Nền kinh tế Việt Nam khởi nghiệp là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, vì thế nó còn mang ít nhiều khiếm khuyết, nhưng chính nhờ sự quản lý của nhà nước trong mọi hoạt động của cá nhân cũng như doanh nghiệp trong việc mở ra những chính sách mới về kinh tế và hỗ trợ hết mình cho những cá nhân , tổ chức phát triển. Đến nay, thì nền kinh tế đã ổn định và đang trên đà phát triển mạnh mẽ, đồng thời nền kinh tế Việt Nam đang tứng bước hòa nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
89 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1426 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của Công Ty TNHH Công Nghệ Hung Cheng Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam khởi nghiệp là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, vì thế nó còn mang ít nhiều khiếm khuyết, nhưng chính nhờ sự quản lý của nhà nước trong mọi hoạt động của cá nhân cũng như doanh nghiệp trong việc mở ra những chính sách mới về kinh tế và hỗ trợ hết mình cho những cá nhân , tổ chức phát triển. Đến nay, thì nền kinh tế đã ổn định và đang trên đà phát triển mạnh mẽ, đồng thời nền kinh tế Việt Nam đang tứng bước hòa nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Để có thể thích ứng kịp thời trong nền kinh tế thì một số cá nhân, doanh nghiệp phải đổi mới cho phù hợp với xu thế của thời đại. Nhờ có sự thích ứng kịp với cơ chế để có thể cạnh tranh, nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh cũng như củng cố vị thế nâng cao thương hiệu của mình trong nền kinh tế có nhiều loại hình sở hữu thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Nhưng bên cạnh đó cũng còn có những doanh nghiệp còn thụ động phản ứng chậm chạp với những biến động của nền kinh tế không phát huy được những thế mạnh khắc phục những điểm yếu của mình để đến tới những kết cục trong đào thải trong quy luật vốn có như nền kinh tế thị trường.
Có nhiều yếu tố tạo nên sự thành công của doanh nghiệp, nguồn lực là một trong những yếu tố đó: Nguồn lực tài chính, nguồn lực nhân sự… Nguồn lực nào cũng quan trọng và cùng hỗ trợ cho nhau tạo nên sự thành công của doanh nghiệp ấy. Một doanh nghiệp cho dù có nguồn tài chính phong phú lớn mạnh cũng chỉ là vô nghĩa khi thiếu yếu tố con người. Con người sẽ biến những máy móc thiết bị hiện đại phát huy có hiệu quả hoạt động của nó trong việc tạo ra sản phẩm. Nói đến con người trong một tổ chức không phải là một con người chung chung mà là nói tới số lượng và chất lượng hay chính là năng lực phẩm chất, công suất, hiệu quả làm việc của người lao động. Tất cả các hoạt động trong một doanh nghiệp đều có sự tham gia trực tiếp hay gián tiếp của con người, nếu doanh nghiệp tạo lập sử dụng tốt nguồn này thì đó là một lợi thế rất lớn so với các doanh nghiệp khác trên thị trường.
Công việc đầu tiên và trước hết để có một đội ngũ lao động chất lượng là quản lý và tuyển dụng tốt, và biết cách sắp xếp bố trí nguồn nhân lực này như thế nào, để tạo ra một bộ máy nhân lực gọn nhẹ và có hiệu quả nhất. Sau thời gian học tập được trang bị kiến thức đầy đủ cũng như làm việc tại công ty TNHH CN HUNG CHENG VN tôi xin chọn đề tài: “ Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của Công Ty TNHH CN Hung Cheng VN ”
Để nghiên cứu đề tài, các phương pháp nghiên cứu được sử dụng là:
Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu: Thông qua phương pháp này để tổng hợp và phân tích tình hình thực hiện công tác tổ chức quản lý và tuyển dụng tại Công ty Hung Cheng.
Và các phương pháp khác như: Phương pháp quan sát, Phương pháp phỏng vấn thu nhập thông tin thực tế…
Kết cấu của chuyên đề ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung của báo cáo gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị nhân sự.
