Đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống Marketing – Mix trong hoạt động sản xuất kinh doanh lương thực tại Công ty Vận tải xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà

Điều kiện hiện nay ở nước ta khi nền kinh tế hàng hoá ngày càng phát triển mạnh, sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt thì sự đứng vững và khẳng định vị trí của doanh nghiệp trên thương trường là rất khó khăn. Người tiêu dùng ngày nay họ đứng trước nhiều sự lựa chọn về chủng loại hh mà sự trung thành của họ với một nhãn hiệu ngày càng giảm sút. Chính vì vậy hiểu được nhu cầu, ước muốn, những hành vi bên trong của khách hàng và tìm cách thoả mãn một cách tối ưu nhất tức là doanh nghiệp đã thành công. Marketing hiện đại ra đời cũng không ngoài mục đích giúp doanh nghiệp làm công việc đó. Hệ thống Marketing – Mix được Công ty xây đựng cùng với quá trình định vị hàng hoá trên thị trường và thực hiện những mục tiêu Marketing cụ thể của doanh nghiệp. Công ty Vận tải xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà là một doanh nghiệp Nhà nước trong quá trình vận động phát triển của mình Công ty đã thu được rất nhiều kết qủa, bên cạnh đó cùng với xu thế chung của kinh doanh hiện nay Công ty cũng đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh để giữ vững và phát triển thị trường của mình. Hiện nay Công ty đang sản xuất và kinh doanh rất nhiều mặt hàng về lương thực như gạo, bia hơi, phân bón, dịch vụ vận tải và sữa đậu nành, nhưng có lẽ mặt hàng lương thực của Công ty là chịu sự cạnh tranh và biến động mạnh nhất. Qua một thời gian thực tập tại Công ty Vận tải xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà, sau khi nghiên cứu, xem xét tình hình hoạt động kinh doanh và việc áp dụng Marketing vào hoạt động kinh doanh các sản phẩm của Công ty mà đặc biệt là sản phẩm lương thực một loại sản phẩm mà hoạt động Marketing còn rất nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu, xem xét để sản phẩm của Công ty có thể cạnh tranh được trên thị trường lương thực mà hoạt động Marketing vốn đã diễn ra rất sôi động. Em xin chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống Marketing – Mix trong hoạt động sản xuất kinh doanh lương thực tại Công ty Vận tải xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Mục đích của đề tài là phân tích thị trường lương thực ở nước ta và khả năng của Công ty trong sản xuất và kinh doanh mặt hàng này để từ đó xây dựng và hoàn thiện Marketing – Mix cho sản phẩm lương thực. Ngoài phần mở đầu và kết luận kết cấu chuyên đề được chia làm 3 chương: Chương I: Marketing – Mix trong kinh doanh Chương II: Thực trạng kinh doanh và hoạt động Marketing sản phẩm lương thực của Công ty vận tải xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà. Chương III: Hoàn thiện Marketing – Mix cho sản phẩm lương thực ở Công ty VTXD và CBLT Vĩnh Hà.

doc71 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1230 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống Marketing – Mix trong hoạt động sản xuất kinh doanh lương thực tại Công ty Vận tải xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Điều kiện hiện nay ở nước ta khi nền kinh tế hàng hoá ngày càng phát triển mạnh, sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng trở nên gay gắt thì sự đứng vững và khẳng định vị trí của doanh nghiệp trên thương trường là rất khó khăn. Người