Việc gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) hơn hai năm qua đã mở ra trước mắt Việt Nam một viễn cảnh kinh tế mới với nhiều cơ hội phát triển cũng như không ít thách thức. Mà trong đó hoạt động ngoại thương có vai trò quan trọng trong việc quyết định vận mệnh của nền kinh tế nước nhà. Việt Nam đã và đang thực hiện các chính sách đẩy mạnh hoạt động ngoại thương mà chú trọng hơn cả là hoạt động xuất khẩu. Từ những tiềm lực sẵn có trong nước và một số nguyên liệu nhập khẩu, Việt Nam đang nỗ lực phấn đấu phát triển các mặt hàng nông - lâm - thủy sản.
93 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2045 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp Marketing nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản tại Công ty Cổ phần Thủy sản Sài Gòn (Seaprodex Saigon), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
1 Sự cần thiết của đề tài:
Việc gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) hơn hai năm qua đã mở ra trước mắt Việt Nam một viễn cảnh kinh tế mới với nhiều cơ hội phát triển cũng như không ít thách thức. Mà trong đó hoạt động ngoại thương có vai trò quan trọng trong việc quyết định vận mệnh của nền kinh tế nước nhà. Việt Nam đã và đang thực hiện các chính sách đẩy mạnh hoạt động ngoại thương mà chú trọng hơn cả là hoạt động xuất khẩu. Từ những tiềm lực sẵn có trong nước và một số nguyên liệu nhập khẩu, Việt Nam đang nỗ lực phấn đấu phát triển các mặt hàng nông - lâm - thủy sản.
Trong những năm vừa qua, các sản phẩm thủy hải sản của Việt Nam đã dần khẳng định được tên tuổi của mình trên thị trường trong nước và quốc tế. Xuất khẩu thủy sản đã đóng góp không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước qua từng năm, từng giai đoạn, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân.
Cùng với ngành thủy sản, trong những năm qua Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Thủy sản Sài Gòn (Seaprodex Saigon) trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu thủy sản đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Đó là nhờ vào vai trò của Marketing được lựa chọn đã thúc đẩy xuất khẩu phát triển qua các năm, thị trường xuất khẩu của công ty không ngừng được mở rộng.
Nhận thức được tầm quan trọng của xuất khẩu thuỷ sản đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc gia nên em đã chọn đề tài: “Một số giải pháp Marketing nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản tại Công ty Cổ phần Thủy sản Sài Gòn (Seaprodex Saigon)” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm củng cố, bổ sung và vận dụng những lý thuyết đã học vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong kinh doanh. Bài viết nhằm nghiên cứu, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh, điều kiện và năng lực kinh doanh để đề ra các giải pháp về Marketing nhằm nâng cao năng lực xuất khẩu tại công ty Seaprodex Saigon.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp được sử dụng để nghiên cứu đề tài này là: phương pháp biện chứng, phương pháp so sánh, tổng hợp, phân tích, so sánh, thống kê.
4. Phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu trong giai đoạn 2004-2008.
- Không gian nghiên cứu: nội bộ công ty Seaprodex Saigon.
- Giới hạn nghiên cứu: lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty khá rộng nhưng đề tài này chỉ nghiên cứu lĩnh vực xuất khẩu thủy sản của công ty, mà cụ thể là hoạt động Marketing xuất khẩu thủy sản.
5 Nội dung nghiên cứu của đề tài:
Kết cấu của bài luận văn như sau:
Chương 1: Khái quát hoạt động Marketing xuất khẩu và Công ty Seaprodex Saigon
Chương 2: Thực trạng áp dụng Marketing xuất khẩu tại Công ty Seaprodex Saigon
Chương 3: Một số giải pháp Marketing nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản tại Công ty Seaprodex Saigon.
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG MARKETING XUẤT KHẨU VÀ CÔNG TY SEAPRODEX SAIGON
1.1. Lý luận chung về hoạt động Marketing xuất khẩu:
Khái niệm về Marketing quốc tế:
“Marketing quốc tế là hoạt động Marketing sản phẩm, dịch vụ và thông tin vượt qua biên giới chính trị của một quốc gia. Do đó, nó cũng bao gồm đầy đủ các thành phần như Marketing nội địa. Đó là việc lập kế hoạch, thực hiện các chương trình truyền thông, phân phối, giá cả và dịch vụ sau hỗ trợ bán hàng cho các khách hàng cuối cùng của công ty.”
