Sau giải phóng, Đắk Lắk đã có những bước phát triển to lớn về kinh tế, xã hội. Trong sự phát triển đó, ngành cà phê trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, chủ lực của Tỉnh. Cà phê Đắk Lắk có lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh trong quan hệ kinh tế quốc tế, và còn nhiều tiềm năng nhưng chưa được khai thác hết. Năng suất cao thuộc loại nhất thế giới, chất lượng có khả năng đạt tiêu chuẩn quốc tế, cà phê Đắk Lắk chiếm trên 50% diện tích sản xuất, gần 60% sản lượng và khoảng 48% sản lượng xuất khẩu của cả nước.
71 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1402 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm đổi mới và hoàn thiện hoạt động sản xuất và xuất khẩu cà phê của tỉnh Đắk Lắk đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 1 -
LỜI NÓI ĐẦU
Sau giải phóng, Đắk Lắk đã có những bước phát triển to lớn về kinh tế, xã hội. Trong
sự phát triển đó, ngành cà phê trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, chủ lực của Tỉnh. Cà
phê Đắk Lắk có lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh trong quan hệ kinh tế quốc tế, và còn
nhiều tiềm năng nhưng chưa được khai thác hết. Năng suất cao thuộc loại nhất thế giới, chất
lượng có khả năng đạt tiêu chuẩn quốc tế, cà phê Đắk Lắk chiếm trên 50% diện tích sản
xuất, gần 60% sản lượng và khoảng 48% sản lượng xuất khẩu của cả nước. Nó quyết định cà
phê Việt Nam từ chỗ trước kia có vị trí thấp kém, nay trở thành một trong những quốc gia
sản xuất và xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới và là quốc gia đứng đầu về xuất khẩu cà
phê vối (Robusta). Cà phê góp phần giải quyết công ăn việc làm và đem lại cuộc sống no
ấm cho hàng vạn người dân các dân tộc sinh sống tại Đắk Lắk.
Nhưng thực tế luôn đặt ra những vấn đề cần nhận thức và giải quyết, từ mùa vụ 97-98
tình hình sản xuất kinh doanh của ngành cà phê Tỉnh Đắk Lắk diễn biến rất phức tạp, sản
xuất phát triển tự phát và đi vào thế không ổn định, chất lượng giảm sút, giá cả biến động
thất thường, Doanh nghiệp kinh doanh bị lỗ tăng dần, ngành cà phê không có khả năng
khắc phục tính chu kỳ của giá cả, phòng ngừa rủi ro, không có khả năng “tự vệ” trước tác
động của cơ chế thị trường nhất là khi giá cả xuống thấp dưới mức giá thành.
Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy hàng loạt khiếm khuyết dần dần bộc lộ hạn chế khả
năng phát triển của ngành cà phê Đắk Lắk. Tuy nhiên, về phương diện chủ quan là do sự
phát triển chưa đồng bộ, còn tuỳ tiện, tự phát và không theo qui hoạch, chưa nghiên cứu
tường tận tình hình thị trường thế giới, chưa kết hợp được các nguồn lực nhằm tạo ra sản
phẩm có tính cạnh tranh cao. Từ những vấn đề đặt ra như trên, chúng tôi đã mạnh dạn
nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp nhằm đổi mới và hoàn thiện hoạt động sản xuất
và xuất khẩu cà phê của tỉnh Đắk Lắk đến năm 2010”.
Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu các hoạt động liên quan đến sản xuất và xuất khẩu cà phê của tỉnh Đắk
Lắk trong bối cảnh chung của Việt Nam và thế giới nhằm xác lập mối quan hệ mật
thiết giữa các chủ thể tham gia vào thị trường.
- Đánh giá một cách tương đối vai trò quản lý của Nhà nước như một nhân tố quyết định
sự thành công của ngành cà phê Đắk Lắk nói riêng và Việt Nam nói chung.
