Đề tài Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại Ngân hàng Công thương Hoàn kiếm

Trong thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ, cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất, sự phân công lao động ngày càng sâu, thì quan hệ hàng hoá - tiền tệ cúng được hình thành và bước đầu phát triển. Tiền tệ ngày càng thể hiện đầy đủ hơn chức năng và vai trò của mình. Đây chính là điều kiện tiền đề làm nảy sinh quan hệ tín dụng. Thật vậy, song song với sự phân công lao động là sự phân chia về thu nhập trong xã hội. Giờ đây, của cải vật chất không còn chia đều cho mỗi thành viên trong công xã như trước mà có xu hướng : -Tập trung giá trị vật chất và tiền tệ vào thay một số ít người nắm giữ tư liệu sản xuất. -Sự bần cùng thiếu thốn thường xuyên về vật phẩm tiêu dùng tư liệu lao động của đại bộ phận các gia đình khác. Trong xã hội lúc này xuất hiện sự phân chia giai cấp : kẻ giầu – người nghèo. Với thực trạng đó, để có tiền đóng thuế, nộp tô, chi tiêu cho sinh hoạt, những người nghèo chẳng còn cách nào khác là phải vay mượn ở những người giầu bằng tiền hoặc hiện vật. Chính giai đoạn này, quan hệ tín dụng ra đời. Quan hệ tín dụng giai đoạn này là tín dụng nặng lãi và đã phát triển từ chế độ chiếm hữu nô lệ sang chế độ phong kiến. Trong suốt chiều dài lịch sử, với hoàn cảnh kinh tế – xã hội khó khăn, đời sốgn những người sản xuất nhỏ phải gánh chịu nhiều rủi ro và đứng trước yêu cầu bức thiết của con nợ thì các chủ nợ không dại gì mà không nâng lãi suất lên cao nhất. Có thể nói, nền sản xuất nhỏ là mảnh đất tốt để tín dụng nặng lãi tồn tại và phát triển. Mặt khác, với lãi suất cho vay là rất cao nên người đi vay chỉ giảm sử dụng vào mục tiêu phi sản xuất. Cho đến khi chủ nghĩa tư bản ra đời, quá trình tái sản xuất giản đơn với quy mô nhỏ hẹp được thay thế dần bằng quá trình tái sản xuất mở rộng với quy mô lớn mạnh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Với thực tại khách quan đó, các nhà tư bản rất cần bổ sung thêm vốn nhưng họ không thể sử dụng tiền vay nặng lãi để đáp ứng. Trong giai đoạn đầu do chưa đủ sức để thủ tiêu ngay tín dụng nặng lãi nên họ đã phải nhờ Nhà nước can thiệp bằng luật pháp và nhờ giáo hội tuyên truyền thuyết phục các tổ chức kinh doanh nặng lãi giảme lãi suất. Tuy nhiên, những biện pháp này không đạt hiệu quả. Do đó, khi giai cấp tư sản đã phát triển đủ sức họ đã tự góp vốn lại và cho nhau vay với lãi suất vừa phải. Nói cách khác, họ đã thiết lập quan hệ tín dụng cho riêng mình và tước đoạt vai trò độc quyền tín dụng của những tên cho vay nặng lãi. Đây cũng là thời điểm mở đầu cho chặng đường phát triển mới ngày càng lớn mạnh của hệ thống tín dụng phục vụ đắc lực cho quá trình tiến bộ xã hội

doc73 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1061 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại Ngân hàng Công thương Hoàn kiếm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu liên quan