cho thương hiệu Việt. Và nhiều sách viết về thương hiệu được xuất bản. Tuy nhiên ở tầm quản lý vi mô, những nhà quản lý trong một doanh nghiệp đã có nhiều sai lầm trong nhận thức về việc phát triển thương hiệu. Tuyên truyền cho vấn đề nhãn hiệu, người ta đã quá nhấn mạnh đến việc tạo dựng nhãn hiệu dẫn đến chỗ ngộ nhận rằng doanh nghiệp nào cũng phải có nhãn hiệu riêng của mình, và rằng tạo ra được nhãn hiệu là giải quyết được mọi vấn đề. Họ hướng vào việc thiết kế một nhãn hiệu của sản phẩm hơn là làm thế nào để cho nhãn hiệu ấy trở thành một nhãn hiệu hấp dẫn và lôi cuốn người tiêu dùng, thu lợi nhuận về cho doanh nghiệp. Báo Sài Gòn tiếp thị đã thực hiện cuộc nghiên cứu hướng vào các doanh nghiệp và đã chỉ ra rằng, hiện nay việc xây dựng nhãn hiệu chỉ xếp hàng thứ hai sau đẩy mạnh tiêu thụ. Thực tế là đa số các doanh nghiệp Việt Nam hiện vẫn chỉ quan tâm đến sản xuất và tìm cách tiêu thụ một cách thụ động, chưa quan tâm đến việc xây dựng một chiến lược kinh doanh, quảng bá nhãn hiệu bài bản, tìm một chỗ đứng cho nhãn hiệu của mình trên thị trường, hay nói chính xác hơn là chưa có đầu tư tương xứng cho việc xây dựng nhãn hiệu. Các doanh nghiệp coi việc xây dựng nhãn hiệu là chi phí chứ không phải đầu tư. Chính vì vậy giá trị nhãn hiệu Việt Nam chưa được khai thác hiệu quả. Họ đâu có thấy được rằng một nhãn hiệu tốt sẽ giúp doanh nghiệp bán được nhiều hàng hơn với giá cao hơn và đem lại tự hào cho người tiêu dùng. Các doanh nghiệp đó coi xây dựng và phát triển nhãn hiệu là một phong trào triển khai vô điều kiện. Việc không tạo dựng được uy tín cho sản phẩm hoặc hoạt động của mình, không cải thiện được vị trí trong tâm thức người tiêu dùng, không có khả năng cạnh tranh thì một nhãn hiệu dù tồn tại lâu năm, dù được thiết kế đẹp, ấn tượng …đến mấy cũng không thể có giá trị cao. Do đó việc xây dựng nhãn hiệu cần phải có một chiến lược tổng thể và thật sự đúng đắn. Những nhà quản lý nhãn hiệu của doanh nghiệp phải được trang bị hệ thống kiến thức đầy đủ nhất về nhãn hiệu và phải nắm rõ được vai trò nhãn hiệu, thì việc triển khai xây dựng nhãn hiệu mới đạt được những thành công mong muốn. Đối với hoạt động kinh doanh nói chung, nhãn hiệu có thể giúp doanh nghiệp đạt được vị thế dẫn đầu trong ngành. Nhãn hiệu mạnh sẽ giúp doanh nghiệp đứng vững trong cạnh tranh và dễ dàng tìm thấy sự tin tưởng của khách hàng. Nó làm tăng giá trị của sản phẩm trên thị trường đồng thời tạo lợi nhuận bền vững cho công ty sở hữu. Nhãn hiệu càng nổi tiếng thì khả năng gia tăng thị phần của nó trên thị trường càng cao. Nhãn hiệu sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động marketing. Nó hỗ trợ cho hoạt động sản phẩm, giúp kéo dài chu kì sống của sản phẩm. Nhãn hiệu là tiền đề quan trọng để doanh nghiệp gia tăng hiệu quả của chiến lược giá. Ngoài ra nhãn hiệu tiến hành chi phối kênh phân phối và định hướng cho hoạt động quảng cáo. Trong quá trình hội nhập, nhãn hiệu lại càng trở nên quan trọng. Nhãn hiệu được coi như một tài sản quý giá của doanh nghiệp và là một công cụ cạnh tranh của thời kỳ hội nhập. Việt Nam đang xuất khẩu mạnh các mặt hàng nông sản, thực phẩm chế biến, dầy dép, quần áo, hàng thủ công mỹ nghệ, thuỷ hải sản…nhưng có tới 90% hàng Việt Nam vẫn còn phải