- Đề ra các giải pháp mang tính đồng bộ để đổi mới và hoàn thiện hoạt động sản xuất
và xuất khẩu cà phê của Tỉnh Đắk Lắk nhằm tạo nên nhân tố tích cực, chủ động có
tính quyết định trong việc tháo gỡ những khó khăn, tạo điều kiện phát triển bền vững
đối với ngành cà phê Đắk Lắk từ nay đến năm 2010.
- 2 -
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: các hoạt động liên quan sản xuất–xuất khẩu cà phê của Tỉnh
ĐakLak và Việt Nam dưới sự ảnh hưởng của tình hình sản xuất, giá cả, cung-cầu cà phê thế
giới. Những chính sách và hoạt động của Nhà nước tác động đến ngành cà phê.
Phạm vi nghiên cứu: tập trung nghiên cứu thực trạng sản xuất, chế biến và xuất khẩu
cà phê Việt Nam nói chung và Đắk Lắk nói riêng. Đặc biệt là giai đoạn 1991 trở lại đây,
thời điểm bắt đầu những “bước ngoặt” của ngành cà phê và Đắk Lắk thực sự tham gia vào
hoạt động xuất khẩu cà phê.
Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử là chính. Áp dụng phân tích + tổng hợp:
những đặc trưng chung sẽ che dấu những khác biệt không phải là quan trọng, số liệu có
những lúc không nhất quán do được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau nhưng không ảnh
hưởng đến kết luận. Cần tìm ra những nhân tố chủ yếu tác động đến giá mang tính liên tục,
tính thời vụ, tính tạm thời, tính quá khứ hoặc tính tương lai.
Phương pháp hệ thống: hoạt động “sản xuất và xuất khẩu” là một hệ thống thống nhất
của các chủ thể trong quá trình tái sản xuất: trồng trọt, chăm sóc thu hoạch trong hộ dân,
thu mua và chế biến, xuất khẩu của các đại lý hoặc doanh nghiệp. Các chủ thể “sản xuất và
kinh doanh” lại phát triển trong mối quan hệ với ngành cà phê Đắk Lắk, với ngành cà phê
Việt Nam và thế giới.
Kết cấu nội dung của đề tài: Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung chính của
luận văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1 : Những lý luận cơ bản về thương mại quốc tế – tình hình thương mại cà
phê thế giới và bối cảnh Việt Nam
Chương 2 : Đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu cà phê
của Việt Nam và Tỉnh Đắk Lắk trong thời gian qua.
Chương 3 : Một số giải pháp nhằm đổi mới và hoàn thiện hoạt động sản xuất và
xuất khẩu cà phê của tỉnh Đăk Lăk đến năm 2010
Đề tài có tính thực tiễn cao, thực hiện đề tài này chúng tôi mong muốn đóng góp
nghiên cứu của mình cho ngành cà phê Đắk Lắk, tuy vậy các giải pháp có thể chưa mang
tính lý luận cao. Vì đề tài có phạm vi rộng và ý nghĩa tương đối sâu, mặc dù đã làm việc rất
nghiêm túc với nỗ lực cao nhưng với thời gian và kiến thức có hạn, đề tài không thể tránh
khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp chân thành của Thầy Cô và các bạn
để đề tài này được hoàn thiện hơn.
- 3 -
Chương 1 :
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
TÌNH HÌNH THƯƠNG MẠI CÀ PHÊ VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ:
1.1.1 Lý thuyết về thương mại quốc tế:
Vào cuối thế kỷ XV các nhà kinh tế học cổ điển đã phát hiện ra vai trò rất quan trọng
của thương mại quốc tế trong quá trình phát triển kinh tế quốc gia. Kể từ đó đến nay các
nhà khoa học nhiều thế hệ tiếp theo sau đã nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện từng bước về
mặt lý luận của vấn đề này. Các nước đang bắt đầu sự nghiệp công nghiệp hoá, phát triển
nền kinh tế hàng hóa có thể vận dụng tốt hơn vào thực tế phát triển nền kinh tế của mình.
