Từ khi nhà nước ta chuyển nền kinh tế từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường thì bộ mặt nước ta có nhiều thay đổi từ một nước nhập siêu sang tất cả các lĩnh vực thì nay đã có mặt hàng xuất khẩu. Đời sống nhân dân ngày càng ấm no, sản xuất ngày càng phát triển. Đảng và Nhà nước đặt ra mục tiêu xã hội công bằng dân chủ và văn minh. Chính vì vậy bảo hiểm xã hội thể hiện sự quan tâm của Nhà nước tới người lao động sản xuất.
48 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1531 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lí thu bảo hiểm xã hội từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Đại Từ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường đại học kinh tế quốc dân
Khoa Khoa học quản lý
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Tên đề tài:"Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lí thu bảo hiểm xã hội từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Đại Từ ".
Họ tên sinh viên : Phạm Thị Hiên
Lớp : Quản lý kinh tế K35
Chuyên ngành : Quản lý kinh tế
Giáoviên hướng dẫn:TS. Nguyễn Thị Hồng Thuỷ
Thái Nguyên - 01/2007
Danh mục chữ Viết tắt
Bảo hiểm xã hội: BHXH
Đại học kinh tế quốc dân: ĐHKTQD
Giáo sư: GS
Tiến sĩ: TS
Mục lục
Trang
Phần mở đầu................................... ........................................................5
ChươngI: Cơ sở lý luận về quản lý thu BHXH từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh...................................................................... 7
I. Bảo hiểm xã hội Việt Nam ......................................................................7
1. Khái niệm và sự cần thiết của BHXH. ....................... .........................7
1.1. Khái niệm. .....................................................................................7
1.2. Sự cần thiết của BHXH..................................................................8
1.3. Chức năng cơ bản của BHXH................,,......................................8
II. Quản lý thu BHXH của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh....... ........9
1. Một số khái niệm. ..............................................................................9
1.1. quản lí. ........................................................................... .............9
1.2. Quản lí nhà nước về BHXH..........................................................9
1.3. quản lí thu BHXH. ......................................................................11
III. Nghiệp vụ quản lí thu BHXH từ các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh. ..................................................................................12
1. Nhiệm vụ của các cán bộ quản lí thu BHXH. ................................12
2. Nội dung quản lí thu BHXH từ các doanh nghiệp
ngoài nhà nước ........................................................................................13
2.1. kiểm tra chấp nhận danh sách đăng ký của đơn vị sử dụng lao động khi thu BHXH lần đầu hoặc tăng khi lao
động .......................................................................................................13
2.2 kiểm tra đơn vị kê khai số thu BHXH hàngtháng.13 . 2.3 Cấp tờ khai sổ bảo hiểm...........................................................14
2.4 Quản lý lưu trữ hồ sơ. ..............................................................14
2.5. Cấp sổ BHXH...........................................................................14
3. các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý thu BHXH từ
các doanh nghiệp ngoài nhà nước..........................................................14
ChươngII:Thực trạng quản lý thu BHXH từ các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Đại Từ........................15
I. quá trình hình thành và phát triển của BHXH huyện Đại Từ.............................................................................................................15
1.Lịch sử hình thành và phát triển của BHXH huyện Đại Từ............................................................................................15
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy BHXH huyện Đại từ...............................20
2.1. Nhiệm vụ của giám đốc, phó giám đốc và các phòng nghiệp vụ. ...........................................................................................................20
II. Thực trạng quản lý thu BHXH từ các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Đại Từ......................................... 23
1. Quản lí cấp tờ khai sổ BHXH ..........................................................23
2. Quản lí cấp sổ BHXH ........................................................ 25 3.Quản lí thu BHXH...........................................,,,....................................26
3.1. Năm2001......................................................................................26
3.2. năm2002. ................................................................................... 28
3.3. Năm2003. ................................................................................... 28
3.4. Năm2004. ....................................................................................30
3.5. Năm2005..................................................................................... 31
III. Những khó khăn trong việc quản lí thu BHXH từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ................................................................................... 33
1.1. Sự trốn tránh đóng BHXH của chủ sử dụng lao động.........................................................................................................33
1.2.Các doanh nghiệp thực hiện thu nộp chua kịp thời...................35
1.3.Một số doanh nghiệp thực hiện thu, chi sai quy định..........................................................................................................35
2.Năng lực của cán bộ thu BHXH còn nhiều hạn chế ......................... 35
3. Máy tính công nghệ thông tin còn thiếu......................................... ..37
ChươngIII. Một số giải pháp quản lý và kiến nghị nhằm tăng khả năng thu BHXH từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Đại Từ..........................................................................................38
I. Một số giải pháp.................................................................................38
1. Đào tạo cơ bản và nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ thu BHXH.......................................................................................................39
2. ứng dụng công nghệ thông tin và nghiệvụBHXH..............................40
3. tuyên truyền các kiến thức về BHXH cho người lao đọng và chủ sử dụng lao động......................................................................................... 42
4. BHXH phải được quản lý tập trung thống nhất ................................43
II. Kiến nghị .............................................................................................43
1. Kiến nghị Với BHXH huyện Đại từ ...................................................43
2. Kiến nghị với các đơn vị sử dụng lao động.......................................44
Kết luận....................................................................................................45
Tài liệu tham khảo....................................................................................46
Lời cam kết...............................................................................................47
Phần mở đầu
* Lý do chọn đề tài.