Gerald ALBAUM(1)
Nội dung Marketing quốc tế:
Phân tích thị trường và thị trường tiềm năng.
Lập kế hoạch và phát triển sản phẩm, dịch vụ mà khách hàng mong muốn.
Định giá bán sản phẩm nhằm thỏa mãn cả hai mục đích từ phía giá trị hữu dụng của người tiêu dùng và cả phía lợi nhuận mong muốn của nhà sản xuất.
Phân phối sản phẩm thông qua các kênh một cách thuận tiện cho khách hàng.
Thực hiện các chương trình chiêu thị sản phẩm, dịch vụ.
Thiết kế các dịch vụ hỗ trợ trực tiếp khách hàng trước và sau khi bán.
Các hình thức của Marketing quốc tế:
Marketing xuất khẩu (Export Marketing): Là hoạt động Marketing nhằm giúp các doanh nghiệp đưa hàng hóa xuất khẩu ra thị trường bên ngoài. Marketing xuất khẩu khác Marketing nội địa bởi vì nhân viên Marketing phải nghiên cứu nền kinh tế mới, kể cả chính trị, pháp luật, văn hóa -xã hội.
(1) Professor of Marketing at the University of Oregon and Senior Research Fellow at the IC2 Institute, the University of Texas at Austin.
Marketing tại nước sở tại (The Foreign Marketing): là hoạt động Marketing bên trong các quốc gia mà ở đó công ty của ta đã thâm nhập.
Marketing này không giống Marketing trong nước vì chúng ta phải đương đầu với một loại cạnh tranh mới, cách ứng xử của người tiêu thụ cũng khác, hệ thống phân phối, quảng cáo khuyến mãi khác và sự việc càng phức tạp hơn nữa vì mỗi quốc gia đều có môi trường Marketing khác nhau.
Marketing đa quốc gia (Multinational Marketing): Nhấn mạnh đến sự phối hợp và tương tác các hoạt động Marketing trong nhiều môi trường kinh doanh khác nhau. Nhân viên Marketing phải có những kế hoạch thật cụ thể và kiểm soát cẩn thận nó nhằm tối ưu hóa các chiến lược Marketing được vận dụng ở từng quốc gia riêng lẻ.
Marketing toàn cầu (Global Marketing): Là việc vận dụng cùng một chiến lược Marketing ở tất cả các thị trường trên phạm vi toàn cầu. Đặc điểm của Marketing toàn cầu là tiêu chuẩn hóa các chiến lược Marketing và vận dụng nó một cách đồng nhất cho tất cả các thị trường trên nguyên tắc bỏ qua những khác biệt. Thị trường toàn cầu chính là sự mở rộng thị trường nội địa về mặt địa lý.
Mục đích của Marketing toàn cầu là tận dụng các cơ hội sản xuất lớn để nâng cao khả năng cạnh tranh trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế và thị trường thế giới.
Khái niệm về Marketing xuất khẩu:
Là những hoạt động Marketing nhằm giúp cho doanh nghiệp xuất khẩu được sản phẩm hoặc dịch vụ của mình ra nước ngoài trên nhiều thị trường khác nhau. Marketing xuất khẩu xem mỗi thị trường là một tổng thể, vì vậy việc vận dụng các phối thức Marketing đều có sự khác biệt cho từng thị trường cụ thể mà doanh nghiệp muốn vươn tới.
Như vậy bản chất của Marketing xuất khẩu là việc duy trì sự phù hợp của các chiến lược Marketing hỗn hợp của công ty trên các thị trường xuất khẩu với những thay đổi bất thường của các yếu tố môi trường bên ngoài. Marketing xuất khẩu là một trong những hình thức của Marketing quốc tế.
Trong nền kinh tế hội nhập quốc tế như hiện nay thì Marketing xuất khẩu đóng vai trò rất quan trọng. Nó vừa là mục tiêu trước mắt và vừa là mục tiêu lâu dài cho việc phát triển và mở rộng kinh doanh của một doanh nghiệp.