Sau đây là một số nội dung cơ bản của hệ thống lý luận về thương mại quốc tế dựa trên lý
thuyết lợi thế so sánh của mỗi quốc gia.
1.1.1.1 Thuyết trọng thương:
Chủ nghĩa trọng thương (Mercantilism) ra đời vào cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI ở Anh
và Pháp, trong bối cảnh trình độ sản xuất đã được nâng cao, công nghiệp phát triển, sản
xuất ra nhiều hàng hóa, … tạo điều kiện cho hoạt động thương mại phát triển. Vai trò của
giới thương nhân được đề cao và chính họ đề ra lý thuyết cơ bản của trường phái trọng
thương. Họ coi trọng xuất nhập khẩu và cho rằng chính xuất nhập khẩu là con đường đem lại
phồn vinh cho đất nước. Tuy nhiên, quan điểm của phái trọng thương còn hạn chế và rất cực
đoan khi coi thương mại quốc tế là một trò chơi có tổng lợi ích bằng không (Zero-sum
game), tức là giữa hai quốc gia giao thương nếu bên này có lợi thì bên kia sẽ thiệt hại tương
ứng, do đó họ đòi hỏi trong quan hệ thương mại quốc tế để lợi ích quốc gia được đảm bảo,
xuất khẩu phải lớn hơn nhập khẩu (xuất siêu). Từ đó họ chủ trương kêu gọi Chính phủ bảo vệ
mậu dịch và sản xuất trong nước bằng các hàng rào thuế quan và cấm ngặt việc xuất khẩu
nguyên liệu, bảo đảm độc quyền kinh doanh nội dịa để dành ưu thế cạnh tranh với nước
ngoài, tăng xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, … Nhưng dẫu sao thì thuyết trọng thương cũng
nêu lên được quan điểm rất tiến bộ thời bấy giờ là biết coi trọng thương mại quốc tế và cho
rằng Chính phủ có vai trò can thiệp nhất định vào hoạt động kinh tế, nhất là hoạt động
ngoại thương mở đường cho các tư tưởng tiến bộ trong thương mại quốc tế sau này.
1.1.1.2 Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adam Smith
Đến giữa thế kỷ XVIII công nghiệp phát triển mạnh ở Châu Âu, mậu dịch phát triển
sâu rộng, tiền tệ được phát hành và hệ thống ngân hàng ra đời. Trong bối cảnh đó nhà kinh
tế học lỗi lạc người Anh là Adam Smith đã đưa ra quan điểm mới về thương mại quốc tế đó
là lý thuyết về lợi thế tuyệt đối. Quan điểm của A.Smith đề cao vai trò của cá nhân, ông cho
- 4 -
rằng mỗi người khi làm điều gì đều nghĩ đến tư lợi của mình và điều đó cũng có lợi cho tập
thể và xã hội, vì thế Chính Phủ không cần can thiệp vào hoạt động của cá nhân và doanh
nghiệp, cứ để cho họ phát triển sẽ có lợi cho nền kinh tế….
Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của A.Smith cho rằng 2 quốc gia giao thương với nhau thì
hai bên đều có lợi trên cơ sở lợi thế tuyệt đối của mỗi quốc gia. Lợi thế tuyệt đối được coi là
sự khác biệt tuyệt đối về năng suất lao động (cao hơn) hay chi phí lao động (thấp hơn) để
cùng sản xuất ra một loại sản phẩm. Mỗi quốc gia chỉ nên xuất khẩu các sản phẩm mà
mình có lợi thế tuyệt đối và nhập khẩu các sản phẩm mà mình không có lợi thế tuyệt đối.
