Hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội, vừa là thách thức cho tất cả các doanh nghiệp của Việt Nam nói chung và các ngân hàng Thương mại nói riêng. Để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh quốc tế, ngoài việc phải có một chiến lược kinh doanh đúng đắn, nguồn tài chính đủ mạnh, nền công nghệ tiên tiến, thì việc tạo ra một đội ngũ cán bộ nhân viên vừa giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, vừa có đạo đức nghề nghiệp là một yêu cầu bức thiết đối với mọi doanh nghiệp Việt Nam nói chung và cả hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêng.
63 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1331 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng cho chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sài Gòn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu ................................................................................................1
CHƯƠNG 1: VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG VÀ CÁN BỘ TÍN
DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM ................5
1.1 Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của NHTM ..................................5
1.2 Vai trò của tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM.
. ..................................................................................................................7
1.3 Vai trò quan trọng của CBTD trong hoạt động kinh doanh
của NHTM ................................................................................................13
1.4 Ảnh hưởng của chất lượng cán bộ tín dụng tới chất lượng tín
dụng của một chi nhánh NHTM ................................................................15
1.4.1 Năng lực chuyên môn của cán bộ tín dụng . .....................................15
1.4.2. Đạo đức nghề nghiệp của CBTD ảnh hưởng tới chất lượng
tín dụng của một NHTM ...........................................................................17
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ TÍN
DỤNG CỦA CHI NHÁNH NHNo & PTNT SÀI GÒN ..........................20
2.1. Giới thiệu khái quát về chi nhánh NHNo & PTNT Sài Gòn ..............20
2.2. Thực trạng chất lượng cán bộ tín dụng của chi nhánh ngân
hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sài Gòn ................................ 22
2.2.1.Những đóng góp của cán bộ tín dụng cho hoạt động kinh
doanh của Chi nhánh NHNo & PTNT Sài Gòn..........................................22
2.2.2. Những hạn chế về chất lượng tín dụng của cán bộ tín dụng
của Chi nhánh NHNo & PTNT Sài Gòn ...................................................27
2.2.2.1. Hạn chế về năng lực chuyên môn ................................................27
2.2.2.2. Hạn chế về đạo đức nghề nghiệp ................................................29
2.2.3.Những nguyên nhân làm hạn chế chất lượng của cán bộ tín
dụng. ..........................................................................................................30
2.2.3.1.Nguyên nhân khách quan. ..............................................................31
2.2.3.2.Nguyên nhân chủ quan .................................................................31
2
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG CÁN BỘ TÍN DỤNG CHO CHI NHÁNH NHNo &
PTNT SÀI GÒN .........................................................................................34
3.1. Mục tiêu phát triển của chi nhánh NHNo&PTNT Sài Gòn
đến năm 2008.............................................................................................34
3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng cho
chi nhánh NHNo&PTNT Sài Gòn . ............................................................35
3.2.1. Các giải pháp liên quan đến tuyển dụng, bố trí và sử dụng
CBTD .........................................................................................................36
3.2.1.1. Giải pháp tuyển dụng ...................................................................36
3.2.1.2. Giải pháp bố trí và sử dụng ..........................................................38
3.2.2. Giải pháp đào tạo huấn luyện .........................................................40
3.2.3. Các giải pháp khuyến khích nhân viên ..........................................42
3.2.3.1.Cải tiến vịêc chi trả lương .............................................................42
3.2.3.2. Khuyến khích và trách nhiệmbằng lợi ích vật chất. ......................43
3.2.3.3. Có chính sách nâng cao phúc lợi tập thể .......................................43
3.3. Một số kiến nghị. ...............................................................................44
KẾT LUẬN ...............................................................................................46
Tài liệu tham khảo. ....................................................................................48
Phụ lục 1: Phiếu khảo sát cán bộ tín dụng . ...............................................49
Phục lục 2: Tiêu chuẩn viên chức tín dụng . ..............................................53
Phụ lục 3: Tiêu chuẩn đạo đức lối sống của cán bộ , công chức,
viên chức ngành ngân hàng . .....................................................................59
Phụ lục 4 : Kết qủa khảo sát cán bộ tín dụng ............................................61
Phụ lục 5 : Cơ cấu cán bộ tín dụng của chi nhánh .....................................66
3
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội, vừa là thách thức cho tất cả các
doanh nghiệp của Việt Nam nói chung và các ngân hàng Thương mại nói
riêng. Để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh quốc tế, ngoài
việc phải có một chiến lược kinh doanh đúng đắn, nguồn tài chính đủ mạnh,
nền công nghệ tiên tiến, thì việc tạo ra một đội ngũ cán bộ nhân viên vừa
giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, vừa có đạo đức nghề nghiệp là một yêu cầu
bức thiết đối với mọi doanh nghiệp Việt Nam nói chung và cả hệ thống ngân
hàng thương mại Việt Nam nói riêng.
Trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, theo Giáo
sư kinh tế học và tài chính Peter S.Rose – Trường đại học Yale của Mỹ (trong
cuốn Quản trị ngân hàng thương mại): ngân hàng cũng như các lĩnh vực kinh
tế khác đã có nhiều thay đổi lớn lao, nhưng có một điều không bao giờ thay
đổi đó là ngành dịch vụ với các sản phẩm vô hình và khó có thể phân biệt
được sự khác nhau về sản phẩm giữa các ngân hàng. Tuy nhiên, tính chính
xác, độ thân thiện và chất lượng của dịch vụ giữa các ngân hàng không phải
bao giờ cũng giống nhau trên các thị trường. Chính sự khác biệt mang đậm
dấu ấn con người đó đã tác động đến quyết định của công chúng khi chọn
ngân hàng để giao dịch. Theo Giáo sư, người ta thường nói hoạt động ngân
hàng đòi hỏi đồng thời cả hai yếu tố trình độ công nghệ và kỹ năng của con
người, song con người là yếu tố quyết định. Vì suy cho cùng, công nghệ chỉ
đạt được kết quả thông qua con người.
Xét về vai trò của nghiệp vụ tín dụng, cùng với sự phát triển của các hệ
thống ngân hàng, các nghiệp vụ kinh doanh của các ngân hàng thương mại ở
Việt Nam nói chung và chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Sài Gòn nói riêng ngày càng phong phú và đa dạng, nhưng mang lại
nguồn thu nhập chủ yếu cho các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay
là hoạt động tín dụng (đã có những chi nhánh ngân hàng thu từ hoạt động tín
dụng chiếm trên 90% tổng thu nhập). Do vậy, nghiệp vụ tín dụng là một trong
những nghiệp vụ rất quan trọng mà tất cả các ngân hàng đều phải quan tâm.
4
Đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam và chi nhánh ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, sau khi Ngân hàng Nhà Nước ban hành
quyết định số 127/2005/ QĐ-NHNN ngày 03 tháng 02 năm 2005 “Về việc sửa
đổi, bổ sung một số điều về quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với
khách hàng ban hành theo quyết định số 1627/ 2001/ QĐ-NHNN ngày 31
tháng 12 năm 2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước” và quyết định số
493/ 2005/ QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005 “về việc phân loại nợ, trích
lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng
của tổ chức tín dụng” theo thông lệ quốc tế, thì dư nợ quá hạn của các ngân
hàng thương mại nói chung, của chi nhánh NHNo&PTNT Sài Gòn đã tăng lên
khá cao. Vì vậy, việc nghiên cứu để đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng
cán bộ tín dụng góp phần nâng cao chất lượng tín dụng của NHNo&PTNT Sài
Gòn để chi nhánh có điều kiện phát triển một cách ổn định, bền vững và từng
bước tiệm cận với thông lệ quốc tế càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Đây chính là lý do để chúng tôi quyết định chọn đề tài:“Một số giải pháp
nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng cho chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn Sài Gòn”, làm đề tài nghiên cứu của bản luận văn.
2. Mục đích nghiên cứu
- Làm sáng tỏ vai trò của hoạt động tín dụng và của cán bộ tín dụng
trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại; ảnh hưởng của chất
lượng cán bộ tín dụng tới chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại.
- Vận dụng các lý thuyết đã tổng kết và kết quả phân tích thực trạng
chất lượng cán bộ tín dụng của chi nhánh NHNo & PTNT Sài Gòn, đề ra một
số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng cho chi nhánh.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là chất lượng cán bộ tín dụng ngân hàng.
Phạm vi nghiên cứu là chất lượng cán bộ tín dụng của chi nhánh NHNo
& PTNT Sài Gòn đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế đang diễn ra.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phục vụ cho hoạt động nghiên cứu chúng tôi sử dụng tổng hợp nhiều
phương pháp: duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, suy luận lô gíc, phân tích,
tổng hợp, thống kê, điều tra khảo sát thực tế.
5
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Đặt cơ sở lý thuyết về đánh giá chất lượng cán bộ tín dụng ngân hàng.
- Góp phần cùng chi nhánh NHNo & PTNT Sài Gòn tìm ra các giải
pháp nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng của chi nhánh.
