Đề tài Một số giải pháp nâng cao giá trị chè xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu chè tại Công ty Xuất nhập khẩu Lạng Sơn

Ở Việt Nam luôn tồn tại một nền văn hoá trà thanh lịch và toả hương. Người Việt không uống trà nhiều, uống đặc và liên tục vì quan niệm trà là một triết học về sự tế nhị, thanh tao, sự suy ngẫm và đầu óc tỉnh táo, là sự giao hoà với thiên nhiên, sự ứng xử với thời gian, sự tiếp cận đầy nhân tính với không gian, với môi trường và con người. Với người dân Châu á, uống trà được nâng thành thứ nghệ thuật thưởng thức sành điệu mang đậm chất thơ và màu sắc tôn giáo. Việt Nam có cách uống trà riêng, có thể gọi là trà phong (phong cách uống trà). Nghệ thuật uống trà biểu hiện phong phú những khía cạnh văn hoá ứng xử của người Việt Nam. Người ta có thể uống trà một cách im lặng, khi sự im lặng chứa chất nhiều điều, người ta có thể xét đoán tâm lý của người đối diện lúc dùng trà và khi trở thành một cái thú thì không thể quên nó. Trà đồng nghĩa với sự sảng khoái, tỉnh táo, tĩnh tâm để mưu điều thiện, tránh điều ác. Do xu hướng dùng chè tăng nên nhu cầu về mặt hàng này trên thế giới cũng tăng nhanh. Trong nền kinh tế thị trường, những năm gần đây sự cạnh tranh gay gắt diễn ra không chỉ giữa các nước xuất khẩu chè mà còn xảy ra giữa các doanh nghiệp có chè xuất khẩu tại Việt Nam. Khó khăn chưa dừng lại ở đó, ngành chè nước nhà nhiều năm nay vẫn phải đối mặt với vấn đề chất lượng. Giá chè xuất khẩu của Việt Nam thường chỉ bằng 65 – 70% giá chè xuất khẩu của nhiều nước. Mặt khác, như ta đã biết trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, minh chứng là việc Việt Nam gia nhập tổ chức WTO thì cơ hội đã có đồng nghĩa với vượt khó để đưa chè Việt ra thế giới. Qua thời gian thực tập tại Công ty Xuất nhập khẩu Lạng Sơn, tôi đã chọn đề tài báo cáo thu hoạch thực tập là: “Một số giải pháp nâng cao giá trị chè xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu chè tại Công ty Xuất nhập khẩu Lạng Sơn”. Đối tượng nghiên cứu của bài báo cáo thực tập là thực trạng giá chè xuất khẩu và thị trường xuất khẩu chè của công ty XNK Lạng Sơn. Mục đích nghiên cứu tìm ra một số giải pháp nâng cao giá trị chè và mở rộng thị trường xuất khẩu chè tại Công ty XNK Lạng Sơn. Nhiệm vụ nghiên cứu là thu thập các số liệu về thực trạng giá chè của nước ta so với một số nước xuất khẩu chè, thực trạng xuất khẩu chè của Công ty Xuất nhập khẩu Lạng Sơn qua đó đưa ra một số giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu chè tại công ty này. Bố cục của bài báo cáo gồm 3 chương sau đây: Chương I: Khái quát chung về Công ty Xuất nhập khẩu Lạng Sơn. Chương II: Tình hình giá chè xuất khẩu và các thị trường xuất khẩu chè của công ty Xuất nhập khẩu Lạng Sơn. Chương III: Định hướng – mục tiêu và một số giải pháp nâng cao giá chè xuất khẩu và mở rộng thị trường tại Công ty Xuất nhập khẩu Lạng Sơn. Trong quá trình thực tập tại công ty Xuất nhập khẩu Lạng Sơn, với sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Văn Minh và các cán bộ phòng Kế toán, phòng Xuất nhập khẩu trong công ty, tôi đã hoàn thành chuyên đề thực tập báo cáo tốt nghiệp này. Do thời gian có hạn và trình độ còn hạn chế, bài viết này không tránh khỏi ít nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ phía các thầy cô và bạn bè để bài viết hoàn chỉnh hơn.