vào thế giới thông qua trung gian dưới dạng thô, hoặc gia công cho các thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài. Bên cạnh đó, một số công ty nước ngoài còn đăng kí nhãn hiệu nổi tiếng của ta như Vinataba…dẫn đến các công ty của ta mất quyền khai thác nhãn hiệu của chính mình trên thị trường quốc tế. Do đó hiểu biết rõ về nhãn hiệu là yêu cầu, và là sự bắt buộc nếu doanh nghiệp muốn thành công trên thương trường. Với tầm quan trọng như vậy, nhãn hiệu đã đẩy các doanh nghiệp Việt Nam phải tiến hành một nhiệm vụ chiến lược đó chính là định vị được một hình ảnh nhãn hiệu trong tâm trí khách hàng. Họ sẽ phải:“ hình tượng hoá nhãn hiệu hay là chết”. Theo Kotler thì nhãn hiệu chỉ là một bộ phận nhỏ của sản phẩm. Nhưng trong thời điểm hiện tại, theo các nhà marketing thì nó gần như đã thoát ly ra khỏi sản phẩm và trở thành một công cụ quan trọng của marketing hướng vào thị trường mục tiêu. Cùng với các công cụ khác của marketing, nhãn hiệu là công cụ vô cùng quan trọng để công ty thực hiện chiến lược thị trường. Đối mặt với tình trạng kinh doanh mà không hiểu được ý nghĩa nhãn hiệu, không có chiến lược xây dựng nhãn hiệu hợp lý, nhãn hiệu Ceramic Hồng Hà không tạo được một sự tin tưởng của khách hàng. Điều này đã thúc đẩy và buộc em phải tìm hiểu thực trạng hoạt động của công ty và đóng góp một số biện pháp có tính khả thi giúp nhà máy gây dựng uy tín nhãn hiệu. 2.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1.Mục tiêu chung Phân tích thực trạng hoạt động nhãn hiệu và quá trình xây dựng chiến lược nhãn hiệu của sản phẩm gạch Ceramic Hồng Hà. Đồng thời đưa ra các giải pháp hoàn thiện chiến lược nhãn hiệu cho sản phẩm gạch Ceramic Hồng Hà. 2.2Mục tiêu cụ thể -Khái quát một số vấn đề về nhãn hiệu, khái niệm đang gây nhiều tranh cãi về mặt lý thuyết và chưa được đề cập nhiều trong quá trình học tập tại trường đại học. -Phân tích chiến lược marketing hiện tại và thực trạng hoạt động marketing của nhà máy gạch Hồng Hà. -Phân tích chiến lược nhãn hiệu hiện tại của sản phẩm gạch ceramic Hồng Hà. -Tìm hiểu nhận thức của người tiêu dùng về nhãn hiệu Ceramic Hồng Hà. -Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của nhà máy và đánh giá vị thế thị trường của các nhãn hiệu đó. -Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình xây dựng chiến lược nhãn hiệu. -Đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược nhãn hiệu của sản phẩm gạch Ceramic Hồng Hà. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung ngiên cứu thực trạng hoạt động nhãn hiệu của nhà máy gạch Ceramic Hồng Hà và sự thừa nhận của thị trường với nhãn hiệu gạch Hồng Hà. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu hoạt động nhãn hiệu Hồng Hà trên thị trường Miền Bắc mà chủ yếu là tập trung vào thị trường Hà Nội 4.Kết cấu của chuyên đề ChươngI: Nhà máy gạch Ceramic Hồng Hà Chương II: Thực trạng hoạt động marketing và hoạt động nhãn hiệu Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện chiến lược về nhãn hiệu Ceramic Hồng Hà Chương I Nhà máy gạch Ceramic Hồng Hà I.Lịch sử ra đời và phát triển của nhà máy 1.Lịch sử hình thành Nhà máy sản xuất gạch men Ceramic Hồng Hà là một đơn vị trực thuộc của công ty xây dựng Hồng Hà, thuộc tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội. Công ty xây dựng Hồng Hà ra đời vào năm 1970, là một doanh nghiệp nhà nước. Với các ngành nghề kinh doanh chính sau: +Tư vấn về đầu tư và xây dựng. + Xây dựng, sửa chữa, cải tạo các công trình dân dụng, nhà ở, công trình nông nghiệp, thuỷ lợi, công trình công cộng, công trình công nghiệp và văn hoá( kể cả lắp đặt điện nước và trang trí nội thất). + Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng xuất nhập khẩu thiết bị và vật liệu xây dựng. + Liên doanh, liên kết với các đơn vị kinh doanh trong và ngoài nước, để sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng. +Thiết kế các công trình vừa và nhỏ. +Thi công san nền, làm đường giao thông. Để đáp ứng nhu cầu đang còn thiếu trên thị trường về sản phẩm gạch lát nền, tháng 8 năm 1996, ban lãnh đạo công ty xây dựng Hồng Hà đã họp và được sự nhất trí, ủng hộ của UBND thành phố Hà Nội, sở Nông_Lâm Nghiệp Hà Nội. Dự án thành lập nhà máy sản xuất gạch men Ceramic Hồng Hà tại xã Mai Đình, thị trấn Sóc Sơn, Hà Nội đã được thông qua. 2.Mục tiêu và nhiệm vụ hoạt động 2.1Mục tiêu Nhà máy gạch Ceramic Hồng Hà trực thuộc công ty xây dựng Hồng Hà_một doanh nghiệp nhà nước. Do đó, ngoài việc chựu trách nhiệm và có nghĩa vụ với xã hội, nhà máy còn phải tổ chức và hoạt động kinh doanh có hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu gạch men xây dựng cho thị trường. Bên cạch đó, nhà máy phải không ngừng đổi mới cải thiện điều kiện làm việc, tăng cường đẩy mạnh thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao nghiệp vụ cho công nhân, tổ chức hội thảo đồng bộ với phương châm không ngừng nâng cao đổi mới chất lượng, hạ giá thành sản phẩm nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu thị trường. Hoạt động kinh doanh của nhà máy nhằm tạo công ăn việc làm nâng cao thu nhập cho toàn thể cán bộ công nhân viên của nhà máy, đảm bảo được lợi ích của công ty xây dựng Hồng Hà và làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước. 2.2Nhiệm vụ hoạt động của nhà máy Nhiệm vụ chính của nhà máy sản xuất gạch men Ceramic Hồng Hà là sản xuất và kinh doanh gạch lát phục vụ nhu cầu sử dụng gạch lát ở địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận như: Hải Dương, Hoà Bình, Hà Tây, Thanh Hoá... Tuy nhiên, với mục tiêu riêng của công ty là đẩy mạnh tiêu thụ, tăng doanh số bán để thu lợi nhuận trong đó đã cân nhắc đến mục tiêu khi thành lập thì nhiệm vụ kinh doanh của công ty cũng được mở rộng, công ty không bó hẹp phạm vi kinh doanh của mình trong thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận nữa, mà đã mạnh dạn mở rộng thị trường của mình ra toàn quốc và hướng ra thị trường xuất khẩu. Ceramic Hồng Hà đã xuất khẩu gạch sang một số nước như Irắc, Nga, Lào, Campuchia và sắp tới đây sẽ xuất khẩu gạch sang Mỹ. Hiện tại nhà máy đang tiến hành nghiên cứu nhu cầu thị trường tìm ra những nhu cầu mới, những sản phẩm có mẫu mã đẹp nhằm cải thiện danh mục sản phẩm của nhà máy và nâng cao vị thế của nhà máy trong ngành. 