tiêu dùng ngày nay họ đứng trước nhiều sự lựa chọn về chủng loại hh mà sự trung thành của họ với một nhãn hiệu ngày càng giảm sút. Chính vì vậy hiểu được nhu cầu, ước muốn, những hành vi bên trong của khách hàng và tìm cách thoả mãn một cách tối ưu nhất tức là doanh nghiệp đã thành công. Marketing hiện đại ra đời cũng không ngoài mục đích giúp doanh nghiệp làm công việc đó. Hệ thống Marketing – Mix được Công ty xây đựng cùng với quá trình định vị hàng hoá trên thị trường và thực hiện những mục tiêu Marketing cụ thể của doanh nghiệp. Công ty Vận tải xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà là một doanh nghiệp Nhà nước trong quá trình vận động phát triển của mình Công ty đã thu được rất nhiều kết qủa, bên cạnh đó cùng với xu thế chung của kinh doanh hiện nay Công ty cũng đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh để giữ vững và phát triển thị trường của mình. Hiện nay Công ty đang sản xuất và kinh doanh rất nhiều mặt hàng về lương thực như gạo, bia hơi, phân bón, dịch vụ vận tải và sữa đậu nành, nhưng có lẽ mặt hàng lương thực của Công ty là chịu sự cạnh tranh và biến động mạnh nhất. Qua một thời gian thực tập tại Công ty Vận tải xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà, sau khi nghiên cứu, xem xét tình hình hoạt động kinh doanh và việc áp dụng Marketing vào hoạt động kinh doanh các sản phẩm của Công ty mà đặc biệt là sản phẩm lương thực…một loại sản phẩm mà hoạt động Marketing còn rất nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu, xem xét để sản phẩm của Công ty có thể cạnh tranh được trên thị trường lương thực mà hoạt động Marketing vốn đã diễn ra rất sôi động. Em xin chọn đề tài: “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống Marketing – Mix trong hoạt động sản xuất kinh doanh lương thực tại Công ty Vận tải xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Mục đích của đề tài là phân tích thị trường lương thực ở nước ta và khả năng của Công ty trong sản xuất và kinh doanh mặt hàng này để từ đó xây dựng và hoàn thiện Marketing – Mix cho sản phẩm lương thực. Ngoài phần mở đầu và kết luận kết cấu chuyên đề được chia làm 3 chương: Chương I: Marketing – Mix trong kinh doanh Chương II: Thực trạng kinh doanh và hoạt động Marketing sản phẩm lương thực của Công ty vận tải xây dựng và chế biến lương thực Vĩnh Hà. Chương III: Hoàn thiện Marketing – Mix cho sản phẩm lương thực ở Công ty VTXD và CBLT Vĩnh Hà. CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ MARKETING – MIX TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH I. MARKETING VÀ VAI TRÒ CỦA MARKETING TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP. Ngày nay người tiêu dùng đứng trước tình trạng mọi chủng loại sản phẩm đều có rất nhiều nhãn hiệu. Các khách hàng lại có những yêu cầu khác nhau đối với sản phẩm, dịch vụ và giá cả. Họ có những đòi hỏi cao và ngày càng cao về chất lượng và dịch vụ. Đứng trước sự lựa chọn vô cùng phong phú như vậy, khách hàng sẽ bị hấp dẫn bởi những thứ hàng hoá nào đáp ứng nhu cầu và mong đợi cá nhân của họ. Họ sẽ mua hàng căn cứ vào nhận thức về giá trị của mình. Đây thực sự là một thách thức đối với mọi công ty nếu họ muốn tồn tại và phát triển. Những công ty chiến thắng là những công ty làm thoả mãn đầy đủ nhất và thực sự làm vui lòng khách hàng mục tiêu của mình, phải gắn việc kinh doanh của mình với thị trường. Những công ty này xem Marketing là một triết lý của toàn công ty, là toàn bộ công việc kinh doanh dưới góc độ cuối cùng là dưới góc độ khách hàng, chứ không phải là một chức năng riêng biệt. Quan điểm kinh doanh theo cách thức Marketing khẳng định rằng: Chìa khoá để đạt được những mục tiêu kinh doanh của công ty là phải xác định đúng những nhu cầu và mong muốn của thị trường (khách hàng) mục tiêu từ đó tìm mọi cách đảm bảo sự thoả mãn nhu cầu và mong muốn đó bằng những phương thức có ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh. Thật vậy, một công ty có thể cho rằng cứ tập trung mọi cố gắng của mình để sản xuất ra thật nhiều sản phẩm, để làm ra những sản phẩm cực kỳ hoàn mỹ với chất lượng cao, là chắc chắn sẽ thu được nhiều lợi nhuận từ người tiêu dùng. Điều đó, trên thực tế, chẳng có gì là đảm bảo. Bởi vì đằng sau phương châm hành động đó còn ẩn náu hai trở ngại lớn - hai câu hỏi lớn mà nếu không giải đáp được thì mọi cố gắng của công ty cũng chỉ là con số không. Một là, liệu thị trường có cần hết - mua hết số sản phẩm công ty sản xuất ra không. Hai là, liệu cái giá mà công ty định bán, người tiêu dùng có đủ tiền mua không? kết cục là mối liên hệ giữa công ty và thị trường chưa được giải quyết thoả đáng. Trái với các cách thức kinh doanh khác, như đã chỉ ra Marketing hướng các nhà quản trị kinh doanh trả lời hai câu hỏi nêu trên, trước khi giúp họ lựa chọn phương châm hành động nào. Nhờ vậy Marketing đã nối kết các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với thị trường, có nghĩa là đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty theo hướng thị trường, biết lấy thị trường - nhu cầu và ước muốn của khách hàng làm chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyết định kinh doanh. Vậy Marketing là gì? Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, tạo lập thị trường là vấn đề quan trọng có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại và phát triển của từng doanh nghiệp. Nhưng để tạo lập thị trường thì Marketing là những hoạt động có tính chất nghiệp vụ và kỹ thuật không thể thiếu được. Đối với đơn vị kinh tế nói chung, Marketing được hiểu là quá trình hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức, thông qua việc nghiên cứu và dự đoán nhu cầu thị trường, lựa chọn và tìm ra các nghiệp vụ kỹ thuật thích hợp để điều khiển các dòng hàng hoá và dịch vụ thoả mãn các nhu cầu từ người sản xuất tới khách hàng và người tiêu thụ. Đối với đơn vị sản xuất, Marketing được hiểu là sự thực hiện mọi hoạt động của xí nghiệp nhằm tạo ra những sản phẩm, nhằm xúc tiến phân phối các sản phẩm đó, bán ra trên thị trường sao cho đáp ứng được nhu cầu đương thời hoặc nhu cầu tiềm tàng của khách hàng và phù hợp với khả năng sản xuất của doanh nghiệp. Đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh thương nghiệp Marketing bao gồm hệ thống các hoạt động tiếp cận thị trường, thực hiện chức năng cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng nhằm kích thích, duy trì và thoả mãn nhất nhu cầu tiêu thụ trên thị trường đối với sản phẩm từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất phát triển. Từ những đặc trưng của Marketing truyền thống và Marketing hiện đại có thể khái quát khái niệm Marketing như sau: “Marketing là chức năng quản lý công ty về mặt tổ chức và quản lý toàn bộ các hoạt động kinh doanh từ việc phát hiện