- Là nguồn tư liệu để các bạn đọc và các nhà hoạch định chính sách
phát triển nguồn nhân lực cho các ngân hàng tham khảo.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
được kết cấu làm ba chương:
Chương 1: Vai trò của tín dụng và cán bộ tín dụng trong hoạt động kinh
doanh của ngân hàng thương mại;
Chương 2: Thực trạng chất lượng cán bộ tín dụng của chi nhánh ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sài Gòn;
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng cho
chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sài Gòn.
6
CHƯƠNG 1
VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG VÀ CÁN BỘ TÍN DỤNG TRONG
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trong
lĩnh vực tiền tệ với các nghiệp vụ: huy động vốn, tín dụng, dịch vụ thanh
toán, ngân quĩ và các hoạt động khác.
1.1.1 Nghiệp vụ huy động vốn
Được thực hiện dưới các hình thức:
- Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác;
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy
động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo qui định của
Ngân hàng Nhà nước;
- Vay vốn giữa các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng nước
ngoài;
- Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp
vốn.
1.1.2 Nghiệp vụ tín dụng
Bao gồm các hoạt động cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân dưới hình
thức: cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho
thuê tài chính và các hình thức khác theo qui định của Ngân hàng Nhà nước.
1.1.3 Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
Bao gồm các nghiệp vụ:
7
- Mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và duy trì tại đó số dư
bình quân không thấp hơn mức dự trữ bắt buộc do Ngân hàng Nhà nước qui
định; hoặc tại các tổ chức tín dụng khác;
- Mở tài khoản cho khách hàng trong nước và nước ngoài (khách hàng
được chọn một ngân hàng để mở tài khoản giao dịch chính);
- Cung ứng các phương tiện thanh toán;
- Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng;
- Thực hiện thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nước cho
phép;
- Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ;
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác do Ngân hàng Nhà nước qui
định;
- Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng;
- Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán
liên ngân hàng trong nước; hệ thống thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng
Nhà nước cho phép.
1.1.4 Các hoạt động khác
Ngoài các nghiệp vụ chủ yếu trên, các ngân hàng thương mại còn thực
hiện các hoạt động sau đây:
- Dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của doanh
nghiệp và của các tổ chức tín dụng khác theo qui định của pháp luật;
8
- Tham gia thị trường tiền tệ do Ngân hàng Nhà nước tổ chức, bao gồm:
thị trường đấu giá tín phiếu kho bạc, thị trường nội và ngoại tệ liên ngân
hàng, thị trường giấy tờ có giá khác theo qui định của Ngân hàng Nhà nước;
- Kinh doanh ngoại hối và vàng trên thị trường trong nước và thị trường
quốc tế khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép;
- Ủy thác, nhận ủy thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến
hoạt động ngân hàng, kể cả quản lý tài sản, vốn đầu tư của tổ chức, cá nhân
theo hợp đồng;
- Lập công ty độc lập để kinh doanh bảo hiểm theo qui định của pháp
luật;
- Cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính, tiền tệ cho khách hàng;
- Cung ứng dịch vụ bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ
két, cầm đồ và các dịch vụ khác theo qui định của pháp luật.
1.2 Vai trò của tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng
thương mại
Nghiệp vụ tín dụng là một trong những nghiệp vụ quan trọng nhất trong
hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại, vì các lý do sau đây:
Thứ nhất, nghiệp vụ tín dụng góp phần tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu
của các ngân hàng thương mại. Theo đánh giá của George H. Hempel và
Donald O. Simonson người Mỹ (trong cuốn Quản trị ngân hàng) thì tại Mỹ
tiền lãi và các khoản phí của các khoản vay chiếm trên hai phần ba thu nhập
từ các hoạt động của ngân hàng.
9
NHNo & PTNT Việt Nam là một ngân hàng kinh doanh đa năng và
hiện tại hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động mang lại nguồn thu nhập chủ
yếu (chiếm trên 80% nguồn thu nhập của NHNo & PTNT Việt Nam). Tổng
dư nợ vốn tín dụng chiếm trên 80% tổng nguồn vốn, nghĩa là nguồn vốn huy
động chủ yếu được sử dụng kinh doanh thông qua kênh tín dụng (bảng 1).