3.Cơ cấu bộ máy Giám đốc Phó giám đốc hctc Phó giám đốc kỹ thuật Phòng kinh doanh Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán tài chính Phòng thiết kế mẫu Phân xưởng sản xuất Phòng quản lý thiết bị Phòng kỹ thuật Giám đốc là người đứng đầu nhà máy, có quyền ra quyết định chỉ đạo toàn bộ hoạt động sản xuất và kinh doanh của nhà máy. Giám đốc phải chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc công ty xây dựng Hồng Hà. Trong quá trình ra quyết định giám đốc được trợ giúp của phó giám đốc kỹ thuật, phó giám đốc tổ chức hành chính và các phòng chức năng. Các phó giám đốc là những người tham mưu cho giám đốc, giúp giám đốc giải quyết những công việc thuộc phạm vi quyền hạn mà giám đốc giao cho. Chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được giao của mình: + Phó giám đốc tổ chức hành chính: Phụ trách theo dõi hoạt động của phòng tổ chức hành chính rồi báo cáo cho giám đốc. + Phó giám đốc kỹ thuật: chịu trách nhiệm hoàn toàn trước giám đốc về hiệu quả hoạt động của phân xưởng, phòng kỹ thuật và phòng quản lý thiết bị. Các phòng chức năng có nhiệm vụ tham mưu, giúp đỡ giám đốc trong phạm vi chuyên môn, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra nhiệm vụ chuyên môn đối với các đơn vị trong nhà máy đồng thời chịu trách nhiệm trước giám đốc nhà máy và trước pháp luật về nhiệm vụ của mình. Các phòng chức năng không có quyền ra mệnh lệnh cho các đơn vị trong nhà máy, toàn bộ những đề xuất của phòng phải thông qua giám đốc, giám đốc xem xét rồi biến chúng thành mệnh lệnh và truyền đạt xuống theo tuyến chỉ định. + Phòng kinh doanh: Phụ trách việc lập và theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của toàn bộ nhà máy. Phòng kinh doanh sẽ tổng hợp số liệu từ các bộ phận trực thuộc để báo cáo với giám đốc, giám đốc nắm được tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của nhà máy. + Phòng kế toán tài chính: phụ trách và theo dõi phần tài chính kế toán của nhà máy. Hàng tháng, hàng quý và cuối năm lập báo cáo quyết toán để gửi cho giám đốc và gửi về phòng tổ chức tài chính kế toán của công ty xây dựng Hồng Hà. + Phòng tổ chức hành chính: Phụ trách việc quản lý công tác tổ chức lao động, tiền lương ở nhà máy. Theo dõi và phụ trách công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, nâng cao trình độ kiến thức tay nghề cho đội ngũ cán bộ công nhân viên trong nhà máy. Đồng thời cũng đề xuất các biện pháp thi đua khen thưởng, kỷ luật, tổ chức các hội nghị toàn nhà máy để phổ biến nhiệm vụ, tham gia các công tác tư tưởng cho cán bộ công nhân viên…Phòng này phải báo cáo thường xuyên về tình hình hoạt động của mình và tình hình thực hiện các công việc trong trách nhiệm của phòng với phó giám đốc tổ chức hành chính. + Phòng thiết kế mẫu: bao gồm những kỹ sư trẻ nhiệt huyết được đào tạo chuyên sâu từ các trường xây dựng, kiến trúc và được gửi đi học ở nước ngoài chuyên làm nhiệm vụ thiết kế các mẫu gạch. + Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm chính trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, đồng thời đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng, giảm chi phí sản xuất để gửi đến phó giám đốc kỹ thuật trình giám đốc duyệt. + Phòng quản lý thiết bị: thay mặt doanh nghiệp để tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị thuộc vào tài sản cố định của nhà máy như dây chuyền máy móc, ô tô…chịu trách nhiệm về số lượng cũng như chất lượng của máy móc thiết bị. + Phân xưởng: Có tác dụng tiếp