và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự của một mặt hàng cụ thể, đến việc đưa hàng hoá đến tay người tiêu dùng cuối cùng nhằm đảm bảo cho công ty thu hút được nhiều lợi nhuận dự kiến...” Khái niệm này liên quan đến bản chất Marketing. Ở đây Marketing hoạt động từ việc phát hiện ra nhu cầu và đáp ứng nhu cầu một cách tốt nhất cho người tiêu dùng. Tức là nó mang một triết lý Marketing là phát hiện, đáp ứng nhu cầu một cách tốt nhất nhằm thực hiện được lợi nhuận mục tiêu. Thực chất của Marketing thương mại là xác định lại cho phù hợp với điều kiện mới của nền kinh tế hiện đại vị trí của nhà kinh doanh và khách hàng trong hoạt động kinh tế. Từ đó sử dụng một cách đồng bộ và khoa học các quan điểm lý thuyết hiện đại về tổ chức, quản trị kinh doanh trong quá trình tiếp cận, chinh phục khách hàng để tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy 3 vấn đề tư tưởng cơ bản của Marketing là: (1) Nhu cầu của khách hàng dẫn đến toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. (2) Mọi nỗ lực của doanh nghiệp cần được liên kết lại. Doanh nghiệp muốn chiến thắng trên thương trường phải tạo ra sức mạnh tổng hợp, khai thác hết tiềm năng khách hàng, tận dụng hết lợi thế cạnh tranh sản phẩm cụ thể, sản phẩm bổ sung. (3) Lợi nhuận không chỉ là bán hàng mà là mục tiêu chiến lược cần tìm kiếm: Không phải bất kỳ một thương vụ nào cũng đạt mục tiêu lợi nhuận lên vị trí hàng đầu mà phải xem xét mục tiêu cụ thể của từng doanh nghiệp trong từng giai đoạn cụ thể, xác định mục tiêu quan trọng nhất của khâu cụ thể. Tóm lại, nội dung cơ bản của Marketing là: + Giúp doanh nghiệp xác định tư tưởng kinh doanh để có cách ứng xử phù hợp. + Giúp doanh nghiệp đầu tư đúng hướng, Marketing phải: · Đưa ra lý thuyết cần thiết để người ta nghiên cứu thị trường (đưa cách tiếp cận thị trường, xử lý thông tin) để đưa ra những quyết định đúng trên cơ sở tìm rõ những bản chất của thông tin đưa ra, tìm thông tin chuẩn, tính thực chất của thông tin, xác định vấn đề nào, lựa chọn thông tin nào cần nghiên cứu. · Giúp các doanh nghiệp tìm kiếm, xác định cơ hội kinh doanh và thời cơ hấp dẫn trong kinh doanh, làm giảm rủi ro cho các hoạt động của doanh nghiệp. · Nghiên cứu hành vi mua sắm của khách hàng. · Nghiên cứu các hoạt động giúp cho doanh nghiệp vượt qua thời cơ. Cụ thể là: Nghiên cứu môi trường kinh doanh và sự vận động của nó, nghiên cứu hành vi mua sắm của khách hàng, tổ chức các hoạt động Marketing chức năng để chinh phục khách hàng (chính sách sản phẩm, chính sách giá, chính sách phân phối, chính sách xúc tiến...) Từ những phân tích trên có thể kết luận vai trò của Marketing trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như sau: Marketing có một vai trò rất quan trọng trong kinh doanh nó hướng dẫn, chỉ đạo và phối hợp các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nhờ các hoạt động Marketing các quyết định đề ra trong sản xuất kinh doanh có cơ sở khoa học vững chắc hơn, doanh nghiệp có điều kiện và thông tin đầy đủ hơn thoả mãn mọi yêu cầu của khách hàng. Marketing xác định rõ phải sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu, sản phẩm có đặc điểm như thế nào, cần sử dụng tốt hoạt động Marketing thì có thể họ rất tốn tiền của vào việc sản xuất ra các sản phẩm, dịch vụ mà trên thực tế người tiêu dùng không mong đợi. Trong khi đó nhiều loại sản phẩm và dịch vụ họ rất cần và muốn được thoả mãn thì