Vai trò của Marketing xuất khẩu:
Giúp doanh nghiệp đánh giá, tìm ra các cơ hội tốt nhất trên thị trường thế giới
Giai đoạn thúc đẩy năng xuất khẩu: khi doanh nghiệp cảm nhận được lợi thế tiềm năng của sản phẩm khi xuất khẩu ra thị trường thế giới, khi thị trường trong nước cạnh tranh mạnh mẽ và nhu cầu bắt đầu giảm sút, doanh nghiệp buộc phải nghĩ đến việc phát triểm mở rộng nhu cầu ở những nước khác. Và khi đó doanh nghiệp phải tiếp cận hoạt động Marketing xuất khẩu để đánh giá tìm ra các cơ hội tốt nhất trên thị trường thế giới.
Giúp doanh nghiệp bù đắp được các chi phí trong quá trình nghiên cứu phát triển sản phẩm mới
Quá trình nghiên cứu cải tiến và phát triển một sản phẩm mới cần rất nhiều chi phí. Vì vậy một chiến lược sản phẩm mới trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay cần được xem xét với mức độ Marketing quốc tế để đánh giá được khả năng sinh lời từ việc tiêu thụ trên nhiều thị trường thế giới khác nhau, để bù đắp được các chi phí trong quá trình nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới.
Quy trình Marketing xuất khẩu:
Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp: Mục tiêu là để xác định công ty có đủ khả năng xuất khẩu hay không. Điều quan trọng là trong phân tích phải chú ý đến kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân, lĩnh vực được nhà nước khuyến khích để được hưởng ưu đãi của chính phủ, phải làm rõ mục tiêu lớn của xuất khẩu là hướng về thị trường mục tiêu, cơ cấu tổ chức sao cho phù hợp với khả năng tài chính, kỹ thuật và đội ngũ cán bộ
Phân tích, nhận biết những sản phẩm có thể xuất khẩu và những thuận lợi của sản phẩm trong nước.
Tìm kiếm, phân tích và xếp hạng các thị trường tiềm năng và triển vọng.
Phân tích tỉ mỉ để đưa ra quyết định lựa chon thị trường xuất khẩu.
Xây dựng kế hoạch Marketing.
Bảng 1.1 Kế hoạch Marketing
STT
MỤC LỤC
NỘI DUNG
I
Tóm tắt tổng quát
Giới thiệu những vấn đề chính của công ty, những vấn đề cần giải quyết về mặt Marketing
II
Nghiên cứu môi trường Marketing
Nghiên cứu môi trường kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hóa
III
Phân tích điểm mạnh yếu
Điểm mạnh, điểm yếu
IV
Mục tiêu
Doanh số, thị phần, lợi nhuận
V
Chiến lược Marketing
Đề ra các chiến lược để đạt mục tiêu
VI
Kế hoạch hoạt động
Các bước, khoảng thời gian, phương tiện
VII
Kết quả dự báo
Dự báo khối lượng, kết quả tài chính
Những điều cần lưu ý khi thực hiện Marketing xuất khẩu:
Trước khi quyết định xuất khẩu phải chọn cẩn thận sản phẩm và thị trường mục tiêu trên cơ sở nghiên cứu tại bàn.
Một khi đã chọn thị trường mục tiêu nào thì cần nghiên cứu sản phẩm vào thị trường đó trên cơ sở nghiên cứu tại hiện trường.
Những chuyến đi đầu tiên ra thị trường nước ngoài không nên bắt đầu vào mục tiêu kinh doanh ngay mà nên phục vụ cho chiến lược xâm nhập lâu dài.
Đánh giá tất cả những thông tin nhận được nhằm thảo ra kế hoạch và chiến lược Marketing với mục tiêu đạt được vị trí vững chắc, có hiệu quả.
Đảm bảo đám ứng những đòi hỏi của người mua trước khi nhận đơn đặt hàng và đảm bảo đúng thời gian giao hàng trong hợp đồng.
Nghiên cứu kỹ khách hàng để sản xuất sản phẩm đạt yêu cầu khi bán ra.
Thị trường thế giới là thị trường có phân khúc cao nên nhà xuất khẩu phải thuộc lòng khi nghiên cứu.
1.1.5. Nghiên cứu thị trường trong Marketing xuất khẩu:
1.1.5.1. Nghiên cứu thị trường xuất khẩu:
Nghiên cứu thị trường xuất khẩu là một quá trình thu thập tài liệu và các thông tin về thị trường, so sánh và phân tích các thông tin đó, rút ra kết luận về xu hướng biến động của thị trường thế giới trong từng ngành hàng, nhóm hàng tạo cơ sở để xây dựng các chiến lược Marketing của các doanh nghiệp.