nhận và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh mà nhà máy giao cho. II. Các điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp 1. Điều kiện vi mô trong quá trình sản xuất kinh doanh Tháng 9 năm 1997, trên một mặt bằng là 30.000 m2, nhà máy gạch Ceramic Hồng Hà chính thức đi vào hoạt động với công suất 1,2 triệu m2/năm. Tổng số vốn đầu tư cho xây dựng nhà máy sản xuất gạch men Ceramic Hồng Hà là 55.791,15 triệu đồng trong đó : Vốn xây lắp : 9.607,3 Trđ; Thiết bị : 38.086,5 Trđ; Kiến thiết cơ bản khác : 8.097,7 Trđ. Đến nay dây chuyền thứ 2 đã đi vào hoạt động bắt đầu từ tháng 2/2004. Công suất của một dây chuyền sản xuất gạch Ceramic là 1-1,5triệu m2/năm, với suất đầu tư khoảng 35 - 40 tỷ đồng/1 dây chuyền. Tuy nhiên nâng công suất lên bằng việc đầu tư thêm dây chuyền thứ 2 thì chỉ phải đầu tư thêm khoảng 25 tỷđ. Mức công suất tăng lên là 2,5 triệu m2/năm, do đó nhà máy đã đạt lợi thế theo quy mô. Lợi thế này đạt được có thể do một số nguyên do sau: Mua vật tư với số lượng lớn hơn lên giá rẻ hơn; tận dụng được nguồn nguyên liệu, nguồn lực; tiết kiệm được nhân công, chẳng hạn như không phải tăng thêm nhân viên văn phòng... Ceramic Hồng Hà có một đội ngũ kỹ sư trẻ, nhiệt huyết được đào tạo cơ bản từ 2 quốc gia hàng đầu về ngành công nghiệp Ceramic-Italia và Tây Ba Nha. Nhà máy hiện có khoảng 250 cán bộ công nhân viên hoạt động trên nhiều lĩnh vực từ sản xuất tại phân xưởng đến các phòng ban, nhân viên bán hàng, nhân viên thị trường, nhân viên công trình với độ tuổi bình quân là 29 có trình độ theo tỷ lệ như sau: Đại học và sau đại học chiếm 14%, cao đẳng 10%, trung cấp 52% chủ yếu là công nhân kỹ thuật, và sơ cấp phải qua đào tạo chiếm 24%. Về cơ cấu giới tính: Việc sản xuất cũng như phân phối, tiêu thụ gạch là một công việc tương đối nặng nhọc. Xuất phát từ đặc điểm của ngành kinh doanh do đó có sự chênh lệch rất lớn về cơ cấu giới tính. Nhà máy chỉ có khoảng 25% là nữ và tập trung nhiều ở các phòng ban. Về dây chuyền công nghệ, Ceramic Hồng Hà đang sử dụng 2 dây chuyền thiết bị sản xuất đồng bộ do hãng Sacmi-Italy cung cấp. Hệ thống dây chuyền này kết hợp với loại men mầu nhập khẩu từ Tây Ban Nha và các loại nguyên liệu khác như đất sét, cao lanh, thạch anh…đã cho ra đời sản phẩm gạch men Ceramic Hồng Hà chất lượng tiêu chuẩn Châu Âu. Trong quá trình đưa sản phẩm đi tiêu thụ, thì phương tiện vận tải là một mắt xích không thể thiếu. Phương pháp chuyên chở góp một phần vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến giá của sản phẩm cũng như mục tiêu thị phần của công ty. Ceramic Hồng Hà đang dùng 2 phương pháp chuyên chở chính. Thứ nhất đó là sử dụng ô tô, hiện tại nhà máy đang có tổng cộng là 10 ô tô, 6 ô tô loại 5 tấn và 4 ôtô loại 2 tấn rưỡi. Phương pháp này thường chỉ dùng chuyên chở hàng cho khu vực thị trường phía Bắc. Một loại chuyên chở khác mà công ty cũng hay sử dụng đó là vận chuyển bằng đường thuỷ, phương pháp chuyên chở này chủ yếu là phục vụ cho việc xuất khẩu và vận chuyển hàng hoá vào Nam. Ngoài những thiết bị vật chất như trên công ty còn có 5 xe nâng hàng, các máy kiểm tra về độ cứng, độ mài mòn, độ phẳng, sai số về kích thước... Những máy này được đặt tại phòng kỹ thuật để xác minh lại các thông số mà các máy