Chương 2: Thực trạng của quản trị nhân sự tại công ty TNHH CN Hung Cheng VN.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại công ty TNHH CN Hung Cheng VN.
Mục đích của báo cáo này dựa trên cơ sở nghiên cứu những lý luận cơ bản và thực trạng của công tác quản lý và tuyển dụng nhân sự của công ty, phát hiện ra những ưu điểm và những mặt còn tồn tại để đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng công tác quản lý và tuyển dụng nhân sự, giúp cho doanh nghiệp có được đội ngũ lao động chất lượng cao.
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ
1.1.KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA QUẢN TRỊ NHÂN SỰ
“ Quản lý nhân sự là một trong những chức năng cơ bản của quá trình quản lý, bao gồm việc hoạch định (kế hoạch hóa), tổ chức, chỉ huy và kiểm soát các hoạt động nhằm thu hút, sử dụng, và phát triển con người để có thể đạt được các mục tiêu của tổ chức.
“PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân,ThS Nguyễn Vân Điềm, ( 2007)
Giáo trình Quản Trị Nhân Lực, NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân”
Con người bao giờ cũng là yếu tố quan trọng của DN. Do đó, việc lựa chọn, sắp xếp con người cho phù hợp với các vị trí trong bộ máy tổ chức là nhiệm vụ hàng đầu của nhà quản lý.
Quản lý nhân sự phải theo hệ thống, việc xác định nguồn nhân sự, vấn đề tuyển chọn, sắp xếp đề bạt , đào tạo và phát triển, đánh giá nhân viên… cần đặt trên cơ sở khoa học, trong mối tương quan với nhiều vấn đề.
Như vậy, quản lý nhân sự là toàn bộ những việc liên quan đến con người trong doanh nghiệp như việc tuyển mộ, bố trí, đào tạo, phát triển, đãi ngộ và xử lý các mối quan hệ về con người nhằm phát huy tối đa năng lực của mỗi người bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ, đạt tới mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, không phải bất cứ tổ chức sản xuất – kinh doanh nào cũng nhận thấy con người là yếu tố quan trọng và cần thiết, là yếu tố sống còn của tổ chức vì vậy dẩn đến tình hình bất ổn trong nội bộ tổ chức, và người quản lý trực tiếp cần khắc phục giúp doanh nghiệp phát tiển tốt hơn.
Mục tiêu, chức năng quản trị nhân sự.
Mục tiêu.
Mục tiêu quản lý nhân sự nhằm cung cấp cho doanh nghiệp một lực lượng lao động có hiệu quả, để đạt những mục tiêu này cần phải biết tuyển dụng, phát triển, đánh giá và duy trì nhân viên của mình. Muốn thực hiện được điều này, trước hết doanh nghiệp cần đảm bảo các mục tiêu của xã hội cũng như mục tiêu cá nhân của doanh ngiệp.
Mục tiêu xã hội: doanh nghiệp phải đáp ứng nhu cầu và thách đố của xã hội, hoạt động vì lợi ích của xã hội chứ không phải của riêng mình.
Mục tiêu về tổ chức: quản trị nhân sự là tìm cách thích hợp để các bộ phận cũng như toàn bộ doanh nghiệp có được những người làm việc có hiệu quả.
Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy được quản trị nhân sự là một phương tiện giúp cho các nhà quản lý đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra, bên cạnh đó còn chịu sự chi phối của các yếu tố khác như: công nghệ khoa học kỹ thuật, luật pháp… nhưng cốt lõi vẩn là con người làm nền tảng cơ bản.
Chức năng quản trị nhân sự.
PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân,ThS Nguyễn Vân Điềm (2007) cho rằng quản trị nhân sự có ba chức năng cơ bản như sau:
Chức năng thu hút nguồn nhân lực: bao gồm các hoạt động đảm bảo cho tổ chức có đủ nhân viên về số lượng cũng như chất lượng. Muốn vậy tổ chức phải tiến hành: kế hoạch hóa nhân lực, phân tích, thiết kế công việc, biên chế nhân lực, tuyển mộ, tuyển chọn, bố trí nhân lực.
