Đề tài Một số giải pháp nhằm giảm nhập siêu cho 6 tháng cuối năm 2010

Từ sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực. Nền kinh tế đã đạt được những thành tựu đáng kể nhờ vào các chính sách mở cửa kinh tế. Đặc biệc là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh qua các năm cùng với sự gia tăng thị trường xuất khẩu không chỉ riêng khu vực ASEAN mà còn trên khắp các châu.

docx43 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1242 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm giảm nhập siêu cho 6 tháng cuối năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN LỜI MỞ ĐẦU Từ sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực. Nền kinh tế đã đạt được những thành tựu đáng kể nhờ vào các chính sách mở cửa kinh tế. Đặc biệc là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh qua các năm cùng với sự gia tăng thị trường xuất khẩu không chỉ riêng khu vực ASEAN mà còn trên khắp các châu. Điều đó chứng tỏ chúng ta đã tận dụng tốt những ưu thế, phát huy hết năng lực xuất khẩu hàng hóa trong nước, đưa hàng hóa mang nhãn hiệu “Made in Vietnam” tiến xa hơn, sâu hơn vào thị trường các nước bạn. Tuy nhiên cùng đồng hành với việc kim ngạch xuất khẩu tăng qua các năm, thì khim ngạch nhập khẩu cũng tăng, thậm chí tăng cao hơn so với xuất khẩu do nhu cầu về các mặt hàng nguyên liệu, máy móc, công nghệ của nền kinh tế ngày càng nhiều. Chính điều này cũng gây nên tình thế nan giải cho nền kinh tế Việt Nam, luôn phải đối diện với sự thâm hụt của cán cân thanh toán. Từ năm 2003-2008, tỉ lệ nhập siêu bình quân của Việt Nam trên 17% , đặc biệc là những năm gần đây tỉ lệ nhập siêu đang có xu hướng gia tăng. Riêng đối với 6 tháng đầu năm 2010 vừa qua tỉ lệ nhập siêu đã là 20,9% , giá trị nhập siêu là 6,7 tỉ USD. Đây là vấn đề nan giải cho các nhà chức trách Việt Nam tìm ra nguyên nhân và các giải pháp hợp lí nhằm kìm hãm tốc độ tăng nhập siêu cho 6 tháng cuối năm 2010, và cho nền kinh tế những năm tiếp theo. Chính vì lí do trên, bài viết xin đề cập về một số giải pháp nhằm giảm nhập siêu cho 6 tháng cuối năm 2010. Tuy đã tham khảo nhiều tài liệu, và có phân tích chọn lọc tuy nhiên không tránh khỏi sai sót, mong cô cho ý kiến. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM NHỮNG NĂM QUA Kim ngạch xuất nhập khẩu Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của nước ta đã gia tăng nhanh chóng trong những năm qua.  Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đã tăng từ 2,4 tỷ USD trong năm 1990 lên trên 5,4 tỷ USD năm 1995, lên gần 14,5 tỷ USD năm 2000, lên gần 32,5 tỷ USD năm 2005, lên trên 39,8 tỷ USD trong năm 2006 và đạt 48,38 tỷ USD trong năm 2007, năm 2008 đạt 62,9 tỷ USD, năm 2009 đạt 56,6 tỷ USD. Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu so với GDP cũng tăng nhanh từ 30,8% năm 1990 lên 46,5% năm 2000, lên 61,3% năm 2005, lên 65% năm 2006 và 67% năm 2007 - thuộc loại cao so với các nước (đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN, đứng thứ 5 ở châu á và thứ 8 trên thế giới).  Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người cũng tăng từ 36,4 USD năm 1990, lên 75 USD năm 1995, lên 186,8 USD năm 2000, lên 391 USD năm 2005, lên 473,2 USD năm 2006 và khả năng năm 2007 đạt 557 USD.  