nhà sản xuất lại không phát hiện ra. Bên cạnh đó hoạt động Marketing làm cho sản phẩm thích ứng với nhu cầu thị trường, nó kích thích sự nghiên cứu và cải tiến làm cho hoạt động của doanh nghiệp đạt được những mục tiêu đề ra. Marketing có ảnh hưởng to lớn, ảnh hưởng quyết định đến doanh số, chi phí, lợi nhuận và qua đó đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, đồng thời nó là công cụ quản lý kinh tế và công cụ của kế hoạch hoá. Qua đó ta thấy Marketing có một vai trò quan trọng trong việc góp phần vào thắng lợi của nhiều doanh nghiệp; Marketing được coi là “chiếc chìa khoá vàng”; là bí quyết tạo thắng lợi trong kinh doanh. II. MARKETING - MIX 1. Khái niệm Marketing - mix Marketing-mix là tập hợp những công cụ Marketing mà Công ty sử dụng để theo đuổi những mục tiêu Marketing của mình trên thị trường mục tiêu. 2. Các công cụ Marketing hỗn hợp Các bộ phận cấu thành của Marketing hỗn hợp được biết đến đó là : Chiến lược sản phẩm (product) Chiến lược giá cả (price) Chiến lược phân phối (place) Chiến lược xúc tiến hỗn hợp (promotion) Và mỗi yếu tố P với những biến Marketing cụ thể được mô tả như sau : Chủng loại Chất lượng Kênh Mẫu mã Phạm vi Tính năng Danh mục hàng hoá Tên nhãn Phân phối Địa điểm Bao bì Dự trữ Kích cỡ Vận chuyển Dịch vụ Bảo hành Trả lại Giá cả Khuyến mãi Gía quy định Kích thích tiêu thụ Chiết khấu Quảng cáo Bớt giá Lực lượng bán hàng Kỳ hạn thanh toán Marketing trực tiếp Điều kiện trả chậm Các công cụ Marketing không phải thực hiện một cách rời rạc mà phải được phối hợp chặt chẽ với nhau nhưng cũng không vì thế mà xây dựng các chiến lược này mang tính chất cân bằng. Mặt khác việc sử dụng 4P phải đảm bảo tính cụ thể, nghĩalà nó phải xác định cho từng sản phẩm, cho từng thị trường mục tiêu, cho từng địa bàn kinh doanh. Và sử dụng 4P phải đảm bảo tính thống nhất với chiến lược định vị đã xác lập ở thị trường mục tiêu. Đứng về mặt tổng thể thì thứ tự 4P mô tả đúng vị trí, vai trò của nó trong việc thực hiện chức năng marketing. Nhưng theo ứng dụng mà có thể sắp xếp 4P theo trình tự về hiệu quả và tương ứng với từng giai đoạn phát triển sản phẩm, của thị trường và chiến lược của đối thủ cạnh tranh mà Công ty chọn cho mình một chiến lược Marketing hiệu quả và sự phối hợp với 4 yếu tố Marketing - mix với mức độ quan trọng khác nhau. 2.1. Chiến lược sản phẩm : a. Sản phẩm hàng hoá theo quan điểm Marketing Định nghĩa sản phẩm hàng hoá là tất cả những cái, những yếu tố có thể thoả mãn nhu cầu hay ước muốn của khách hàng, cống hiến những lợi ích cho họ và có khả năng đưa ra chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý, mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng. Cấp độ các yếu tố cấu thành đơn vị sản phẩm Đơn vị sản phẩm hàng hoá là một chỉnh thể hoàn chỉnh chứa đựng những yếu tố, đặc tính và những thông tin khác nhau về một sản phẩm, hàng hoá. Những yếu tố, đặc tính và thông tin đó có chức năng Marketing khác nhau và được xếp thành 3 cấp độ của sản phẩm : Cấp độ cơ bản thứ nhất là sản phẩm hàng hoá ý tưởng : Nó là những lợi ích cơ bản của sản phẩm, nó giúp trả lời câu hỏi: về thực chất sản phẩm thoả mãn những lợi ích cốt yếu mà khách hàng theo đuổi cái gì ? và đó chính là những giá trị mà nhà kinh doanh sẽ bán cho khách hàng. Những lợi ích cơ bản tiềm ẩn có thể thay đổi tuỳ những yếu tố hoàn cảnh của môi trường và mục tiêu cá nhân khách hàng trong