Phường Mỹ Hòa với tiềm năng đa dạng, phong phú có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp đặc biệt là nghề trồng lúa truyền thống, hàng năm cung cấp cho Phường sản lượng lúa rất lớn bình quân khoảng 12.070 tấn chiếm 0,48% sản lượng lúa của cả Tỉnh. Sản xuất lúa ở Phường Mỹ Hòa có vai trò quan trọng đóng góp vào việc đảm bảo an ninh lương thục quốc gia và hướng đến xuất khẩu.
86 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1522 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận cho vùng lúa chất lượng cao tại phường Mỹ Hòa – Long Xuyên – An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRẦN MINH HIẾU
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN
CHO VÙNG LÚA CHẤT LƯỢNG CAO
TẠI PHƯỜNG MỸ HÒA – LONG XUYÊN – AN GIANG
Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Long Xuyên, tháng 06 năm 2007
ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN
CHO VÙNG LÚA CHẤT LƯỢNG CAO
TẠI PHƯỜNG MỸ HÒA – LONG XUYÊN – AN GIANG
Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
Sinh viên thực hiện: TRẦN MINH HIẾU
Lớp: ĐH4KN1 Mã số SV: DKN030133
Giảng viên hướng dẫn: Ths. TRẦN MINH HẢI
Long Xuyên, tháng 06 năm 2007
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC AN GIANG
Người hướng dẫn :
Ths. TRẦN MINH HẢI
Người chấm, nhận xét 1 : …………..(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Người chấm, nhận xét 2 : …………..(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Khóa luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh ngày ….. tháng 06 năm 2007.
LỜI CẢM ƠN
Trải qua 5 tháng từ khi bắt đầu thu thập số liệu cho đến khi bài viết được hoàn thành, Tôi đã học hỏi và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm từ thực tế cuộc sống, tất cả điều đó đã bổ sung thêm vào vốn kiến thức học tập từ ghế nhà trường để làm hành trang vững bước vào tương lai.
Nhân đây, Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến trường Đại Học An Giang, đến khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh đã cung cấp nền tảng kiến thức vô cùng quan trọng trong 4 năm học vừa qua, đã tạo điều kiện thuận lợi cho Tôi trong quá trình thực hiện khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giảng dạy và hướng dẫn tận tình của thầy Trần Minh Hải đã trực tiếp hướng dẫn Tôi, đã tạo điều kiện cho Tôi tiếp súc nhiều với thực tế cuộc sống, đã cho Tôi động lực để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chung đến: Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn An Giang; Trung Tâm Khuyến Nông An Giang; Chi Cục Bảo Vệ Thực Vật An Giang; Phường Mỹ Hòa. Đã tận tình giúp đỡ Tôi trong quá trình thu thập số liệu phục vụ cho khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên thực hiện
Trần Minh Hiếu
Trường Đại Học An Giang – Khoa Kinh Tế – QTKD TÓM TẮT
Phường Mỹ Hòa với tiềm năng đa dạng, phong phú có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp đặc biệt là nghề trồng lúa truyền thống, hàng năm cung cấp cho Phường sản lượng lúa rất lớn bình quân khoảng 12.070 tấn chiếm 0,48% sản lượng lúa của cả Tỉnh. Sản xuất lúa ở Phường Mỹ Hòa có vai trò quan trọng đóng góp vào việc đảm bảo an ninh lương thục quốc gia và hướng đến xuất khẩu.
Tuy nhiên trong thời gian qua việc sản xuất lúa trên Phường Mỹ Hòa còn biểu hiện nhiều bất ổn và thiếu bền vững. Sự đa dạng các chủng loại giống lúa (có hơn 10 chủng loại giống khác nhau), sự xuất hiện của các loại dịch hại với mức bộc phát, lan truyền ngày càng cao và liên tục đã làm suy giảm đáng kể năng suất và chất lượng lúa của Phường, sự hạn chế áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến trong canh tác đã làm tăng chi phí của bà con, đó là nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận thu lại của bà con nông dân ngày càng giảm.
Để giúp cho bà con nông dân Phường Mỹ Hòa nâng cao lợi nhuận bằng việc canh tác lúa có chất lượng cao, lợi nhuận thu lại ngày một tăng mà chi phí lại giảm, Tôi đưa ra bốn giải pháp: Giải pháp về giống; Giải pháp về kỹ thuật canh tác; Giải pháp về tổ chức sản xuất và giải pháp về thị trường tiêu thụ nhằm khắc phục hiện trạng trên và góp phần nâng cao dần chất lượng của nền nông nghiệp truyền thống.