Các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu những năm gần đây Trị giá và mặt hàng xuất khẩu sơ bộ năm 2008 Tên hàng ĐVT Sơ bộ năm 2008 Lượng Trị giá (1000 USD) Gạo Tấn 4 741 858 2 894 441 Dầu thô " 13 752 305 10 356 846 Hàng hải sản 1000 USD 4 510 116 Hàng dệt may " 9 120 418 Giày dép các loại " 4 767 826 Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh liện " 2 638 378 Gỗ và sản phẩm gỗ " 2 829 283 Sản phẩm đá quý & kim loại quý " 793 495 Cao su " 658 342 1 603 596 Trị giá và mặt hàng nhập khẩu sơ bộ năm 2008 Tên hàng ĐVT Sơ bộ năm 2008 Lượng Trị giá (1000 USD) Thức ăn gia súc và nguyên liệu 1000 USD 1 747 296 Xăng dầu các loại " 12 963 948 10 966 111 Hoá chất 1000 USD 1 775 522 Chất dẻo nguyên liệu Tấn 1 751 089 2 945 050 Nguyên phụ liệu dệt, may, da giày " 2 355 102 Sắt thép các loại Tấn 8 263 582 6 720 637 Kim loại thường khác " 436 772 1 784 691 Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện 1000 USD 3 714 271 Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng " 13 993 753 Vải các loại 1000 USD 4 457 807 Tên hàng ĐVT Sơ bộ năm 2009 Lượng Trị giá (1000 USD) Hàng hải sản 1000 USD 4251313 Gạo " 5958300 2663877 Dầu thô " 13372877 6194595 Gỗ và sản phẩm gỗ " 2597649 Hàng dệt may " 9065620 Giày dép các loại " 4066761 Đá quý, kim loại quý và sản phẩm " 2731556 Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh liện " 2763019 Máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng khác " 2059305 Trị giá và mặt hàng xuất khẩu sơ bộ năm 2009 Trị giá và mặt hàng nhập khẩu sơ bộ năm 2009 Tên hàng ĐVT Sơ bộ năm 2009 Lượng Trị giá (1000 USD) Xăng dầu các loại " 12705744 6255488 Hóa chất " 1624704 Chất dẻo nguyên liệu Tấn 2192902 2813161 Sản phẩm từ giấy 1000 USD 324287 Vải các loại 1000 USD 4226364 Nguyên phụ liệu dệt, may, da giày " 1931907 Sắt thép các loại Tấn 9748715 5360907 Kim loại thường khác Tấn 550172 1624965 Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện " 3953966 Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng " 12673170 Trị giá và mặt hàng xuất khẩu sơ bộ 03 tháng đầu năm 2010 Tên hàng ĐVT Sơ bộ 03 tháng Lượng Trị giá (1000 USD) Hàng hải sản 1000 USD 895256 Gạo " 1442977 792565 Dầu thô " 2237768 1345471 Hàng dệt may " 2224071 Giày dép các loại " 1006087 Đá quý, kim loại quý và sản phẩm " 49593 Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh liện " 699940 Máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng khác " 649566 Gỗ và sản phẩm gỗ " 746939 Trị giá và mặt hàng nhập khẩu sơ bộ 03 tháng đầu năm 2010 Tên hàng ĐVT Sơ bộ 03 tháng Lượng Trị giá (1000 USD) Xăng dầu các loại " 2593429 1576738 Hóa chất " 447228 Chất dẻo nguyên liệu Tấn 493092 765662 Sản phẩm từ chất dẻo 1000 USD 297249 Vải các loại 1000 USD 1000310 Nguyên phụ liệu dệt, may, da giày " 507497 Sắt thép các loại Tấn 1754350 1118621 Kim loại thường khác Tấn 144191 543156 Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện " 987439 Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng " 2910497 Sự tăng tốc của xuất khẩu của Việt Nam do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân quan trọng là do mở rộng thị trường xuất khẩu. Vậy từ thị trường xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua và hiện nay có thể rút ra một số nhận xét đáng lưu ý.  Thứ nhất, số nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu hàng hoá từ nước ta đã tăng nhanh trong hơn mười năm qua.  Trước đổi mới, Việt Nam chủ yếu có quan hệ buôn bán với các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa cũ và một số nước bạn bè có cảm tình với Việt Nam. Từ sau đổi mới, đặc biệt là từ sau khi Quốc hội ban hành Luật Đầu tư nước ngoài, số nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam cũng như nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam bước đầu được mở rộng. Nhưng do Việt Nam còn là nền kinh tế thiếu hụt, lại vẫn còn bị bao vây cấm vận, nên số nước và vùng lãnh thổ đầu tư này vẫn còn rất ít và quy mô xuất khẩu của Việt Nam cũng còn rất nhỏ bé.  