Nghiên cứu thị trường xuất khẩu là một nghiệp vụ vô cùng quan trọng, nếu làm tốt nó cung cấp đầy đủ thông tin chính xác để giúp người làm Marketing đưa ra chiến lược phù hợp và hiệu quả cao. Ngược lại nó sẽ không sát với thực tế, dẫn đến hoạt động Marketing không hiệu quả và lãng phí.
Những nội dung chính của hoạt động nghiên cứu thị trường xuất khẩu:
Khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm ẩn của công ty
Đặc điểm nhân khẩu học của khách hàng: độ tuổi, thu nhập, trình độ…
Thói quen mua sắm của khách hàng.
Giá cả công ty đưa ra có đáp ứng mong đợi của khách hàng cũng như phù hợp với giá cả các mặt hàng khác hay không?
Hình ảnh của công ty trong nhận thức của khách hàng.
Sự so sánh của khách hàng giữa công ty với các đối thủ cạnh tranh ra sao?
Nghiên cứu thị trường thế giới phải giải quyết các vấn đề sau:
Xác định nước nào là thị trường triển vọng cho việc xuất khẩu với điều kiện thuận lợi nhất.
Xác định mức cạnh tranh trên thị trường hiện tại và tương lai, đặc điểm mạnh yếu của đối thủ cạnh tranh.
Áp dụng những phương thức mua bán cho phù hợp khi muốn thâm nhập vào thị trường đó. Sản phẩm muốn thâm nhập cần đạt những yêu cầu gì về chất lượng, tiêu chuẩn bao bì đóng gói…
Thu nhập thông tin chính xác, đầy đủ kịp thời về tình hình thị trường.
Tiến hành rút ra sự vận động của thị trường, dự báo được dung lượng của thị trường, mức biến động của giá cả, trên cơ sở đó xử lý các nguồn thông tin, đề ra các chiến lược Marketing.
1.1.5.2. Lựa chọn thị trường mục tiêu:
Gồm các bước sau:
Gạn lọc sơ khởi.
Phỏng ước thị trường tiềm năng:
D = P + M – X
Trong đó:
D: Nhu cầu hiện tại
P: Số lượng sản phẩm do quốc gia đó sản xuất
M: Khối lượng hàng nhập khẩu
X: Khối lượng hàng xuất khẩu
Tuyển chọn thị trường mục tiêu
Trong trường hợp phải so sánh các thị trường với nhau, chúng ta có thể dựa thêm trên các tiêu chí: dân số và tốc độ tăng dân số, thu nhập bình quân đầu người, tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng A để tiêu thụ, tiêu thụ mặt hàng A/ đầu người, số lượng đối thủ cạnh tranh trên thị trường, thuế suất và các loại chi phí khác, mức độ kiểm soát của Chính phủ đối với mặt hàng A, chi phí cho hoạt động chiêu thị,…
1.1.6. Chính sách Marketing hỗn hợp (Marketing - mix):
Marketing - mix là sự phối hợp các thành tố có thể kiểm soát được mà doanh nghiệp sử dụng để tác động vào thị trường mục tiêu nhằm đạt được các mục tiêu đã hoạch định.
Marketing - mix còn được gọi là chính sách 4 Ps do viết tắt bốn chữ đầu các thành tố: Sản phẩm (Product), giá cả ( Price), phân phối (Place), chiêu thị (Promotion) (Theo quan điểm của Giáo sư Jerome Mc Carthy đưa ra năm 1960). Tùy thuộc vào một hoàn cảnh cụ thể của thị trường mà các doanh nghiệp sẽ vận dụng và phối hợp các thành tố trên một cách linh hoạt để đáp ứng nhu cầu khách hàng ở thị trường đã xác định và khai thác tối đa cơ hội của thị trường.
1.1.6.1. Chính sách sản phẩm:
Sản phẩm trên thị trường thế giới là toàn bộ những loại hàng hóa, dịch vụ và ý tưởng được chào bán để thỏa mãn một nhu cầu vật chất hoặc tâm lý nào đó của người mua ở thị trường hải ngoại.
Chính sách sản phẩm trên thị trường thế giới là một tiến trình lựa chọn sản phẩm thích hợp nhất cho một thị trường hoặc một khu vực thị trường thế giới nhất định. Chính sách sản phẩm sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng loại hàng hóa riêng biệt và khách hàng.
