Đề tài Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty Cổ phần Vật tư Hải Dương

Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển đều phải làm tốt các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh bao gồm: Sản xuất- phân phối -trao đổi. Tiêu thụ là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất, hực hiện tốt khâu tiêu thụ sẽ đảm bảo cho chu kỳ kinh doanh diễn ra liện tục, bù đắp được chi phí đã bỏ ra trong quá trình sản xuất từ đó thu được lợi nhuận và tiếp tục tái sản xuất

docx68 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1763 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty Cổ phần Vật tư Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển đều phải làm tốt các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh bao gồm: Sản xuất- phân phối -trao đổi. Tiêu thụ là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất, hực hiện tốt khâu tiêu thụ sẽ đảm bảo cho chu kỳ kinh doanh diễn ra liện tục, bù đắp được chi phí đã bỏ ra trong quá trình sản xuất từ đó thu được lợi nhuận và tiếp tục tái sản xuất. Tiêu thụ sản phẩm là một khâu quan trọng trong chu kỳ kinh doanh, xét cho đến cùng có tiêu thụ được sản phẩm doanh nghiệp mới có thể thúc đẩy các hoạt động khác. Tiêu thụ sản phẩm là một hoạt động mang tính khoa học và nghệ thuật, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải xây dựng một hệ thống phương pháp, căn cứ, các chiến lược, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm chu đáo từ đó áp dụng vào thực tiễn một cách linh hoạt. Như vậy tiêu thụ sản phẩm là vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp. Giải quyết tốt công tác tiêu thụ quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trên thương trường, nhiều khi quyết định đến vận mệnh của doanh nghiệp. Thấy được tầm quan trọng của công tác tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp hiện nay, qua thời gian thực tập ở công ty Cổ phần Vật tư Hải Dương với những kiến thức đã học ở trường, em xin chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty Cổ phần Vật tư Hải Dương “ làm đề tài của chuyên đề tốt nghiệp. Qua đề tài này em mong muốn tìm hiểu sâu hơn về công tác tiêu thụ sản phẩm nói chung và công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty Cổ phần Vật tư Hải Dương nói riêng và qua đó đóng góp những ý kiến nhỏ của mình để thúc đẩy công tác tiêu thụ tại đây. Chuyên đề tốt nghiệp gồm 3 chương: Chương 1 : Giới thiệu khái quát về công ty Cổ phần Vật tư Hải Dương Chương 2 : Thực trạng về tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cổ phần Vật tư Hải Dương Chương 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Vật tư Hải Dương Trong khoảng thời gian có hạn, chuyên đề này khó tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy rất mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo. Chương 1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẢI DƯƠNG I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẢI DƯƠNG 1. Quá trình hình thành và phát triển cña c«ng ty TiÒn th©n c«ng ty Cæ phÇn vËt t­ H¶i d­¬ng lµ Liên hiệp các Xí nghiệp vật tư Hải Hưng ®­îc UBND tỉnh Hải Dương ngày 21 tháng 12 năm 1998 ra quyết định số 867/UB/QĐ trên cơ sở tiếp nhận, tổ chức lại 3 công ty và 2 xí nghiệp giải thể là: + Công ty vật liệu điện máy chất đốt thuộc sở thương nghiệp Hải Dương + Công ty cung ứng và chế biến lâm sản thuộc UBND tỉnh Hải Hưng. + Công ty cung ứng vật liệu xây dựng thuộc sở xây dựng Hải Hưng và các đơn