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tiến độ thực hiện khóa luận 5
Bảng 3.1. Diện tích đất canh tác phổ biến trên Phường 8
Bảng 3.2. Chi phí canh tác lúa vụ đông xuân 10
Bảng 3.3. Chi phí canh tác lúa vụ hè thu 10
Bảng 3.4. So sánh chi phí sản xuất lúa bình quân của Tỉnh An Giang với P. Mỹ Hòa 12
Bảng 3.5. Năng suất lúa vụ đông xuân 12
Bảng 3.6. Năng suất vụ hè thu 13
Bảng 3.7. So sánh năng suất, chi phí và lợi nhuận giữa P. Mỹ Hòa và Tỉnh An Giang. 13
Bảng 3.8. Tên giống mà bà con nông dân Phường Mỹ Hòa canh tác vụ Đông xuân 14
Bảng 3.9. Tên giống mà bà con nông dân trên Phường Mỹ Hòa canh tác vụ Hè thu 14
Bảng 3.10. Nguồn giống phổ biến trên Phường Mỹ Hòa 15
Bảng 3.11. Số vụ mà bà con để giống lại 15
Bảng 3.12. Lượng giống bà con dùng để gieo sạ 16
Bảng 3.13. Bà con muốn dùng lượng giống nhiều hơn hay ít hơn 17
Bảng 3.14. Điều quan trọng hơn khi gia đình chọn giống 18
Bảng 3.15. Phương pháp gieo sạ của bà con ở vụ đông xuân 18
Bảng 3.16. Phương pháp gieo sạ của bà con ở vụ hè thu 19
Bảng 3.17. Tình hình áp dụng các kỹ thuật canh tác của bà con trên Phường 20
Bảng 3.18. Tình hình tham dự các tổ chức sản xuất 21
Bảng 3.19. Diện tích của nông dân trong tổ liên kết sản xuất và câu lạc bộ nông dân 21
Bảng 3.20. Tình trạng bán lúa của nông dân sau thu hoạch 22
Bảng 3.21. Thời điểm nông dân bán lúa 23
Bảng 3.22. Đối tượng đưa giá trong mua bán lúa 23
Bảng 4.1. Áp dụng 3 giảm 3 tăng tiết kiệm chi phí về giống 28
Bảng 4.2. Các loại giống phù hợp trên địa bàn Phường Mỹ Hòa 28
Bảng 4.3. Giá lúa giống Tại Trại sản xuất lúa giống Bình Đức (Số liệu của năm 2006) 29
Bảng 4.4. Một số loại giống thích hợp cho Phườmg Mỹ Hòa 30
Bảng 4.5. Công thức bón phân 36
Bảng 4.6. Thời kỳ bón phân cho từng vụ (áp dụng cho tỉnh An Giang) 39
Bảng 4.7. Thời kỳ bón phân cho từng vụ (áp dụng cho Phường Mỹ Hòa) 40
Bảng 4.8. Hiệu quả áp dụng chương trình 3 giảm 3 tăng kết hợp tiết kiệm nước 43
Bảng 4.9. Lợi nhuận mang lại từ việc áp dụng các giải pháp nâng cao lợi nhuận trong canh tác lúa 50
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Diện tích đất canh tác phổ biến trên Phường 9
Biểu đồ 3.2. Mối quan hệ giữa chi phí và diện tích 9
Biểu đồ 3.3. So sánh chi phí canh tác lúa vụ đông xuân và vụ hè thu 11
Biểu đồ 3.4. So sánh chi phí sản xuất lúa bình quân của Tỉnh An Giang với Phường Mỹ Hòa 11
Biểu đồ 3.5. So sánh năng suất lúa vụ đông xuân và hè thu 12
Biểu đồ 3.6. Nguồn Giống phổ biến trên Phường Mỹ Hòa 15
Biểu đồ 3.7. Thời gian (số vụ) để giống lại của nông dân 16
Biểu đồ 3.8. Lượng giống nông dân thường sử dụng 17
Biểu đồ 3.9. Bà con muốn dùng lượng giống nhiều hơn hay ít hơn 17
Biểu đồ 3.10. Phương pháp gieo sạ hiện tại trên Phường 19
Biểu đồ 3.11. Tình hình áp dụng các kỹ thuật canh tác của nông dân Phường Mỹ Hòa 20
Biểu đồ 3.12. Tình hình canh tác của nông dân Phường Mỹ Hòa 22
Biểu đồ 3.13. Tình hình bán lúa hiện tại của nông dân 23
Biểu đồ 3.14. Đối tượng đưa giá trong mua bán lúa 24
DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Áp dụng kỹ thuật sạ hàng lúa phát triển tốt 35
Hình 4.2. Thời điểm so màu lá 38
Hình 4.3. Ống nước đặt vào ruộng để theo dõi mực nước 42
Chương 1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
Chương 1 giới thiệu khái quát về tổng quan của đề tài mà đề tài nghiên cứu, vấn đề chung về nông nghiệp hiện tại đặc biệt là cây lúa, thuận lợi và thách thức như thế nào đối với bà con trong canh tác lúa. Nghiên cứu về hiện trạng canh tác lúa của bà con trên Phường Mỹ Hòa để đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận cho bà con.