Từ năm 1995, sau khi Mỹ bỏ cấm vận, giữa Việt Nam và Mỹ thiết lập quan hệ bình thường, Việt Nam gia nhập Hiệp hội Các nước Đông Nam Á, số nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam đã tăng nhanh.  Đặc biệt, từ sau khi Hiệp định Thương mại Việt- Mỹ được ký kết năm 2000 và khi Việt Nam trở thành thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007, hầu hết các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới đã nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam. Cũng vì thế mà kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng lên nhanh chóng.  Thứ hai, trong 200 nước và vùng lãnh thổ nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam, số đạt trên 100 triệu USD có 28, số đạt trên 500 triệu USD có 16, số đạt trên 1 tỷ USD có 7, đứng đầu là Mỹ, tiếp đến là Nhật Bản, CHND Trung Hoa, Australia, Singapore, Đức, Malaysia, Anh. Như vậy, bên cạnh việc mở rộng thị trường, theo phương châm đa dạng hoá, đa phương hoá, việc xác định các thị trường trọng điểm là hết sức cần thiết để giảm chi phí vận chuyển, tiếp thị quảng cáo... Tuy nhiên, việc "bỏ trứng vào một giỏ" cũng là điều nên tránh và việc mở rộng thị trường để tăng lượng tiêu thụ, phòng tránh những rủi ro khi xảy ra ở một thị trường nào đó (chẳng hạn như việc kiện bán phá giá).  Thứ ba, trong các thị trường trên có một số thị trường truyền thống, thị trường tiềm năng, thị trường mới, thì kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam còn thấp, như Indonesia, Mông Cổ, các nước Trung Nam Á, (kể cả Ấn Độ), các nước xã hội chủ nghĩa cũ, các nước Mỹ La tinh, các nước châu Phi, các nước Châu Đại Dương (trừ Australia là thị trường lớn).  Thứ tư, trong hơn 200 nước và vùng lãnh thổ có quan hệ buôn bán với Việt Nam, thì: Việt Nam đã có vị thế xuất siêu đối với 159 nước và vùng lãnh thổ, trong đó xuất siêu lớn là Mỹ, Australia, Anh, Philippines, Đức, Bỉ,... Việt Nam còn ở vị thế nhập siêu đối với 47 nước và vùng lãnh thổ, trong đó nhiều nhất là Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Hồng Kông, Thụy Sĩ, Ấn Độ, Kuwait,...  Theo đó, thì nhập siêu của Việt Nam chủ yếu là ở các thị trường gần, chưa phải là nơi có công nghệ nguồn; còn xuất siêu của Việt Nam lại chủ yếu là ở các thị trường xa, thị trường có công nghệ nguồn. Theo kết quả của báo cáo "Đánh giá tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam", tiềm năng xuất khẩu lớn nhất thuộc về các ngành hàng: hạt điều, dầu lửa, đồ gỗ, than đá, da giày... phê được đánh giá là một trong những mặt hàng có tiềm năng xuất khẩu Tiếp đó là sản phẩm thủ công mỹ nghệ, thuỷ hải sản, cao su, đóng tàu, thuỷ tinh, cà phê, máy móc nông nghiệp, hạt tiêu, đồ gia dụng, đồ chơi và hàng may mặc. Trong đó, các chuyên gia đánh giá những ngành hàng may mặc, giày dép, dầu lửa, thuỷ hải sản, đồ gỗ và cà phê không chỉ đóng vai trò trụ cột quan trọng nhất của Việt Nam ở thời điểm hiện tại về mặt doanh thu xuất khẩu mà sẽ vẫn giữ vững vai trò này trong tương lai, được xếp vào nhóm những ngành hàng có chỉ số tiềm năng xuất khẩu cao nhất. Kim ngạch xuất khẩu của mỗi ngành hàng này có thể đạt mức trên 500 triệu USD/năm. Còn các ngành hàng quy mô trung bình nhưng lại có tiềm năng xuất khẩu cao gồm cao su, thủ công mỹ nghệ, than đá, đồ gia dụng, hạt tiêu và hạt điều. Đồ chơi, thuỷ tinh, máy móc nông nghiệp và đóng tàu là những ngành hàng nhỏ về mặt doanh thu xuất khẩu ở hiện tại nhưng lại có tiềm năng quan trọng hơn trong tương