doc41 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1356 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao giá trị chè xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu chè tại Công ty Xuất nhập khẩu Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Ở Việt Nam luôn tồn tại một nền văn hoá trà thanh lịch và toả hương. Người Việt không uống trà nhiều, uống đặc và liên tục vì quan niệm trà là một triết học về sự tế nhị, thanh tao, sự suy ngẫm và đầu óc tỉnh táo, là sự giao hoà với thiên nhiên, sự ứng xử với thời gian, sự tiếp cận đầy nhân tính với không gian, với môi trường và con người. Với người dân Châu á, uống trà được nâng thành thứ nghệ thuật thưởng thức sành điệu mang đậm chất thơ và màu sắc tôn giáo. Việt Nam có cách uống trà riêng, có thể gọi là trà phong (phong cách uống trà). Nghệ thuật uống trà biểu hiện phong phú những khía cạnh văn hoá ứng xử của người Việt Nam. Người ta có thể uống trà một cách im lặng, khi sự im lặng chứa chất nhiều điều, người ta có thể xét đoán tâm lý của người đối diện lúc dùng trà và khi trở thành một cái thú thì không thể quên nó. Trà đồng nghĩa với sự sảng khoái, tỉnh táo, tĩnh tâm để mưu điều thiện, tránh điều ác. Do xu hướng dùng chè tăng nên nhu cầu về mặt hàng này trên thế giới cũng tăng nhanh. Trong nền kinh tế thị trường, những năm gần đây sự cạnh tranh gay gắt diễn ra không chỉ giữa các nước xuất khẩu chè mà còn xảy ra giữa các doanh nghiệp có chè xuất khẩu tại Việt Nam. Khó khăn chưa dừng lại ở đó, ngành chè nước nhà nhiều năm nay vẫn phải đối mặt với vấn đề chất lượng. Giá chè xuất khẩu của Việt Nam thường chỉ bằng 65 – 70% giá chè xuất khẩu của nhiều nước. Mặt khác, như ta đã biết trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, minh chứng là việc Việt Nam gia nhập tổ chức WTO thì cơ hội đã có đồng nghĩa với vượt khó để đưa chè Việt ra thế giới. Qua thời gian thực tập tại Công ty Xuất nhập khẩu Lạng Sơn, tôi đã chọn đề tài báo cáo thu hoạch thực tập là: “Một số giải pháp nâng cao giá trị chè xuất khẩu và mở rộng thị trường xuất khẩu chè tại Công ty Xuất nhập khẩu Lạng Sơn”. Đối tượng nghiên cứu của bài báo cáo thực tập là thực trạng giá chè xuất khẩu và thị trường xuất khẩu chè của công ty XNK Lạng Sơn. Mục đích nghiên cứu tìm ra một số giải pháp nâng cao giá trị chè và mở rộng thị trường xuất khẩu chè tại Công ty XNK Lạng Sơn. Nhiệm vụ nghiên cứu là thu thập các số liệu về thực trạng giá chè của nước ta so với một số nước xuất khẩu chè, thực trạng xuất khẩu chè của Công ty Xuất nhập khẩu Lạng Sơn qua đó đưa ra một số giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu chè tại công ty này. Bố cục của bài báo cáo gồm 3 chương sau đây: Chương I: Khái quát chung về Công ty Xuất nhập khẩu Lạng Sơn. Chương II: Tình hình giá chè xuất khẩu và các thị trường xuất khẩu chè của công ty Xuất nhập khẩu Lạng Sơn. Chương III: Định hướng – mục tiêu và một số giải pháp nâng cao giá chè xuất khẩu và mở rộng thị trường tại Công ty Xuất nhập khẩu Lạng Sơn. Trong quá trình thực tập tại công ty Xuất nhập khẩu Lạng Sơn, với sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Văn Minh và các cán bộ phòng Kế toán, phòng Xuất nhập khẩu trong công ty, tôi đã hoàn thành chuyên đề thực tập báo cáo tốt nghiệp này. Do thời gian có hạn và trình độ còn hạn chế, bài viết này không tránh khỏi ít nhiều thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ phía các thầy cô và bạn bè để bài viết hoàn chỉnh hơn. CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU LẠNG SƠN I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU LẠNG SƠN. 1. Lịch sử hình thành