Chương 1 sẽ trình bày 5 phần chính sau:
1.1. Lý do chọn đề tài.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.
1.3. Phạm vi nghiên cứu.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1.5. Ý nghĩa.
Lý do chọn đề tài.
Nông nghiệp từ lâu đã là một lĩnh vực hoạt động sản xuất quan trọng để đảm bảo cuộc sống của con người. Hiện nay nông nghiệp lại là lĩnh vực nhạy cảm trong tiến trình hội nhập. Việt Nam là quốc gia có đến 75% dân số sống ở vùng nông thôn và đa phần dựa vào nông nghiệp là chủ yếu, do vậy hội nhập tạo ra cơ hội và cũng là thách thức cho nền nông nghiệp Việt Nam.
Khái quát lại nền nông nghiệp Việt Nam trong những năm gần đây đã tiến bộ vượt bật, từ một nền nông nghiệp lạc hậu và bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh, đến nay nông nghiệp ta không những xóa được tình trạng thiếu hụt về lương thực mà còn trở thành một quốc gia xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới, đứng hàng thứ hai trên thế giới trong xuất khẩu gạo.
Trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập đang diễn ra ngày càng sâu sắc, Việt Nam đã, đang và sẽ cố gắng hòa mình vào dòng chảy hội nhập của hệ thống kinh tế thương mại thế giới bằng cách chủ động gia nhập vào các tổ chức kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Hiện nay Việt Nam đã gia nhập vào nhiều tổ chức như: Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại (General Agreement on Tariffs and Trade – GATT), ASIAN và là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO: World Trade Organization), tạo ra cho Việt Nam nhiều cơ hội trong ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về lai tạo giống, công nghệ sinh học trong việc tạo ra nhiều giống mới chất lượng và năng suất cao, các công nghệ tiên tiến sau thu hoạch…. Đồng thời cũng không tránh khỏi những đe dọa về thị trường, về đối thủ cạnh tranh và đặc biệt là các tiêu chuẩn về chất lượng vệ sinh an toàn trong sản xuất nông nghiệp ngày càng khắc khe hơn.
Ngày nay, con người đã đạt được trình độ phát triển rất cao về ứng dụng công nghệ và khoa học kỹ thuật trong canh tác lúa, cũng như nhiều lĩnh vực sản xuất khác. Nhưng nhiều nước trên thế giới vẫn còn phải sống dựa vào hoạt động nông nghiệp là chủ yếu. Giáo sư – Tiến sĩ Võ Tòng Xuân có nói: “Lúa là sự sống của hơn phân nữa dân số trên thế giới, là thực phẩm hạt quan trọng trong bữa ăn của hàng trăm triệu người dân Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh sống trong vùng nhiệt đới và Á nhiệt đới. Sống trong những vùng này, dân số ngày càng gia tăng rất nhanh và hiện tại vẫn tăng nhanh như thế. Lúa vẫn là nguồn thực phẩm chính của họ…”
Việc phát triển nông nghiệp cũng như nhiều vấn đề liên quan đến nông dân và đặc biệt là lĩnh vực lúa trong nhu cầu cao của hội nhập, được xem là đề tài được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Ở Việt Nam, đó cũng là lĩnh vực nghiên cứu rất quan trọng và cần thiết(( ) Theo nhận định của Tiến sĩ Đỗ Đức Định chủ tịch hội đồng khoa học - trung tâm nghiên cứu khoa học - kinh tế - xã hội.
).