vị độc lập trong Liên Hiệp + Xí nghiệp gỗ Hải Dương + Xí nghiệp gỗ Hưng Yên Trong cơ chế sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước theo quyết định 388 của chính phủ, UBND tỉnh Hải Hưng quyết định chuyển 2 xí nghiệp gố Hải Dương và Hưng yên về trực thuộc sở công nghiệp Hải Hưng, còn các đơn vị khác vẫn nằm trong Liên Hiệp các xí nghiệp vật tư Hải Hưng sau đổi tên thành Công ty vật tư và chất đốt Hải Hưng. Đến cuối năm 1996 đầu năm 1997 thực nghiệp nghị quyết của quốc hội về việc chia tách tái lập tỉnh Hải Dương và tỉnh Hưng Yên. Do vậy Công ty vật tư và chất đốt Hải Hưng được đổi tên thành Công ty vật tư và chất đốt Hải Dương, hoạt động theo quy chế đã được thông qua tại đại hội công nhân viên ngày 20/4/1997 và được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Công ty vật tư và chất đốt Hải Dương là doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập theo quyết định 217/HĐBT, sử dụng con dấu riêng, mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng, quản lý kinh doanh theo cơ chế hiện hành. 2. Chức năng nhiệm vụ của công ty - Tổ chức kinh doanh các loại vật tư, thiết bị từ các nguồn kể cả liên doanh liên kết đưa về địa phương bán cho các đơn vị SXKD trong và ngoài tỉnh, đảm bảo kịp thời, thuận lợi, đúng đối tượng sử dụng, đúng địa điểm và bảo đảm phẩm chất theo quy định. - Tận dụng lao động dư ra tổ chức sản xuất hàng hoá, sử dụng có hiệu quả lao động hiện có. - Tổ chức mạng lưới kinh doanh vật tư của đơn vị trong phạm vi địa bàn tỉnh, giảm cấp trung gian để thuận lợi cho khách hàng, giảm chi phí lưu thông để đạt hiệu quả kinh tế cao trong hoạt động kinh doanh. - Quản lý chặt chẽ vật tư, tài sản, tiền vốn. Quản lý và sử dụng có hiệu quả đội ngũ CB-CNV của đơn vị. Thực hiện phân phối kết quả kinh doanh cho người lao động theo chế độ của nhà nước, chăm lo cải thiện đời sống vật chất, điều kiện lao động và tinh thần cho CB-CNV. Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho CB-CNV. - Công ty tổ chức mạng lưới kinh doanh rộng khắp 11 huyện, thành phố, tạo sự thuận lợi cho việc cung ứng hàng hoá chủ động, hợp lý nhằm tiêu thụ nhanh hàng hoá và tiếp cận hàng hoá mới, hình thành nhu cầu mua hàng ngày càng tăng. Hoạt động kinh doanh của công ty là hoàn thành tốt các chỉ tiêu pháp lệnh giao nộp ngân sách nhà nước, đảm bảo việc làm cho người lao động với thu nhập ổn định và ngày càng tăng trên cơ sở phát triển SXKD, đáp ứng tốt nhu cầu vật tư, hàng hoá cho sản xuất và tiêu dùng đối với các thành phần kinh tế và nhân dân trong tỉnh, đạt được những mục tiêu kinh tế xã hội của đơn vị trên cơ sở kinh doanh hoàn vốn, bảo tồn và phát triển vốn. 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của công ty 3.1 Mô hình tổ chức bộ máy quản trị của công ty Phòng TC - HC Ban giám đốc Phòng Kinh doanh Phòng kế toán TV XNKD Vật liệu xây dựng Hệ thống các cửa hàng bán lẻ Hội đồng quản trị XN Than nhiên liệu XN Kinh doanh lâm sản XN KD thiết bị điện XN KD vật tư kim khí XN KD vật tư xăng dầu XN KD phụ tùng hoá chất XN SX và KD tấm lợp Cơ cấu sản xuất kinh doanh của Công ty được chia thành các Xí nghiệp, trạm, cửa hàng. Mỗi xí nghiệp, trạm, cửa hàng là một đơn vị sản xuất, kinh doanh hoạt động trên nguyên tắc hạch toán độc lập và là một đơn vị hành chính của Công ty, nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, đứng đầu mỗi Xí nghiệp có giám đốc trực tiếp lãnh đạo, căn cứ vào nhiệm vụ sản xuất chung của Công ty, mỗi đơn vị được giao đảm nhiệm một nhiệm vụ riêng, có mạng lưới tiêu thụ riêng, có chức năng tìm nguồn hàng và lập kế hoạch sản xuất trình lên Công ty xét duyệt. 