Công ty Xuất nhập khẩu Lạng Sơn. Công ty Xuất nhập khẩu Lạng Sơn được thành lập theo quyết định số 400/QĐ - UB ngày 11 tháng 4 năm 2000 có số đăng ký kinh doanh là 112736. Tiền thân của Công ty Xuất nhập khẩu Lạng Sơn là Nông trường Chè Tháng Mười thành lập năm 1958 do trung đoàn bộ đội 242 Hạ Sao thành lập. Sau đó được chuyển thành xí nghiệp NCN Chè Tháng Mười trực thuộc Tổng công ty chè Việt Nam. Đến năm 2000 đổi tên thành Công ty Xuất nhập khẩu Lạng Sơn và trực thuộc UBND tỉnh Lạng Sơn. 2. Quá trình phát triển: Sau những thay đổi lớn trong cơ chế quản lý, kể từ sau năm 2001, Công ty Xuất nhập khẩu Lạng Sơn đã tìm kiếm và mở rộng ra được nhiều thị trường mới có lợi như: Mỹ, Anh, Canada, Trung Quốc... Diện tích và sản lượng chè của công ty đều tăng. - Năm 2002, Công ty đã tiến hành thay thế một số đồi chè lâu năm và đưa một số giống chè phù hợp với khí hậu đất đai vào trồng cây thay thế. Tổng diện tích trồng chè lên tới 500ha chè, hàng năm cho thu hoạch khoảng 5000 tấn búp tươi với 02 nhà máy sản xuất, 01 nhà máy sản xuất chè đen, 01 nhà máy sản xuất chè xanh với công suất 35 tấn búp tươi/ngày. Hàng năm sản xuất được 1300 – 1500 tấn sản phẩm các loại. Doanh thu đạt 15 – 18 tỷ đồng. - Năm 2007: Sản xuất và thu mua 4.355 tấn chè búp tươi, bằng 115,9% so với cùng kỳ năm trước, sản xuất, chế biến 1.231 tấn chè thành phẩm, bằng 150% so với cùng kỳ năm trước; Doanh thu đạt 23 tỷ 736 triệu đồng, bằng 124,9% kế hoạch. Thu nhập và đời sống của công nhân chè ổn định và từng bước được cải thiện; Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần đối với công nhân lao động. - Năm 2008: Công ty Xuất nhập khẩu Lạng Sơn phấn đấu xây dựng hệ thống HACCP bảo đảm uy tín và tăng khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, phấn đấu thu mua và chế biến 5.000 tấn chè búp tươi, sản xuất 1.250 tấn chè thành phẩm với tổng doanh thu 26 tỷ đồng. Mở rộng thị trường tiêu thụ nội tiêu bằng các sản phẩm mới, nâng doanh thu bán chè nội tiêu lên gấp 2 đến 3 lần năm qua. Trong việc mở rộng thị trường, tìm đối tác liên doanh. Công ty hoạt động rất tích cực. Trước yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của thị trường, nhất là trong thời kỳ hội nhập kinh tế, công ty đặc biệt chú trọng yếu tố chất lượng sản phẩm để có thể đứng vững trên thị trường và mở rộng năng lực cạnh tranh, xây dựng được thương hiệu. Công ty xuất nhập khẩu Lạng Sơn có vùng nguyên liệu với các giống chè chất lượng cao. Công ty không ngừng đưa ra các biện pháp, chính sách thu hút vốn đầu tư, hiện đại hóa các dây chuyền sản xuất, tìm kiếm các thị trường tiêu thụ có lợi. Trong những năm qua, sản lượng chè xuất khẩu tăng làm kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng. Từ những kết quả đã đạt được mà ta có thể đưa ra đánh giá rằng: Công ty Xuất nhập khẩu Lạng Sơn đang hoạt động rất có hiệu quả và có những bước tiến mạnh mẽ. Trong thời gian tới công ty sẽ đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và chế biến chè xuất khẩu trong cả nước. II.CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU LẠNG SƠN 1. Chức năng của Công ty Xuất nhập khẩu Lạng Sơn Công ty Xuất nhập khẩu Lạng Sơn là Công ty chuyên trồng và chế biến các sản phẩm chè xuất khẩu, sản lượng hàng năm đạt 1500 tấn. Ngoài các sản phẩm xuất khẩu trực tiếp, công ty còn tập trung vào việc phát triển các sản phẩm phục vụ thị trường trong nước, công ty đã đầu tư trồng các giống chè mới nhập khẩu từ Đài Loan, Trung Quốc có chất lượng