Đồng bằng sông Cửu Long với tiềm năng đa dạng, phong phú và là vùng trọng điểm sản xuất lương thực. Sản lượng lúa chiếm 52% tổng sản lượng lúa của cả nước, hàng năm đóng góp trên 90% sản lượng gạo xuất khẩu(( ) Nguyễn Trí Ngọc - cục trưởng cục trồng trọt.
), sản xuất lúa đồng bằng sông Cửu Long có vai trò đặc biệt quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và góp phần tích cực trong xuất khẩu. Tuy nhiên thời gian qua việc sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long cũng còn biểu hiện sự thiếu ổn định và kém bền vững, sự xuất hiện của nhiều loại dịch hại với mức bộc phát, lan truyền ngày càng cao và liên tục đã làm suy giảm đáng kể năng suất và sản lượng của lúa toàn vùng, trong đó có An Giang. Tình hình này đang đặt ra những vấn đề cần quan tâm nhất đó là sử dụng giống gì cho phù hợp và cho năng suất cao, chất lượng tốt và bố trí mùa vụ canh tác thế nào là hợp lý…. Phường Mỹ Hòa cũng nằm trong tình trạng trên.
Đề tài này tiến hành khảo sát hiện trạng sản xuất lúa và tìm một số giải pháp nâng cao lợi nhuận cho vùng trồng lúa tại Phường Mỹ Hòa – Thành Phố Long Xuyên – Tỉnh An Giang. Với mong muốn nông dân trên Phường tiết kiệm chi phí trong sản xuất lúa thông qua việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong canh tác, hạn chế dịch hại, canh tác giống hợp lý nhằm nâng cao lợi nhuận cho bà con, cải thiện đời sống và tạo ra sản phẩm lúa có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của hội nhập.
Mục tiêu nghiên cứu.
Khảo sát hiện trạng sản xuất lúa trên địa bàn Phường Mỹ Hòa.
Phường Mỹ Hòa có diện tích đất sử dụng trong lĩnh vực nông nghiệp lớn 940,6 ha, hàng năm cung cấp cho Phường sản lượng lúa rất lớn 12.070 tấn(() Phường Mỹ Hòa báo cáo tổng kết về tình hình phát triển kinh tế xã hội 2006.
), nhưng đa phần không đồng đều nhau về chất lượng do đa dạng chủng loại, đất sản xuất manh mún, nhỏ lẻ. Bên cạnh đó trong hai năm trở lại đây cơn đại dịch rầy nâu gây bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá lúa đã gây hại nghiêm trọng, đồng thời do sự hạn chế của bà con nông dân trong ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong canh tác đã dẫn đến năng suất giảm và kéo theo sự sụt giảm về chất lượng, lợi nhuận thu lại trong sản xuất thì thấp nhưng chi phí bỏ ra thì rất cao.
Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận.
Qua quá trình khảo sát hiện trạng sản xuất lúa trên Phường Mỹ Hòa cho thấy bà con nông dân còn sản xuất nhỏ lẻ, đất sản xuất manh mún, diện tích đất bình quân/hộ từ 3 đến 5 công, nông dân chưa có sự liên kết lại với nhau trong quá trình sản xuất, chưa nắm rõ và do hạn chế về các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật canh tác, chưa cập nhật được các loại giống chất lượng cao nên chỉ sản xuất các loại giống thường, không có khả năng kháng sâu bệnh từ đó bà con tốn nhiều chi phí trong phun thuốc phòng và trị… Nhưng kết quả mang lại là năng suất thấp và chất lượng không cao.
Do không có sự liên kết trong sản xuất nên hạn chế rất lớn trong khả năng thương lượng giá khi bán, không bán được trực tiếp cho công ty hoặc nhà máy mà chỉ bán cho thương lái nên thường bị ép giá.
Thấy được hiện trạng sản xuất hiện tại và nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong thời hội nhập trong lĩnh vực lúa gạo, nên trong bài viết này đưa ra một vài giải pháp nâng cao lợi nhuận cho bà con trong quá trình canh tác lúa.
Sau đây là một số giải pháp nhằm giúp cho bà con nâng cao lợi nhuận trong sản xuất lúa:
Giải pháp về giống.
Giải pháp về kỹ thuật canh tác.
Giải pháp về tổ chức sản xuất.
Giải pháp về thị trường tiêu thụ.
Phạm vi nghiên cứu.