Chức năng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: đảm bảo cho nhân viên trong tổ chức có kỹ năng, trình độ lành nghề cần thiết để hoàn thành công việc được giao và tạo điều kiện tối đa cho nhân viên phát triển năng lực cá nhân…
Chức năng duy trì nguồn nhân lực: chú trọng đến việc duy trì và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong tổ chức. Nhằm đánh giá mức độ thực hiện công việc và thù lao lao động cho nhân viên, duy trì và phát triển các mối quan hệ lao động tốt đẹp trong doanh nghiệp.
Chính vì những chức năng cơ bản nêu trên giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn và hoàn thiện bản thân doanh nghiệp hơn đồng thời chú trọng về nguồn lực con người tốt hơn. Nghiên cứu quản lý nhân sự giúp nhà quản lý tìm ra được ngôn ngữ chung với nhân viên, đánh giá nhân viên tốt nhất, lôi kéo nhân viên say mê với công việc, từ đó nâng cao chất lượng công việc và hiệu quả của tổ chức.
SỰ CẦN THIẾT CỦA QUẢN TRỊ NHÂN SỰ TRONG BỐI CẢNH KINH TẾ HIỆN NAY.
Quản trị nhân lực là công tác quản lý con người trong phạm vi nội bộ một tổ chức, là sự đối xử của tổ chức đối với người lao động. Nói cách khác , quản trị nhân lực chịu trách nhiệm về việc đưa con người vào tổ chức giúp cho họ thực hiện công việc, thù lao cho sức lao động của họ và giải quyết các vấn đề phát sinh.
Quản trị nhân lực đóng vai trò trung tâm trong việc thành lập các tổ chức , và giúp cho các tổ chức tồn tại và phát triển trên thị trường. Tầm quan trọng của quản trị nhân sự trong tổ chức xuất phát từ vai trò quan trọng của con người. Con người là yếu tố cấu thành nên tổ chức, vận hành tổ chức và quyết định sự thành bại của tổ chức. Nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực không thể thiếu được của tổ chức nên quản trị nhân lực chính là một lĩnh vực quan trọng của quản lý cho mọi tổ chức. Mặt khác, quản lý các nguồn lực khác cũng sẽ không có hiệu quả nếu tổ chức không quản lý tốt nguồn nhân lực, vì suy đến cùng mọi hoạt động quản lý đều thực hiện bởi con người.
Trong thời đại ngày nay quản lý nhân lực có tầm quan trọng ngày càng tăng vì những lý do sau:
Do sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường nên các tổ chức muốn tồn tại và phát triển buộc phải cải tổ tổ chức của mình theo hướng tinh giảm, gọn nhẹ, năng động , trong đó nhân tố con người mang tính quyết định. Bởi vậy, việc tìm đúng người phù hợp để giao đúng việc , đúng cương vị đang là vấn đề quan tâm của các nhà quản trị trong tổ chức hiện nay.
Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật cùng với sự phát triển của nền kinh tế buộc các nhà quản trị phải biết thích ứng. Do đó việc tuyển chọn, sắp xếp, đào tạo , điều động nhân sự trong tổ chức nhằm đạt hiệu quả tối ưu là vấn đề phải quan tâm hang đầu.
Nghiên cứu về vấn đề nhân lực của các nhà quản trị học được cách giao tiếp với người khác, biết cách đặt câu hỏi và biết cách lắng nghe, biết cách tìm ra ngôn ngữ chung với nhân viên của mình và biết cách nhạy cảm với nhu cầu của nhân viên, biết cách đánh giá nhân viên chính xác, lôi cuốn nhân viên say mê với công việc và tránh được các sai lầm trong tuyển chọn, sử dụng lao động để nâng cao chất lượng thực hiện công việc và nâng cao hiệu quả của tổ chức.
MỘT SỐ HỌC THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ NHÂN SỰ .