tốt và được chăm sóc theo quy trình hữu cơ tạo ra nguyên liệu tốt nhất. Ngoài ra công ty còn đầu tư trồng thêm các loại nguyên liệu phụ trợ khác như: hoa Nhài, hoa Ngâu, chè dây để chủ động hoàn toàn các loại nguyên liệu và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 2. Nhiệm vụ của Công ty Xuất nhập khẩu Lạng Sơn. - Công ty có nhiệm vụ kinh doanh chè bao gồm xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển đầu tư, tạo nguồn vốn đầu tư, nghiên cứu cải tạo giống chè, trồng trọt chế biến và xuất khẩu chè. - Tiến hành các hoạt động kinh doanh khác theo pháp luật. - Cùng với chính quyền địa phương chăm lo phát triển kinh tế – xã hội ở các vùng trồng chè đặc biệt với vùng đồng bào ít người, vùng kinh tế mới, vùng sâu vùng xa có nhiều khó khăn. - Xây dựng mối quan hệ kinh tế hợp tác đầu tư, khuyến nông khuyến lâm với các thành phần kinh tế để phát triển trồng chè, góp phần xoá đói giảm nghèo, phủ xanh đất trống đồi trọc và cải tạo môi sinh, tạo công ăn việc làm cho người lao động. - Tổ chức đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ, công nhân kỹ thuật bậc cao theo yêu cầu chung của sản xuất kinh doanh của Công ty Xuất nhập khẩu Lạng Sơn. - Tham gia các chính sách có liên quan đến sản xuất kinh doanh chè, các định mức tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật. - Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ báo cáo thường xuyên và định kỳ về tình hình sản xuất kinh doanh, công tác tổ chức cán bộ và các mặt quản lý khác theo quy định của Nhà nước và của Bộ. III. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU LẠNG SƠN. 1. Mô hình tổ chức: Kể từ khi thành lập theo quyết định số 400/QĐ - UB ngày 11 tháng 4 năm 2000 cho đến nay Công ty Xuất nhập khẩu Lạng Sơn vẫn áp dụng mô hình tổ chức như thủa ban đầu thành lập và được mô tả trong sơ đồ dưới đây: ******* 2. Bộ máy văn phòng: Nhìn vào sơ đồ, ta có thể thấy được cấp lãnh đạo cao nhất của công ty là Hội đồng quản trị. Hệ thống quản lý mang tính trực tuyến chức năng, các phòng ban chịu sự chỉ đạo trực tiếp của hội đồng quản trị và đảm bảo nguyên tắc chung của ngành. - Hội đồng quản trị: Đóng vai trò đứng đầu trong công ty. Bộ phận này chịu trách nhiệm cao nhất trước Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng như trước Thủ tướng chính phủ về vốn tài sản của tổng công ty. - Tổng giám đốc: Giám đốc là người đại diện hợp pháp của Công ty Xuất nhập khẩu Lạng Sơn và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty trước Hội đồng quản trị và pháp luật. - Phó giám đốc: Là người giúp việc cho Giám đốc công ty, điều hành một số lĩnh vực hoạt động của Công ty theo sự phân công của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về lĩnh vực được phân công đó. - Phòng kế hoạch Tổng hợp: Phòng KH – TH chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về việc: Lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch xây dựng cơ bản, xây dựng và quản lý các chi tiêu về định mức KH – KT, mua bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, giới thiệu sản phẩm, mở các quầy đại lý, cung ứng đầy đủ các mặt hàng do khách hàng yêu cầu. Tham mưu cho Giám đốc về khoa học công nghệ, giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh doanh. - Phòng kế toán: Phòng kế toán chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về quản lý và sử dụng các nguồn vốn, tài sản, quản lý thu, chi, thanh quyết toán tiền lương, tiền bán sản phẩm, vật tư hàng hoá, theo dõi và quản