Theo lý thuyết này, sự chuyên môn hóa sản xuất các sản phẩm mà mình có lợi thế tuyệt đối
sẽ giúp tài nguyên kinh tế của một đất nước được khai thác hợp lý hơn và thông qua trao đổi
mậu dịch quốc tế, tổng khối lượng sản phẩm tiêu dùng sẽ tăng cao hơn và chi phí rẻ hơn so
với các trường hợp phải tự sản xuất toàn bộ trong nước.
Ưu điểm của lý thuyết này: mỗi quốc gia phải chuyên môn hoá sản xuất các sản phẩm
có lợi thế tuyệt đối, đồng thời trao đổi sản phẩm có lợi thế tuyệt đối của các nước khác,
thông qua đó để nâng cao hiệu quả của nền kinh tế. Điểm cốt lõi của khái niệm này cho
rằng các quốc gia giao thương đều có lợi trong các hoạt động thương mại quốc tế.
1.1.1.3 Quy luật lợi thế so sánh của David Ricardo
Trong tác phẩm “Những nguyên lý kinh tế chính trị và thuế” xuất bản năm 1817,
David Ricardo cho rằng trong mối quan hệ thương mại quốc tế không nên đặt vấn đề lợi ích
hai bên phải bằng nhau, mà căn bản là hai bên có lợi hơn so với trường hợp không có trao
đổi mậu dịch. Cơ sở của luận điểm trên là lý thuyết về lợi thế so sánh với nội dung căn bản
là: “mỗi quốc gia sẽ chuyên môn hóa sản xuất để xuất khẩu các sản phẩm mà mình có lợi
thế so sánh và nhập khẩu trở lại các sản phẩm mà mình không có lợi thế so sánh”. Khác
với lợi thế tuyệt đối của A.Smith, lợi thế so sánh của D.Ricardo được hiểu là sự khác biệt
tương đối về năng suất lao động (cao hơn) hay chi phí lao động (thấp hơn) để làm ra cùng
một loại sản phẩm. Lý thuyết lợi thế so sánh chỉ ra rằng: dù một quốc gia dù không có lợi
thế tuyệt đối, nhưng lại có lợi thế so sánh (tương đối) về một số loại sản phẩm nhất định và
biết cách khai thác tốt các lợi thế này thông qua việc chuyên môn hóa sản xuất và thương
mại quốc tế thì vẫn có thể nâng cao hiệu quả nền kinh tế của mình. Điều này đã khắc phục
được nhược điểm cơ bản về lợi thế tuyệt đối của A.Smith và được coi là một trong những qui
luật quan trọng nhất của kinh tế học phát triển.
1.1.1.4 Lý thuyết về chi phí cơ hội của Haberler:
Theo Haberler, chi phí cơ hội của một sản phẩm X là số lượng sản phẩm loại khác mà
người ta hy sinh để có đủ tài nguyên làm tăng thêm một đơn vị sản phẩm X. Đồng thời
Haberler cho rằng chi phí cơ hội không đổi cho mỗi quốc gia, nhưng lại khác nhau giữa các
- 5 -
quốc gia khác. Sự khác biệt này là cơ sở làm nảy sinh ra sự trao đổi mậu dịch quốc tế. Nó
cho phép mỗi quốc gia có thể tập trung chuyên môn hóa sản xuất hoàn toàn vào lọai sản
phẩm có chi phí cơ hội thấp nhất, sau đó tiến hành trao đổi hành hóa. Điều này sẽ làm lợi
thế kinh tế của từng quốc gia và toàn thế giới đều nâng cao.
Luận điểm này cho rằng các nước có qui mô nền kinh tế nhỏ bé vẫn có thể chuyên
môn hóa sản xuất hoàn toàn các sản phẩm có lợi thế so sánh, thông qua trao đổi mậu dịch
quốc tế vẫn nâng cao hiệu quả nền kinh tế của mình. Tuy nhiên, họ sẽ gặp nhiều khó khăn
hơn do nền kinh tế bị phụ thuộc nhiều vào ngoại thương trong khi giá cả và tỷ giá trao đổi
hàng hóa do các nước có qui mô sản xuất lớn quyết định.