lai. Ngược lại, tiềm năng xuất khẩu có thể sẽ giới hạn (dưới 100 triệu USD/ năm/ ngành hàng) đối với sản phẩm sữa, sản phẩm từ sợi đay, rau quả, gạo, hoa tươi, ô tô - xe máy, hàng dệt gia dụng. Các thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam Hoa Kỳ Với việc Hoa Kỳ thông qua quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn cho Việt Nam vào cuối năm 2006, quan hệ kinh tế-thương mại giữa hai nước đã được bình thường hóa hoàn toàn. Trong những năm qua, quan hệ này đã phát triển rất tốt đẹp. Hoa Kỳ đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Năm 2009, mặc dù, nhu cầu nhập khẩu của Hoa Kỳ giảm mạnh do tác động của khủng hoảng tài chính, song xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ vẫn ước đạt khoảng 12,5 tỷ USD, tương đương với khoảng 21% tổng kim ngạch xuất khẩu của ta. Hiện nay, Hoa Kỳ là một trong những nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Nhiều tập đoàn, công ty lớn của Hoa Kỳ như Intel, IBM, Citi Group, Coca Cola, Pepsi Cola, Chevron, AES... đã hiện diện tại Việt Nam. Tuy nhiên, xuất khẩu của ta sang Hoa Kỳ vẫn còn gặp nhiều khó khăn do chưa được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập chung dành cho các nước đang và kém phát triển (GSP) cũng như một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta đang phải chịu thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ như cá tra, cá basa và tôm. Kim ngạch xuất khẩu của ta sang Hoa Kỳ năm 2002 tăng hơn gấp đôi so với năm 2001, năm 2003 tăng gần gấp đôi so với năm 2002 và trong giai đoạn 2001-2008, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng hơn mười lần từ con số 1,05 tỷ USD năm 2001 lên tới 11,9 tỷ USD năm 2008, chủ yếu là các mặt hàng may mặc, giày dép, đồ gia dụng. BTA cũng quy định giảm thuế nhập khẩu vào Việt Nam cho một số sản phẩm của Hoa Kỳ, nhờ đó kim ngạch xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam cũng tăng lên nhanh chóng. Quan hệ hợp tác kinh tế và thương mại đã mang lại những lợi ích to lớn cho nhân dân hai nước. Ngoài các nội dung về thương mại hàng hóa, BTA còn có các nội dung về đầu tư, dịch vụ và bảo hộ sở hữu trí tuệ. Nhờ những cam kết bảo hộ và mở cửa thị trường đầu tư và bảo hộ sở hữu trí tuệ của Việt Nam mà các các doanh nghiệp Hoa Kỳ yên tâm hơn và có nhiều cơ hội đầu tư hơn ở Việt Nam. Kết quả là đầu tư của Hoa Kỳ vào Việt Nam trong những năm qua đã tăng lên nhanh chóng. Hoa Kỳ hiện cũng đã vươn lên trở thành nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu tại Việt Nam. Trung Quốc Ngày 22-6-2010, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBC) đã nâng tỷ giá giao dịch chính thức giữa nhân dân tệ và đô la Mỹ thêm 0,43% từ 6,827 lên 6,7980, đánh dấu lần điều chỉnh đầu tiên kể từ tháng 7-2008 sau khi tăng 21% từ ba năm trước đó. Quyết định này được đưa ra sau thời gian dài Mỹ và các nước phương Tây chỉ trích Trung Quốc duy trì giá đồng nhân dân tệ ở mức thấp vô lý, tạo cạnh tranh không lành mạnh. Sau ba tuần kể từ khi quyết định trên được ban hành và có hiệu lực, nhân dân tệ đã tăng 0,8% và đang đổi được 6,7746/đô la Mỹ và có thể lên 6,5/đô la Mỹ vào cuối năm 2011. Công ty Morgan Stanley tại Hồng Kông cho rằng, nhân dân tệ có thể tăng 4% trong năm nay và 6% trong năm 2011. Trong khi đó, Tập đoàn Ngân hàng DBS cho rằng, nhân dân tệ sẽ tăng 1,2% trong năm nay khi PBC hành động để kiềm chế lạm phát. Theo thông tin của Chính phủ Trung Quốc, đầu tư trong nước suy giảm đã hạn chế nhập khẩu, nên xuất siêu của Trung Quốc đã tăng ba tháng liên tiếp và đạt 20 tỉ đô la Mỹ vào tháng 6, tăng 