Trong hoạt động Marketing-mix, chính sách sản phẩm có ý nghĩa sống còn quyết định đến các chính sách khác như: chính sách giá, chính sách phân phối và chính sách chiêu thị. Tầm quan trọng của chính sách sản phẩm được thể hiện ở chỗ:
Chính sách sản phẩm luôn chịu nhiều sức ép trong cạnh tranh
Chính sách sản phẩm phải thích ứng với các vấn đề kỹ thuật:
Sự thay đổi của khách hàng do xu hướng quốc tế hóa đời sống, sự thâm nhập của các thị hiếu tiêu dùng từ bên ngoài, do xu hướng khu vực hóa và toàn cầu hóa, do thu nhập tăng lên của dân cư.
Kỹ thuật do cuộc cách mạng khoa học công nghệ bùng nổ với vô số các phát minh, sang chế làm cho các sản phẩm hiện tại bị lạc hậu nhanh chóng, rút ngắn vòng đời sản phẩm.
Cạnh tranh giá cả ngày nay đã nhường chỗ cho cạnh tranh phi giá cả mà chủ yếu dựa vào chất lượng sản phẩm, mẫu mã, kiểu dáng.
Các chiến lược sản phẩm xuất khẩu:
Chiến lược tiêu chuẩn hóa sản phẩm:
Chiến lược tiêu chuẩn hóa sản phẩm biểu hiện ở việc bán ra thị trường thế giới những sản phẩm giống nhau hay đồng nhất về các yếu tố vật chất như: kích cỡ, màu sắc, bao bì, dịch vụ hỗ trợ…
Mức độ tiêu chuẩn hóa phụ thuộc vào đặc điểm sản phẩm, mức đồng nhất của nhu cầu trên thị trường, mức độ sẵn sang chấp nhận của người tiêu dùng và chính bản thân doanh nghiệp đó.
Điều kiện áp dụng chiến lược tiêu chuẩn hóa sản phẩm là sản phẩm phải đáp ứng được nhu cầu hay chức năng nào đó trên thị trường một số nước, phải “phù hợp” với các sản phẩm đã được du nhập vào thị trường và sản phẩm không quá lạc hậu với các sản phẩm cùng loại trong một thời điểm nhất định.
Lợi thế của chiến lược tiêu chuẩn hóa sản phẩm::
Có thể tiêu thụ được ngay sản phẩm trên thị trường thế giới mà không cần thay đổi mẫu mã.
Khai thác để kéo dài vòng đời của sản phẩm.
Có thể tiêu thụ được ngay số hàng tồn kho hiện có.
Không phải tốn chi phí cho hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm và chi phí đầu tư thiết bị máy móc mới và cho phép công ty có lợi thế lớn về sản xuất đại trà.
Tuy nhiên, khi thực hiện chiến lược này sẽ gặp những trở ngại sau:
Sức ép chi phí buộc nhà sản xuất đi theo khuynh hướng tiêu chuẩn hóa để tạo năng lực sản xuất quy mô lớn trong khi áp lực thị trường đòi hỏi phải theo đúng ý của khách hàng.
Những ràng buộc bên ngoài (hạn ngạch, thuế quan…) và ràng buộc bên trong (hợp đồng, giấy phép…) của doanh nghiệp có thể ngăn cản hoặc kìm hãm sự tiêu chuẩn hóa sản phẩm.
Chiến lược thích nghi hóa sản phẩm:
Chiến lược thích nghi hóa sản phẩm được thể hiện ở việc thay đổi một số đặc trưng của sản phẩm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng khác biệt nhau. Đó là những thay đổi trong cấu thành sản phẩm nhưng vẫn giữ nguyên chức năng công dụng của nó.
Những yêu cầu khách quan của chiến lược:
Để phù hợp với tập quán tiêu dùng, môi trường khí hậu, khả năng thanh toán của thị trường.
Để phù hợp với tập quán về cách thức đo lường và tính trọng lượng.
Để giảm thiểu cước phí vận chuyển và phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng về đường sá vận chuyển.
Để phù hợp với cách thức kiểm hóa và ưu đãi của hệ thống thuế quan đối với màu sắc, kích cỡ, tốc độ, xuất xứ hay nguyên vật liệu cấu thành phẩm.
Các hình thức thích nghi hóa sản phẩm:
Cải tiến về chất lượng sản phẩm: làm tăng độ tin cậy, độ bền, tốc độ, khẩu vị hoặc các tính năng khác của sản phẩm.