Từ khi nhà nước ta chuyển nền kinh tế từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường thì bộ mặt nước ta có nhiều thay đổi từ một nước nhập siêu sang tất cả các lĩnh vực thì nay đã có mặt hàng xuất khẩu. Đời sống nhân dân ngày càng ấm no, sản xuất ngày càng phát triển. Đảng và Nhà nước đặt ra mục tiêu xã hội công bằng dân chủ và văn minh. Chính vì vậy bảo hiểm xã hội thể hiện sự quan tâm của Nhà nước tới người lao động sản xuất. Tuy nhiên trên thực tế chỉ có những người lao động làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước mới được tham gia bảo hiểm xã hội một cách đầy đủ, còn phần lớn người lao động làm việc ở khu vực ngoài quốc doanh thì không được chủ doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội, hoặc bằng cách này cách khác vi phạm quyền lợi của người lao động. Giống như tình hình chung trong cả nước bảo hiểm xã hội huyện Đại Từ gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội của khu vực ngoài quốc doanh. Chính vì vậy em chọn đề tài ''Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Đại Từ ".
* Mục đích của đề tài
.Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội ngoài quốc doanh nhằm đáp ứng yêu cầu của người lao động.
. Phân tích đánh giá để thấy được quản lý thu bảo hiểm xã hội khu vực ngoài quốc doanh ảnh hưởng như thế nào đến mục tiêu ổn định cuộc sống cho người lao động của Nhà nước.
. Nghiên cứu một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thu bảo hiểm xã hội khu vực ngoài quốc doanh trong thời gian tới.
* Đối tượng nghiên cứu.
. Chủ yếu nghiên cứu : nghiệp vụ quản lý thu bảo hiểm xã hội.
. Phân tích thực trạng thu bảo hiểm xã hội khu vực ngoài quốc doanh.
* Phương pháp nghiên cứu.
. Nghiên cứu tư liệu, tài liệu về quản lý, quản lý thu BHXH .
. Các văn bản quy phạm pháp luật về BHXH.
. Phương pháp phân tích thống kê số liệu.
. Phương pháp so sánh, tổng kết thực tiễn trên cơ sở các báo cáo tổng kết của bảo hiểm xã hội huyện Đại Từ qua các năm.
* Nội dung nghiên cứu đề tài.
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận
Nội dung của chuyên đề được thể hiện trong ba chương:
Chương I : Cơ sỏ lý luận về quản lý thu bảo hiểm xã hội từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Chương II : Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Đại Từ.
Chương III : Hoàn thiện một số giải pháp nhằm tăng thu bảo hiểm xã hội khu vực ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Đại Từ.
Chương I : Cơ sở lý luận về quản lý thu bảo hiểm xã hội từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
I - bảo hiểm xã hội việt nam.
1. Khái niệm và sự cần thiết của bảo hiểm xã hội 1.
1.1. khái niệm
BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động hoặc mất việc làm, thông qua việc hình thành hoặc sử dụng một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm, nhằm đảm bảo an toàn đời sống của người lao động hay gia đình họ, đồng thời góp phần đảm bảo an toàn xã hội.
*Đặc trưng của bảo hiểm xã hội.