Bảng 1: Một số chỉ tiêu chủ yếu về hoạt động kinh doanh
của NHNo & PTNT Việt Nam
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004
1. Tổng nguồn vốn huy động Tỉ VNĐ 97.233 136.746 166.516
2. Tổng dư nợ tín dụng (TD) Tỉ VNĐ 80.392 114.222 142.294
3. Tổng dư nợ/ tổng nguồn vốn HĐ % 82,68 83,59 85,45
3. Chênh lệch thu nhập - chi phí Tỉ VNĐ 3.562 4.810 6.248
4. Thu từ hoạt động TD Tỉ VNĐ 2.935 4.014 5.292
5. Thu từ dịch vụ ngoài TD Tỉ VNĐ 627 786 956
6.Thu từ hoạt động TD/ tổng thu % 82,40 83,45 84,70
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Việt Nam
các năm 2002, 2003, 2004)
Đối với các chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam khu vực miền Nam (các tỉnh
từ Ninh Thuận đến Cà Mau) tổng hợp tình hình huy động vốn, cấp tín dụng và
thu nhập từ hoạt động tín dụng được thể hiện như sau (bảng 2).
10
Bảng 2: Tổng hợp một số chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu của các chi nhánh
NHNo&PTNTVN khu vực miền Nam
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004
1. Tổng nguồn vốn huy động Tỉ VNĐ 26.329 36.556 50.847
2. Tổng dư nợ tín dụng (TD) Tỉ VNĐ 35.429 49.094 63.605
3. Tổng dư nợ/ tổng nguồn vốn HĐ % 134,56 134,30 124,85
3. Chênh lệch thu nhập - chi phí Tỉ VNĐ 67 322 461
4. Thu từ hoạt động TD Tỉ VNĐ 64,32 306 415
5. Thu từ dịch vụ ngoài TD Tỉ VNĐ 2,68 16 46
6.Thu từ hoạt động TD/ tổng thu % 96 95 90
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của các chi nhánh
NHNo & PTNT khu vực miền Nam các năm 2002, 2003, 2004)
Kết quả trên bảng 2 cho thấy, nguồn vốn huy động của các chi nhánh
ngân hàng NHNo&PTNT Việt Nam ở khu vực miền Nam không đủ cung ứng
cho hoạt động tín dụng. Thu từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng trên 90%
tổng nhập của các chi nhánh trong khu vực.
Đối với các ngân hàng thương mại kinh doanh trên địa bàn thành phố
Hồ Chí Minh, tỷ lệ thu từ hoạt động tín dụng trong những năm gần đây có xu
hướng giảm, song vẫn chiếm tỉ trọng cao chứng tỏ nguồn thu từ hoạt động tín
dụng vẫn là chủ yếu (bảng 3).
11
Bảng 3: Tổng hợp một số chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu
của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004
1. Tổng nguồn vốn huy động Tỉ VNĐ 85.996 116.470 150.338
2. Tổng dư nợ tín dụng (TD) Tỉ VNĐ 74.243 100.886 136.624
3.Tổng dư nợ/ tổng nguồn vốn HĐ % 86,33 86,62 90,88
3. Chênh lệch thu nhập - chi phí Tỉ VNĐ 1.214 1.607 2.555
4. Thu từ hoạt động TD Tỉ VNĐ 971 913 1789
5. Thu từ dịch vụ ngoài TD Tỉ VNĐ 243 694 766
6.Thu từ hoạt động TD/ tổng thu % 80,0 56,8 70,0
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của các ngân hàng
thương mại trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh các năm 2002, 2003, 2004)
Từ những số liệu nêu trên đã chứng minh rằng, tín dụng đóng một vai
trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ một ngân hàng
thương mại nào. Nguồn vốn huy động của các ngân hàng thương mại được sử
dụng kinh doanh phần lớn thông qua nghiệp vụ tín dụng. Đây là kênh tạo ra
nguồn thu nhập chủ yếu của mọi ngân hàng thương mại không chỉ ở những
nước có nền kinh tế thị trường phát triển như Mỹ, mà ngay cả những nước
mới chuyển sang nền kinh tế thị trường như ở Việt Nam.
Thứ hai, hoạt động tín dụng có ảnh hưởng trực tiếp tới sự an toàn, tính
ổn định và sự phát triển bền vững của ngân hàng thương mại.
12
Thực tế từ nhiều năm trước cho thấy rằng sự khủng hoảng của một loạt
các ngân hàng thương mại và quỹ tín dụng nhân dân cũng đều bắt nguồn từ
sự đổ vỡ hoạt động tín dụng. Hệ thống ngân hàng Công thương Việt Nam qua
việc cấp tín dụng cho các công ty của Minh Phụng và EPCO đã làm thất thoát
vốn hàng ngàn tỷ đồng. Hệ quả là, từ một hệ thống ngân hàng rất mạnh trở
thành những ngân hàng khó khăn về tài chính trong những năm qua. Trong
khi đó, hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đầu tư phát triển và ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam luôn ổn định và phát triển
chủ yếu là do hoạt động kinh doanh tín dụng của các n