móc trong dây chuyền sản xuất đã thực hiện. Nhà máy hiện có 2 kho hàng, tuy nhiên đều ở Hà Nội để phục vụ cho thị trường chính khu vực phía Bắc của nhà máy. Trong đó 1 kho tại 105 Trường Chinh Hà Nội và 1 kho tại nhà máy xe lửa Gia Lâm-Hà Nội. Đồng thời Ceramic Hồng Hà có khoảng 26 văn phòng đại diện tại các tỉnh thành trong cả nước .Tuy nhiên những văn phòng đại diện này tập trung chủ yếu tại khu vực phía Bắc. 2. Điều kiện của môi trường vĩ mô có liên quan Trong hệ thống môi trường vĩ mô chi phối đến hoạt động kinh doanh của công ty thì môi trường kinh tế, công nghệ, chính trị luật pháp là những môi trường có ảnh hưởng sâu rộng nhất. Nó buộc doanh nghiệp phải luôn nắm bắt thông tin và phải gồng mình để thay đổi theo nếu như muốn kinh doanh thành công trên thương trường. 2.1 Môi trường công nghệ Sự xuất hiện của những phát minh mới hay sự tăng tốc của việc thay đổi công nghệ đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai của doanh nghiệp, nó đe doạ đến chỗ đứng sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường. Dây chuyền công nghệ sản xuất gạch Ceramic hiện đang thay đổi với tốc độ chóng mặt trên thế giới. Nó thể hiện qua việc xuất hiện các công nghệ mới như in Kerajet kỹ thuật số, công nghệ ép 2 lần Twinpress, máy ép mới có tên là Clock, rồi thiết bị lò nung con lăn tiết kiệm năng lượng… Công nghệ in kỹ thuật số Kerajet Sự xuất hiện của in Kerajet kỹ thuật số đang tạo ra cuộc cách mạng trong trang trí gạch men ở Tây Ban Nha, ý, Anh, Đức, Ba Lan và Cộng Hoà Séc. Tuy nhiên không ai có thể đảm bảo rằng trong một vài năm tới đây nó không thể tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp Ceramic của Việt Nam. Công nghệ sản xuất gạch men đã chuyển dần từng bước hoạt động thủ công dùng sức người là chính và tính lặp lại tương đối thấp tạo ra sự không đồng đều giữa các viên gạch sang một qui trình công nghệ tự động cao với chất lượng và mô tip trang trí điều khiển được theo ý muốn, qua đó đã cải thiện được tính chất cơ học, tạo được sản phẩm kích thước lớn, chất lượng bề mặt mang tính thẩm mỹ cao, chịu mài mòn và có độ bền tốt hơn. Kỹ thuật trang trí luôn là tiêu điểm của công tác ngiên cứu và phát triển trên thế giới. Ngay khi bắt đầu thế kỉ 21, hãng Ferro Aplication Systerms đã giới thiệu công nghệ in phun Kerajet dựa trên cơ sở máy in phun đi kèm loại màu đặc biệt dạng mực in và ngay sau đó đã được trao huy chương “Alfade oro award 2000” tại hội chợ Cevisama 2000. Điều đó đã cho thấy công nghệ mới này được cộng đồng gốm sứ đón nhận như thế nào. Công nghệ này ra đời có những ưu điểm như sau: + Trang trí cạnh liền cạnh với độ phân giải cao. + In được các mặt lồi lõm và các mẫu gạch cong. + Giảm đáng kể thời gian thiết kế phát triển mẫu mã. + Sản xuất có hiệu quả kinh tế ở cả những lô nhỏ (ở dạng mẫu thí nghiệm hoặc đơn hàng đặc biệt theo yêu cầu thị trường). + Không cần phim, lưới, hoá chất. + Giảm nhu cầu dự trữ. + Có thể thay đổi mẫu mã thường xuyên. + Công nghệ được điều khiển 100% bằng computer. Điều quan trọng là trong môi trường cạnh tranh cao, Kerajet có khả năng cung ứng tuỳ chọn cho sự sáng tạo hơn trong thiết kế và tính linh động cao hơn trong quá trình sản xuất. Mặc dù vẫn cần có thời gian cho đến k
Tài liệu liên quan