Lĩnh vực nông nghiệp là lĩnh vực hoạt động rất đa dạng với nhiều ngành nghề khác nhau từ chăn nuôi đến trồng trọt về nông, lâm, ngư nghiệp…. Ở đây đề tài chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu lĩnh vực lúa ở tại Phường Mỹ Hòa – Thành Phố Long Xuyên – Tỉnh An Giang và chỉ dừng lại ở việc đưa ra một số giải pháp về giống, về kỹ thuật canh tác, về tổ chức sản xuất và về thị trường tiêu thụ nhằm nâng cao lợi nhuận cho bà con trong vùng trồng lúa.
Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp thu thập dữ liệu.
Việc thu thập dữ liệu phục vụ chủ yếu cho đề tài được thực hiện thông qua việc thu thập từ các nguồn dữ liệu thứ cấp, song song đó là việc tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp cụ thể như sau:
- Dữ liệu thứ cấp: Được thu thập thông qua các báo cáo tổng kết năm của Phường về kinh tế - xã hội, đặc biệt là về cây lúa, các báo cáo về tình hình nông nghiệp Tỉnh của Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn An Giang, về tình hình dịch bệnh trên cây lúa của Chi Cục Bảo Vệ Thực Vật An Giang, các tài liệu về kỹ thuật canh tác lúa đạt chất lượng cao của Trung Tâm Khuyến Nông An Giang, cùng các sách báo, các tài liệu tạp chí, các luận văn tốt nghiệp của khóa trước.
- Dữ liệu sơ cấp: Lập bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp bà con nông dân trên Phường về hiện trạng sản xuất lúa hiện tại, về tình hình dịch bệnh, về chi phí, về lợi nhuận trong canh tác lúa, về sự đồng ý tham gia sản xuất lúa chất lượng cao tại một số khóm, ấp trên Phường.
Một số Website tham khảo:
Tỉnh An Giang
Sở Nông Nghiệp tỉnh An Giang
Sở nông nghiệp tỉnh Cần Thơ
Trung tâm khuyến nông quốc gia
Công Ty CP bảo vệ thực vật An Giang
Khoa học kỹ thuật nông nghiệp
Phương pháp xử lý dữ liệu.
Bảng câu hỏi sau khi phỏng vấn sẽ được tiến hành xử lý bằng phần mềm phân tích dữ liệu SPSS for Windows sau đó sẽ tiến hành phân tích, so sánh và đưa ra kết luận phục vụ cho khóa luận.
Ý nghĩa.
Để hạn chế việc sản xuất manh mún nhỏ lẻ, việc sản xuất lúa bằng nhiều loại giống khác nhau, và đặc biệt là cơn đại dịch rầy nâu gây bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá lúa đã đang và sẽ đe doạ trực tiếp đến mùa vụ của bà con. Nếu không giải quyết tốt các vấn đề đó thì chi phí sản xuất của bà con sẽ rất cao, ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận mang lại. Để giúp cho bà con hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc canh tác lúa đúng kỹ thuật, canh tác giống chất lượng cao, liên kết sản xuất để đảm bảo an toàn đầu ra, giúp bà con nắm vững về tình hình dịch hại và các giải pháp đồng bộ để phòng trừ rầy nâu, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá là vấn đề cấp bách hiện nay, nhằm tạo ra một quy trình canh tác lúa để có lợi nhuận cao, chất lượng lúa được nâng lên đáng kể đáp ứng nhu cầu hội nhập của thị trường.
Nghiên cứu, tham khảo ý kiến của bà con nông dân, cán bộ nông nghiệp Phường cùng các giảng viên của trường Đại Học An Giang để đưa ra “Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận cho vùng lúa chất lượng cao tại Phường Mỹ Hòa – Thành Phố Long Xuyên – Tỉnh An Giang”.
Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Chương này giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu (tên đề tài, địa bàn thực hiện, tiến độ thực hiện đề tài…), giới thiệu về Phường Mỹ Hòa là vùng nghiên cứu trọng điểm của đề tài, trong chương này cũng nói sơ lược về các khái niệm khác liên quan đến đề tài như: Khái niệm về chi phí, lợi nhuận, doanh thu….
Chương 2 bao gồm 3 phần chính:
2.1. Giới thiệu về đề tài nghiên cứu.
2.2. Giới thiệu về vùng nghiên cứu (Giới thiệu về Phường Mỹ Hòa).
2.3. Các khái niệm liên quan đến đề tài.
Giới thiệu về đề tài nghiên cứu.
Tên đề tài: “Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận cho vùng lúa chất lượng cao tại Phường Mỹ Hòa – Thành Phố Long Xuyên – Tỉnh An Giang”.