lý, thu hồi công nợ theo đúng nguyên tắc tài chính nhà nước quy định. - Phòng Tổ chức Hành chính: Phòng HC – TC chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về lĩnh vực tổ chức cán bộ, tổ chức sản xuất của công ty, quản lý hồ sơ giải quyết các chế độ cho CBCNV và người lao động, theo dõi và quản lý công văn, tài liệu lưu trữ của Công ty, quản lý, in ấn các tài liệu, quản lý và bảo vệ các tài sản được trang bị phục vụ cho công tác của Công ty như trang bị văn phòng, xe con, nhà khách. - Nhà máy: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về tổ chức sản xuất chế biến tại nhà máy, tổ chức bảo dưỡng sửa chữa hệ thống máy móc nhà xưởng. - Các đội sản xuất: Chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty về quản lý sản xuất nông nghiệp, quản lý đất đai và các tài sản tại đơn vị. CHƯƠNG II TÌNH HÌNH GIÁ CHÈ XUẤT KHẨU VÀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CHÈ CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU LẠNG SƠN. I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ CHÈ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CHÈ XUẤT KHẨU. 1. Đặc điểm thị trường tiêu thụ chè. Trong những năm qua, Việt Nam tích cực mở rộng các mối quan hệ, tham gia tích cực vào các tổ chức kinh tế quốc tế nên thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam nói chung và thị trường xuất khẩu chè nói riêng đã có những thay đổi rõ rệt theo hướng đa dạng hơn. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam được mở rộng như vậy là nhờ chính sách đa dạng hoá mặt hàng và đa phương hoá các quan hệ kinh tế thương mại. Riêng với công ty, hàng năm doanh số xuất khẩu chè chiếm 80% trong tổng doanh thu. Vì vậy mà thị trường chính của công ty xuất nhập khẩu Lạng Sơn được xác định là thị trường nước ngoài. Đây là triển vọng để công ty có thể mở rộng thị trường, khuếch trương uy tín của công ty trên thị trường thế giới. Do đó, những đặc điểm thị trường tiêu thụ chè của Công ty có nhiều điểm chung với đặc điểm thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam. Cụ thể như sau: 1.1. Thị trường chè có tính ổn định và tương đối ít co giãn về cung – cầu. Để tạo ra sản phẩm chè phải có thời gian tương đối dài, bắt đầu từ khi trồng chè, thu hái và chế biến chè thành phẩm. Do vậy, dù nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chè có tăng hay giảm thì người sản xuất cũng không thể tăng lượng chè để bán hay không bán chè. Cho nên, xét về khía cạnh cung cầu chè thì sản phẩm chè tương đối ít co giãn. 1.2. Gắn liền với khai thác và sử dụng lợi thế so sánh các điều kiện tự nhiên thuận lợi của vùng chè để phát triển thị trường tiêu thụ chè và nâng cao giá chè xuất khẩu. Trong thời buổi kinh tế thị trường, các nhà sản xuất luôn muốn đưa ra những sản phẩm chè có tính cạnh tranh cao, tung ra những sản phẩm ưu thế nhất của mình. Bởi vậy, cùng một loại sản phẩm trên thị trường nhưng muốn cạnh tranh thắng lợi thì giải pháp duy nhất mà các nhà sản xuất phải sử dụng đó là tận dụng lợi thế của mình về các điều kiện đất đai, khí hậu, địa hình... Có như vậy doanh nghiệp mới có thể đứng vững và mở rộng thị trường xuất khẩu ra nhiều nước. 1.3. Thị trường chè có tính thời vụ rõ nét. Các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm trồng trọt không thể đáp ứng cho thị trường quanh năm vì các sản phẩm này mang tính thời vụ cao. Việc tiêu thụ chè ra thị trường nhiều khi không cân bằng về thời gian và không gian với nhu cầu của người tiêu dùng. Điều