1.1.1.5 Lý thuyết hiện đại về thương mại quốc tế của Heckscher – Ohlin:
Trong thế kỷ 20, nhiều lý thuyết hiện đại về thương mại quốc tế lần lượt xuất hiện,
nhằm khắc phục các nhược điểm của những lý thuyết cổ điển, nổi bật là tác phẩm “Thương
mại liên khu vực và quốc tế” của 2 nhà kinh tế học Thụy Điển Eli Heckscher và Bertil Ohlin
xuất bản năm 1933. Lý thuyết này cho rằng để làm ra sản phẩm cần kết hợp các yếu tố
sản xuất theo những tỷ lệ cân đối khác nhau nhất định. Trong điều kiện của nền kinh tế mở,
mỗi nước sẽ hướng đến chuyên môn hóa sản xuất vào những ngành mà nước mình có thể
sử dụng các yếu tố sản xuất một cách thuận lợi nhất, có nguồn cung cấp đồi dào, chi phí rẻ,
chất lượng hàng hóa sản xuất ra tốt hơn các nước khác.
Như vậy, theo qui luật tỷ lệ cân đối các yếu tố sản xuất thì sự dư thừa hay khan hiếm
các yếu tố sản xuất quyết định đến mô hình thương mại quốc tế của mỗi quốc gia. Một quốc
gia sẽ chuyên môn hóa sản xuất để xuất khẩu các sản phẩm thâm dụng yếu tố sản xuất mà
quốc gia đó dư thừa tương đối và nhập khẩu sản phẩm thâm dụng yếu tố sản xuất mà quốc
gia đó khan hiếm tương đối, một quốc gia hoàn toàn có thể dựa vào các lợi thế so sánh của
mình để xây dựng chiến lược phát triển cho phù hợp. Tuy nhiên trên thực tế cần phải
nghiên cứu khai thác các lợi thế so sánh của mình thông qua hoạt động thương mại quốc tế
sao cho hợp lý và hiệu quả nhất trong từng giai đoạn phát triển kinh tế để duy trì và phát
huy lợi thế so sánh một các triệt để nhất, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển như
Việt Nam.
1.1.1.6 Lợi thế cạnh tranh quốc gia – “Mô hình kim cương của Porter”
Từ trước đến nay, năng lực cạnh tranh quốc tế của một quốc gia thường được giải thích
bằng lý thuyết thương mại quốc tế bắt nguồn từ A.Smith. Tuy nhiên, nền kinh tế toàn cầu
ngày nay quá phức tạp nên khó giải thích đầy đủ bằng những lý thuyết cũ được. Năm 1990,
Giáo sư Micheal Porter của trường Harvard đã giới thiệu một lý thuyết cạnh tranh mới, mô
hình Porter. Ông phân biệt mô hình của mình với lý thuyết thương mại truyền thống ở chỗ sự
trù phú của một quốc gia không phải được thừa hưởng từ tài nguyên thiên nhiên mà chính là
- 6 -
nhờ vào những quyết định mang tính chiến lược. Theo Porter, một quốc gia đạt được lợi thế
cạnh tranh nếu những Doanh nghiệp của nước này xây dựng được năng lực cạnh tranh.
Doanh nghiệp sẽ có tính cạnh tranh thông qua những hoạt động đổi mới sáng tạo, bao gồm
cải tiến công nghệ trong qui trình sản xuất kinh doanh.