. Bảo hiểm cho người lao động trong và sau quá trình lao động.
Các rủi ro của người lao động liên quan đến thu nhập của họ như : ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thai sản, mất sức lao động, già yếu, chết do những rủi ro này mà người lao động bị mất hoặc giảm thu nhập. Họ cần phải có khoản thu nhập khác bù vào để ổn định cuộc sống. Đây là đặc trưng rất cơ bản của bảo hiểm xã hội.
. Người lao động muốn hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội phải có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động mà mình thuê mướn.
. Các hoạt động bảo hiểm xã hội hoạt động trong khuôn khổ pháp luật , các chế độ BHXH cũng do luật định, Nhà nước bảo hộ các hoạt động của bảo hiểm xã hội.
1Đoạn này được tóm tắt từ: Giáo trình kinh tế bảo hiểm, bộ môn kinh tế bảo hiểm, ĐHKTQD, nhà xuất bản thống kê 2004, tr.7-15
1.2. Sự cần thiết của bảo hiểm xã hội.
Để có thể tồn tại con người cần lao động , để có thể lao động con người cần có sức khoẻ, không phải ai cũng có thể hoàn thành công việc hoặc tạo ra cho mịnh một cuộc sống ẩm no, hạnh phúc.Không phải ai cũng có thể tránh khỏi những rủi ro bất hạnh như: ốm đau, tai nạn, già yếu do những ảnh hưởng của tự nhiên của điều kiện sống và các nhân tố khác.
Khi không may rơi vào một trong những trường hợp đó các nhu cầu cơ bản không những không mất đi mà còn xuất hiện thêm nhiều chi phí mới. Muốn tồn tại con người cần tìm cách giải để giải quyết. Để khắc phục những khó khăn cho bản thân .Con người phải không ngừng nỗ lực, đồng thời phải được sự giúp đỡ của cộng đồng, của cơ quan, của tổ chức khác, sự giúp đỡ này phải bằng những nguồn vật chất cần thiết nhằm nhanh tróng phục hồi sức khoẻ,
duy trì sức lao động và góp phần làm giảm bớt những khó khăn về kinh tế cho gia đình người lao động. Những khó khăn đó đòi hỏi
Nhà nước phải can thiệp để duy trì lực lượng nhân công cần thiết cho xã hội.
1.3. Chức năng cơ bản của bảo hiểm xã hội.
. Bảo đảm thay thế hay bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị giảm hay mất thu nhập do bị giảm hay mất khả năng lao động hoặc mất việc làm.
. Phân phối lại thu nhập.
.Góp phần kích thích, khuyến khích người lao động hăng hái sản xuất.
.Phát huy tiềm năng và gắn bó lợi ích.
II. Quản lý thu BHXH của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
1. Một số khái niệm.
1.1. Quản lý1:
Có nhiều cách hiểu khác nhau về quản lý, nhưng nhìn chung có thể hiểu: Quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong điều kiện biến đổi của môi trường.Tất cả các dạng quản lý đều mang những đặc trưng sau đây- Để quản lý được phải tồn tại một hệ quản lý bao gồm hai phân hệ là chủ thể quản lý và đối tượng quản lý.
. Quản lý bao giờ cũng liên quan đến việc trao đổi thông tin nhiều chiều.
. Quản lý bao giờ cũng có khả năng thích nghi.
1.2. Quản lý Nhà nước về bảo hiểm xã hội.
* Nhà nước thực hiện vai trò quản lý đối với bảo hiểm xã hội như sau:
Nhà nước là người thứ ba đứng ra can thiệp cân bằng mối quan hệ giữa người lao động và chủ thể sử dụng lao động . Nhà nước tổ chức các công việc đó đều liên quan đến kinh tế - xã hội khác, do đó rất cần sự quản lý của Nhà nước.
BHXH được thực hiện thông qua một quy trình này bằng các công việc sau : Việc hoạch định chính sách bảo hiểm xã hội là khâu quan trọng nhất . Chính sách bảo hiểm xã hội phải xác định được đối tượng BHXH , bao gồm các dạng lao động nào, viên chức quân nhân hay tất cả người lao động.
1 Đoạn này được tóm tát từ : Giáo trình quản lý học kinh tế quốc dân tập I, khoa khoa học quản lý,ĐHKTQD, nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật 2001, tr.13.