43,9% so cùng kỳ năm 2009 và có thể tiếp tục tăng cao trong những tháng cuối năm do tốc độ suy giảm nhập khẩu có thể vượt xuất khẩu trong những tháng tới. Tuy nhiên, dự trữ ngoại hối trong quí 2 tăng chậm nhất kể từ năm 1999, chỉ tăng thêm 7,2 tỉ đô la Mỹ lên 2.454 tỉ đô la Mỹ sau khi tăng 47,9 tỉ trong quí 1. Tăng trưởng công nghiệp Trung Quốc đã giảm liên tiếp trong hai tháng gần đây và nguyên liệu tồn kho giảm, kể cả dầu và kim loại chế tạo. Theo UBS AG, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ giảm từ 11,9% trong quí 1 xuống còn khoảng 8,5-9% trong sáu tháng cuối năm, gây bất an cho các nhà đầu tư do nhu cầu hạn chế tại các nước phát triển đang đẩy kinh tế toàn cầu lệ thuộc vào các nước mới nổi, dẫn Ngày 22-6-2010, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBC) đã nâng tỷ giá giao dịch chính thức giữa nhân dân tệ và đô la Mỹ thêm 0,43% từ 6,827 lên 6,7980, đánh dấu lần điều chỉnh đầu tiên kể từ tháng 7-2008 sau khi tăng 21% từ ba năm trước đó. Quyết định này được đưa ra sau thời gian dài Mỹ và các nước phương Tây chỉ trích Trung Quốc duy trì giá đồng nhân dân tệ ở mức thấp vô lý, tạo cạnh tranh không lành mạnh. Sau ba tuần kể từ khi quyết định trên được ban hành và có hiệu lực, nhân dân tệ đã tăng 0,8% và đang đổi được 6,7746/đô la Mỹ và có thể lên 6,5/đô la Mỹ vào cuối năm 2011. Công ty Morgan Stanley tại Hồng Kông cho rằng, nhân dân tệ có thể tăng 4% trong năm nay và 6% trong năm 2011. Trong khi đó, Tập đoàn Ngân hàng DBS cho rằng, nhân dân tệ sẽ tăng 1,2% trong năm nay khi PBC hành động để kiềm chế lạm phát. Theo thông tin của Chính phủ Trung Quốc, đầu tư trong nước suy giảm đã hạn chế nhập khẩu, nên xuất siêu của Trung Quốc đã tăng ba tháng liên tiếp và đạt 20 tỉ đô la Mỹ vào tháng 6, tăng 43,9% so cùng kỳ năm 2009 và có thể tiếp tục tăng cao trong những tháng cuối năm do tốc độ suy giảm nhập khẩu có thể vượt xuất khẩu trong những tháng tới. Tuy nhiên, dự trữ ngoại hối trong quí 2 tăng chậm nhất kể từ năm 1999, chỉ tăng thêm 7,2 tỉ đô la Mỹ lên 2.454 tỉ đô la Mỹ sau khi tăng 47,9 tỉ trong quí 1. Tăng trưởng công nghiệp Trung Quốc đã giảm liên tiếp trong hai tháng gần đây và nguyên liệu tồn kho giảm, kể cả dầu và kim loại chế tạo. Theo UBS AG, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ giảm từ 11,9% trong quí 1 xuống còn khoảng 8,5-9% trong sáu tháng cuối năm, gây bất an cho các nhà đầu tư do nhu cầu hạn chế tại các nước phát triển đang đẩy kinh tế toàn cầu lệ thuộc vào các nước mới nổi, dẫn đầu là Trung Quốc. Nhân dân tệ tăng giá có thể gây tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp xuất khẩu do họ phải đối mặt với nhu cầu yếu ớt ở nước ngoài và yêu cầu tăng lương. Một số nhà xuất khẩu phải đối mặt với áp lực tăng chi phí lao động khi 20 tỉnh, thành phố tại Trung Quốc nâng mức lương tối thiểu trong năm nay. Các công ty, bao gồm Toyota và Honda, phải tăng lương sau các cuộc đình công, làm tăng chi phí do phải trả lương công nhân bằng nhân dân tệ và thu về bằng đô la Mỹ hoặc euro. Đối với thương mại và đầu tư quốc tế, nhân dân tệ tăng giá sẽ làm cho hàng hóa Trung Quốc trở nên đắt hơn, góp phần tăng thêm sức cạnh tranh hàng hóa của những nước khác, nhất là tại những nước mà hàng nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn. Các nền kinh tế xuất khẩu như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Cộng hòa liên bang Đức sẽ giành lại được đôi chút lợi thế từ các đối thủ Trung Quốc. Sức cạnh tranh của các nước xuất khẩu vào Trung Quốc cũng gia tăng, nhất là các nhà sản xuất xe hơi, các mặt hàng công nghệ và