3.2 Chức năng nhiệm vụ các phòng ban Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty có vai trò rât quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để có thể đứng vững, phát triển và khẳng định vị trí của mình trên thương trường, công ty đã xây dựng cho mình một bộ máy quản lý có trình độ, năng động sáng tạo, cơ cấu gọn nhẹ, hoạt động nhịp nhàng và có hiệu quả. Đến nay công ty đã có một bộ máy hoàn chỉnh và phù hợp với điều kiện kinh doanh, điều kiện thị trường kinh doanh. Bộ máy công ty bao gồm: Giám đốc: Là người điều hành trực tiếp các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, là đại diện pháp nhân của công ty trước pháp luật, và trong quan hệ đối nội, đối ngoại với mối quan hệ bạn hàng các tổ chức trong và ngoài nước. Phó giám đốc: Là người giúp việc giám đốc và thay mặt giám đốc phụ trách một số nhiệm vụ, và chịu trách nhiệm trước giám đốc. Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ giúp giám đốc theo dõi và sắp xếp tổ chức bộ máy lao động của công ty,đào tạo bồi dưỡng nhân sự sao cho phù hợp với các vị trí năng lực với từng tính chất công việc, xây dựng cơ chế trả lương,thưởng ngoài ra còn có nhiệm vụ làm công tác xã hội. Phòng kế toán tài vụ: Có nhiệm vụ kiểm tra giá mua và chi phí của các cửa hàng, tổ sản xuất giấy, trình giám đốc duyệt, quản lý vốn và đề xuất giám đốc trình tự ưu tiên, giải quyết vốn cho các phương án kinh doanh tốt nhất, theo dõi thực hiện phương án kinh doanh các lô hàng, đôn đốc thu hồi công nợ, lập kế hoạch trả nợ, kiểm tra đối chiếu lập quyết toán hàng tháng và kiểm tra phân phối thu nhập cho các cửa hàng đúng sai so với cơ chế trả lương, thưởng của công ty. - Phòng kinh doanh thị trường - Mở rộng hoạt động thâm, xâm nhập thị trường mới để cung cấp nguồn hàng có chất lượng tốt đến người tiêu dùng. - Tìm thị trường, xác định thị trường mục tiêu với mặt hàng thế mạnh, tìm hiểu truyền thống phong tục ở những vùng miền mới mà công ty sẽ mang hàng đến. - Củng cố những khách hàng truyền thống của công ty, mở những đợt hội nghị khách hàng vào cuối năm hàng năm. Đề nghị ban giám đốc luôn có những chính sách khuyến mại theo hình thức giá, và các dịch vụ sau bán chăm sóc sản phẩm. - Xây dựng định mức phí phù hợp với các loại hàng, xây dựng giá đầu vào, triết khấu cho các đại lý và giá bán tối thiểu và các nguồn hàng đầu vào do công ty nhập. - Thực hiện kế hoạch bán hàng được giao và bán buôn đối với khách hàng đặt trực tiếp với công ty. - Các xí nghiệp kinh doanh và cửa hàng đều được quản lý trực tiếp của giám đốc: Nhiệm vụ của các Xí nghiệp trong Công ty : Xí nghiệp KD vật liệu xây dựng: chuyên kinh doanh các loại vật liệu xây dựng như : sắt thép, xi măng, tấm lợp. Xí nghiệp than nhiên liệu: chuyên kinh doanh than. Xí nghiệp kinh doanh lâm sản: chuyên kinh doanh gỗ, tre, nứa, lá. Xí nghiệp kinh doanh kim khí, thiết bị điện: chuyên kinh doanh máy móc, thiết bị điện, gồm phục vụ cả dân sinh và sản xuất. Xí nghiệp kinh doanh vật tư kim khí: chuyên kinh doanh sắt thép, máy nông nghiệp. Xí nghiệp kinh doanh vật tư xăng dầu: chuyên kinh doanh các sản phẩm xăng, dầu mỡ. XN KD dầu mỡ thiết bị phụ tùng hóa chất: chuyên kinh doanh hoá chất, phụ tùng điện máy. XN sản xuất và KD tấm lợp vật liệu XD: chuyên sản xuất và kinh doanh tấm lợp Fibrocement; kinh doanh sắt, thép, xi măng. Trạm vật tư Thanh Miện: chuyên kinh doanh máy móc, phụ tùng, hoá chất, vật liệu xây dựng. Trạm vật tư Tam Giang: chuyên kinh doanh máy móc, phụ tùng, hoá chất, vật liệu xây dựng. Cửa hàng vật tư máy nông nghiệp: chuyên kinh doanh máy nông nghiệp. XN liên doanh HD -Viên chăn: chuyên trao đổi hàng hoá giữa 2 nước bao gồm gỗ, may móc thiết bị ... II. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ – KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY 1. Lao động và điều kiện lao động Công ty Cổ phần Vật tư Hải Dương là một doanh nghiệp kinh doanh vật tư có quy mô lớn nên Công ty có đội ngũ cán bộ, công nhân viên khá đông. Trước đây, khi còn thời kỳ bao cấp số cán bộ, công nhân viên trong Công ty còn nhiều hạn chế về trình độ, dẫn đến chất lượng lao động chưa cao. Chuyển sang cơ chế thị trường, cơ cấu lao động của Công ty đã có những chuyển biến rõ rệt. Hàng năm, Công ty đã không ngừng tổ chức đào tạo, đào tạo lại cho cán bộ công nhân viên trong Công ty như gửi đi học các lớp ngắn hạn, dài hạn.... Số lao động có trình độ ngày càng tăng chứng tỏ sự lớn mạnh thực sự của Công ty, theo kịp đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường. Bảng 1: Lao động trong Công ty Cổ phần vật tư Hải Dương (2001-2005) Phân loại Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Số người % Số người % Số người % Số người % Số người % Tổng số lao động 850 856 865 810 800 - Nam 454 53,41 465 54,32 466 54,43 437 53,95 427 53,38 - Nữ 396 46,59 391 45,68 399 45,57 373 46,05 373 46,62 -LĐ hợp đồng ngắn hạn 0 0,00 70 8,17 75 8,67 100 12,34 90 11,25 -LĐ hợp đồng dài hạn 850 100 786 91,83 790 91,33 710 87,65 710 88,75 - LĐ khu vực lưu thông 611 71,88 624 72,89 629 72,71 587 72,47 575 71,88 - LĐ khu vục sản xuất 239 28,12 232 27,11 236 27,29 223 27,53 225 28,12 - Trìng độ đại học 78 9,18 76 8,87 76 8,79 76 9,38 76 9,5 - Trình độ trung cấp 151 17,76 129 15,07 132 15,26 132 16,27 130 16,25 - Trình độ THPT 621 73,06 651 77,06 657 75,95 602 74,35 594 74,25 Trình độ lý luận chính trị - Cao cấp 11 1,29 13 1,5 15 1,7 15 1,85 15 1,88 - Trung cấp 43 5,06 46 5,37 50 5,78 50 6,17 50 6,25 - Sơ cấp 78 9,18 82 9,58 89 10,29 89 10,98 89 11,12 Tuổi bình quân 25 25 24.9 25.1 25 (Nguồn:Phòng Tổ chức hành chính-Công ty CP Vật tư Hải Dương) Nhận xét: Cơ cấu lao động của công ty qua các năm (2001 – 2005) giữa các bộ phận tương đối đồng đều và hợp lý, tỷ lệ lao động giữa nam và nữ đã có sự điều chỉnh thay đổi phù hợp với các yêu cầu nhiệm vụ của công ty đề ra với tổng số lao động và trình độ chuyên môn của công nhân viên trong công ty. Nhận thấy công ty quản lý và sử dụng tốt nguồn nhân lực, đã quan tâm công tác tuỷên dụng nhân sự và có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng phát triển nhân sự trong công ty: Tỷ lệ lao động nam chiếm hơn 50%; Tỷ lệ đại học chiếm 9-10% cán bộ công nhân viên toàn công ty; Trung cấp chiếm 15-17%. Đặc biệt là sau khi cổ phần hoá công ty đã tinh giản biên chế dẫn tới số lượng nhân viên giảm và số lao động ngắn hạn thời vụ tăng. Nhìn chung nhân viên làm việc tại công ty có điều kiện để phát triển. Ban lãnh đạo công ty đã tạo một môi trường làm việc tương đối tốt, chế độ đãi ngộ nhân viên thích hợp điều đó đã khuyến khích người lao động tại công ty hăng say làm việc. 2. Đặc điểm về sản phẩm Với những đặc tính vốn có của vật liệu xây dựng nói chung là bền, chịu đựng thời tiết tốt, phù hợp với điều kiện xây dựng ở nước ta hiện nay. Nên các mặt hàng này đã có mặt ở mọi nơi, phục vụ cho nhu cầu trong sản