Ngày nay, các doanh nghiệp hay tổ chức đều áp dụng có sự kế thừa dựa trên các học thuyết đã tồn tại trước đây. Đó là học thuyết X và Y được Douglas Mc Gregor tổng hợp từ các lý thuyết quản trị nhân lực được áp dụng trong các xí nghiệp phương Tây. Học thuyết Z được W. Ouchi, một kiều dân Nhật ở Mỹ nghiên cứu phương thức quản lý trong các doanh nghiệp Nhật Bản và đưa ra. Bảng 1.1: So sánh ba học thuyết về con người.
Thuyết X
Thuyết Y
Thuyết Z
Cách nhìn nhận đánh giá về con người
-Con người về bản chất là không muốn làm việc.
-Cái mà họ làm không quan trọng bằng cái mà họ kiếm được.
-Rất ít người muốn làm một công việc đòi hỏi tính sáng tạo, tự quản sang kiến hoặc tự kiểm tra.
-Con người muốn cảm thấy mình có ích và quan trọng, muốn chia sẻ trách nhiệm và tự khẳng định mình.
-Con người muốn tham gia vào công việc chung.
-Con người có những khả năng tiềm ẩn cần được khai thác.
-Người lao động sung sướng là chìa khóa dẫn tới năng suất lao động cao.
-Sự tin tưởng, sự tế nhị trong cư xử và sự kết hợp chặt chẽ trong tập thể là các yếu tố dẫn đến sự thành công của người quản trị.
Phương pháp quản lý
-Người quản lý cần phải kiểm tra, giám sát chặt chẽ cấp dưới và người lao động.
-Phân chia công việc thành những phần nhỏ dễ làm, dễ thực hiện, lặp đi lặp lại nhiều lần các thao tác.
-Áp dụng hệ thống trật tự rõ ràng và một chế độ khen thưởng hoặc trừng phạt nghiêm ngặt.
-Phải để cho cấp dưới thực hiện được một số quyền tự chủ nhất định và tự kiểm soát cá nhân trong quá trình làm việc.
-Có quan hệ hiểu biết và thong cảm lẫn nhau giữa cấp trên và cấp dưới.
-Người quản lý quan tâm và lo lắng cho nhân viên của mình như cha mẹ lo lắng cho con cái.
-Tạo điều kiện để học hành, phân chia quyền lợi thích đáng, công bằng thăng tiến cho cấp dưới khi đủ điều kiện.
Tác động tới nhân viên
-Làm cho người lao động cảm thấy sợ hãi và lo lắng.
-Chấp nhận cả những việc nặng nhọc và vất vả, đơn điệu miễn là họ được trả công xứng đáng và người chủ công bằng.
-Lạm dụng sức khỏe, tổn hại thể lực, thiếu tính sang tạo
-Tự mình thấy có ích và quan trọng, có vai trò nhất định trong tập thể do đó họ càng có trách nhiệm.
-Tự nguyện, tự giác làm việc, tận dụng khai thác tiềm năng của mình.
-Tin tưởng trung thành và dồn hết tâm lực vào công việc. Đôi khi nghĩ lại thụ động và trong chờ
“Nguồn:Quản trị nguồn nhân lực- NXB Đại học Kinh Tế quốc Dân HN 2007”
Khi so sánh ba học thuyết X, Y, Z ta thấy chúng không hề phủ nhận nhau mà sự ra đời của thuyết sau là sự khắc phục những mặt còn yếu kém của các thuyết trước.
Thuyết X thì nhìn theo thiên hướng tiêu cực về con người nhưng nó đưa ra phương pháp quản lý chặt chẽ.
Thuyết Y nhìn nhận con người hơi quá lạc quan nhưng nó cũng đưa ra cách quản lý linh động phù hợp với một số lĩnh vực có tri thức cao và đòi hỏi sự sáng tạo của nhân viên.
Thuyết Z còn có nhược điểm tạo sức ỳ trong nhân viên nhưng nó cũng đưa ra phương pháp quản lý hiệu quả dẫn đến sự thành công cho nhiều công ty và trở thành thuyết quản trị nhân lực kinh điển mà đến nay vẫn được áp dụng trong nhiều doanh nghiệp.