Cải tiến kiểu dáng: thay đổi màu sắc, bao bì, kết cấu sản phẩm.
Cải tiến về kỹ thuật: thay đổi tính năng, bổ sung thêm các giá trị sử dụng.
Bảng 1.2 Ví dụ về thích nghi hóa sản phẩm với môi trường
Yếu tố môi trường
Những thay đổi trong sản phẩm
Trình độ nhận thức của khách hàng thấp
Hướng dẫn dễ hiểu, sản phẩm đơn giản
Mức thu nhập thấp
Chuyên môn hóa sản phẩm, thay đổi giá
Rủi ro do lãi suất cao và lạm phát
Sử dụng nhiều phương pháp thanh toán khác nhau
Sử dụng trong những khu vực biệt lập
Nâng cao độ tin cậy của sản phẩm
Nguồn điện ở các địa phương khác nhau
Thay đổi kích thước, đặc tính sản phẩm cho phù hợp với dòng điện.
1.1.6.2. Chính sách giá:
Giá sản phẩm quốc tế là khoản ngoại tệ mà người nhập khẩu phải trả cho người xuất khẩu để sở hữu lượng hàng hóa tương ứng hoặc là khoản ngoại tệ mà người xuất khẩu thu về khi xuất lượng hàng tương ứng.
Trong Marketing-mix, giá cả là một yếu tố cơ bản, là một trong bốn biến số quan trọng mang lại thu nhập trong khi các biến số khác chỉ sinh ra đầu tư và chi phí. Biến số giá cũng gây ra những phản ứng tức thì hơn cả những biến số khác của Marketing-mix đối với người tiêu dùng cũng như đối với đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, giá cả có tác động mãnh mẽ đến doanh số, do đó giá ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Có thể nói giá là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp xuất khẩu.
Hình 1.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới việc định giá xuất khẩu
Các nhân tố nội tại
Khả năng sinh lời
Chi phí vận tải
Thuế quan
Thuế khác
Chi phí sản xuất
Chi phí kênh
Các nhân tố thị trường
Mức thu nhập
Cạnh tranh
Các nhân tố môi trường
Tỷ giá hối đoái
Tỷ lệ lạm phát
Kiểm soát giá cả
Các luật lệ
Các chiến lược định giá quốc tế
Định giá qua từng thị trường
Định giá thống nhất
Các phương pháp định giá xuất khẩu:
Định giá dự vào chi phí: phương pháp này hướng vào mục tiêu chi phí và lợi nhuận của công ty
G = Z + m
Trong đó
G: giá
Z: phí tổn một đơn vị sản phẩm
M: mức lời dự kiến
So với các phương pháp định giá khác thì phương pháp này đơn giản hơn nhiều nhưng không hợp lý vì nó bỏ qua yếu tố cầu và cạnh tranh trên thị trường.
Định giá theo người mua: công ty định giá dựa trên giá trị được cảm nhận của người mua về sản phẩm chứ không phải chi phí của người bán.
Công ty sử dụng lối định giá này phải thiết lập được giá trị nơi ý nghĩa của người mua trong sụ tương quan với những cống hiến cạnh tranh khác
Định giá dựa vào cạnh tranh: là định giá theo mức cạnh tranh hiện hành, không để ý đến chi phí và cầu trên thị trường.
Các chiến lược định giá xuất khẩu:
Định giá hớt váng sữa (Skimming pricing):
Đây là chính sách giá cao giúp nhà xuất khẩu đạt mức lời cao trong một thời gian nhất định. Định giá cao gây ấn tượng sản phẩm có chất lượng tốt.
Điều kiện để áp dụng chính sách này là: đường cầu không co giãn theo giá, các sản phẩm phải độc đáo mới lạ.
Định giá thâm nhập (Penetration pricing):
Đây là cách định giá thấp hơn giá phổ biến trên thị trường thế giới nhằm để mở rộng thị phần. Công ty sẽ thu lợi nhuận qua việc chiếm ưu thế trên thị trường và trong những trường hợp nhất định người ta có thể xác định giá thấp hơn chi phí.
Điều kiện áp dụng: chi phí sản xuất và phân phối cho mỗi đơn vị sản phẩm sẽ giảm xuống khi số lượng sản phẩm tăng lên, thị trường phải nhạy bén với giá cả và công ty phải c