xuất và đời sống. Nền kinh tế quốc dân ngày càng phát triển, đời sống xã hội nâng cao kéo theo nhu cầu về xây dựng, trang trí nội thất ngày càng tăng. Do vậy, nhu cầu của thị trường về các sản phẩm như : Gỗ, xi măng, than, sắt thép, xăng dầu..... ngày càng cao. Nắm bắt được nhu cầu ngày càng phát triển của thị trường, Công ty Cồ phần Vật tư Hải Dương không ngừng đầu tư nghiên cứu thị trường, nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng một cách tốt nhất. Một điểm khá thuận lợi cho Công ty là hầu hết các sản phẩm công ty kinh doanh đều được sản xuất trong nước như : sắt, thép, xi măng, tấm lợp .... Vì vậy, rất thuận tiện và chủ động trong việc nhập hàng, chính điều đó đã tạo điều kiện cho công tác tiêu thụ được đơn giản, nhanh chóng và ít tốn kém Công ty luôn tìm kiếm nguồn hàng phục vụ kinh doanh có tính chất chiến lược, ổn định, lâu dài, vững chắc, phong phú về chủng loại, đa dạng về hình thức, là mặt hàng tiêu dùng phổ biến, giá cả hợp lý, khả năng cạnh tranh cao. Việc lựa chọn các nguồn hàng công ty tập trung vào các nhà sản xuất lớn, các nhà phân phối sản phẩm độc quyền trên địa bàn hoặc trực tiếp nhập khẩu nếu xét thấy có hiệu quả hơn. Đối với mặt hàng xi măng, công ty đã có quan hệ thị trường, bạn hàng tốt với Xi măng Hoàng Thạch hàng năm đã tiêu thụ 90.000 tấn – 95.000 tấn do đó chủ trương tiếp tục duy trì đồng thời đấu mối phát triển kinh doanh thêm xi măng Bỉm sơn, xi măng Hoàng mai khi thị trường có yêu cầu. Đối với tấm lợp: nguồn hàng chủ yếu là tấm lợp Đông Anh, Thái nguyên, Nam định, Ninh bình. Đây là mặt hàng mà trong những năm qua công ty đã có được thị trường tiêu thụ với số lượng ổn định 28.000 tấm – 30.000 tấm/năm. Đối với mặt hàng sắt thép xây dựng: Chủ trương công ty quan hệ với các nhà máy sản xuất lớn hoặc các thương hiệu nổi tiếng có sức cạnh tranh trên thị trường như: Sắt thép Thái nguên, Việt úc, Việt nhật, Việt ý. Trường hợp các đơn vị khai thác nguồn hàng của các nhà sản xuất nhỏ nhưng giá cả hợp lý được ngươì tiêu dùng chấp nhận sẽ báo cáo Giám đốc công ty để triển khai thực hiện và các dơn vị sẽ phải đamr bảo các thủ tục, hoá đơn chứng từ theo luật định. Mặt hàng xăng dầu là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, chủ trương Nhà nước đang chuyển dần sang kinh doanh theo cơ chế thị trường do đó trong năm tới công ty sẽ phối hợp với một số đơn vị hậu phương và trung ương để tổ chức tiếp nhận đảm bảo nguồn hàng cung ứng đều đặn, giá cả hợp lý. Để đảm bảo vận chuyển hàng hoá sản phẩm trong các kênh kịp thời, Công ty có đội xe gồm nhiều loại trọng tải để vận chuyển do đó đã giảmđược chi phí trong vận chuyển. Hơn nữa Công ty kết hợp vận chuyển hàng hoá sản phẩm cho nhiều địa điểm gần nhau trong một khu vực. Đối với nhu cầu có số lượng sản phẩm nhỏ, lẻ, Công ty sử dụng phương tiện xe máy của cán bộ nhân viên tiêu thụ và trả cho họ một khoản chi phí nhất định. 3. Đặc điểm về thị trường, khách hàng Công ty Cổ phần Vật tư Hải Dương kinh doanh trên lĩnh vực thương mại. Bao gồm các hoạt động kinh doanh bán buôn bán lẻ các loại sản phẩm hàng hoá. Công ty có các cửa hàng thương mại ở nhiều huyện trong cả tỉnh, thị trường của Công ty chủ yếu tập trung ở địa bàn Hải Dương và một số tỉnh miền Bắc Bên cạnh việc mở rộng kinh doanh mặt hàng tiêu dùng, gắn sản xuất với lưu thông, từng bước có mặt hàng xuất nhâp khẩu công ty còn cố gắng phục vụ tốt các mặt hàng như phân bón với nhận thức: Phục vụ mặt hàng chính sách là nhiệm vụ hàng đầu, kinh doanh