Địa bàn thực hiện: Đề tài sẽ được thực hiện và áp dụng trên vùng đất nông nghiệp của Phường Mỹ Hòa – Thành Phố Long Xuyên – Tỉnh An Giang.
Thời gian thực hiện đề tài: Đề tài sẽ được tiến hành thực hiện trong 6 tháng. Bắt đầu từ tháng 01/2007 và kết thúc vào tháng 06/2007.
Bảng 2.1. Tiến độ thực hiện khóa luận
Thời gian thực hiện (Năm 2007)
Nội dụng
Tháng 01
Tháng 02
Tháng 03
Tháng 04
Tháng 05
Tháng 06
Viết đề cương sơ bộ
Viết đề cương chi tiết
Hoàn thành đề cươngchi tiết
Chuẩn bị bảng câu hỏiphỏng vấn nông dân
Phỏng vấn nông dân
Phân tích mẫu phỏng vấn
Viết bài
Nộp bản nháp
Chỉnh sửa và hoàn thành bản chính
Nộp bản chính
Chuẩn bị báo cáo
Bảo vệ khóa luận
Giới thiệu về vùng nghiên cứu (Giới thiệu về Phường Mỹ Hòa).
Mỹ Hòa là một Phường ven đô cách trung tâm thành phố Long Xuyên khoảng 1km về hướng Tây.
Phía Bắc giáp Xã Mỹ Khánh và Phường Bình Khánh.
Phía Nam giáp Phường Mỹ Quí và Phường Mỹ Phước.
Phía Đông giáp Phường Đông Xuyên.
Phía Tây giáp Thị Trấn Phú Hòa - Huyện Thoại Sơn.
Phường Mỹ Hòa là một Phường thuần nông với diện tích tự nhiên là 1.651 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm gần 60% (940,6 ha). Kết hợp với hệ thống sông ngòi chằng chịt đã mang phù sa bồi đắp hàng năm vào mùa lũ, cùng với thời tiết thuận lợi cho canh tác lúa.
Dân số của Phường đa phần là dân số trẻ với 28.189 nhân khẩu đang sinh sống trong 5.754 hộ gia đình. Mật độ dân số bình quân 1.688 người/km2. Với diện tích mặt đất gieo trồng lên tới 1.982,2 ha, năng suất bình quân đạt 680kg/công, ước lượng đạt 11.608,63 tấn (giảm 660,8 tấn sao với năm 2005) (2004: 12.307,52 tấn/ha; 2005: 12.296,44 tấn/ha; 2006: 11.608,63 tấn/ha). Thu nhập hàng năm đạt 1.600.000đồng – 2.000.000 đồng/công (bình quân từ 800.000đồng đến 1.000.000đồng/công/vụ), tăng 26% so với năm 2005(() Phường Mỹ Hòa báo cáo tổng kết về tình hình phát triển kinh tế xã hội 2006.
). Lúa mà bà con thu hoạch đa phần không đồng điều nhau về chất lượng, cùng với việc canh tác trên diện tích manh mún nhỏ lẻ từ 3 đến 5 công/hộ nên dẫn đến tình trạng đa dạng chủng loại giống. Đó là nguyên nhân chính làm sụt giảm lợi nhuận của bà con.
Các khái niệm liên quan đến đề tài.
Khái niệm chi phí sản xuất.
Chi phí sản xuất là toàn bộ các hao phí về lao động sống, nguyên nhiên vật liệu và các chi phí cần thiết khác mà nhà sản xuất phải chi ra trong quá trình sản xuất, được biểu hiện bằng thước đo tiền tệ và được tính cho một thời kỳ nhất định(() PGS.TS Đoàn Xuân Tiên. Học Viện Tài Chính, Trang 44 Giáo trình Kế Toán Quản Trị; Nhà xuất bản Tài chính Hà Nội 2005.
).
Từ khái niệm đó mở rộng ra về chi phí trong lĩnh vực lúa như sau:
Chi phí sản xuất lúa là toàn bộ các chi phí về lao động sống, nguyên nhiên vật liệu và các chi phí cần thiết khác mà nông dân phải bỏ ra trong quá trình canh tác lúa, được biểu hiện bằng tiền và tính cho một mùa vụ (thường là 3 tháng).
Qua đó ta có thể thấy các yếu tố của chi phí sản xuất lúa bao gồm:
Lao động sống là hao phí về sức lao động của nông dân, các lao động thuê mướn khác trong c