Phạm vi bảo hiểm xã hội bao gồm những chế độ nào : Thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất, chi phí khám chữa bệnh . Sau đó là mức độ hình thức đảm bảo bằng vật chất bao gồm người lao động đóng góp , đóng góp bao nhiêu, quỹ quản lý như thế nào ?
Những nội dung này liên quan trực tiếp đến chính sách quản lý, sử
dụng về lao động, về lao động, về thuế, về đảm bảo xã hội, mặt khác việc hoạch định về chính sách này và xây dựng các chế độ BHXH phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước trong những giai đoạn cụ thể. Do đó Nhà nước phải quản lý thống nhất hệ thống bảo hiểm xã hội hệ thống bảo hiểm xã hội trong phạm vi quốc qia.
Sự quản lý Nhà nước bằng chính sách được thể hiện ở việc xây dựng các dự án luật, văn bản pháp quy về bảo hiểm xã hội và ban hành việc thực hiện chúng trong phạm vi toàn quốc.
Quản lý Nhà nước về BHXH còn là việc hướng dẫn thực hiện chế độ chính sách bảo hiểm xã hội, thực hiện việc kiểm tra, thanh tra kiểm soát các hoạt động bảo hiểm xã hội trong phạm vi pháp luật quy định, xử lý các tranh chấp về BHXH theo quy định.
Định hướng các hoạt động BHXH , xem xét và ra quyết định hình thành các loại bảo hiểm xã hội.
Nhà nước hỗ trợ vật chất cho hoạt động bảo hiểm xã hội…vai trò này phụ thuộc vảo chính sách bảo hiểm xã hội do Nhà nước quy định.
Nhà nước bộ hộ cho quỹ bảo hiểm xã hội trong hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ, tránh những rủi ro, bất trắc, được những biến động kinh tế xã hội tạo điểu kiện để chính sách bảo hiểm xã hội thực hiện có hiệu quả . Điều này đặc biệt quan trọng đối với những nước kinh tế chưa phát triển, lạm phát cao. Tuy nhiên sự bảo trợ của Nhà nước là chính sách để bảo tồn giá trị tăng trưởng quỹ mà không phải là sự bảo cấp, bù đắp thất thoát.
1.3.Quản lý thu bảo hiểm xã hội 1.
Quản lý thu bảo hiểm xã hội là sự tác đông của cán bộ quản lý bằng các biện pháp, công cụ nhằm lam cho các cơ quan , đơn vị sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động trong doanh nghiệp của mình.
2. Sự cần thiết phải thực hiện BHXH cho người lao động làm việc ở khu vực ngoài Nhà nước.
Đến cuối năm 2005 Thái Nguyên có khoảng 363 đơn vị nợ bảo hiểm xã hội trên 6 tháng với hơn 40 tỷ và hàng ngàn đơn vị trốn nộp BHXH. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến trốn nợ và trốn nộp BHXH và quyền lợi của người lao động bị ảnh hưởng ra sao
Nguyên nhân về cơ chế quản lý và nguyên nhân khách quan.
* Về cơ chế quản lý: Luật pháp về bảo hiểm xã hội chưa đủ mạnh , đặc biệt là sử phạt vi phạm luật lao động về bảo hiểm xã hội chưa hợp lý, chủ doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở để né tránh.
* Về nguyên nhân khách quan: là do quy mô nhỏ, sản xuất theo mùa vụ , số lao động không ổn định, do sức ép trong tìm việc làm, người lao động sợ mất việc nên không giám đấu tranh đòi quyền lợi bảo hiểm xã hội.
1 Đoạn này được tóm tắt từ: Giáo trình kinh tế bảo hiểm, bộ môn kinh tế bảo hiểm, ĐHKTQD, nhà xuất bản thống kê 2004, tr.17
III- Nghiệp vụ quản lý thu bảo hiểm xã hội từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
1.1 Nhiệm vụ của các cán bộ quản lý thu bảo hiểm xã hội 1.
Cán bộ quản lý thu bảo hiểm xã hội có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau:
Tuyên truyền , phổ biến chế độ chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động, cơ quan BHXH trong việc thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo hiểm xã hội.
Hướng dẫn và đôn đốc các đơn vị kê khai, ghi chép các mẫu biểu về thu nộp BHXH.