này là bởi vì ngay sau khi thu hoạch, do nhu cầu tiêu dùng để thực hiện quá trình tái sản xuất, nhà sản xuất buộc phải bán sản phẩm ra thị trường dù giá cả thị trường lúc đó cao hay thấp. Điều đó dẫn đến tình trạng: khi nhà sản xuất đồng loạt bán sản phẩm tại cùng một thời điểm khiến giá chè xuất khẩu giảm đáng kể. Ngược lại, khi hết thời vụ sản xuất bán ra ít làm chi giá cả thị trường tăng mạnh nhưng người bán vẫn không thể đáp ứng hết nhu cầu của thị trường. Điều này gây ra rất nhiều bất lợi cho người tiêu dùng và người sản xuất. 1.4. Thị trường xuất khẩu chè gặp nhiều khó khăn do hàng rào thuế quan và chính sách bảo hộ của các nước. Do yếu tố về kinh tế và chính trị chi phối, nhiều nước đặc biệt là những nước phát triển, đã thiết lập và áp dụng những chính sách bảo hộ mậu dịch rất khắt khe để bảo vệ người tiêu dùng của họ. Đây cũng là một trở ngại lớn khi ta muốn mở rộng thị trường xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng này. 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến gía chè xuất khẩu. Đây vốn là một nhân tố nhạy cảm với nhu cầu trên thị trường thế giới và chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện khí hậu. Sau đây là một số nhân tố chủ yếu ảnh hưởng lớn đến giá chè xuất khẩu của Công ty Xuất nhập khẩu Lạng Sơn: - Chất lượng chè: Để có thể xuất khẩu chè ra thị trường thế giới, vấn đề cơ bản được xem là quan trọng nhất chính là vấn đề chất lượng chè xuất khẩu. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhằm nâng cao chất lượng, nhưng do những tồn tại từ trước mà chất lượng chè xuất khẩu của công ty vẫn chưa đạt yêu cầu, thị trường thế giới đánh giá chất lượng, uy tín của chè Việt Nam nói chung vẫn vào loại II, ngoại trừ sản phẩm của các liên doanh với Nhật, Đài Loan. - Kiểu dáng bao bì sản phẩm: Như ta đã biết, bao bì ngoài chức năng bảo quản, giữ gìn chất lượng sản phẩm, nó còn có chức năng thông tin, quảng cáo, thu hút sự chú ý và thúc đẩy việc mua hàng, ý thức được điều này, công ty hiện đã đầu tư mạnh vào khâu cải tiến, đa dạng hoá bao bì, mẫu mã, chú trọng mỹ thuật công nghiệp, hấp dẫn người tiêu dùng bằng việc cải thiện thị hiếu và thẩm mỹ. Tiến hành thay đổi kiểu dáng, chất lượng bao bì đa dạng: từ hộp thiếc, hộp catton, hộp chống ẩm... trang trí mỹ thuật bắt mắt, khoa học. Về trọng lượng cũng chú trọng thay đổi theo thói quen tiêu dùng của thị trường, có thêm nhiều loại trọng lượng hộp mới như 2gr, 5gr, 10gr... Hiện có 15 mặt hàng đã được cải tiến bao bì và được thị trường ưa chuộng. - Quan hệ thương mại: Quan hệ thương mại có vai trò quan trọng đối với xuất khẩu. Nếu các quốc gia có quan hệ tốt với các nước khác và các doanh nghiệp có quan hệ với bạn hàng cũng như thị trường sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu. Mục tiêu công ty đặt ra để tăng cường mối quan hệ tốt đẹp với các thị trường hiện có và các thị trường trong tương lai đó là: “vết dầu loang”, đảm bảo uy tín trên các thị trường mới. - Quan hệ cung cầu trên thị trường thế giới: Việc xuất khẩu chè của nước ta nói chung và của công ty nói riêng có mối quan hệ chặt chẽ với cung – cầu chè thế giới dẫu rằng thị phần của Việt Nam trên thị trường thế giới là rất nhỏ (chỉ 2 – 3%). Quan hệ cung cầu sẽ quyết định giá cả xuất khẩu. - Thị hiếu và các sản phẩm thay thế: Thị hiếu là nhân tố quyết định việc tiêu thụ. Khi thị trường thế giới hiện đang rất đa dạng về nhu cầu thị hiếu tiêu dùng chè, 80% tổng tiêu thụ chè trên thế giới là chè đóng gói. Các