Sơ đồ I.1: MÔ HÌNH KIM CUƠNG CỦA PORTER
Nghiên cứu của Michael Porter nêu bốn thuộc tính của một quốc gia hình thành môi
trường theo đó các Doanh nghiệp địa phương cạnh tranh, và những thuộc tính này khuyến
khích hoặc kìm hãm việc tạo nên lợi thế cạnh tranh. Bốn thuộc tính đó là:
Yếu tố thâm dụng (factor endowment): vị thế của quốc gia theo đó là những yếu tố đầu
vào cần thiết cho qui trình sản xuất như lao động, đất đai, tài nguyên thiên nhiên, vốn và
cơ sở hạ tầng. Trong đó, những yếu tố sản xuất “chủ yếu” như lao động có tay nghề, vốn
và cơ sở hạ tầng là những yếu tố được tạo ra chứ không phải thừa hưởng, cần phải được
đầu tư và duy trì mạnh mẽ vì chúng khó sao chép bắt chước và có giá trị dẫn đến lợi thế
cạnh tranh. Những yếu tố thông dụng không xây dụng lợi thế cạnh tranh bền vững được.
Điều kiện nhu cầu (demand conditions): bản chất của nhu cầu nước nhà trong ngành
công nhiệp sản phẩm hay dịch vụ. Thị trường nội địa khó tính và tinh tế sẽ là một nhân
tố quan trọng tạo nên năng lực cạnh tranh.
Liên kết và hỗ trợ công nghiệp (relating and supporting industies): sự hiện diện hay vắng
mặt trong một quốc gia của các nhà cung cấp và những ngành công nghiệp liên quan là
sự cạnh tranh có tính quốc tế.
Chiến lược Doanh nghiệp, cấu trúc và sự cạnh tranh (firm stratergy, structure and rivalry):
điều kiện kiểm soát trong một quốc gia theo đó các Doanh nghiệp hình thành, tổ chức,
quản lý và bản chất cạnh tranh nội địa.
Ông đặc biệt nhấn mạnh vai trò của cơ hội và vai trò của chính phủ trong mô hình.
Cơ hội
Chiến lược doanh
nghiệp, cấu trúc
và sự cạnh tranh
Liên kết và hỗ
trợ công
nghiệp
Điều kiện nhu
cầu
Yếu tố thâm
dụng
Chính phủ
- 7 -
- Những sự kiện ngẫu nhiên như : đột phá hay phát minh trong công nghệ; chiến tranh,
thiên tai; biến động tỷ giá hối đoái, biến dộng các yếu tố đầu vào, nhu cầu hay sở thích
người tiêu dùng có thể có lợi hay có hại cho vị thế cạnh tranh của Doanh nghiệp.
- Ông cho rằng “vai trò đúng đắn của chính phủ phải là một tác nhân hay yêu cầu; chính
phủ phải khuyến khích hay cả thúc đẩy Doanh nghiệp tăng cường động cơ và xây dựng vị
thế cạnh tranh cao hơn…”. Chính phủ có thể tác động đến “4 thuộc tính” trên thông qua
các biện pháp như : tài trợ trực tiếp hay gián tiếp cho Doanh nghiệp; áp dụng các luật
thuế; qui định hay không qui định đối với thị trường vốn và kiểm soát hối đoái; chính sách
giáo dục, dạy nghề; những tiêu chuẩn kỹ thuật về sản phẩm, kể cả những qui định về
môi trường; chính phủ mua sắm hàng hoá/dịch vụ; ban hành luật chống độc quyền. Quan
hệ hợp tác giữa Doanh nghiệp và chính phủ sẽ không hiệu quả nếu chỉ hợp tác từng
Doanh nghiệp riêng lẻ. Muốn mối quan hệ này đạt được hiệu quả tăng cường sức cạnh
tranh, các Doanh nghiệp cần phải hợp tác liên kết với nhau trong ngành, chú ý đến giải
pháp toàn diện với tầm nhìn chiến lược, ưu tiên lựa chọn những lĩnh vực quan tâm và tăng
cường chất lượng đối thoại giữa chính phủ và Doanh nghiệp trên cơ sở dữ liệu và phân
tích.
1.1.2. Đặc trưng cạnh tranh của một ngành trong kinh tế thị trường:
1.1.2.1 Môi trường