Kiểm tra đối chiếu để thu đúng, thu đủ số phải thu bảo hiểm xã hội từng tháng, quý, năm của đơn vị sử dụng lao động.
Hướng dẫn các đơn vị thiết lập hồ sơ thanh toán các chế độ nghỉ ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức được thanh toán và thời gian đóng bảo hiểm xã hội, điều kiện làm việc có đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi di chuyển hưởng chính sách chế độ theo phân cấp.
Kiểm tra việc xếp lương, nâng bậc, nâng ngạch cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội của đơn vị sử dụng lao động áp dụng hệ thống thang bảng lương Nhà nước ban hành theo đúng chế độ quy định.
1 Phần này được tóm tắt từ: "nhiệm vụ của cán bộ trong các phòng ban" tại phòng nghiệp vụ thu của BHXH huyện Đại Từ
2. Nội dung quản lý thu BHXH từ các doanh nghiệp ngoài Nhà nước1.
2.1. Kiểm tra chấp nhận danh sách đăng ký của đơn vị sử dụng lao động khi thu bảo hiểm xã hội lần đầu hoặc khi tăng lao động.
Đối với các đơn vị lần đầu tham gia BHXH, căn cứ vào đối tượng diện bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định quản lý thu, yêu cầu khai đúng, đầy đủ số lao động của doanh nghiệp, lập tờ khai đăng ký tham gia bảo hiểm theo đúng mẫu, cung cấp hồ sơ chứng minh tính pháp lý để thực hiện thu theo quy định bao gồm:
. Quyết định thành lập hay cho phép thành lập đơn vị.
. Giấy phép đăng ký kinh doanh.
. Quyết định tuyển dụng hay hợp đồng lao động hợp pháp của người lao động, hồ sơ về thân nhân của người lao động, do đơn vị quản lý.
Cán bộ thu phải kiểm tra, đối chiếu danh sách lao động đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội của đơn vị đảm bảo đúng đối tượng, mức lương, thời điểm tham gia, đủ cơ sở pháp lý mới trình lãnh đạo ký xác nhận.
2.2. Kiểm tra đơn vị kê khai số phải thu bảo hiểm xã hội hàng tháng.
Hàng tháng đơn vị sử dụng lao động phải kê khai chính xác số lao động, tổng quỹ lương, số phải đóng bảo hiểm xã hội với cơ quan bảo hiểm xã hội theo mẫu, cách ghi theo đúng mẫu.
1 Đoạn này được tóm tắt từ: Giáo trình kinh tế bảo hiểm, bộ môn kinh tế bảo hiểm, ĐHKTQD, nhà xuất bản thống kê 2004, tr.23-31
2.3. Cấp tờ khai cấp sổ BHXH.
Căn cứ vào kết quả đã kiểm tra các đơn vị có lao động tăng thêm hoặc mới nộp BHXH lân đầu, BHXH sẽ cấp tờ khai và cấp sổ BHXH cho đơn vị.
2.4. Quản lý lưu trữ hồ sơ.
Hồ sơ gốc về thu bảo hiểm xã hội các đối tượng bắt buộc bao gồm các bảng danh sách đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội, các bản danh sách điểu chỉnh mức thu nộp hàng tháng, các bản đối chiếu hàng quý, các bản đăng ký, cam kết, điều chỉnh do đơn vị sử dụng lao động lập khi đính chính các yếu tố thu nộp của bảo hiểm xã hội.
2.5. Cấp sổ BHXH
Căn cứ vào những lời khai trong tờ khai cấp sổ bảo hiểm xã hội, BHXH sẽ cấp sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động. Khi người lao động di chuyển từ đơn vị này sang đơn vị khác hoặc chấm dứt hợp đồng lao động mới được quyền quản lý sổ bảo hiểm xã hội. Khi chuyển đến chỗ làm việc mới người lao động phải nộp sổ bảo hiểm xã hội cho người chủ mới để tiếp tục theo dõi.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý thu bảo hiểm xã hội từ các doanh nghiệp ngoài Nhà nước.
* Sự hiểu biết của người lao động về bảo hiểm xã hội.
* Thái độ và trách nhiệm nộp bảo hiểm xã hội cho người lao động của chủ sủ dụng lao động.
*Năng lực của cán bộ quản lý thu bảo hiểm xã hội.
* Sự giúp đỡ của hệ thống máy tính và công