loại chè ướp hương, chè dược thảo, chè giảm cafein cũng đang có xu hướng mở rộng. ở Đài Loan thì nhu cầu tiêu thụ Hồng trà sủi bọt rất lớn, nhất là ở giới trẻ. ở Mỹ lại có xu hướng tiêu thụ các loại chè ướp lạnh, hiện chè ướp lạnh đã chiếm 35% tổng nhu cầu tiêu thụ, ngoài ra các loại chè uống ngay cũng đang được thị trường đòi hỏi. ở Inđônêxia, tỉ lệ chè đóng chai đang tăng mạnh, chiếm 30% thị phần nước giải khát. ở Nhật Bản các loại chè đóng lon tăng đáng kể, chiếm 25% thị trường đó uống và là nhân tố quan trọng quyết định việc ra tăng tổng tiêu thụ chè của Nhật Bản. Mặc dù các nước phương Tây đã ngày càng ra sức đẩy mạnh việc quảng cáo và tiêu thụ chè nhưng có một điều dễ nhận thấy là chè đang bị cạnh tranh gay gắt bởi các đồ uống khác như các loại đồ uống có ga và cà phê là đồ uống được ưa chuộng hầu hết ở các nước trên thế giới. Khi thị hiếu về đồ uống trên thế giới đa dạng như vậy công ty vẫn xuất đi chủ yếu chè nguyên liệu, thành phẩm xuất khẩu không đáng kể. Thực tế điều này đã làm mất đi đáng kể nguồn lợi nhuận trong khi chúng ta có tiềm năng rất lớn về mặt hàng này. 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng thị trường. 3.1. Các nhân tố chủ quan. - Nhân tố về tiềm lực tài chính: Tiềm lực tài chính là một yếu tố tổng hợp đánh giá sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng (nguồn) vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối đầu tư có hiệu quả các nguồn vốn. Khả năng quản lý các nguồn vốn trong kinh doanh thể hiện ở các chỉ tiêu: Vốn chủ sở hữu, vốn huy động, tỷ lệ tái đầu tư về lợi nhuận, giá cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường, các tỷ lệ khả năng sinh lời... - Nhân tố về khả năng thu nhập nắm bắt thông tin và chớp thời cơ: Trong nền kinh tế phát triển như vũ bão, những doanh nghiệp thành công luôn là doanh nghiệp biết nắm bắt những cơ hội kinh doanh hay nói cách khác là biết nắm bắt thời cơ kinh doanh. Thông tin giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định đúng đắn, nhanh chóng và có hiệu quả. Nếu doanh nghiệp có thông tin sớm hơn các doanh nghiệp khác và biết nắm lấy thời cơ thì công việc sản xuất kinh doanh cũng như mở rộng thị trường của doanh nghiệp sẽ diễn ra rất thuận lợi. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè cũng vậy. Nếu họ muốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh (xuất khẩu) của mình đến những thị trường mới mà không bắt kịp thời cơ về nhu cầu thị trường, các chính sách luật có liên quan hoặc có thông tin nhưng không biết phân tích và nhanh chóng quyết định thì họ sẽ thất bại trước các doanh nghiệp khác. Vì vậy, để có thể mở rộng được thị trường xuất khẩu thì các doanh nghiệp cần phải thích ứng với thông tin phản hồi từ khách hàng, thu thập thông tin có hiệu quả, nhanh chóng phân tích thông tin và ra quyết định. - Nhân tố về chất lượng và số lượng sản phẩm chè bán ra thị trường tiêu thụ: Khi mua hàng, người tiêu dùng bao giờ cũng quan tâm đến chất lượng sản phẩm nhất là đối với các loại thực phẩm. Các doanh nghiệp muốn hàng hoá của mình chiếm lĩnh thị trường thì không đơn thuần chỉ nâng cao thị hiếu trong khâu cải tiến bao bì, thu hút khách hàng thông qua quảng cáo... mà còn phải đảm bảo chất lượng mặt hàng đó. Người tiêu dùng ở mỗi nước khác nhau thì có yêu cầu về chất lượng sản phẩm khác nhau vì mỗi nước có trình độ phát triển khác nhau. Vì thế mặt hàng chè khi muốn xuất khẩu sang một thị trường mới thì các doanh nghiệp cần
Tài liệu liên quan