xây dựng. Các nhà đầu tư đã vay đô la, bán lấy nhân dân tệ để mua chứng khoán và bất động sản tại Trung Quốc cũng có thể bớt lo lắng khi gánh nặng nợ giảm đi. Tăng trưởng kinh tế chậm dần tại Trung Quốc cùng với các biện pháp thắt chặt chi tiêu tại châu Âu và các nước phát triển có thể làm chậm quá trình phục hồi toàn cầu, ảnh hưởng đến châu Á, do kinh tế nhiều nước trong khu vực này phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc và các nước phát triển Châu Âu Vào năm 2010, hàng thủy sản Việt Nam nhập vào Châu Âu sẽ phải tuân thủ quy định IUU, yêu cầu chứng nhận là sản phẩm được đánh bắt và khai thác hợp pháp. Cùng lúc, hàng may mặc Việt Nam vào Mỹ (và một số sản phẩm khác) cũng phải đạt chuẩn mực do đạo luật CPSIA quy định. Các rào cản kỹ thuật này đang khiến giới xuất khẩu Việt Nam lo ngại. Việc áp đặt thuế chống phá giá 10% cho Việt Nam là một trong những khó khăn mà ngành xuất khẩu Việt Nam đang gặp phải trong bối cảnh các nước nhập khẩu hàng hoá ngày càng dựng thêm các rào cản để bảo vệ nền sản xuất nội địa. Vấn đề lại càng hệ trọng đối với Việt Nam khi mà các chướng ngại vật này lại được các thị trường chủ yếu của hàng Việt dựng lên, như tại Châu Âu hay Hoa Kỳ. Tại Châu Âu chẳng hạn, trong lúc mặt hàng giày da dự trù sẽ tiếp tục bị áp thuế chống phá giá, thì kể từ tháng giêng năm 2010, đến lượt thủy sản bắt đầu gặp khó khăn về mặt thủ tục khi nhập vào thị trường Liên Hiệp Châu Âu. Vào lúc ấy, Châu Âu bắt đầu áp dụng những quy định gọi tắt là IUU (Illegal, Unreported and Unregulated Fishing) nhằm chống các hoạt động khai thác và đánh bắt thủy sản trái phép trên toàn thế giới. Theo các quy định này, thì tất cả các lô hải sản từ Việt Nam xuất qua châu Âu đều phải được chứng nhận về tính hợp pháp, có tên tàu đánh bắt, vùng biển khai thác vân vân, những vấn đề khó đáp ứng do phương thức đánh cá còn cá thể, manh múm và thủ công của ngư dân Việt Nam. Khó khăn cũng có thể đến từ Mỹ, thị trường quan trọng nhất của ngành xuất khẩu Việt Nam. Trên nguyên tắc, kể từ tháng 2/2010, chính quyền Mỹ sẽ áp dụng đạo luật có tên là Consumer Product Safety Improvment Act (CPSIA), tạm dịch là Luật Cải thiện An Toàn Sản phẩm Tiêu dùng. Theo đó luật này, các mặt hàng nhập vào thị trường Hoa Kỳ phải hội đủ các tiêu chuẩn an toàn nghiêm ngặt. Để tìm hiểu thêm về rào cản kỹ thuật mới mà đạo luật Cải thiện An Toàn Sản phẩm Tiêu dùng CSPIA tại Hoa Kỳ đặt ra cho hàng nhập khẩu vào Mỹ, đặc biệt là đối với hàng Việt Nam, RFI đã phỏng vấn chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa tại California (Hoa Kỳ). Theo anh Nguyễn Xuân Nghĩa, tình hình không đáng phải lo ngại quá mức căn cứ vào cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào Mỹ, và tinh thần của đạo luật Cải thiện An Toàn Sản phẩm Tiêu dùng CPSIA sẽ có hiệu lực từ tháng 2 năm 2010. Trước hết, về luồng giao dịch ngoại thương của Việt Nam với Hoa Kỳ thì 15 năm trước, khi Mỹ bắt đầu bãi bỏ cấm vận với Việt Nam, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước mới chỉ khoảng hơn 220 triệu đô la, chủ yếu là Mỹ bán cho Việt Nam hơn 170 triệu và mua hàng của có 50 triệu đô la mà thôi. Bước đột phá bắt đầu từ năm 2001, khi luồng giao dịch tăng vọt lên hơn một tỷ 400 triệu đô la với Việt Nam đạt xuất siêu hơn 600 triệu vì bán nhiều hơn mua với Hoa Kỳ. Những tồn tại khó khăn Mặc dù nhiều ngành hàng của Việt Nam đứng thứ hạng cao trong xuất khẩu như hồ tiêu, điều, gạo, cà phê, cao su, hàng dệt may..., nhưng do chưa tham gia được vào các khâu có giá trị gia tăng cao, nên buộc phải lệ thuộc vào
Tài liệu liên quan