hoàn cảnh nhất định. Điều quan trọng sống còn đối với doanh nghiệp là phải nghiên cứu tìm hiểu khách hàng để phát hiện những đòi hỏi về các khía cạnh lợi ích khác nhau tiềm ẩn trong nhu cầu của họ. Chỉ có như vậy hộ mới tạo ra hàng hoá có khả năng thoả mãn đúng và tốt nhất những lợi ích mà khách hàng mong đợi. Cấp độ thứ ba của sản phẩm là hàng hoá bổ sung : ở cấp độ này người sản xuất sẽ cung cấp cho người mua thêm những giá trị phụ hay những giá trị bổ sung, đây là cấp độ tạo ra cơ hội tìm kiếm lợi thế cạnh tranh. Đó là những yếu tố : tính tiện lợi cho sản phẩm khi sử dụng, những dv bổ sung sau bán, điều kiện bảo hành... Ba cấp độ của sản phẩm đã chỉ dẫn doanh nghiệp, khi thiết kế một sản phẩm phải đầy đủ 3 yếu tố và nó cho doanh nghiệp biết cơ hội cạnh tranh chủ yếu ở đâu và giúp doanh nghiệp định hướng tìm khoảng trống trong thị trường. Phân loại hàng hoá Để một chiến lược Marketing hiệu quả và thích hợp nhà quản trị Marketing cần phải biến doanh nghiệp mình hàng hoá thuộc loại nào vì chiến lược Marketing khác nhau tuỳ vào hàng hoá. Có 2 phân loại hàng hoá: phân theo thời hạn sử dụng và theo thói quen mua hàng. Phân loại theo thời hạn sử dụng và hình thái tồn tại, hàng hoá gồm có : Hàng hoá lâu bền (vật phẩm được sử dụng nhiều lần) Hàng hoá sử dụng ngắn hạn (được sử dụng một hoặc vài lần) Dịch vụ (được bán dưới dạng hoạt động, ích lợi hay sự thoả mãn. Phân loại hàng hoá tiêu dùng theo thói quen mùa hàng Hàng hoá sử dụng thường ngày Hàng hoá mua ngẫu hứng Hàng hoá mua khẩn cấp Hàng hoá mua có lựa chọn Hàng hoá cho các nhu cầu đặc thù Hàng hoá cho nhu cầu thụ động b. Các quyết định của chiến lược sản phẩm Chiến lược sản phẩm là việc xác định danh mục sản phẩm, chủng loại và đặc tính của nó như tên gọi, nhãn hiệu, đặc tính kỹ thuật, bao gói, dịch vụ... Như vậy, chính sách sản phẩm với lĩnh vực rộng và phức tạp, nó đòi hỏi phải thông qua nhiều quyết định : Quyết định về nhãn hiệu sản phẩm hàng hoá Quyết định về nhãn hiệu hàng hoá là quyết định quan trọng, nó liên quan trực tiếp tới ý đồ định vị hàng hoá trên thị trường. Vậy nhãn hiệu hàng hoá là gì ? và được cấu thành bởi yếu tố nào ? Nhãn hiệu là tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng, hình vẽ hay sự phối hợp giữa chúng với hàng hoá và dịch vụ của đối thủ cạnh tranh. Nhãn hiệu khẳng định ai là người bán hàng hoá và nó khác với hàng hoá đối thủ cạnh tranh như thế nào ? Nhãn hiệu gồm các bộ phận : Tên nhãn hiệu Dấu hiệu của nhãn hiệu Dấu hiệu hàng hoá Quyền tác giả Các quyết định có liên quan đến nhãn hiệu là: Có gắn nhãn hiệu cho hàng hoá của mình hay không ? Ai là người chủ nhãn hiệu hàng hoá (có thể có 3 hướng giải quyết đó là : tung ra thị trường dưới nhãn hiệu của người sản xuất, dưới nhãn hiệu của nhà trung gian). Tương ứng với nhãn hiệu hàng hoá đã chọn thì chất lượng hàng hoá có những đặc trưng gì ? Đặt tên cho nhãn hiệu như thế nào ? (4 cách đặt tên cho nhãn hiệu đó là : tên nhãn hiệu riêng biệt, tên nhãn hiệu đồng nhất, tên thương mại Công ty kết hợp với tên nhãn hiệu riêng của hàng hoá và tên cho từng dòng hàng hoá). Có nên giới hạn sử dụng tên nhãn hiệu hàng hoá hay không ? Sử dụng một hay nhiều nhãn hiệu cho từng hàng hoá có những đặc tính khác nhau của cùng một mặt hàng ? Quyết định về bao gói và dịch vụ đối với sản phẩm hàng hoá Quyết định về bao gói : Bao gói ngày nó trở thành công cụ đắc lực cho hoạt động