Qua sự phân tích các học thuyết phương tây X, Y, Z ta thêm hiểu hơn về trị thức quản trị nhân sự. Mỗi học thuyết đều có chỗ hay chỗ còn thiếu sót, tuy nhiên do quản trị còn là một nghệ thuật, không cứng nhắc nên việc kết hợp các học thuyết trên là hoàn toành có thể và hiệu quả đến đâu là còn tùy thuộc vào mỗi nhà quản trị. Việc tìm hiểu các phong cách quản trị cũng cho nhà quản trị biết cách chọn cho mình quan điểm quản trị phù hợp với khu vực quản trị.
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH QUẢN TRỊ NHÂN SỰ.
Hiện nay chúng ta đang sống trong một môi trường luôn thay đổi và thay đổi với một tốc độ khá nhanh. Và các nhà quản lý phải đối mặt với với sự thay đổi và phải luôn thích nghi cho phù hợp với xu thế phát triển, vì vậy nhận định được nguồn gốc của vấn đề là điều quan trọng và thiết yếu, có rất nhiều yếu tố tác động đến doanh nghiệp . Sự quản trị của một tổ chức chịu nhiều áp lực từ nhiều phía, và nhóm áp lực này được phân chia thành hai nhóm cơ bản.
Một là nhóm môi trường vĩ mô bao gồm: kinh tế, chính trị , xã hội, kỹ thuật.
Hai là nhóm môi trường vi mô bao gồm: nhà cung cấp, khách hang, đối thủ cạnh tranh, công chúng… Nếu doanh nghiệp hay tổ chức điều phối được những sự tác động của hai nhóm thì doanh nghiệp sẽ đạt được những thành công trong hoạt động kinh doanh.
Môi trường vĩ mô.
Môi trường pháp lý: "Môi trường pháp lý bao gồm luật, văn bản dưới luật, quy trình , quy phạm kỹ thuật sản xuất...Tất cả các quy phạm kỹ thuật sản xuất kinh doanh đểu tác động trực tiếp đến hiệu quả và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”. Đó là các quy định của nhà nước về những thủ tục, vấn đề có liên quan đến phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp khi tham gia vào môi trường kinh doanh cần phải nghiên cứu, tìm hiểu và chấp hành đúng theo những quy định đó.
Môi trường pháp lý tạo môi trường hoạt động, một môi trường pháp lý lành mạnh sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiến hành thuận lợi các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình lại vừa điều chỉnh các hoạt động kinh tế vĩ mô theo hướng chú trọng đến các thành viên khác trong xã hội, quan tâm đến các mục tiêu khác ngoài mục tiêu lợi nhuận.
Ngoài ra các chính sách liên quan đến các hình thức thuế, cách tính, thu thuế có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Môi trường pháp lý tạo sự bình đẳng của mọi loại hình kinh doanh, mọi doanh nghiệp có quyền và nghĩa vụ như nhau trong phạm vi hoạt động của mình. Trong nền kinh tế thị trường mở cửa hội nhập không thể tránh khỏi hiện tượng những doanh nghiệp lớn có khả năng cạnh tranh sẽ thâu tóm những doanh nghiệp nhỏ. Nhà nước đứng ra bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp “yếu thế ” có thể duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của mình và điều chỉnh các lĩnh vực sản xuất cho phù hợp với cơ chế, đường lối kinh tế chung cho toàn xã hội.
Tính công bằng và nghiêm minh của luật pháp ở bất kỳ mức độ nào đều có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu môi trường kinh doanh mà mọi thành viên đều tuân thủ pháp luật thì hiệu quả tổng thể sẽ lớn hơn, ngược lại, nhiều doanh nghiệp sẽ tiến hành những hoạt động kinh doanh bất chính, sản xuất hàng giả, trốn lậu thuế, gian lận thương mại, vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường làm hại tới xã hội.
Môi trường chính trị, văn hoá- xã hội: Hình thức, thể chế đường lối chính trị của Đảng và Nhà nước quyết định các chính sách, đường lối kinh tế chung, từ đó quyết định các lĩnh vực, loại hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Môi trường chính trị ổn định sẽ có tác dụng thu hút các hình thức đầu tư nước ngoài liên doanh, liên kết tạo thêm được nguồn vốn lớn cho doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Ngược lại nếu môi trường chính trị rối ren, thiếu ổn định thì không những hoạt động hợp tác sản xuất kinh doanh với các doanh nghiệp nước ngoài hầu như là không có mà ngay hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở trong nước cũng gặp nhiều bất ổn.
Môi trường văn hoá- xã hội bao gồm các nhân tố điều kiện xã hội, phong tục tập quán, trình độ, lối sống của người dân... Đây là những yếu tố rất gần gũi và có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ có thể duy trì và thu được lợi nhuận khi sản phẩm làm ra phù hợp với nhu cầu, thị hiếu khách hàng, phù hợp với lối sống của người dân nơi tiến hành hoạt động sản xuất. Mà những yếu tố này do các nhân tố thuộc môi trường văn hoá- xã hội quy định.
Môi trường kinh tế : Môi trường kinh tế là một nhân tố bên ngoài tác động rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tăng trưởng kinh tế quốc dân, chính sách kinh tế của Chính phủ, tốc độ tăng trưởng, chất lượng của sự tăng trưởng hàng năm của nền kinh tế, tỷ lệ lạm phát, thất nghiệp, cán cân thương mại...luôn là các nhân tố tác động trực tiếp đến các quyết định cung cầu và từ đó tác động trực tiếp đến kết quả va hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. Là tiền đề để Nhà nước xây dựng các chính sách kinh tế vĩ mô như chính sách tài chính, các chính sách ưu đãi với các doanh nghiệp, chính sách ưu đãi các hoạt động đầu tư... ảnh hưởng rất cụ thể đến kế hoạch sản xuất kinh doanh và kết quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Ngoài ra, tình hình kinh doanh hay sự xuất hiện thêm của các đối thủ cạnh tranh cũng buộc doanh nghiệp cần quan tâm đến chiến lược kinh doanh của mình. Một môi trường cạnh tranh lành mạnh sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp cùng phát triển, cùng hướng tới mục tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Tạo điều kiện để các cơ quan quản lý kinh tế nhà nước làm tốt công tác dự báo điều tiết đúng đắn các hoạt động và có các chính sách mang lại hiệu quả kinh tế cho các doanh nghiệp.
Môi trường thông tin: Trong nền kinh tế thị trường cuộc cách mạng về thông tin đang diễn ra mạnh mẽ bên cạnh cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. Để làm bất kỳ một khâu nào của quá trình sản xuất kinh doanh cần phải có thông tin, vì thông tin bao trùm lên các lĩnh vực, thông tin để điều tra khai thác thị trường cho ra một sản phẩm mới, thông tin về kỹ thuật sản xuất, thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm, thông tin về các đối thủ cạnh tranh, thông tin về kinh nghiệm thành công hay nguyên nhân thất bại của các doanh nghiệp đi trước. Doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất kinh doanh của mình có hiệu quả thì phải có một hệ thống thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác. Ngày nay thông tin được coi là đối tượng kinh doanh, nền kinh tế thị trường là nền kinh tế thông tin hoá.
Biết khai thác và sử dụng thông tin một cách hợp lý thì việc thành công trong kinh doanh là rất cao, đem lại thắng lợi trong cạnh tranh, giúp doanh nghiệp xác định phương hướng kinh doanh tận dụng được thời cơ hợp lý mang lại kết quả kinh doanh thắng lợi
Môi trường quốc tế: Trong xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế như hiện nay thì môi trường quốc tế có sức ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các xu hướng, chính sách bảo hộ hay mở cửa, sự ổn định hay biến động về chính trị, những cuộc bạo động, khủng bố, những khủng hoảng về tài chính, tiền tệ, thái độ hợp tác làm ăn của các quốc gia, nhu cầu và xu thế sử dụng hàng hoá có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp đều có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, không chỉ với những doanh nghiệp. Môi trường quốc tế ổn định là cơ sở để các doanh nghiệp