là nhiệm vụ cơ bản lâu dài. Tổ chức sản xuất gắn với lưu thông; lấy hiệu quả kinh doanh làm mục tiêu phấn đấu. 4. Cơ sở vật chất công nghệ Thiết bị công nghệ sản xuất kinh doanh là yếu tố trực tiếp nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. Từ khi mới thành lập, Công ty Cổ phần Vật tư Hải Dương gặp rất nhiều khó khăn vì phần lớn máy móc thiết bị cũ, lạc hậu; nhà xưởng, cửa hàng xuống cấp nghiêm trọng. Nhưng trong những năm gần đây, do yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường, Công ty đã chú ý đầu tư vào máy móc thiết bị, xây dựng lại cửa hàng, kho bãi. Bảng 2: Tình hình đầu tư năm 2005 Đầu tư mới Số tiền 1 2 3 Mở rộng cửa hàng Đầu tư cửa hàng mới Trang bị hệ thống vệ sinh và xử lý rác thải 90.000.000 6.000.000 8.876.523 Tổng 104.876.523 Bảng 3: Tình hình trang thiết bị máy móc của Công ty Cổ phần Vật tư Hải Dương ( Đơn vị: đồng) Danh mục Nguyên giá Giá trị còn lại 1. Nhà xưởng 1.511.860.908 480.574.000 2. Téc chứa xăng, dầu 86.295.000 9.714.500 3. Máy móc thiết bị 16.889.000 8.234.000 4. Phương tiện vận tải 810.725.000 212.374.830 5. Cửa hàng 991.000.000 490.000.000 6. Đất 105.193.955 24.021.200 7. Loại khác 54.681.061 25.500.00 Cộng : 3.576.644.924 1.227.468.530 (Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ – Công ty CP Vật tư Hải Dương) 5. Tình hình về tài chính Vốn sản xuất kinh doanh là một nhân tố quan trọng nhất đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời nó cũng có ảnh hưởng rất lớn đến công tác tiêu thụ sản phẩm. Công ty Vật tư và Chất đốt Hải Dương là doanh nghiệp nhà nước hoạt động chủ yếu bằng số vốn nhà nước cấp, ngoài ra còn có các nguồn vốn khác như : Vốn vay ngân hàng. Vốn tự bổ xung từ lợi nhuận. Vốn huy động từ tiền nhàn rỗi của cán bộ công nhân viên trong Công ty. Bảng 4: Cơ cấu vốn của Công ty Cổ phần Vật tư Hải Dương (2001-2005) (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu 2001 Tỉ trọng (%) 2002 Tỉ trọng (%) 2003 Tỉ trọng (%) 2004 Tỉ trọng (%) 2005 Tỉ trọng (%) Tổng NVKD 35.501 36.487 38.034 39.422 41.584 1. Vốn chủ sở hữu 18.981 53,47 18.798 51,52 19.728 51,87 21.102 53,52 22.235 53,47 -Vốn NSNN cấp 18.935 99,76 18.749 99,74 19.677 99,74 21.051 99,76 22.182 99,76 -Vốn tự bổ xung 46 0,24 49 0,26 51 0,26 51 0,24 53 0,24 2. Nợ phải trả 16.520 45,53 17.689 48,48 18.306 48,13 18.302 46,48 19.349 45,53 -Vay ngân hàng 13.030 78,87 14.190 80,22 14.557 79,52 14.638 79,98 15.260 78,87 -Vay CNV 3.490 21,13 3.499 19,78 3.749 20,48 3.664 20,02 3.989 21,13 (Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ Công ty CP Vật tư Hải Dương) Nhìn vào bảng cơ cấu vốn của Công ty ta thấy vốn chủ sở hữu của Công ty giữ ở mức ổn định: 18.981 triệu đồng năm 2001 ( chiếm tỉ trọng 53,47 %) và tăng lên 22.235 triệu đồng năm 2005 ( chiếm tỉ trọng 53.47 % ). Đây là điểm rất thuận lợi vì nguồn vốn này do ngân sách nhà nước cấp do đó không phải trả lãi nên Công ty yên tâm sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, tỉ trọng vốn vay của Công ty trong tổng nguồn vốn kinh doanh của Công ty cũng ổn định nhưng số tiền công ty vay lại tăng hơn so với các năm trước, điều đó thể hiện quy mô đầu tư cho sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng được mở rộng. Cụ thể là vay 16.520 triệu đồng năm 2001 ( chiếm tỉ trọng 45,53 % trong tổng nguồn vốn kinh doanh) và năm 2005 số nợ phải trả của Công ty là 19.349 triệu đồng (tăng 2.829 triệu đồng so với năm 2001) nhưng tỉ trọng lại chỉ chiếm 45,53
Tài liệu liên quan