Marketing và nó được coi là "người bán hàng" thầm lặng, bởi vì sự phát triển của hệ thống bán hàng tự phục vụ, tự chọn ngày càng tăng. Bao bì góp phần tạo ra hình ảnh về Công ty và nhãn hiệu. Bao bì tạo khả năng và ý niệm về cải tiến sản phẩm hàng hoá. Bao gói gồm 4 yếu tố thành đó là : Lớp tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm, lớp bảo vệ tiếp xúc, bao bì vận chuyển, nhãn hiệu và các thông tin mô tả hàng hoá trên bao gói. Để tạo ra bao gói hiệu quả, nhà Marketing cần phải thông qua các quyết định : Xây dựng quan niệm về bao gói (như là bao gói phải tuân thủ nguyên tắc nào ? nó đóng vai trò như thế nào với từng mặt hàng ? nó phải cung cấp thông tin gì về hàng hoá?) Quyết định về các khía cạnh : kích thước, hình dáng, vật liệu, màu sắc, nội dung trình bày và gắn với nhãn hiệu không? Quyết định thử nghiệm bao gói Cân nhắc các khía cạnh lợi ích xã hội Quyết định về thông tin trên bao gói (bao gồm : thông tin về hàng hoá, đó là hàng gì ? thông tin về phẩm chất hàng hoá, về ngày, người, nơi sản xuất và đặc tính hàng hoá, thông tin về an toàn sử dụng, thông tin về nhãn hiệu thương mại và các hình thức hấp dẫn. Quyết định về dịch vụ khách hàng Dịch vụ khách hàng cũng là một yếu tố cấu thành sản phẩm và nó tuỳ theo từng loại hàng mà mức độ quan trọng khác nhau. Có 3 vấn đề cần giải quyết khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng : Nội dung hay các yếu tố dịch vụ mà khách hàng đòi hỏi và khả năng Công ty có thể Công ty cấp là gì? Chất lượng dịch vụ mà Công ty phải đảm bảo mức độ nào sao với đối thủ. Chi phí dịch vụ Lựa chọn hình thức cung cấp dịch vụ Quyết định về chủng loại và danh mục hàng hoá Chủng loại hàng hoá là một nhóm hàng hoá có liên quan chặt chẽ với nhau do giống nhau về chức năng hay do bán chng cho cùng một nhóm khách hàng, hay thông qua những kiểu tổ chức thương mại, hay trong khuôn khổ cùng một dãy giá. Quyết định về chủng loại hàng hoá : gồm quyết định về bề rộng của chủng loại hàng hoá, Công ty có hai sự lựa chọn đó là : phát triển chủng loại hay bổ sung chủng loại hàng hoá. Quyết định về danh mục hàng hoá : Danh mục hàng hoá là tất cả các mặt hàng mà Công ty chào bán trên thị trường, danh mục tập hợp các chủng loại và danh mục được phản ánh qua bề rộng, mức độ phong phú, bề sâu và mức độ hài hoà. 2.2. Chiến lược giá cả : Giá cả là một công cụ quan trọng trong Marketing - mix. Mặc dù cạnh tranh qua giá là phương pháp cạnh tranh cổ điển, thế nhưng cạnh tranh qua giá cực kỳ nguy hiểm, đặc biệt ở những thị trường có sức mua thấp và khi chi phí quá cao giá cả là biến số duy nhất tạo ra doanh thu, nó là lợi ích mang lại bằng tiền. Nhận thức về giá đối với mỗi thành viên trong quá trình trao đổi là đối lập nhau, nếu như người mua giá đó là chi phí, là tiêu chuẩn để ra quyết định mua hay không, còn đối với người bán giá là sản phẩm đem lại doanh thu, lợi nhuận. Chính vì vậy quyết định về giá rất quan trọng và phức tạp khi doanh nghiệp soạn thải chiến lược nhạy cảm này. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định về giá Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định về giá bao gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Các yếu tố bên trong đó là : Các mục tiêu Marketing, chính sách Marketing - mix, chi phí sản xuất và các yếu tố khác. Các mục tiêu Marketing đóng vai trò định hướng trong xác định vai trò và
Tài liệu liên quan