Đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên của ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước Sầm Sơn

Sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, dưới sự khởi xướng và lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp, công cuộc đổi mới của đất nước, nước ta từ một nền kinh tế kế hoạch hoá, tập trung, bao cấp chuyển sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Mỗi một nền kinh tế đều có những đặc điểm riêng, ảnh hưởng trực tiếp việc sử dụng công cụ kinh tế – tài chính. Nền kinh tế thị trường với đặc điểm bao trùm là Nhà nước khước từ sự can thiệp và kiểm soát trực tiếp đối với các hoạt động của nền kinh tế – xã hội. Trong nền kinh tế thị trường phát triển Nhà nước chỉ là “tên lính gác” đứng ngoài hoạt động các qui luật kinh tế điều hành vĩ mô nền kinh tế bằng hệ thống pháp luật thống nhất và sử dụng triệt để các công cụ kinh tế – tài chính. Ngân sách Nhà nước (NSNN) với tư cách nhìn nhận mới thì mới đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển kinh tế – xã hội: không tập trung quan liêu mà phải có một cơ chế hoàn chỉnh khuyến khích sự năng động, sáng tạo của các chủ thể sử dụng nguồn vốn NSNN thúc đẩy nhanh quá trình cải cách kinh tế, hạn chế những biến động lớn trong cơ chế thị trường. Quản lý NSNN ở tầm vĩ mô nhưng có sự phân công, phân cấp quản lý trên cơ sở phân cấp kinh tế và hành chính. Để phù hợp với tư duy đổi mới của Đảng và Nhà nước, chức năng, nhiệm vụ của các quan trọng lĩnh vực tài chính – ngân hàng cần phải đổi mới. Do đó nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN được chuyển cho Bộ Tài chính lập nên một hệ thống kho bạc Nhà nước (KBNN) theo quyết định số 07/HĐBT và đi vào hoạt động ngày 01/4/1990 trải qua chặng đường hoạt động và phát triển trong điều kiện nền kinh tế đất nước còn có nhiều khó khăn song hệ thống KBNN đã từng bước củng cố, ổn định kiện toàn và làm tốt nhiệm vụ của mình. KBNN thực sự là công cụ của Nhà nước trong việc phân phối lại thu nhập xã hội với chức năng kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động tài chính; tập trung đầy đủ, kịp thời các nguồn thu cho NSNN đồng thời sử dụng nguồn vốn sao cho đúng đối tượng, đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả. Trong những năm qua, bên cạnh những thành tựu mà KBNN đã đạt được, hàng năm NSNN vẫn còn hiện tượng bội chi và tồn tại nhiều khoản chi thất thoát, lãng phí.

doc62 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1350 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên của ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước Sầm Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên